Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

Hỏi ai - Thơ VKP.Đạm Phương

            HỎI AI  
 Thơ VKP. Đạm Phương
                             ***
Ai hiểu thấu nổi long người cô lử
Bồng bền trôi dạt nơi đất Trời xa.
Nhưng tâm tư mãi thương nhớ quê nhà.
Đêm nằm mộng thấy về nơi đất mẹ.

Tây Ninh nghèo nhưng giàu tình thân ái
Vẫn nhớ hoài hoài người đã ra đi.
Người biệt phương trời còn vấn vương chi.
Đất ấm tình nồng tram thương nghìn nhớ

Ngừơi bên trời..nếu nhớ về bản xứ.
Hãy tìm về hát lại khúc nhạc xưa.
MƯA NỬA ĐÊM,SAO LẠC mọc lưa thưa.
TRĂNG VIỄN XỨ ..bài tình ca thắm thiết.

Năm mươi năm dài cách xa biền biệt.
Ngậm đau nuốt hận xứ lạ quê người.
Dù sắp lia đời vẫn nhớ một thời.
           Đạn lữa, chiến chinh, bom mìn, nước mắt…?
                             Tây Ninh 26/2/2014
(ảnh:Zing)


(Vietsub) 2012 - Dì Đào - Phim hay nhất giải Kim Tượng 31





Mời thưởng lãm.


Dì Đào - Phim Hong Kong hay nhất giải Kim Tượng 31 - YouTube
Dì Đào" là bộ phim được lấy từ tên nhân vật, kể về câu chuyện tình người cảm động giữa một thiếu gia danh gia Roger (Lưu Đức Hoa đóng) và dì Đào (Diệp Đức Nhàn đóng), người nô bộc đã nuôi nấng anh từ tấm bé.Dì Đào làm việc cho gia đình Roger đã 60 năm trời, phục vụ, chăm sóc cho năm thế hệ trong gia đình. Tới nay, tuổi cao sức yếu chẳng may bịtrúng gió. Tình cảnh
khiến Roger bỗng cảm thấy hoang mang. Công việc bận rộn bản thân còn chẳng lo nổi, anh đành phải đưa dì Đào vào viện dưỡng lão. Và câu chuyện cảm động được bắt đầu từ đây.. .Nội dung phim tuy chỉ đơn giản vậy thôi, nhưng qua cách thể hiện độc, đáo đầy tính nhân văn, "Dì Đào" đã mang về cho đoàn làm phim hàng loạt những giải thưởng lớn nhỏ trong và ngoài nước. Gần đây nhất,"Dì Đào" đã giành được một loạt những giải thưởng quan trọng nhất tại giải  Kim Tượng của Hong Kong lần thứ 31.

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

11 món đặc sản côn trùng..(từ Vn.Đại Kỷ Nguyên)

Đối với 2 tỷ người trong số 7 tỷ người trên toàn thế giới, thì các loại sâu bọ là một phần của bữa tiệc truyền thống. Theo một báo cáo năm 2013 của Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (LHQ) thì có khoảng 2.000 loài bị con người ăn trên toàn cầu.
LHQ lưu ý đến dân số luôn gia tăng, do đó dân số sâu bọ lành mạnh trên toàn thế giới như một nguồn thực phẩm đáp ứng phần lớn nhu cầu.
Một ngày nào đó, sâu bọ với một phương thức riêng sẽ đi vào khẩu phần ăn Tây Phương như một nguồn cung cấp Protein và các chất dinh dưỡng khác mà ít chịu tác động của môi trường hơn so với gia súc.
Những loài sâu bọ chúng ta ăn.

1. Bọ đỏ cây cọ

Một con bọ đỏ cây cọ trưởng thành kế bên cái kén của nó, và một đồng euro dùng để hình dung kích thước.
Bọ đỏ cây cọ (Rynchophorus ferrugineus) [ở Việt Nam gọi là đuông dừa là bọ cánh cứng] có thể ăn được phổ biến nhất ở vùng nhiệt đới. Loài bọ này chính là nguyên nhân gây nguy hại cho cây cọ vì chúng khoan vào thân cây và lây nhiễm cho cây căn bệnh vòng nhẫn đỏ, nhưng chúng lại là món ăn có hương vị hấp dẫn đối với con người.
Joe Flowers đăng một đoạn video trên YouTube của ông trong đó cho thấy ông đang thử ăn loại bọ đỏ này lần đầu tiên (xem bên dưới). Ông đã viết trong đoạn miêu tả về video này: “Chúng có vị hết sức thú vị, có thể giống với đậu nành và một cái mùi hấp dẫn.”
2. Cánh kiến đỏ trên những quả táo

Có bao giờ bạn tự hỏi, lớp sáp bóng bẩy phủ trên quả táo có nguồn gốc từ đâu?
Lớp sáp bóng bẩy mà chúng ta thấy trên những quả táo có thể là chất nhựa được tiết ra từ một loại cánh kiến. Các sản phẩm đươc vận chuyển và buôn bán trên thị trường Hoa Kì được luật pháp yêu cầu phải ghi nhãn sản phẩm có bao phủ. Dấu hiệu được thiết kế đi kèm với sản phẩm cung cấp thông tin “được bao phủ những loại chất sáp hoặc chất nhựa có nguồn gốc thực vật, dầu mỏ, cánh kiến đỏ để giữ cho sản phẩm tươi lâu”
3. Sâu bướm Mopane
Sâu bướm Mopane (Wikimedia Commons)
Sâu bướm mopane được nấu chín (Greg Willis / Wikimedia Commons)
Sâu bướm mopane (Imbrasia belina) có lẽ là sâu bướm có thể ăn được phổ biến nhất, theo báo cáo của Liên Hợp Quốc. Nó có thể được ăn khô, như khoai tây chiên giòn, hoặc nấu chín và phủ sốt.
Một trong những bước đầu tiên cho việc chế biến sâu bướm là ép và lấy các thành phần bên trong ra, thành phần này giống như một chất nhờn màu xanh nhạt.
Nhà dinh dưỡng học người Zimbabwe, Marlon Chidemo nói với Associated Press rằng sâu bướm có hàm lượng Protein gấp 3 lần thịt bò, và nó cũng không đòi hỏi nguồn thực vật làm thức ăn nhiều như gia súc.
Sâu bướm được thu hoạch và tiêu thụ không chỉ ở Châu Phi mà còn ở các vùng khác.
“Lấy một chút để nhai thử” một người thưởng thức không ngần ngại khi nói về món sâu này.
4. Sâu tre – Bamboo Caterpillar
(Wikimedia Commons)
Bộ Lâm nghiệp Thái đang đẩy mạnh phát triển sâu tre như một nguồn thu nhập hấp dẫn cho người dân địa phương. Sâu đục thân tre, hoặc sâu tre (Omphisa fuscidentalis) là một món được thết đãi phổ biến ở Thái.
Blogger món ăn Thái Natty Netsuwan đã viết về lần đầu tiên cô thử món sâu bướm: “Trước sự ngạc nhiên của tôi, nó rất tuyệt vời. Một món ăn rất hấp dẫn và giòn. Không có vị nhầy nhụa hoặc mùi khó chịu hoặc cảm giác nhột trong miệng của bạn. Tôi đã sợ rằng nó sẽ mềm và mịn như kem (như tôi luôn luôn tưởng tượng trong quá khứ), nhưng thực tế nó hoàn toàn khô ráo. “

5. Bọ xít hôi Stink Bugs

(Ton Rulkens/Wikimedia Commons)
Những điều thuận lợi đối với loại bọ xít hôi này là chúng không đi trú ẩn dưới lòng đất vào mùa đông, điều này khiến cho chúng trở thành một nguồn thực phẩm tốt khi mà việc bắt chúng không khó khăn.
Bình minh là thời điểm tốt nhất để thu hoạch chúng, vì khi đó chúng lạnh và cóng. Khi chúng ấm lên, chúng di chuyển nhanh hơn và khó bắt được hơn.
6. Bướm đêm Bogong – Bogong Moth

(Atlas of Living Australia/Wikimedia Commons)

Người Úc bản địa đã biết ăn bướm đêm bogong (Agrotis infusa). Bướm đêm là loài sâu hại phổ biến ở thành phố và vùng ngoại ô Sydney, thế nhưng nó vẫn là một món ăn khoái khẩu của đầu bếp địa phương Jean-Paul Bruneteau.
“Chúng thật là thú vị,” ông nói với tờ Sydney Morning Herald. “Chúng có một hương vị hấp dẫn, giòn tan, giống bỏng ngô, và tựa như bơ hạt phỉ.”
Tuy nhiên, Martyn Robinson, một nhà tự nhiên học tại Bảo tàng Australia, nói với Herald, những con sâu bướm có thể bị nhiễm asen từ thuốc trừ sâu được sử dụng ở trang trại.
Robinson nói: “Tôi đã ăn chúng ngay khi còn sống cho đến khi tôi nghe nói về điều đó. Tôi thích bắt chúng ra khỏi ngưỡng cửa sổ, giữ đôi cánh của chúng, và búng chúng thẳng vào miệng. Hệt như ăn một loại cocktail tôm. “
7.  Bánh bột ngô nhân Sâu Maguey đỏ
(Alejandro Linares Garcia/Wikimedia Commons)
Được chiên hoặc om, rồi tưới nước sốt cay, phục vụ trong món bánh ngô – những ấu trùng bướm đêm này được xem là một món ăn ở Mexico. Chúng cũng được biết đến với các tên gọi như chilocuiles, chinicuiles, hoặc tecoles.
Nhân viên bảo vệ thường phải canh chừng để bọn săn trộm tránh xa khỏi những cánh đồng cây thùa (cây Maguey) nơi mà bọn này lần mò đến rất nhiều sau thời điểm ấu trùng phát triển.
8. Trứng kiến thợ dệt đóng hộp
(Bertrand Man/Wikimedia Commons)
Trứng kiến ​​(Wikimedia Commons)
Ấu trùng và nhộng của kiến thợ dệt (Oecophylla smaragdina), gọi đơn giản là “trứng kiến​​,” là một loại thực phẩm phổ biến ở châu Á. Bạn có thể tìm thấy trứng kiến đóng hộp ở Thái Lan.

9. Ấu trùng ong áo vàng – Yellow-Jacket Wasp Larvae

(Bob Peterson / Wikimedia Commons)
Ở Nhật Bản Lễ hội Hebo hàng năm thường tán tụng một món cao lương mỹ vị rất phổ biến đó là ấu trùng của ong áo vàng (chi Vespula và Dolichovespula) hay còn gọi là ong bắp cày.

10. Cào cào và châu chấu

(Sergei Gutnikov / Wikimedia Commons)
Một đàn châu chấu nhỏ có thể trở thành một món thu hoạch ngon lành, nhưng khi là một dịch hại nông nghiệp, món châu chấu này thường đi kèm với một món ăn phụ là thuốc trừ sâu.
Thời điểm tốt nhất để thu hoạch châu chấu là buổi sáng ở nhiệt độ mát mẻ khi côn trùng di chuyển chậm.
Báo cáo của Liên Hợp Quốc trích dẫn một câu nói phổ biến ở Madagascar: ” Mọi người cần phải thức dậy vào sáng sớm để đi bắt châu chấu”

11. Chapuline

(Meutia Chaerani, Indradi Soemardjan / Wikimedia Commons)
Bánh mì nướng châu chấu chapuline với một ít dầu và tỏi, tăng hương vị với chanh và muối, và bạn đã có thể thưởng thức một món ăn đã được phục vụ trong nhiều thế kỷ ở Mexico, đặc biệt là ở bang Oaxaca.
Gia đình địa phương có thể thu hoạch khoảng 100-150 pounds (50-70 kg) châu chấu chapuline một tuần,  khiến cho loài châu chấu này trở thành nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều người. Tuy nhiên, theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng các loài côn trùng này có thể chứa hàm lượng chì cao.

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

Hòn sỏi và lời nói - Lời hay ý đẹp


HÒN SỎI VÀ LỜI NÓI

Thả một hòn sỏi vào trong nước:
 một miếng nước bắn toé lên, rồi chìm nghỉm.
Nhưng để lại vô số gợn sóng lăn tăn xoay tròn.
Lan toả từ trọng tâm, tràn ra biển cả.

Thả một hòn sỏi vào trong nước: trong phút chốc bạn lãng quên.
Nhưng có những gợn sóng nhỏ xoay tròn, hoà vào con sóng lớn.
Bạn đã xáo động một đại dương hùng vĩ chỉ bằng một hòn sỏi mà thôi!

-----

Thả một lời nói không tốt, không cẩn trọng:
 trong phút chốc bay đi.
Nhưng để lại vô vàn gợn sóng lăn tăn xoay tròn, lan toả…
Và không có cách nào lấy lại một khi bạn đã nói ra.

Thả một lời nói không tốt:  
trong phút chốc bạn lãng quên.
Nhưng có những gợn sóng nhỏ xoay tròn mãi...
Có thể bạn đã làm ứa một dòng nước mắt trên con tim buồn.
Bạn đã xáo động một cuộc đời hạnh phúc chỉ vì những lời nói kia.

----

Thả một lời nói vui vẻ và tốt bụng:
 chỉ trong giây lát chúng bay đi.
Nhưng để lại vô vàn gợn sóng lăn tăn, xoay tròn mãi.
Mang hy vọng, niềm vui, an ủi trong mỗi con sóng xô bờ.
Bạn sẽ không ngờ được sức mạnh của một lời nói tốt bạn cho đi.

Thả một lời nói vui vẻ và tốt bụng: trong giây lát bạn lãng quên;
Nhưng niềm vui dâng tràn, và những gợn sóng reo vui xoay tròn mãi.
Bạn đã làm cho con sóng được vỗ về trong điệu nhạc êm ái.



(st và chuyển:Thanh Tuyền)

Cảm tạ-GĐ. cố DS.Trần thị Kim Lang


                                                                     CẢM   TẠ 

Gia đình chúng tôi xin chân thành cảm tạ quí thân bằng quyến thuộc, bạn hữu trong và ngoài nước đã gửi vòng hoa, mâm tế; đến phúng viếng , chia buồn và đưa linh cữu của con, em, chị, cô, dì của chúng tôi là :
                                                           
                                  DS Trần Thị Kim Lang.

Đã tạ thế ngày 11/2/2014 (nhằm ngày 12/1/Giáp Ngọ), hưởng thọ 65 tuổi, đến nơi an nghỉ cuối cùng tại Cực Lạc Thái Bình - Tây Ninh.

Trong lúc tang gia bối rối, có điều chi sơ sót, xin quí vị ân nhân niệm tình tha thứ, và nhận nơi đây lời tri ân chân thành của chúng tôi

                                                                                                         Tang Gia đồng cảm tạ

                                                                                                          Gia Đình TRẦN  THÁI
(FB.gia đình Phan Lê) 

Măng Tây- Lợi ích không ngờ



Mẹ tôi đã dùng nước sinh tố măng tây, sáng 4 muỗng xúp và tối cũng 4 muỗng từ hơn 1 tháng nay. Bà đang phải uống thuốc hóa trị cho bệnh ung thư màng phổi giai đoan 3 và số lượng tế bào ung thư của bà từ 386 đã xuống 125 trong tuần vừa qua. Vị bác sĩ chuyên gia có nói là bà không cần phải đến gặp ông ta trong 3 tháng tới đây. 




BÀI BÁO :
Nhiều năm trước đây, tôi có gặp một người đang đi tìm măng tây cho người bạn bị bệnh ung thư. Anh ta đưa tôi một bản sao bài báo tựa đề “Măng tây cho bệnh ung thư”, được đăng trên tờ Cancer News Journal, tháng 12 năm 1979. Tôi chia sẻ cùng các bạn ngay bây giờ như anh ta đã làm với tôi : tôi là một nhà hóa sinh và chuyên về liên quan giữa chế độ ăn kiêng và sức khỏe trên 50 năm rồi. Nhiều năm trước, tôi có biết về sự khám phá của ông Richard R. Vensal, D.D.S, rằng măng tây có thể chữa khỏi bệnh ung thư. Từ đó đến giờ, tôi đã hợp tác với ông ta cho dự án của ông ta. Chúng tôi đã thu thập được rất nhiều trường hợp rất triển vọng.

Sau đây là vài thí dụ :
Trường hợp thứ 1 : Một người đàn ông gần như là không còn hy vọng gì với bệnh Hodgkin (một loại bệnh ung thư về mạch bạch huyết) đã hoàn toàn mất hết năng lực. Một năm sau khi chữa trị bằng liệu pháp măng tây, các bác sĩ của ông ta không thể tìm thấy bất cứ dấu hiệu nào của bệnh ung thư và anh ta trở lại làm việc thật hăng hái.
Trường hợp thứ 2 : Một thương gia thành đạt ở tuổi 68 đã bi bệnh ung thư bàng quang từ 16 năm rồi. Sau nhiều năm điều trị, kể cả xạ trị không kết quả, ông ta chuyển qua măng tây. Sau 3 tháng, các xét nghiệm cho thấy khối u trong bàng quang đã biến mất và thận của ông ta hoạt động bình thường
Trường hợp thứ 3 : Một người đàn ông bị ung thư phổi. Vào ngày 5 tháng 3 năm 1971, ông ta được đưa lên bàn mổ nhưng vì căn bệnh đã phát triển quá nhiều nên không thể tiến hành cuộc giải phẫu được. Các bác sĩ tuyên bố trường hợp của ông ta không còn hy vọng gì. Vào ngày 5 tháng 4, ông ta nghe nói đến liệu pháp măng tây và bắt đầu uống ngay tức thì. Đến tháng 8, các phim X quang cho thấy các dấu hiệu của bệnh ung thư đã biến mất và ông ta trở lại công việc kinh doanh của mình.
Trường hợp thứ 4 : Một phu nữ bị bệnh ung thư da từ nhiều năm. Sau đó bệnh này đã chuyển sang nhiều hình thức ung thư khác nhau mà vị bác sĩ chuyên gia cho là đã phát triển nhiều rồi. Sau 3 tháng dùng măng tây, vị bác sĩ chuyện gia cho biết da bà ta trông rất tốt và không còn các vết tổn thương nữa. Bà này còn cho biết liệu pháp măng tây còn chữa căn bệnh thận của bà, mắc phải từ năm 1949. Bà ta đã làm 10 cuộc giải phẩu lấy sỏi thận và bà cũng nhận được trợ cấp từ chính phủ về tình trạng thận không thể giải phẩu ở giai đoạn cuối. Bà quy cho liệu pháp măng tây đã chữa khỏi bệnh thận của bà.

Tôi không ngạc nhiên lắm về các kết quả, vì theo “Các yêu tố về materia medica” được xuất bản vào năm 1854 do một ông Giáo sư của Trường Đại học Pennsylvania, nói rõ là măng tây là một phương thuốc dân gian để làm tan các sỏi thận. Hãy chú ý đến ngày tháng !
Chúng tôi còn có nhiều trường hợp khác nữa nhưng ngành y tế đã can thiệp vào việc chúng tôi thu thập các hồ sơ. Vì thế, chúng tôi mới kêu gọi các độc giả hãy phổ biến các thông tin rất hữu ích này để giúp đỡ chúng tôi thu thập thật nhiều chứng cứ về các thành tích bệnh sử để áp đảo các người hoài nghi của ngành y tế cho một thứ liệp pháp rất không thể tin được, đơn giản và tự nhiên này.

Về cách chữa trị, măng tây phải được nấu chín trước khi dùng. Vì thế, măng tây đóng hộp vừa tươi và tiện lợi. Tôi có liên hệ với 2 công ty đóng hộp măng tây , Giant và Stokely, và tôi rất hài lòng vì 2 nhãn hiệu này không có sử dụng thuốc trừ sâu hoặc hóa chất bảo quản. Bỏ các cọng măng tây vào máy xay sinh tố và đánh cho nhừ, sau đó cất vào trong tủ lạnh. Cho người bệnh uống 4 muỗng canh, 2 lần trong ngày, sáng và chiều tối. Thường thì sau 2 - 4 tuần người bệnh sẽ thấy sức khỏe được cải thiện. Người bệnh cũng có thể pha loãng trong nước nóng hoặc nước lạnh để uống. Liều lượng này được ấn định căn cứ trên các thí nghiệm thực tế nhưng dung lượng nhiều hơn cũng không có hại gì hết mà đội khi rất cần thiết trong vài trường hợp. Với tư cách là một nhà hóa sinh, tôi tin chắc rằng câu châm ngôn cổ xưa rằng “ Cái gì điều trị được thì có thể phòng ngừa được”. Căn cứ theo lý thuyết này mà vợ chồng chúng tôi thường dùng purée măng tây như là thức uống trong các bữa cơm. Chúng tôi dùng 2 muỗng canh được pha trong nước để hợp khẩu vị của chúng tôi cho các bữa ăn sáng và tối. Tôi thì thích uống nóng trong khi vợ tôi thì thích lạnh. Từ nhiều năm rồi, chúng tôi thường cho xét nghiệm máu trong các lần kiểm tra sức khỏe.
Trong lần kiểm tra máu sau cùng do một ông bác sĩ chuyên về dinh dưỡng liên quang đến sức khỏe, cho thấy có nhiều cải thiện đáng kể trong các thành phần trong máu khác với lần trước đó và chúng tôi có thể khẳng định rằng các cải thiện đó không do cái gì khác hơn là măng tây. Với tư cách là một nhà hóa sinh, tôi có làm một nghiên cứu sâu rộng về các nét đặc trưng của các bệnh ung thư và các phương pháp chữa trị được đề nghị. Và với kết luận cuối cùng, tôi tin chắc rằng măng tây phú hợp nhất cho các lý thuyết về ung thư.
Măng tây có chứa một số lượng lớn protein gọi là histones mà tôi tin là rất tích cực trong kiểm soát sự phát triển của tế bào. Vì lý do đó, tôi tin là ta có thể nói măng tây có chứa một chất mà tôi tạm gọi là chất bình thường hóa cho sự phát triển tế bào. Tầm quan trọng của tác động trên bệnh ung thư cũng không khác như là nhiệm vụ của một loại thuốc bổ cho cơ thể. Không để ý đế lý thuyết, trong hoàn cảnh này, măng tây được dùng theo đề nghị của chúng tôi, là một chất vô hại. Cơ quan FDA (Cơ quan kiểm tra thực phẩm và dược phẩm của Hoa Kỳ) không có lý do gì ngăn cản bạn dùng một thứ mà chỉ có đem lại điều tốt mà thôi. Viện Nghiên Cứu Ung Thư Hoa Kỳ đã báo cáo là trong măng tây có chứa chất glutathione, được xem như là chất chống sinh ung thư và chống oxy rất hiệu nghiệm.
Xin các bạn hãy phổ biến thông tin này. Một việc làm không nghĩ đến lợi ích của bản thân là hãy phổ biến thông tin để nhận lại lòng tốt của người khác, dù cho đó là một người không xứng đáng chút nào.
(VLP dịch)









Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

Thầy Tâm có tấm lòng...

Mời xem bài viết về 1 ông thầy khiếm thị người TN nhưng có tấm lòng với lớp trẻ rất đáng khâm phục

Thầy Tâm có tấm lòng vàng


Dù chưa tốt nghiệp đại học và đôi mắt nhìn không rõ nhưng thầy Phan Công Tâm ở tỉnh Tây Ninh đã truyền kiến thức cho hơn 4.000 người, trong đó nhiều người thành tài, nắm giữ chức vụ quan trọng

Nếu không được giới thiệu, nhiều người dễ nhầm thầy Phan Công Tâm (SN 1957) với một lão nông bởi vóc người nhỏ nhắn, nước da đen cháy, tay chân nhiều vết sẹo, đôi chân trần như đôi gỗ lũa hiếm khi nào xỏ giày dép. Ấn tượng hơn cả chính là nụ cười như trẻ thơ của thầy có thể đánh tan mọi e ngại với người lạ.
Hạnh phúc vì đọc được sách
Đến khu phố 4, thị trấn Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, hỏi thầy Tâm dạy Anh văn, vi tính thực hành ở cửa 6 chùa Tòa Thánh thì không những chỉ đường, người dân nơi đây nhiều khi còn đưa khách phương xa đến tận nơi.
Thầy Phan Công Tâm đã giúp đỡ nhiều học trò nghèo, học trò cá biệt đạt thành tích cao trong học tập
Thầy Phan Công Tâm đã giúp đỡ nhiều học trò nghèo, học trò cá biệt đạt thành tích cao trong học tập
Ngôi nhà cấp 4 tuềnh toàng của thầy Tâm nằm trong một con hẻm nhỏ, khá dễ tìm. Nơi rộng nhất của căn nhà kê được 4 dãy bàn, có  sức chứa từ 15-20 học viên, được trưng dụng cho lớp Anh văn. Một lớp phụ, nhỏ hơn, kê được 2 dãy bàn nữa, để dành cho những lớp ít người hoặc để thầy kèm mấy đứa cháu. Còn lại phòng khách dùng làm phòng học vi tính. Nhìn căn nhà nhỏ giống như những lớp học bình dân học vụ trước năm 1975, chỉ khác là lớp có đầy đủ đèn điện, quạt máy. Trong căn nhà nhỏ, thầy Tâm tất bật chạy qua chạy lại giữa các lớp với trình độ học viên và bài giảng khác nhau.
Ở tuổi 57, thầy Tâm vẫn bận rộn với nhiều hoạt động từ thiện vì cộng đồng
Ở tuổi 57, thầy Tâm vẫn bận rộn với nhiều hoạt động từ thiện vì cộng đồng
Thầy Tâm kể năm 14 tuổi, tưởng như bị mù vĩnh viễn vì một căn bệnh quái ác mà lúc đó ở Việt Nam chưa thể chữa trị. Hay tin, họ hàng, bà con lối xóm, bạn bè… mỗi người một ít gom góp tiền cho Tâm đi mổ mắt ở nước ngoài. Thoát cảnh mù nhưng thị lực quá yếu, Phan Công Tâm phải đọc sách trong tư thế cầm quyển sách gí sát vào một bên mắt. Tuy vậy, thầy luôn cảm thấy may mắn vì còn thấy được ánh sáng. Thầy đọc say sưa tất cả những gì gọi là sách, là chữ… vì sợ rằng chỉ sau một đêm thức dậy, mình sẽ không còn được cầm quyển sách.
Năm 1975, thầy Tâm vừa học hết năm thứ nhất đại học sư phạm thì đất nước giải phóng. Cha bệnh rồi mất. Mẹ cũng mang trọng bệnh. Là con út, thầy đành bỏ học để chăm sóc mẹ già. Thế nhưng, việc học đối với thầy Tâm chưa bao giờ ngừng lại. Thầy mượn tài liệu chương trình đại học của bạn tự học tại nhà đồng thời học thêm lớp đông y do Hội Y học Dân tộc cổ truyền huyện mở.
26 năm và 4.000 học trò
Nghề gõ đầu trẻ của thầy Tâm bắt đầu vào năm 1988, từ việc giữ con giùm cho các công nhân của một công ty gần nhà. Họ đi làm, nhà neo người nên chở luôn con theo cho chơi tha thẩn ngoài sân, chờ hết giờ thì chở về. Thế là thầy gọi bọn trẻ vào, dạy học chữ, học toán, không cho trẻ có thời gian đi rong ngoài đường. Thấy vậy, các công nhân bèn nhờ thầy dạy cho con họ. Học phí lúc đó chỉ là túi gạo, nải chuối vườn nhà.
Tiếng lành đồn xa. Những người hàng xóm cũng đem con tới gửi. Mặc nhiên ngôi nhà trống trước, hở sau của thầy Tâm trở thành lớp học luôn vang tiếng đọc bài từ sáng đến chiều. Thầy dạy từ tiểu học đến… luyện thi đại học. Có lớp mươi người, có khi chỉ kèm mỗi lớp một em, dạy đúng chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành nhưng theo phương pháp riêng của mình.
Sau đó, đáp ứng nhu cầu của một số người bạn, thầy Tâm dạy thêm tiếng Anh. Thầy lại lao vào đọc và nghiên cứu các tài liệu tiếng Anh rồi tự soạn giáo trình dạy cho học viên. Học xong tài liệu của thầy, nhiều học viên đã tự tin đi thi chứng chỉ A, B, C tại các trung tâm ngoại ngữ ở tỉnh hoặc TP HCM.
Ông Huỳnh Sáng, Phó Phòng Giáo vụ Trường CĐ Sư phạm Tây Ninh, nhận xét: “Anh Tâm là một người có năng lực đặc biệt. Còn nhớ hồi chúng tôi học trung học, sinh ngữ chính là Pháp văn, Anh văn là sinh ngữ phụ. Anh chỉ miệt mài tự học, tự nghiên cứu mà có thể mở lớp dạy cho các anh chị đủ trình độ đi nước ngoài, thậm chí mở lớp dạy cho các thầy cô chuẩn bị thi cao học. Trong nhiều học trò thời những năm 1990 của anh, nay một số người đang giữ các chức vụ quan trọng trong ngành giáo dục tỉnh nhà”.
Không dừng lại ở đó, năm 1992, lần đầu biết đến chiếc máy vi tính, thầy Tâm đã trăn trở nhiều đêm vì thấy nó “hay quá, lợi hại quá!”. Gom góp tất cả tiền bạc có được, vay mượn bạn bè, thầy sắm chiếc máy vi tính rồi mày mò dưới sự hướng dẫn của một người bạn. Tìm hiểu cả phần cứng lẫn phần mềm, cập nhật thông tin hằng ngày chủ yếu qua các tạp chí chuyên ngành, một năm sau, thầy sắm vài chiếc máy cũ để mở lớp vi tính tại nhà.
Suốt 26 năm nay, hơn 4.000 học trò đã qua các lớp đào tạo từ dạy chữ, tiếng Anh đến vi tính của thầy Tâm. Nhiều người trong số này đã thành danh, lập gia đình và lại tiếp tục gửi con cho thầy dạy.
Làm việc nghĩa để trả ơn đời
Có người nhẩm tính với số lượng học viên đông như thế, hẳn ông thầy đã rất… giàu. Bởi vậy, họ ngạc nhiên khi nhiều năm qua, gặp lại, vẫn thấy thầy đi chiếc xe máy cà tàng, mặc bộ quần áo cũ và hiếm khi xỏ đôi dép tử tế.
Hỏi thầy Tâm về điều này, ông cười cho biết: “Lúc đóng học phí, học viên có bao nhiêu cứ đóng bấy nhiêu, nếu thấy khó quá thì thầy giảm, nếu khó nữa thì miễn phí, mà khó quá nữa thì thầy… nuôi luôn!”. Thu nhập của thầy từ nghề dạy học và thi thoảng nhận dịch tài liệu hay phiên dịch cho vài đoàn khách về tham quan Tây Ninh, hầu hết đều dành cho việc từ thiện.
Đã có nhiều phụ huynh tới gửi con ăn học ở nhà thầy. Phần lớn những trường hợp này đều có gia cảnh khó khăn, cha mẹ đi làm xa và thuộc diện “học sinh cá biệt”. Nhưng đến với lớp học của thầy Tâm, các em đã có sự thay đổi. “Mỗi học sinh là một con người. Tôi chỉ lấy tình thương giữa người và người mà đối đãi, mong truyền cho các em một chút hơi ấm để các em đủ sức bước tới chứ không có bí quyết gì” - thầy giáo già nói.
Mỗi năm, bắt đầu từ tháng 1, thầy đã chuẩn bị quà Tết đi tặng mấy chục hộ nghèo. Đầu mùa mưa thì bắt đầu chương trình cất nhà, chống dột cho những nhà gặp khó khăn; Vu lan có chương trình tặng quà cho người già; Trung thu có quà cho con nít. Mùa khai trường, lại thấy thầy tất bật lo sách vở, quần áo và có khi cả tiền học phí cho học trò. Ngoài ra, thầy Tâm còn đem thuốc men đến nhà bệnh nhân nghèo, giúp họ qua cơn khó khăn. Chỉ riêng trong năm 2013, thầy đã chi trên 100 triệu đồng cho những chương trình này.
Em Trần Nguyễn Phương Như (học sinh lớp 8, Trường THCS Trường Tây, thị trấn Hòa Thành) phải sống nhờ bà ngoại; mẹ em bị mù lòa, đang đi làm chổi ở tỉnh Bình Dương. Lúc nhỏ, em một buổi đi học, một buổi theo ngoại bán vé số. Biết hoàn cảnh của em, thầy Tâm không thu tiền học phí mà còn trợ cấp gạo hằng tháng. Như khoe: “Con đã thi xong chứng chỉ B Anh văn và đang theo học lớp đàm thoại. Ước mong của con sau này là thi đậu vào sư phạm Anh văn. Khi ra trường, con cũng làm giống như thầy là dành một phần thời giờ của mình để dạy miễn phí cho những học trò nghèo”.
Trong một ngày, thầy Tâm luôn tất bật từ 6 giờ đến 21 giờ để tiếp khách, thăm bệnh, trồng thuốc nam, dạy học... Sau 21 giờ mới là “khoảng trời riêng” của thầy. Lúc này, trước màn hình máy tính, thầy thảnh thơi cập nhật các chương trình dạy tiếng Anh mới nhất, nghiên cứu cách chữa bệnh, tìm hiểu một loại dược liệu mà ai đó vừa gửi tặng.
Đến bây giờ, gia đình và bạn bè không thể nào hiểu nổi với tình trạng thị lực như vậy, làm sao thầy có thể làm tốt công việc mà một người có sức khỏe, sáng mắt… chưa chắc làm được. Thầy tâm sự: “Tôi mắc nợ bà con một đôi mắt. Tôi nhận được tình thương từ nhiều người quá nên giờ tôi phải cố gắng làm việc bằng tất cả khả năng của mình để… trả ơn đời”.
Xóa mù tin học cho người nghèo
Năm 1994, thầy Tâm cùng 1 người bạn thành lập Trung tâm Tin học, ngoại ngữ PCT Com với mong muốn “xóa mù thông tin” cho mọi người, đặc biệt là những người nghèo. Căn nhà ọp ẹp của thầy được cơi nới rộng rãi hơn nhưng “ông giám đốc” vẫn là ông thầy chân đất, vui vẻ và kiên nhẫn trực tiếp dạy từng lớp, từng học viên một. Từ cơ sở này, nhiều học trò của thầy đã xin phép thầy được mở ra các chi nhánh PCT Com khác ở khắp nơi trong tỉnh.


Bài và ảnh: Đặng Mỹ Duyên
Từ báo NGƯỜI LAO ĐỘNG

Irina Akimova Live on Swiss TV show Benissimo.


(st và chuyển:N.Diễm)

Họp cựu hs.trung học Tây Ninh từ 1955-1975-P.Hoa

Ngày 23/2 /2014,tai trường TH.TN cũ(tên bây giờ là TH.Trần Hưng Đạo có buổi họp cựu HS.THTN từ 1955-75.
Thầy cô tham dự gồm  cô Trần thị Hường,Thầy Mai văn Sít,Thầy Võ thanh Tòng,Thầy Tôn Thất Sum ( cô Hồng Vân bị khối u đang chờ mỗ),thầy Trần văn Rạng
.Nhìn chung các Thầy Cô năm nay yếu nhiều so với những năm trước.Có 1 người vừa là cựu HS,vừa là GS là Võ kim Phụng (khóa 2,ra trường 1963 và là GS năm 1967).

Khoá 1 - đầu tiên có các anh Võ công Văn,chị Lâm thị Sắng,Khưu công Võ...Khóa 2 có Tô Hằng,Pham Hòa,Võ kim Phụng,Hồ thị Thu Hà,Hồ Đông Sơ,,Lê Kim Hoàng,Nguyễn thị Ngọc,Lý Tuyết Ánh,Nguyễn Ngọc Ẩn,Nguyễn văn Ri, Trần văn Quen, Nguyễn văn Dô,Nguyễn văn Hanh,Nguyễn văn Sơn còn lại là các khóa sau...
Các bạn phần nhiều đã nghỉ hưu,ở nhà phụ giúp cho con cháu nên có buổi họp mặt để gặp nhau như vầy thật vui

Chị Lâm thị Sắng,k.1,áo đen-bìa phải
Nguyễn văn Sơn,bìa trái choàng vai Khưu Công Võ

5 chị em  ruột cùng là cựu HSTN.
Sân sau trường xưa,nền đất thay bằng nền gạch
.
Buổi hop có các nghi thức thường lệ như báo cáo cáo các hoạt độngtrong năm,tài chính... rồi mọi người dùng cơm trưa, có bàn ăn chay và mặn.
Sau đó, Trần Công Minh ( khóa 1958 )đưa Hòa,Hằng,Phụng ,Xuyến đi thăm chị Thân thị Đời (khóa 1956) ,nguyên là HT .trường Nông Lâm Súc TN.Chị Đời bị bệnh nằm tại nhà...
Một lát sau Lê Kim Hoàn đến bằng xe gắn máy.
Quá  trưa một số anh chị em k.1 và 2,3  đi xe máy đến nhà  Vui,em chị Phụng taị Bàu Năng,chuyện trò rôm rã đến 3 g chiều.
Chúng ta,ngày hôm nay gặp nhau ở đây thật là vui,được nhắc lại những giây phút  hồn nhiên,vô tư của quá khứ là một hạnh phúc của tuổi già.
Nếu một ngày nào đó mọi kỷ niệm chìm trong  mù mịt mà ngay người thân yêu nhất ta cũng không nhận ra thì đó là một trong những  trò trớ trêu của taọ hóa,mình cũng không biết và không thể chống lại nhưng các  Thầy Cô,bạn bè ngày xưa ơi,tôi thật sự nhớ và yêu quí mọi người về những kỷ niệm êm đềm của thời cắp sách
Hình ảnh tại nhà Vui.
Vỏ công Văn,Hồ Khánh Dũng,Nguyễn văn Sơn,Lê chí Định.
Ngân Triều và Lý Tuyết Ánh
...Lê kim Hoàn,Nguyễn kim Xuyến,Phạm Hòa,Ngân Triều
Chụp trước nhà Võ thanh  Vui là em ruột Võ kim Phụng
(Hình ảnh:Tô Hằng)


Xem Thêm :
🌼🌼🌼🌼
Đi Tây Ninh họp Bạn Cũ ngày 2/3/2013-P.Hòa :

Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2014

Tinh thần đặc biệt của tiếng Việt-BS.Nguyễn Hy Vọng

Bác sĩ Nguyễn Hy Vọng sanh năm 1932, tại Huế
Tốt nghiệp Đại Học Y Khoa Sài Gòn năm 1958
Đã hành nghề bác sĩ tại Miền Nam Viêt. Nam và tại Hoa Kỳ từ ngày ra trường cho đến năm 1997
Cộng tác với  cố học giả Đào Đăng Vĩ soạn Pháp Việt Đại Từ Điển (1952),  Pháp Việt Tiểu Từ  Điển (1954),  Bách Khoa Từ Điển (phần danh từ khoa học, Volumé A,B,C, (1960) 
Bắt đầu nghiên cứu và soạn thảo Từ Điển Nguồn Gốc Tiếng Việt từ năm 1981. Đang sửa soạn  xuất bản điã CD và sách giấy
Hiện sống tại Tustin, California

Thú vui: du lịch, đời sống gia đình, và nghiên cứu từ điển

BS NGUYỄN HY VỌNG
CÁI TINH THẦN ĐẶC BIỆT CỦA TIẾNG VIỆT  
sưu tầm & tản mạn

Theo các nhà ngữ học thì tiếng Mỹ là thứ tiếng nói vay mượn rất nhiều từ ngữ của các tiếng khác trên khắp thế giới, vì vậy mà nó rất dồi dào và sống động, nó là tiếng nói số một của loài người hiện nay
    Theo tôi thì tiếng Việt cũng không thua kém chi.
Nó đang đứng thứ 12 về số đông người nói [83 triệu] và đang lan ra khắp thế giới tự do từ cái biến cố 1975.
    Nó có một nguồn gốc rất là đa dạng vì qua 2,3 ngàn năm nó đã mượn rất nhiều tiếng Tàu mà xài, rồi gần đây lại còn mượn hàng trăm tiếng một của Pháp mà nói, bây giờ đã trở thành tiếng Việt rồi, thí dụ như béret, kaki, kilo, gara, accu, v.v… Các bạn có thể kể ra vài trăm tiếng như thế
    Hiện nay tiếng Việt lại còn đang dùng rất nhiều tiếng Anh Pháp Mỹ vay mượn như computer, battery, charge, v,v,, mượn như thế sau này một thời gian sẽ Việt hoá và trở thành tiếng Việt luôn.
    Đó là một điều hay, rất hay, tiếng Việt dồi dào thêm, có thêm nhiều cách nói, nhiều ngữ vững, nhiều cách phô bày tư tưởng.
    Nhưng ta nên để ý rằng dù có nói bao nhiêu thứ tiếng khác nhau đi nữa, ta cũng chỉ có một thứ chữ abc hiện nay để viết, ta không còn viết chữ Nôm nữa, ta không còn viết chữ Tàu nữa, ta không còn biết chữ khoa đẩu là chữ gì nữa, và sẽ không bao giờ.
    Như trong câu nói sau đây : cho xe vô gara, rồi check giùm cái bình điện, nếu hết charge  thì câu điện giùm, vô nhà coi công to [compteur] tháng này tiền nước bao nhiêu.  Có đến 6 ngôn ngữ khác nhau của cả thế giới trong câu nói ngắn đó mà ta không ngờ ! [Việt, Tàu, Pháp, Anh, Mỹ]
Một chuyện lạ hơn nữa là, cách đây mấy ngàn năm, ngoài tiếng Tàu ra, ông bà ta còn dùng và xài không biết bao nhiêu là tiếng nước ngoài ở Đông nam Á châu mà ta cứ tưởng đâu là tiếng Việt của ta, không ngờ đó là tiếng nói của biết bao ngôn ngữ láng giềng, mà lại không phải là tiếng Tàu.
Thí dụ ta nói tha thiết thiết tha  đó là tiếng Thái
                    vắng vẻ, đó cũng là tiếng Thái luôn
                    đủng đỉnh, vâng, cũng là tiếng Thái !
                    vơ vẩn vẩn vơ, đó là tiếng Lào đó bạn oi
                    chân tay, chân mây. nó là tiếng Khmer đó
                    một ngày, một hai ba bốn năm, đó cũng là tiếng Miên luôn !
Cụ Nguyễn gia Thiều cách đây gần 200 năm đã viết :
                   "Trẻ tạo hoá đành hanh quá ngán"
                    [đành hanh là tiếng gốc Chàm đó bạn ơi, có nghĩa là ganh ghét, ganh tị]
Cụ Nguyễn Trãi cách đây gần 600 năm nói:
                    Tuy rằng bốn bể cũng anh tam,
                    [Đó là tiếng Mã lai hiện nay đó bạn ơi, có nghia là thằng em trai]
Hay là : Hai chữ công danh tiếng vả vê  
Đó là tiếng Lào xưa đó, vả vê có nghĩa là trống vắng, mà bây giờ người Việt không còn ai nói nữa
Người Việt  nói cái  dùi cui hay đùi cui thì 250 triệu người Indonesia và Malay cũng nói làđulkul  … y hệt!
Hai tiếng Nôm na mà ai cũng cho là Nôm là Nam , vậy thì  na là gì ? mọi người đều lờ đi !
Thật ra, Nôm và na  đều có nghĩa gốc là xưa, cũ, lâu đờiđã có từ lâu.
[Các tiếng Lào Thái Khmer đều có ghi hai tiếng "nôm na" và đều giải thích như vậy]
Tiếng Nôm là tiếng nói xưa của người nước ta, đã nói như vậy từ lâu, truớc khi ông bà ta gặp người Tàu.
Còn nhiều nữa, rất nhiều nữa, cả thảy 27 ngàn 400 tiếng Việt như vậy, ta đã cùng nói cùng xài chung, dùng chung, của không biết bao nhiêu là ngôn ngữ anh em chung quanh ta, đến nỗi làkhông có một tiếng Việt nào mà lại không có chung đồng nguyên [gốc gác] với một vài ngôn ngữ khácở miền Đông nam Á này
Các tiếng nói Đông nam Á [Khmer, Lào, Thái, Chàm, Malay, Indonesia, Nùng, Hmong Bahnar, Rhade, v.v.. bao bọc tiếng Việt trong một vòng dây thân ái của tình anh emngôn ngữ chung giòng chung họ hàng mà chúng ta không ngờ đến đó thôi.
Nhưng tiếng Việt có một điểm rất lạ, dễ thì dễ mà khó cũng thật là khó, vì  ta tưởng là ta viết đuợc tiếng Việt là ta hiểu được tiếng Việt ,
Thật ra ta không hiểu tiếng mẹ đẻ của chúng ta nó ra làm sao cả :
- ta nói đau đớn  mà ta không hiểu đớn là gì, [đớn là tiếng Mon có nghia là đau cái đau của lòng mình]
- ta nói rộn rịp mà không hiểu rịp là gì,  [rịp là bận việc], gốc tiếng Lào Thái đó bạn ơi
- ta nói săn sóc , chăm sóc mà ta chẳng hiểu săn là gì mà sóc là gì.  Săn là  theo dõisóc là sức khoẻ # health [gốc Sanskrit / Pali đó]
Có cả thảy chừng 10 ngàn tiếng Việt gốc gác như thế !
Thành thử dù cho ta có biết viết chữ Nôm, hay chữ Tàu đi nữa, ta vẫn không thể nào bíết ý nghĩa của mỗi từ ngữ trong tiếng Việt của ta đâu!
Biết thêm vài ba ngàn  tiếng Pháp, tiếng Anh, chữ Tàu chữ Nôm thì cũng tốt thôi, ta sẽ trở thành một thứ học giả "bất đắc dĩ", nhưng đừng tưởng rằng như vậy là đã hiểu thông suốt tiếng Việt.
Cái này đòi hỏi phải có một trình độ và khả năng hiểu biết ý nghĩa nguồn gốc của mỗi chữ mỗi âm, mỗi từ trong tiếng Việt  mà con số lên đến gần 10 ngàn tiếng đơn như vậy.
 Chỉ có một cách qua được cái khó khăn vuợt bực đó.
Đó là phải có một bộ từ điển nguồn gốc tiếng Việt, tham khảo khắp cả 58 thứ tiếng lớn nhỏ ở  nam Á châu, từ tiếng Thái Lào, Khmer, Miến, Malay, Indonesia cho đến những tiếng nói thiểu số với vài ba trăm ngàn người, tiếng Muờng, tiếng Nùng, tiếng Hmong, tiếng Chàm …Chúng nó đều có đóng góp âm thanh, giọng nói và ý nghĩa gốc gác,  hay làm nguồn cội ban đầu cho mọi từ, mọi ngữ trong tiếng  Việt.
Và đó là bộ Từ điển nguồn gốc tiếng Việt, sắp xuất bản mà chúng tôi xin phổ biến  truớc một íttừ ngữ nguồn gốc Việt để các bạn và quý vị xem cho vui.
              
BS Nguyễn Hy Vọng


GIÁNG SINH NGUYỆN CẦU - Thơ Duy Anh Và Bài Họa Của Các Thi Hửu

GIÁNG-SINH NGUYỆN CẦU Giáng-Sinh nguyện trước quảng trường nầy Rực rỡ cây Thông đèn đóm đầy. Tiếng vọng tình thương vơi ác chiến Lời truyền ...