MP. Trường Giang Thủy
Thứ Năm, 3 tháng 4, 2025
CHÀO THÁNG TƯ - Thơ MP.Trường Giang Thủy
MYANMAR ĐỘNG ĐẤT- Thơ Duy Anh và Thơ Họa
MYANMAR ĐỘNG ĐẤT
Thảm thay Miến Điện nạn không lường
Phố thị, đền chùa...cảnh đoạn trường.
Nhân họa: chiến tranh thì bất ổn
Thiên tai: động đất* quả vô thường.
Kinh hoàng nhà sập, thây vùi gạch
Khủng khiếp xác rơi, máu trộn xương.
Cả vạn sinh linh chìm bể khổ
Cầu xin Trời Phật rủ lòng thương!
DUY ANH (03/31/2025)
THIÊN TAI MIẾN ĐIỆN
Tội quá! Thiên tai chuyện khó lường
Ụp như cơn mộng suốt canh trường
Hôm qua còn nói đùa vui vẻ
Sáng dậy im hơi chết bất thường
Nhìn cụ già nua be bét máu
Những em bé nhỏ xác xơ xương
Nguyện cầu Thượng Đế luôn che chở
Cõi thế trầm luân thật thảm thương
March.31.2025
2./ THẢM CẢNH MYANMAR
(Họa hoán vận)
Giữa cơn địa chấn, chết vô lường
Tử khí bốc mùi thịt, máu, xương
Lầu sập chôn người nằm dưới phố
Gạch rơi vùi trẻ ở trong trường
Dân nghèo chịu cảnh ly tan mãi
Nước loạn chia phe bắn giết thường
Những lúc yên bình lo đấu đá
Bây giờ động đất…lắm tang thương !
Lý Đức Quỳnh
1/4/2025
Họa Hoán vận
Giao tranh tiếp diễn vẫn đang thường
Cảnh tượng điêu tàn quá thảm thương
Khiếp đảm thiên tai từng phút chốc
Hoảng kinh địch họa suốt đêm trường
Cửa nhà sụp đổ nơi thành thị
Gạch cát chôn vùi đống thịt xương
Cứu giúp người dân vùng động đất
Lòng nhân rộng mở phước khôn lường
ThanhSong ntkp
CA. 01/04/2025
Trái đất đông tây vốn khổ lường
Nơi thì kinh sử, chốn thao trường
Triết nhân có lúc gây man dại
Thiên nạn đôi khi tỏ dị thường
Tại khách sân si làm loạn chướng
Bởi trời quyền phép hóa tan xương
Cầu xin, ai cũng nguyền tâm đức
Phước hạnh cùng nhau xóa xót thương …
CAO MỴ NHÂN
Động đất chôn vùi thật khó lường
Tan hoang đổ nát hại miên trường
Tranh giành nội chiến đời vô định
Nhà sập thiên tai kiếp bất thường
Thảm họa thê lương mùi tử khí
Điêu tàn đau khổ xác trơ xương
Sanh linh đồ thán buồn thiên cổ
Trời Phật rũ lòng độ xót thương…
MAI XUÂN THANH
Silicone Valley, April 1, 2025
6./ HỌA: THIÊN TAI
Động đất Myanma khó đoán lường!
Thiên tai ách tắc thảm thê trường.
Nhà cao phố thị không còn ổn,
Đường sá tan hoang thật bất thường!
Người chất dập vùi trong đống gạch,
Xác tung nát đổ máu tràn xương.
Nhân sinh bất ổn gian nan khổ,
Khấn nguyện cầu Trời cứu giúp thương.
*
Tận thế về chưa họa ách vương?!!!
HỒ NGUYỄN (01-4-2025)
TỰ DO NGÔN LUẬN CÓ GIỚI HẠN KHÔNG? - Đào văn Bình
Vào ngày 16/10/2020, một nam giáo viên dạy lịch sử đã cho học trò cả lớp xem những bức hý họa châm biếm Nhà Tiên Tri Mohammad để chứng tỏ quyền tự do ngôn luận, đã bị chặt đầu ở một địa điểm gần trường học của ông ở ngoại ô Paris. Cảnh sát nói rằng hung thủ là một thanh niên 18 tuổi, người gốc Chechnya tỵ nạn ở Pháp, chống cự lại cảnh sát và bị bắn chết. Trước khi chết thanh niên này hô to, “Thượng Đế Vĩ Đại Nhất” bằng tiếng Ả Rập (Allahu Akbar). Tổng thống Pháp nói đây là cuộc tấn công của khủng bố Hồi Giáo. Chín người sau đó đã bị bắt, trong đó có cả phụ huynh của trường học này. Ngay sau biến cố, tạp chí Charlie Hebdo phối hợp với hội giáo chức Pháp đã kêu gọi mọi người tập họp tại Quảng Trường Cộng Hòa.
Sự kiện này làm chúng ta nhớ lại năm 2015 khủng bố Hồi Giáo đã tấn công và giết chết 12 người vì tờ báo chuyên vẽ tranh hý họa Charlie Hebdo ở Paris đã vẽ tranh chế riễu nhà tiên tri Mohammad. Ngay sau đó, thế giới đã dấy lên cuộc tranh luận về tự do ngôn luận. Cựu thủ tướng Anh Tony Blair nói rằng tự do ngôn luận không bị giới hạn. Còn Giáo Hoàng Francis lại nói rằng tự do ngôn luận cần có giới hạn.
Theo tôi nghĩ, trên đời này bất cứ chuyện gì cũng phải có giới hạn. Giới hạn là để bảo vệ trật tự, an toàn, đạo đức cũng như tương kính giữa con người và con người, chủng tộc và chủng tộc, quốc gia và quốc gia. Đi quá giới hạn này sẽ đưa tới đổ vỡ, chết chóc.
Thí dụ: Bạn vặn một cái đinh ốc, nếu đã thấy vừa đủ thì ngưng lại. Nếu cứ tiếp tục vặn nữa đinh ốc sẽ vỡ toang. Trên xa lộ, giới hạn tốc độ là 65 dặm/giờ, nếu bạn chạy quá mức này sẽ không còn điều khiển được xe nữa và dễ gây tai nạn cho bạn và cho người khác. Bạn phê bình người ta thì khác. Nếu bạn chửi rủa, đem cả đời tư, cha mẹ, vợ con họ ra bếu xấu thì có thể đưa tới kiện tụng hoặc giết chóc. Dân nghèo thì vẫn còn có thể chịu đựng được. Nhưng nếu thất nghiệp lan tràn, vật giá leo thang, không trợ cấp xã hội, tầng lớp thống trị sống sa hoa…thì có thể đưa tới bạo loạn, cách mạng hay lật đổ. Tranh luận đúng sai là điều cần thiết. Thế nhưng người khác quan điểm với mình lại bị nhục mạ, chụp mũ đủ thứ tội sẽ gây thù hận và chia rẽ.
Chúng ta đồng ý rằng hiện nay có rất nhiều nhóm Hồi Giáo quá khích và nhóm khủng bố Hồi Giáo tại vùng Trung Đông và trong cộng đồng Âu Châu. Thế nhưng không phải tất cả người Hồi Giáo (Muslim) đều xấu. Cả triệu người tỵ nạn Việt Nam vượt biển (Boat People) được dung dưỡng bởi hai quốc gia Hồi Giáo Mã Lai và Nam Dương. Người dân Hồi Giáo ở hai quốc gia này rất hiền hòa và đối xử tốt với người tỵ nạn. Ai đã từng trải qua các trại Bidong, Sungai Besi, Galang …đều phải công nhận như vậy. Nguyên do là vì ở đây người Hồi Giáo không bị cọ sát bởi những cuộc Thập Tự Chinh và các đế quốc Âu Châu tới để cải đạo hoặc tiêu diệt bản sắc dân tộc của họ. Cho nên những đau thương của quá khứ đã trở thành “nhân” để sinh ra “quả xấu” ngày hôm nay.
Âu Châu, nhất là Pháp rất phóng túng trong vấn đề tự do ngôn luận. Giáo Hội Ca-tô Giáo La Mã tại đây đã thua kiện nhiều lần trước tòa khi kiện các tạp chí vẽ tranh châm biếm Chúa Jesus và Giáo Hoàng thế nhưng không có cuộc đánh bom khủng bố nào xảy ra. Tuy nhiên báo chí Pháp không thể thấy sự “chiến thắng” của tự do ngôn luận ở đây để “tới luôn bác tài” từ đó tấn công luôn cộng đồng Hồi Giáo.
Theo tôi, để tìm hiểu và giảng dạy cho đời sau, chúng ta nên nghiên cứu và bình luận về kinh điển của các tôn giáo hầu đưa ra những nhận định cụ thể như: Tôn giáo nào bất bao dung, chủ trương bạo động, xâm chiếm, phân biệt đối xử, phân biệt chủng tộc, cổ vũ cho tà dâm, khinh rẻ phụ nữ. Nghiên cứu một cách khoa học, khách quan, nghiêm túc và né tránh đụng chạm, vẽ tranh châm biếm các bậc giáo chủ như Phật, Chúa, Tiên Tri Mohammad. Nhưng việc chặt đầu thầy giáo này để trả thù là hành vi không thể chấp nhận được.
Cuộc sống còn dài nếu không có chiến tranh nguyên tử. Vài trăm năm nữa có khi các tôn giáo từ từ biến mất trên thế gian này khi khuynh hướng “vô thần” không tin vào tôn giáo, không cần tôn giáo mỗi lúc mỗi gia tăng. Hiện nay trên thế giới đã có 700 triệu người Vô Thần hoặc vô tôn giáo. Điều này cho thấy niềm tin tôn giáo không phải là tất cả. Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng đạo đức chính là nền tảng và cần thiết cho cuộc sống của chúng ta. Tôn giáo phải thăng hoa lên từ đạo đức. Tôn giáo phi đạo đức là tà đạo và rất nguy hiểm cho con người.
Cuối cùng xin nhớ cho: Cái gọi là giá trị cao quý như “tự do ngôn luận” áp dụng cho quốc gia này, cộng đồng này chưa chắc đã có thể áp dụng cho cộng đồng khác. Trên đời này không có gì khó khăn và nguy hiểm cho bằng nói lên sự thực về người khác. Nói lên sự thực tức là đâm một mũi nhọm vào tim kẻ che dấu, kẻ ngu xi, kẻ đạo đức giả, kẻ có tội… và sẽ gặp phải phản ứng vô cùng khốc liệt vì ai cũng muốn bảo vệ mình và không muốn ai nói lên sự thật về minh, dù mình là kẻ xấu xa, có tội.
Đào Văn Bình
(California ngày 17/10/2020)
1 tranh biêm họa của báo người Lao Động
Thứ Tư, 2 tháng 4, 2025
Tìm hiểu Về ngày " Cá tháng Tư "
Ở nhiều quốc gia và châu lục khác nhau, có một truyền thống lâu đời là kỷ niệm ngày đầu tiên của tháng 4 là Ngày của tiếng cười, trò đùa và trò tinh quái, nhưng không ai biết truyền thống này xuất hiện lần đầu tiên ở đâu và khi nào. Ở một số quốc gia, ngày này được gọi là "Ngày Cá tháng Tư", ở những quốc gia khác là "Ngày Cá tháng Tư", và ở một số nơi khác là "Ngày Cá tháng Tư", và nó được tổ chức theo những cách khác nhau ở khắp mọi nơi. Điểm chung của chúng là mọi người đều cố gắng làm vui và giải trí cho nhau bằng những trò đùa vô hại.
Truyền thống kỷ niệm ngày 1 tháng 4 bắt nguồn từ đâu?
Có nhiều phiên bản về nơi đầu tiên tổ chức ngày này, nhưng đều không có thông tin xác thực. Theo một phiên bản, truyền thống này lần đầu tiên xuất hiện ở Pháp vào giữa thế kỷ 16.
Vào thời điểm đó, hầu hết các nước châu Âu đều đón năm mới vào ngày 25 tháng 3, nhưng Pháp là quốc gia đầu tiên chuyển từ lịch Julian sang lịch Gregory và chuyển ngày đón năm mới từ ngày 1 tháng 4 sang ngày 1 tháng 1. Tuy nhiên, nhiều người đã quen với ngày cũ vẫn tiếp tục đón năm mới theo cách cũ, và những người đã chuyển hoàn toàn sang lịch mới bắt đầu chế giễu họ và gọi họ là "những kẻ ngốc". Đây chính là cách ngày 1 tháng 4 trở thành ngày Cá tháng Tư. Nhưng đây chỉ là một trong những phiên bản có thể xảy ra.
Theo một phiên bản khác, truyền thống này bắt nguồn từ La Mã cổ đại, nơi có phong tục kỷ niệm ngày lễ phân vui tươi gọi là Hilaria. Vào ngày này, mọi người hóa trang thành nhiều loại người khác nhau, vui chơi thỏa thích trong trang phục lễ hội và mặt nạ, ăn mừng khi mùa đông kết thúc và chế giễu lẫn nhau. Khi ảnh hưởng của Đế chế La Mã lan rộng khắp châu Âu, người dân vẫn duy trì các phong tục La Mã ngay cả sau khi đế chế này sụp đổ. Nhiều phong tục này vẫn còn tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Do đó, rất có thể Ngày Cá tháng Tư có nguồn gốc từ La Mã.
Ngoài ra còn có một phiên bản về nguồn gốc Tudor của ngày lễ này. Trò đùa đầu tiên được cho là do Vua Henry VIII dàn dựng vào ngày 1 tháng 4 năm 1510, khi ông mời khách đến Cung điện Greenwich và hứa sẽ cho họ xem một hiện tượng hiếm có - nàng tiên cá đùa giỡn trên sông Thames lúc bình minh. Nhà vua cười vui vẻ với các vị khách đang tụ tập trên bờ sông chờ đợi các nàng tiên cá, và phải một lúc sau họ mới bắt đầu nhận ra rằng nhà vua chỉ đang lừa họ. Kể từ đó, ngày 1 tháng 4 được gọi là Ngày Cá tháng Tư.
Ngày Cá tháng Tư được nhắc đến đầu tiên ở đâu?
Có thể tìm thấy thông tin tham khảo về ngày này trong nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Ngày lễ này đã được ghi vào lịch kể từ ít nhất là đầu thế kỷ 16. Ghi chép rõ ràng đầu tiên về trò đùa Cá tháng Tư xuất hiện vào năm 1561 trong một bài thơ của nhà thơ người Flemish Edward de Dene. Đây là một câu chuyện thơ về một nhà quý tộc giao cho người hầu của mình nhiều "nhiệm vụ ngu ngốc" vào ngày 1 tháng 4.
Một tài liệu tham khảo sớm khác có từ năm 1686, khi nhà khảo cổ học người Anh John Aubrey, trong khi thu thập tài liệu cho cuốn sách về truyền thống của mình, đã ghi chú rằng "Ngày Cá tháng Tư" được tổ chức vào ngày 1 tháng 4.
Các phong tục như Ngày Cá tháng Tư có lẽ đã tồn tại sớm hơn nhiều so với những ghi chép đầu tiên bằng văn bản về chúng. Tác phẩm Canterbury Tales của Geoffrey Chaucer vào cuối thế kỷ 14 cũng đã gián tiếp đề cập đến mối liên hệ giữa Ngày Cá tháng Tư và sự điên rồ. Có một câu chuyện kể về một con cáo xảo quyệt trêu chọc một con gà trống kiêu ngạo.
Ngày này được tổ chức như thế nào ở các quốc gia khác nhau
Mỗi quốc gia có phong tục và truyền thống khác nhau để chào mừng ngày 1 tháng 4. Ở hầu hết các quốc gia, người ta tin rằng những trò đùa và trò chơi khăm nên được thực hiện trước bữa trưa; vào buổi chiều, những trò giải trí như vậy là điềm xấu, báo trước rằng bạn thực sự có thể trông giống như một kẻ ngốc.
Ở Mỹ, Ngày Cá tháng Tư là thời gian cho những trò đùa vô hại. Mọi người có thể chơi khăm bạn bè, thành viên gia đình hoặc đồng nghiệp, chẳng hạn như chỉnh giờ đồng hồ nhanh hơn hoặc đặt những con nhện giả trên bàn làm việc.
Ở Pháp, Ý và Bỉ, ngày 1 tháng 4 được gọi là "Cá tháng Tư". Vào ngày này, người ta có thói quen chơi khăm người khác bằng cách dán những con cá giấy vào lưng họ mà không để họ phát hiện. Mọi người thường thi nhau xem họ có thể bắt được bao nhiêu con cá này trước buổi trưa.
Ở Anh, một trong những trò đùa phổ biến là giao cho ai đó một "nhiệm vụ ngớ ngẩn" không thể hoàn thành, hoặc thông báo cho họ rằng một sản phẩm mới có tên "sữa cúc cu" vừa được bày bán tại cửa hàng gần nhất.
Ở Brazil, ngày Cá tháng Tư được gọi là "Ngày nói dối". Một trong những trò đùa phổ biến nhất là kể với ai đó rằng có chuyện gì đó đã xảy ra với người thân của họ, chẳng hạn như tai nạn xe hơi, rồi trấn an họ rằng đó chỉ là trò đùa.
Ở Nga, ngày 1 tháng 4 đã được coi là Ngày Cá tháng Tư kể từ thời Peter Đại đế. Chính Peter I là người đã du nhập truyền thống ngày lễ này từ châu Âu. Vào ngày này, mọi người thường trêu chọc nhau, chơi những trò đùa vô hại và đưa tin sai sự thật mà mọi người dễ tin nhưng sau đó cùng nhau cười.
Những trò đùa ngày Cá tháng Tư đã trở nên nổi tiếng thế giới
Một số trò đùa ngày Cá tháng Tư đã thực sự nổi tiếng trên toàn thế giới, chẳng hạn như câu chuyện về mì spaghetti và chú sư tử giặt quần áo.
Vì vậy, vào năm 1957, một kênh truyền hình Anh đã phát sóng phóng sự về việc thu hoạch mì spaghetti trên cây. Bộ phim có cảnh một gia đình người Thụy Sĩ đang hái mì spaghetti từ trên cây. Nhiều người Anh, những người tin tưởng kênh truyền hình này vì nội dung đưa tin nghiêm túc, đã tin vào câu chuyện này, vì người Anh không ăn mì ống vào thời điểm đó và nhiều người không biết nó được làm như thế nào.
Một sự việc kỳ lạ khác xảy ra vào năm 1860, khi Vườn thú Tower thông báo đã đến lúc các chú sư tử phải tắm. Một đám đông lớn người đã tụ tập tại sở thú để mong chờ được chứng kiến cảnh tượng này, nhiều người đã thất vọng khi phát hiện ra rằng họ đã bị lừa
TRẦN BÌNH TRỌNG -Thơ Phan Thượng Hải và Thơ Họa
TRẦN BÌNH TRỌNG
Chính danh Bảo Nghĩa chẳng hai lòng (*)
Tính mạng đem đền nợ núi sông
Thà quỷ nước Nam! Cam thọ tử
Dụ Vương đất Bắc? Chỉ hoài công
Trung quân vẫn giữ dù thua trận
Báo quốc chi sờn dẫu hạ phong
Chí khí trượng phu, đời liệt sĩ (*)
Xem thường sống chết tựa lông hồng. (*)
(Phan Thượng Hải)
3/30/15
(*) Chú thích:
Bảo Nghĩa hầu Trần Bình Trọng
Trượng phu thiên lý chí mã cách. Thái Sơn nhất trịch khinh hồng mao. (Chí làm trai dặm nghìn da ngựa. Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao). (Chinh Phụ ngâm)
Trần Bình Trọng
Trong chiến tranh kháng Nguyên lần thứ hai, Bảo Nghĩa Hầu Trần Bình Trọng (1259-1285) đánh với quân Nguyên, bị bắt ở Thiên Mạc (khúc sông Châu Giang nối với sông Hồng ở Khoái Châu, Hưng Yên) và quân Nguyên chiếm Thiên Trường (Tp Nam Định bây giờ). Ông Trần Bình Trọng bị Thoát Hoan dụ hàng, ông khẳng khái chịu chết và nói rằng “Ta thà làm quỷ nước Nam chớ không thèm làm vương đất Bắc”.
Ông Phan Kế Bính có bài thơ vào đầu thế kỷ 20:
TRẦN BÌNH TRỌNG
Giỏi thay Trần Bình Trọng
Dòng dõi Lê Đại Hành
Đánh giặc dư tài mạnh
Thờ vua một tiết trung
Bắc vương sống mà nhục
Nam quỷ thác cũng vinh
Cứng cỏi lòng trung nghĩa
Ngàn thu tỏ đại danh.
(Phan Kế Bính)
Nhờ bài thơ trên sử gia hiện đại mới nghĩ ra tông tích của ông Trần Bình Trọng: ông là con trai độc nhất của bà Chiêu Thánh công chúa (trước là vua Lý Chiêu Hoàng) và ông Lê Phụ Trần.
Đây là tất cả những sự kiện trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư về ông Lê Phụ Trần và ông Trần Bình Trọng:
Ông Lê Tần có công giúp nhà Trần trong cuộc kháng Nguyên lần thứ nhất nên vua Trần
Thái Tông (vua đầu tiên của nhà Trần) đổi tên ông là Lê Phụ Trần, phong tước là Bảo Văn Hầu và gả vợ cũ của mình là Chiêu Thánh công chúa cho. Hai người nầy ở với nhau 20 năm có một trai là Lê Tông và một gái.
Khi chồng của công chúa Thụy Bảo (con Thái Tông) là Uy Văn Vương Toại chết sớm, Trần Thái Tông gả Thụy Bảo cho ông Trần Bình Trọng, phong tước là Bảo Nghĩa Hầu. Ông Trần Bình Trọng vốn dòng dõi Lê Đại Hành vì “ông cha có công” nên được mang họ vua là họ Trần.
Sử gia hiện đại nghĩ là hậu duệ của vua Lê Đại Hành có công lớn với nhà Trần chỉ có thể là ông Lê Phụ Trần mà thôi do đó mới có giả thuyết: ông Lê Tông (con Lê Phụ Trần) là ông Trần Bình Trọng vì ông Lê Phụ Trần là Bảo Văn Hầu và ông Trần Bình Trọng là Bảo Nghĩa Hầu (cùng một chữ Bảo).
Con gái của ông Trần Bình Trọng sau nầy là quý phi của vua Trần Anh Tông (con Nhân Tông) và sinh ra vua Trần Minh Tông. Ông Trần Bình Trọng là rể của vua Trần Thái Tông cũng như ông Trần Hưng Đạo.
Thơ Họa:
1./ TRẦN QUỐC TOẢN
Tuổi trẻ tài cao quyết một lòng
Liều thân giết giặc cứu non sông
Hoàng ân báo đáp xung hào khí
Cường địch tan tành lập chiến công
“Hàm Tử cầm Hồ” đầy dũng cảm (*)
“Chương Dương đoạt sáo” rạng oai phong (*)
Hùng anh khởi nghĩa từ niên thiếu
Muôn thuở vinh danh giống Lạc Hồng.
(Phan Thượng Hải)
3/30/15
(*) Chú thích:
Đoạt sáo Chương Dương độ. Cầm hồ Hàm Tử quan (Trần Quang Khải)
Trần Quốc Toản
Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản (1267-?) là con Uy Vũ Vương Trần Nhật Duy và là cháu nội của vua Trần Thái Tông. Ông Trần Nhật Duy là con vua Trần Thái Tông nhưng khác mẹ với vua Trần Thánh Tông.
Theo nguyên văn của Đại Việt Sử Ký Toàn Thư:
Vì nhỏ tuổi (16 tuổi) không được dự bàn (hội nghị kháng Nguyên ở Bình Than vào năm 1282) nên ông Trần Quốc Toản trong lòng hổ thẹn, phẫn kích, tay cầm quả cam, bóp nát lúc nào mà không biết. Sau đó lui về (nhà) huy động hơn nghìn gia nô và thân thuộc, sắm vũ khí, đóng chiến thuyền, viết lên cờ 6 chữ “Phá cường địch, báo hoàng ân” (Phá giặc mạnh, báo ơn vua).
Sau nầy khi đối trận với giặc, tự mình xông lên trước quân sĩ, giặc trông thấy phải lui tránh, không dám đối địch. Đến khi mất, vua rất thương tiếc, thân làm văn tế, lại gia phong tước vương.
(Cũng theo ĐVSKTT) Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản có mặt trong 2 trận là trận Hàm Tử (với Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật và ông Nguyễn Khoái) và trận Chương Dương (với Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải và ông Phạm Ngũ Lão). Trong trận Hàm Tử, quân nhà Trần có sự trợ giúp của một đoàn quân người Tàu trung thành với triều Tống dưới sự lãnh đạo của ông Triệu Trung (có lẽ là hoàng tộc triều Tống vì vua Tống họ Triệu).
2./ TRẦN QUỐC TUẤN
Nén chặt tình riêng tận đáy lòng*
Chung nguyền đánh giặc giữ non sông
Bạch Đằng cọc nhọn vừa bày kế
Quốc Tuấn tướng tài đã lập công
Hưng Đạo Đại Vương nên tước hiệu
Thánh Trần hậu thế được dân phong
Ngời trang sử chống quân xâm lược
Bất tử thần linh cõi Lạc Hồng
Lý Đức Quỳnh
30/3/2025
*Do vua Trần Thái Tông lên ngôi và kết hôn đã lâu nhưng chưa có con nối dõi, thái sư Trần Thủ Độ đang nắm thực quyền phụ chính ép cha ông là Trần Liễu phải nhường vợ là Thuận Thiên công chúa (chị của Lý Chiêu Hoàng) cho Trần Thái Tông vì bà đang mang thai với Trần Liễu được ba tháng, đồng thời giáng Lý hoàng hậu xuống làm công chúa.
Phẫn uất, Trần Liễu họp quân chống lại nhưng thế cô không làm gì được, phải xin đầu hàng. Vua Thái Tông vì thương anh nên xin với Trần Thủ Độ tha tội cho Trần Liễu, nhưng quân lính đều bị giết. Mang lòng hậm hực, Trần Liễu tìm người tài nghệ để dạy văn, võ cho Trần Quốc Tuấn.
Lúc Trần Liễu ốm nặng, sắp mất, cầm tay Trần Quốc Tuấn, trăn trối: "Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không yên lòng được"….(Chép lại trên Wikipedia)
Họa Hoán vận
Bình Trọng đầu rơi vẫn giữ lòng
Mang thân đền đáp nợ non sông
Quỷ Nam chỉ muốn đừng chiêu dụ
Vương Bắc nào ưng chớ uổng công
Phận tướng sa cơ thề cháu Lạc
Đời trai thất trận nguyện con Hồng
Lưu hương khí khái ngời thanh sử
Bảo Nghĩa Hầu, Vua sắc tứ phong
ThanhSong ntkp
CA. 31/03/2025
6./ HỌA: ANH HÙNG LƯU DANH SỬ
Nghĩa cả bao năm chẳng đổi lòng,
Anh hùng lưu tích sử non sông.
Trọn tình danh tướng thà cam tử,
Vị quốc không màng kể đến công.
Tính khí khó ai đem sánh kịp,
Gương cao đâu dễ dụ quyền phong.
Con Rồng cháu Lạc rền vang tiếng,
Bình Trọng Trần gia rạng giống Rồng.
^
Lưu danh giữ nghĩa khí non sông!
HỒ NGUYỄN (31-3-2025)
7./ Kính Họa Vận : TRẦN BÌNH TRỌNG
Đ𝐎̣̂𝐍𝐆 Đ𝐀̂́𝐓 – Đ𝐔̛̀𝐍𝐆 𝐂𝐇𝐀̣𝐘, 𝐇𝐀̃𝐘 “𝐍𝐀̆̀𝐌 – 𝐍𝐀̆́𝐏 – 𝐆𝐈𝐔̛̃”
Sưu tầm: thế giới đó đây
Thứ Ba, 1 tháng 4, 2025
ĐỒNG CHIÊM QUÊ TÔI -Thơ Trần Văn Hạng và Thơ Họa
Ảnh từ Báo Thể Thao và Văn Hóa
ĐỒNG CHIÊM QUÊ TÔIXanh thẩm ngút ngàn đến tận sông
Từng làn gió nhẹ sóng đùa bông
Con mương thẳng tắp mùa đang đợi
Kênh nước xuôi dòng vụ thỏa mong
Chăm sóc bờ xôi cây trĩu quả
Nâng niu ruộng mật lúa vàng đồng
Mồ hôi bao hệ pha hòn đất
In đấu chân vương rộn tấc lòng
Trần văn Hạng
Thơ Họa:
DÒNG SÔNG VÀ SỰ SỐNG
Lững lờ, xanh biếc những dòng sông
Nguồn sống con người mãi đợi mong
Đem giọt nước về tươi ruộng rẫy
Dẫn phù sa đến tốt nương đồng
Vườn cây rợp tán, cành bung lá
Ruộng lúa đâm chồi, nhánh trĩu bông
Nước Việt sông ngòi như mạng lưới
Người dân an dạ, ấm no lòng.
Sông Thu
DI SẢN QUÊ TÔI
Ruộng nằm ôm ấp dọc bớ sông
Sỏi đá cày lên, lúa trổ bông
Đất cỗi, người già còn ở lại
Quê nghèo, bọn trẻ hết trông mong
Ăn cơm độn sắn, qua từng bữa
Bắt ốc mò đam*, lội khắp đồng
Nhẫn chịu thiên tai mùa thất bát
Chiến tranh di họa cắt chia lòng
Lý Đức Quỳnh
26/3/2025
*Ngoài Trung gọi con đam hoặc con rạm,
trong Nam là con cua đồng
HỌA: SÀI GÒN TRONG TÔI
Nhà Bè thuyền đậu cạnh bờ sông,
Gió thổi lúa mùa lắc lẻo bông.
Bình Khánh quán cà phê bến đợi,
Phú Xuân xe khách ngóng chờ mong.
Bến Thành quanh quẩn vòng khu phố,
Thủ Đức qua xa lộ vượt đồng.
Chợ lớn cận cầu quay rẻ trái,
Quê hương năm tháng giữ ghi lòng.
*
Sài gòn vẫn nhớ mãi hoài mong.
HỒ NGUYỄN (26-3-2025)
Kính Họa Vận : ĐỒNG CHIÊM…Đồng chiêm lúa tốt tới bờ sôngThời vụ đúng mùa gặt trĩu bôngKênh rạch ao hồ nguồn thủy đợiCon mương mạch nước bọt bèo mongKhu vườn chăm sóc cây nhiều quảRuộng rẫy trông nom lúa ngập đồngTừng giọt mồ hôi pha trộn đấtDấu chân kỷ niệm vấn vương lòng…!MAI XUÂN THANHSilicone Valley, March 27, 2025
LIỆU CÓ VĨNH BIỆT TÌNH NHAU? - Vũ Thế Thành
Mấy ngày Tết vừa qua, nằm nhà xem lại bộ phim kinh điển này. Gọi là kinh điển vì phim phát hành cách nay đã gần 60 năm (năm 1965), hay cả về kịch bản, hình ảnh, diễn xuất, và âm nhạc, không thể tuyệt vời hơn được nữa.
Hai lần xem phim, tôi có hai cảm nhận khác nhau. Khoảng cách giữa hai lần xem cũng hơn 50 năm. Khoảng cách của một đời người với bao cuộc bể dâu.
Lần đầu đọc truyện cũng như xem phim, tôi bị lôi kéo vào tình tiết éo le của hai nhân vật chính, Zhivago và Lara, còn bối cảnh xô đẩy đôi tình nhân này gắn kết và xa nhau, lúc ẩn lúc hiện, tôi không chú ý lắm, nói đúng hơn chỉ hiểu lờ mờ…
Câu chuyện xảy ra vào thế chiến thứ nhất, và liền sau đó là cuộc cách mạng tháng 10 ở Nga. Zhivago và Lara lần đầu gặp nhau ở Moscow trong tình huống không lấy gì vui vẻ lắm. Mẹ của Lara tự vẫn khi biết được nhân tình của bà, một luật sư có thế lực chính trị đã cưỡng hiếp Lara. Dr Zhivago có mặt để cứu bà. Lần đầu gặp mặt chỉ thoảng qua như thế.
Rồi chàng có vợ, nàng có chồng. Zhivago ra mặt trận như một bác sĩ quân y. Hai người gặp nhau ở chiến trường. Giữa khoảng khắc của cái sống và chết, cả hai thầm yêu nhau, nhưng đè nén, không tỏ ra lời. Cả hai đều có bổn phận riêng.
Chiến tranh kết thúc. Hai người chia tay. Liền sau đó cuộc cách mạng tháng 10 xảy ra. Zhivago trở về Moscow. Nơi đây, chàng không thể hội nhập được với bầu không khí cách mạng, bị phê phán là tiểu tư sản, thiếu tinh thần cách mạng. Chịu hết nổi, Zhivago đưa vợ con về vùng quê lánh nạn.
Tại vùng quê, Zhivago và Lara tình cờ gặp nhau ở một thư viện nhỏ. Lần gặp bất ngờ khiến lý trí của cả hai không kịp đối phó. Lò xo bị nén chặt, một khi đã bung ra, thì bung càng mãnh liệt Lara đưa Zhivago về căn nhà nhỏ của nàng, khởi đầu cho những khoảng khắc đẹp nhất của đôi tình nhân này.
Chỉ ít lâu sau, sự giằng co giữa bổn phận và tình yêu trong lòng Zhivago đã lên đỉnh điểm, chàng đến nhà Lara, quyết định nói lời chia tay. Lara vẫn bình tĩnh chấp nhận và chờ đợi. Trên đường về nhà, Zhivago bị quân cách mạng bắt và đẩy ra chiến trường.
Vài năm sau, Zhivago trốn thoát về lại vùng quê thì hay tin vợ con đã trở về Moscow, sau đó bị trục xuất ra nước ngoài vì là con nhà tư sản. Lara vẫn chờ đợi chàng. Đây là khoảng thời gian đẹp nhất của đôi tình nhân. Hương đồng cỏ nội dường như lãng quên số phận, đã làm tình yêu thăng hoa biến anh chàng bác sĩ trở thành thi sĩ. Họ sanh ra dường như để tìm nhau, để yêu nhau và để có nhau…, dù cho số phận đẩy đưa nghiệt ngã, và dù cho bổn phận có che khuất tình yêu đó. Đời người chỉ cần một lần biết yêu thật sự là đủ.
Rồi gã luật sư, nhân tình của mẹ Lara lại tìm đến. Hắn cho biết Lara đang bị truy nã vì chồng cũ của nàng là tên phản bội, phản cách mạng. Vì mạng sống của nàng, Zhivago đã khẩn khoản nàng đi trốn cùng với tên luật sư đó. Họ lại chia tay. Và lần này là chia tay vĩnh quyết, chỉ còn lại hình bóng. Vĩnh biệt tình em!
Zhivago trở về Moscow. Hai mươi năm trôi qua. Một lần ở ga xe lửa, Zhivago thoáng thấy bóng Lara dưới phố, chàng đuổi theo và chết vì đột quỵ ngay sau đó. Lara không hay biết gì. Vài ngày sau, định mệnh đã sắp đặt để Lara tình cờ trông thấy đám tang của Zhivago. Vĩnh biệt tình anh!
Vĩnh biệt tình em, và rồi vĩnh biệt tình anh, mà liệu đôi tình nhân này có vĩnh biệt nhau được chăng?
Một người có trái tim nhân hậu như Dr.Zhivago phải chết. Nếu là Boris Parternak, tôi cũng để cho nhân vật Zhivago chết. Chỉ có cái chết mới xóa bỏ mọi ngăn cách. Họ sẽ tìm đến nhau như đã từng chờ đợi nhau.
Chỉ những ngày sau năm 75, khi đã nếm mùi Paven trong “Thép đã tôi thế đấy". Tôi nhớ lại những lần bị phê bình vì huýt sao bản nhạc ủy mị, nhớ những người trong trại cải tạo, những người chết nơi biển cả, những vùng kinh tế mới,.. đọc lại quyển Bác sĩ Zhivago tôi mới thấm thía bối cảnh nghiệt ngã mà đôi tình nhân này trải qua.
Bộ phim tập trung khai thác vào mối tình vừa lãng mạn vừa éo le của Zhivago và Lara nên lược bỏ đi khá nhiều những tình tiết trong thời cách mạng tháng 10 Nga, nhưng cũng đủ để những ai đã từng đọc truyện, xem phim có thể hình dung lại được.
Bên dưới (xem comment) là đoạn phim được xem là hay nhất khi cả hai đang sống bên nhau những ngày êm đẹp nhất, và cũng kết thúc trong bi kịch nhất khi cả hai chia tay. Đôi mắt của cặp diễn viên Omar Sharif và Julie Christie đã nói lên tất cả. Lara ngoái đầu nhìn lại, xe ngựa khuất nẻo, Zhivago chạy lên lầu, đập kính cửa sổ để chỉ nhìn thấy đám bụi mờ. (Vtt)
CHÀO THÁNG TƯ - Thơ MP.Trường Giang Thủy
CHÀO THÁNG TƯ Mỉm cười chào tháng tư hồng, Tháng ba đi vẫn còn nồng xuân vui. Đêm qua mưa nhẹ nhẹ rơi Sáng nay nắng rực ấm đời chúng sinh! ...

-
CON MỂN VÀ ĐIỀM BÁO KHÔNG MAY MẮN Con thú rừng có tên “ Mển ” hay“ Mang” , còn gọi là hoẵng , kỉ , là mộ...
-
Bối cảnh lịch sử: Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766–1820), tên tự Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồ...
-
Năm nào cũng vậy, do thức dậy sớm đi chợ sớm, nên má là người đầu tiên mở ngày ba mươi Tết ra. Không biết có phải số má cực, vía má cực kh...