Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

Thư giản cuối tuần


“EM YÊU ANH LẮM CHỒNG ƠI .

Có một nhóm phụ nữ tham dự buổi hội thảo bàn về làm cách nào để sống hạnh phúc với chồng. Người chủ tọa hỏi:
 “Ai trong số
 các chị yêu chồng?” 
Tất cả
 phụ nữ đều giơ tay.

Nguời chủ tọa lại hỏi tiếp:
 “Lần cuối cùng các chị
 nói với chồng rằng mình yêu chồng là khi nào?”
 Một số
 phụ nữ trả lời hôm nay, có người bảo hôm qua, có người chẳng nhớ nữa. 

Người chủ tọa yêu cầu các phụ nữ lấy điện thoại di động ra và gửi mẩu tin nhắn sau cho chồng:
Em yêu anh lắm, chồng ơi”. 

  Sau đó các chị được yêu cầu đổi điện thoại cho nhau và đọc mẩu tin nhắn trả lời. Sau đây là kết quả:

1.     Ai đấy?
2.     Ê, má sắp nhỏ, bệnh hả?
3.     Anh cũng yêu em lắm.
4.     Gì nữa đây? Lại tông xe nữa hả?
5.     Tui hông hiểu bà nói gì?
6.     Bà lại làm trò gì nữa đây? Lần này tui không tha cho bà đâu.
7.     ?!?
8.     Khỏi vòng vo nữa, cứ nói bà cần bao nhiêu?
9.     Anh có đang mơ không đây?
10.  Nếu bà không nói cho tui biết tin nhắn này bà định gửi cho ai, có thằng sẽ chết.
11.  Anh đã bảo em đừng say nữa. Nếu em đã chán anh sẽ ra đi.
12.  Muốn gì thì muốn tui đã bảo là không!
------------------------------------------------------------------------------------------------------------





Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

NHÀ VĂN TIỂU TỬ VÕ HOÀI NAM VÀ NHỮNG TÁC PHẨM

Tiểu sử nhà văn Tiểu Tử

Nhà văn Tiểu Tử, tên thật là Võ Hoài Nam. Ông là con trai duy nhứt của giáo sư Võ Thành Cứ, cựu giáo sư trường trung học Pétrus Trương Vĩnh Ký, Sài Gòn. Ông sanh ngày 19 tháng 7 năm 1930 tại quận Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh, Việt Nam. Ông tốt nghiệp kỹ sư tại Marseille, Pháp quốc năm 1955. Ông về Việt Nam, dạy tại trường trung học Pétrus Trương Vĩnh Ký niên khóa 1955-1956. Tháng 10 năm 1956, ông vào làm việc tại hãng xăng Shell Việt Nam cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975. Năm 1979, ông vượt biên và định cư tại Pháp. Sau đó, ông nhận làm việc cho công ty Đường Mía của nhà nước tại Côte d’Ivoire, Phi Châu, từ 1979 đến 1982. Ông qua làm hãng xăng Shell Côte d’Ivoire cho đến khi về hưu (1982-1991). Hiện ông đang nghỉ hưu tại Paris, Pháp quốc.

Trước 1975, ông phụ trách mục biếm văn “Trò đời” trên nhựt báo Tiến, với bút hiệu Tiểu Tử. Bút hiệu nầy ông vẫn dùng cho những bài tạp văn và truyện ngắn của ông tại hải ngoại, sau 1975.

Ông đã xuất bản tập truyện ngắn “Những mảnh vụn” năm 2004 và “Bài ca vọng cổ” năm 2006.

Ngoài “Bài ca vọng cổ” ông đặt tựa cho tập truyện ngắn, còn các truyện ngắn khác mà ông rất tâm đắc, như “Nội”, “Thằng chó đẻ của má”. Thật vậy, đọc truyện ngắn “Nội”, “Thằng chó đẻ của má”, độc giả có cảm giác như lãng đãng hình bóng của bà mẹ quê của mình trong đó. Nó gần gủi và thân thương. Độc giả có cảm tưởng như tác giả nói giùm hoàn cảnh thương tâm của chính gia đình mình: Mẹ già gần tám mươi tuổi, mà cam tâm chịu đựng nỗi đau cắt ruột để khuyên con, cháu mình vượt biên. Tiểu Tử tâm sự:

“Và tôi thật xúc động với hình ảnh bà mẹ già phải đẩy đứa con duy nhứt đi vượt biên để vui mà sống với ít nhiều hy vọng! Thật là ngược đời: có người mẹ nào lại muốn xa con? Chỉ có ở chế độ xã hội chủ nghĩa mới xảy ra những chuyện “đổi đời” như vậy!”

Sau khi định cư ở xứ người, Tiểu Tử trông ngóng về người mẹ già ở tại quê nhà hiu quạnh, luôn nhớ mong con và cháu ở phương xa:

“Tôi biết: Má tôi là cây cau già – quá già, quá cỗi – nhưng vẫn cố bám lấy đất, chỉ vì trên thân cây còn mấy dây trầu… Hình ảnh đó bỗng làm tôi ứa nước mắt. Thương má tôi và nhớ cả quê hương. Cái quê hương tuyệt đẹp của tôi, mà Việt Cộng đã cướp mất. Cái quê hương mà trên đó tôi không còn quyền sống như ý mình muốn, phát biểu những gì mình nghĩ, ca tụng những gì mình thích. Ở đó, ở quê hương tôi, tôi còn bà mẹ già, bà mẹ tám mươi đã cắt ruột đuổi con đi, bỏ quê hương mà đi, để bà còn chút gì hy vọng sống thêm vài ba năm nữa! Bây giờ, vợ con tôi cũng đã đi hết. Má tôi còn lại một mình. Thân cây cau giờ đã nhẵn dây trầu, thêm tuổi đời một nắng hai mưa. Tôi biết! Má ơi! Con biết: Cây cau già bây giờ đang nhớ thắt thẻo mấy dây trầu non…”

Tiểu Tử có văn phong đặc biệt “miền Nam”. Ông xử dụng một bút pháp rất tài tình, ngắn gọn, nhưng cô đọng, ý xúc tích mà gợi hình. Từ ngữ ông dùng rất gần gủi với nguời miền Nam, một thứ từ ngữ đi thẳng vào lòng người, đem đến cho người đọc cảm xúc trọn vẹn và mãnh liệt, nhưng thân quen….

Truyện của Tiểu Tử càng đọc càng thích thú, say mê, dìu độc giả về những kỷ niệm thân yêu của một thời trên quê hương Tây Ninh yêu dấu. Ông Vương Văn Ký, người cùng sanh trưởng tại quận Gò Dầu với Tiểu Tử, đã viết tặng ông câu đối, như sau:

“Cố quốc đậm đà tình Tiểu Tử,
Trời tây thắm thía điệu Hoài Nam”


Trích: Giới Thiệu Truyện ngắn “Nội” Cuả Tiểu Tử Võ Hoài Nam


Dưới đây là những truyện ngắn và phiếm luận của nhà văn Tiểu Tử do BVCV sưu tầm. Kính mời qúy độc giả và các bạn thưởng thức:

Click on nhung~ tac pham co underline.

1.   Bài ca vọng cổ

2.   Cái loa

3.   Cái mặt (Phiếm luận)

4.   Cái miệng (Phiếm luận)

5.   Chuyện bình thường (Phiếm luận)

6.   Chị Tư Ù

7.   Chiếc Khăn Mu-soa

8.   Chợ trời

9.   Chuyện chẳng có gì hết

10.               Chuyện di tản 1975

11.               Chuyện giả tưởng

12.               Chuyện thuở giao thời

13.               Cơm nguội

14.               Con mẹ hàng xóm

15.               Con Mén

16.               [http://wp..me/p32ajk-1Su]Con rạch nhỏ quê mình

17.               Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn

18.               Đạp Xích-lô

19.               Đèn trung thu

20.               Đi xe đò, đi xe ôm

21.               Giọt mưa trên tóc

22.               Làm thinh

23.               Lẫn

24.               Made in Việtnam

25.               Mài dao, Mài kéo

26.               Mũ Bảo-hiểm

27.               Mùa thu cuộc tình

28.               Ngụy

29.               Người viết mướn

30.               NGÀY NẦY, NĂM 1975. .Mỹ thật..đểu…

31.               Những hình ảnh đẹp

32.               Người bán liêm sỉ

33.               Nội

34.               Ông già ngồi bươi đống rác

35.               Ông Năm Từ

36.               Tấm vạc giường

37.               Thầy Năm Chén

38.               Thằng chó đẻ của má

39.               Thằng dân (Phiếm luận)

40.               Thằng khùng

41.               “Thằng đi mất biệt”

42.               Thèm

43.               Tiết Nhơn Quý

44.               Tô cháo huyết

45.               Tôi đi bầu

46.               Tôi nằm gác tay lên trán

47.               Viết một chuyện tình

48.               Xíu


 

Lạ; Ngôi nhà di động trên...lưng ( từ blog :kichbu)

Có một người chắc chắn là không sợ ra khỏi nhà mà quên mang theo một cái gì đó cầnthiết  cho dù người đàn ông Trung Quốc Liu Linchao này đi đâu, ngôi nhà của ông luôn luôn bên mình otkstroy.ru viết.

Ông cõng túp lều 60 kg bằng tre của mình trên lưng và đi cùng với nó đến đâu tùy thích.Bên trong túp lều có những kệ tre giữ tất cả các đồ dùng cần thiết. Đêđêmbên trong cóthể thậm chí nhóm lên bếp lửa nhỏ để nấu nướng.

Liu hành nghề buôn bán ở Nam Trung Quốcbán các võ chai nước giải khát đã sử dụng đểtái sử dụngThe Daily Mail đưa tin.

 


"Tôi có thể đi bất cứ nơi nào tôi muốn. Điều này thật là dễ dàng, thuận tiện và giúp tôi không phải chi những khoản tiền lớn trong thời gian đi lại", - ông nói. Theo lời Linchao, ngôi nhà nhỏ di động đầu tiên của mình ông đã xây dựng năm năm trước và kể từ đó đã không thay đổi hình thức cư trú này.


-------


KÍNH MỜI ĐỌC VÀ HỌA THƠ "ĐÔNG VỀ'"của HỒ NGUYỄN

  ĐÔNG VỀ Lằng lặng Đông sang vóc héo gầy, Thu buồn rời xóm hút heo mây. Phòng cô đơn dáng hiu hiu quạnh, Ngõ vắng lơ thơ tuyết rớt đầy. Thỏ...