Thứ Năm, 29 tháng 1, 2015

LỢI ÍCH CỦA NỤ CƯỜI

                              

         Con người sinh ra đã biết cười, chẳng có ai dạy phải cười thế này, cười thế kia mà trẻ con lại cười rất hồn nhiên, thoải mái. Trẻ em cười trung bình khoảng 400 lần mỗi ngày và đó là phản xạ vô điều kiện thể hiện niềm vui sướng trong lòng. Khi trưởng thành, con người chúng ta càng ít cười hơn (trung bình 14 lần mỗi ngày), và đã vô tình đánh mất vô số lợi ích do nụ cười mang lại. Các chuyên gia tâm lý và tâm thần đã khám phá ra mối liên hệ giữa hài hước (yếu tố gây cười) và sức khỏe thể chất. Cười mang lại nhiều lợi ích tích cực với sức khỏe. Nhiều nghiên cứu khoa học phát hiện thấy cuộc sống sẽ tốt hơn khi con người cười. Đây là một số tác dụng với sức khỏe của con người. Đó là:
- Tăng tiết các hoóc môn tích cực như endophins (hoóc môn giảm đau tự nhiên) và serotonin (hoóc môn điều hòa tâm trạng).
- Thúc đẩy sức đề kháng, vì cười làm giảm các hoóc môn tiêu cực và tăng hoóc môn tích cực. Nụ cười còn làm tăng số lượng và mức độ hoạt động của các kháng thể chống viêm nhiễm.
- Có tác dụng tích cực với huyết áp.
- Giúp thư giãn và giảm căng thẳng.
- Tăng tần số hô hấp và cải thiện chức năng phổi.
- 20 giây cười thoải mái tương đương với tác dụng của 5 phút chèo thuyền.
- Cười giúp thể dục cho khoảng 15-20 cơ mặt.
- Kích thích nhiều vùng trong óc não.
- Những người hay cười sẽ phục hồi nhanh sau cơn bệnh và sau phẫu thuật cũng hồi phục nhanh hơn. Một số nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân có tính cách của tinh thần vui vẻ sẽ phải sử dụng thuốc gây mê ít hơn các bệnh nhân khác.
- Nụ cười còn giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành.
       Chỉ mỉm cười thôi cũng là một biểu hiện văn minh, cũng là thể hiện sức mạnh hoặc truyền đạt thông tin. Ai giữ được nụ cười tự nhiên trên môi, người đó có niềm vui và hy vọng vào cuộc sống. Một người luôn vui vẻ sẽ có "sức hút" mạnh mẽ, khiến người khác luôn muốn trò chuyện, kết giao thân tình. Nhưng không nên cười quá lố là tốt rồi.
       Tóm lại, ích lợi của nụ cười có rất nhiều. Đó là:
  1- Cười là một thần dược trị được cả bệnh thể xác lẫn bệnh tâm hồn.
  2- Cười làm cho ta cởi mở bao dung và có một tinh thần lạc quan yêu đời. 
  3- Cười làm tăng hồng huyết cầu và lá lách hoạt động tích cực hơn.
  4- Cười làm tăng sinh lực, khiến ta vui vẻ lanh lợi và thêm lòng yêu thương.
  5- Cười làm cánh cửa cảm thông rộng mở ra thật dễ dàng với mọi người.
  6- Cười mím, cười nụ, cười ra tiếng làm khuôn mặt chúng ta dễ mến hơn. 
  7- Cười làm thư giãn các bắp thịt trên mặt, tan biến những căng thẳng.
  8- Cười làm toàn thân được nhẹ nhàng thanh tịnh, thư thái và an lạc.
  9- Cười giúp ta tránh được tâm trạng cay đắng khổ đau, phản ứng kịp thời. 
10- Cười giúp cho tâm hồn lành mạnh và tăng thêm khả năng sáng tạo mọi việc.
11- Cười nhiều giúp ta biết tự kỷ có trách nhiệm và thực tế hơn.
12- Cười nhiều tránh được buồn nản, dễ thành công vì tiếng cười là trí tuệ.
13- Cười là khoảng cách ngắn nhất giữa hai tâm hồn, là biết nghệ thuật sống.
14- Cười dễ vui theo cái vui của người khác, hoan hỉ như mình thành đạt vậy.
15- Cười có thể làm tan di nỗi bực mình, buồn phiền của người đối diện. 
16- Cười giúp ta vui sống hiện tại, quên hết quá khứ và lo lắng về tương lai.
17- Cười giúp ta trở về với chính mình, tức là thực sự trở về đời sống mới.
18- Cười có nhiều lợi ích cho ta về sức khỏe, tinh thần và cảm xúc tâm linh. 
19- Cười giúp hồn nhiên tươi sáng,có nhiều khả năng chống lại bệnh tật.
20- Cười giúp các tế bào loại trong máu tăng lên, có sức đề kháng mạnh.
21- Cười làm giảm phong thấp, các khớp xương đỡ bị sưng và chống sưng. 
22- Cười làm giảm các chất hóc môn (cortisone) trong thận, sẽ sống khỏe hơn.
23- Cười tránh được nhức đầu, đau tim, cao huyết áp và mỡ trong máu.
24- Cười giúp tống khứ các khí dơ, thêm nhiều dưỡng khí cho bộ não thông minh.  
25- Cười làm tăng máu, chống viêm khớp, làm con người luôn tỉnh táo.
26- Cười tạo điều kiện cho ánh sáng nội tâm thể hiện, thấu suốt mọi sự vật.
27- Cười giúp những nét phiền muộn tan biến, gương mặt trở nên tươi trẻ ra.
      Cũng trong chiều hướng ấy mà rải rác khắp nơi trên thế giới, người ta đã bắt đầu tổ chức những “Festival cười”.
      Tại Đan Mạch, cứ đến Chủ nhật của thuần lễ thứ hai trong tháng giêng là mọi người lại tụ tập về quãng trường Town Hall của thành phố Copenhagen để...cười sảng khoái.
      Câu lạc bộ cười lần đầu tiên được sáng lập ở Bombay năm năm trước đây, bởi bác sĩ tâm lý người Ấn Độ Madan Kataria. Tiếng tốt về câu lạc bộ này đã nảy sinh ra một ý tưởng tương tự ở anh công nhân quảng cáo thất nghiệp Đan Mạch, Jan Thygesen Poulsen. Và anh ta đã trở thành người khởi xướng câu lạc bộ cười ở đất nước này.
       Tại Québec bên xứ Canada , từ nhiều năm nay đã xuất hiện “Festival chỉ để cười”.      Tại festival này, mọi người đều có đủ thời giờ để lập cho mình một kiểu cười chẳng giống ai. Tại Pháp cũng rộ lên “Festival hóm hỉnh” ở Seine-et-Marne. Và mới đây hồi cuối tháng 6 năm 2005 tại Hồng Kông, người ta cũng đã tổ chức đại hội...cười.
       Tuy nhiên, có một điều khác cũng không kém phần quan trọng, đó là hãy đem lại cho người khác những nụ cười lành mạnh, vô tư, không ẩn chứa những dụng ý thầm kín nào đó, bởi vì chính những nụ cười này sẽ đem lại cho họ niềm an ủi trong những khi đau khổ và niềm khích lệ trong những lúc tuyệt vọng.
     Nên có THƠ rằng:
                            NỤ CƯỜI TƯƠI
                  Mt n cười tươi chiếu sáng lòa,
                        Cho đi rng r đp như hoa.
                        Bun nhìn cm thy như thêm sng,
                        Mt ngm tăng lên nét đm đà.
                        Tiếng nói không đng sinh hiu lch,
                        N cười chng gii cũng thông qua.
                        Hoa vườn n r vào thu mi,
                        Mt n cười tươi vn tiếng hòa.
                                                               HỒ NGUYỄN
_______
               Nguồn sưu tầm trên trang mạng.

               Hồ Xưa tổng kết, trình bày lại.

KHI ĂN ĐỪNG GẮP CHO NGƯỜI KHÁC - TS. BS Trần Bá Thoại


Trong nhiu bui tic tùng, hp mt, mt thc khách dùng đũa mình đang ăn, gp thc ăn cho nhng người ngi cùng bàn.
Ng
ười gp không biết người cùng bàn nhiu khi khó chu nhưng không nói ra.

Có ng
ười ly đũa mình đang ăn đ gp cá, tht... b vào chén ca người cùng bàn hoc gp rau, hi sn cho vào ni lu và nhúng đũa đè rau xung ni.

Có ng
ười ly mung hoc vá, múc nước trong ni lu đ nêm nếm, xong li ly cái mung đó khuy ni lu ri nếm tiếp, ri múc lu cho vài người.

M
t s người  nghĩ rng gp cho người, múc cho khách, th hin s tôn trng người khác.
Nh
ưng điu này hoàn toàn là võ đoán.
Th
hi mt người bnh gút, bnh tha m máu đang ăn kiêng, chúng ta li gp cho h hi sn, tht đ thì hưng bng không?
Ð
ơn gin hơn, mt người ăn chay trường, li b b gp cho món mn thì cũng  khó x.

Các b
nh truyn nhim lây lan qua thc phm hay đ ung là mt vn đ ph biến, gây lo lng và đôi khi đe da tính mng con người.

T
i Hoa Kỳ, Trung tâm Kim soát và phòng nga dch bnh (CDC) ước tính mi năm có mt trong sáu người M (48 triu người) b bnh, 128.000 người nhp vin và 3.000 người chết vì các bnh lan truyn t ăn ung.

M
t trong nhng bnh lan truyn do đường ming này là viêm gan siêu vi A.

Theo T
chc Y tế thế gii (WHO), virút gây viêm gan A lây truyn ch yếu qua đường phân - ming, mt người lành ăn phi thc ăn hoc nước ung b nhim mm bnh (phân ca người bnh), s mc bnh viêm gan A.

Virút cũng có th
lây truyn qua tiếp xúc vt lý gn gũi vi người nhim, nhưng kh năng ít hơn nhiu.

Cũng theo WHO,
các nước đang phát trin vi điu kin v sinh môi trường kém, thì hu hết tr em (90%) b nhim viêm gan siêu vi A, trước 10 tui.

Theo H
i Khoa hc tiêu hóa Vit Nam (VNAGE), trên 80% dân s nước ta b nhim vi khun Helicobacter pylori.
Vi khu
n này gây ra khá nhiu bnh ca d dày - tá tràng như: chng ri lon tiêu hóa, viêm d dày, loét d dày - tá tràng.

Vi khu
n H. pylori có nhiu trong nước bt, mng cao răng, niêm mc d dày ca người bnh và lan truyn ch yếu qua ăn ung.

Do đó, đ
tránh lây nhim, cn ăn chín, ung sch, tránh các thói quen xu như: ung chung ly rượu, chm chung nước mm, ly đũa mình đang ăn gp thc ăn cho người bên cnh...

T
nhng thông tin trên, có th kết lun rng dùng đũa mình đang ăn, gp thc ăn cho người khác, là thiếu v sinh và có kh năng lây lan bnh truyn nhim.

Mâm c
ơm gia đình ca đa s người Vit thường chung cơm, canh, cá, tht... nhưng chén đũa riêng.

Chúng ta có th
dùng chung tô canh (vá riêng), gi chung miếng cá, gp chung đĩa tht kho... nhưng chng ai dùng chung đũa chén c; nếu nghi dùng nhm thì có l mi người, k c tôi, s thay b khác ngay.

Và đ
ương nhiên, nhiu người không dám ăn nhng món đã b người khác khong lên bng đũa đang ăn ca h.

Nh
ý thc, ngày nay vic ăn chung đũa cũng đã có phn ci thin: gp đũa hai đu, b trí mung nĩa, vá, đũa... các món chung.

Nhi
u gia đình người Qung t chc gi k, liên hoan bng món đc sn mì Qung ni tiếng. Ðây tht s là món buffet dân dã Vit Nam.

Ch
nhà nu chun b: mt ni nhân ln tht gà, tht bò, tôm, trng, mt lượng nước dùng thích hp, đ th rau và gia v cn thiết.
Khách kh
a ch vic chn loi thích dùng, lượng theo ý, người trước, k sau đu tha mãn.

Ti
c đng kiu này có ưu đim: 1/ là hp khu v, nhu cu dinh dưỡng, ai nhiu ai ít tùy chn; 2/ là rt v sinh, tránh chung đng đũa, chén, mung, nĩa và 3/ là tiết kim và hp lý.

Ăn u
ng bao hàm dinh dưỡng, khoa hc và văn hóa.
M
t thc ăn ngon, hp khu v nhưng thiếu khoa hc, kém v sinh chc chn s không được s đông chp nhn.

Vì v
y khi ăn tic, liên hoan... trong trường hp đi đế, nếu mun chia thc ăn cho người cùng bàn, b rau, tht, cá vào ni lu, thì không nên dùng mung đũa mình đang ăn đ gp, múc mà hãy dùng mi người mt b đ ăn riêng.

TS. BS Tr
n Bá Thoi



Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015

MUỘN - Phượng ngày xưa


Em vẫn biết anh vẫn còn thương nhớ

Nhiều về em, hình ảnh thuở thiếu thời

Bóng nhỏ đường chiều nhặt cánh phượng rơi

Cài lên tóc, bắt em làm công chúa…

*

Nhưng hoàng tử trong lòng em ngày ấy

Không phải anh mà người ở phương xa

Đưa em về nơi nhung gấm lụa là

Gác tía lầu son… chim lồng cá chậu

*


Anh có hiểu sao em không đáp lại?

Lòng anh bây giờ, đang nặng tình si

Nếu em cho, anh sẽ được những gì?

Khi con tim một lần sai nhịp đập

*

Tình đến muộn, thôi anh đừng than trách

Không trọn kiếp nầy, xin hẹn kiếp sau

Trót lỡ làng, chỉ còn biết đớn đau

Đem chôn kỷ niêm vào vùng quá khứ!!!

Saigon 20/11/20

pnx


Chỉ còn lại tình thâm - CCN


              Buồi họp lớp Đệ Nhứt đầu tiên sau gần 50 năm xa cách thật đáng nhớ làm sao!  Sau giây phút tay bắt mặt mừng là lúc kể lể những nổi gian truân cùng cực của mỗi đứa, vài đứa đã ra đi vĩnh viễn mà khi nhắc lại không mấy ai còn nhớ rõ mặt, dù vậy,cũng có đứa cúi xuống, che giấu vội vàng những giọt nước mắt thương cảm…
Để phá tan bầu không khí ãm đạm, nhỏ Huệ lên tiếng:
“ Ê, hồi đó, ông nào mê nhỏ nào mà hỏng dám nói thì bây giờ cứ nói huỵch tẹt ra hết đi, mấy thuở mới được dịp tự do như thế nầy chớ”
*Anh bạn Công,cựu Thiếu Tá TG, Việt kiều trở về, quen thói nhà binh, mạnh dạn đứng lên xin phát biểu trước rồi tằng hắng lấy giọng ồ ồ, hát trọn bài Vọng Gác Đêm Sương:
 “Xưa lúc xa xưa , tôi có người em tuổi đẹp TRĂNG tròn
Tuy rằng không gặp, không hẹn bao giờ và chưa yêu thương
Phong kín tâm tư tôi gởi đời trai vào mộng đăng trình
Giữa buổi TRĂNG rằm rời xa gác ấm không hề gặp nhau..."            

 Bài hát vừa dứt, thay vì vỗ tay tán thưởng thì mọi người lại nhao nhao lên hỏi:
“ Rồi có lần nào gặp lại em chưa?”
Công làm bộ đão mắt nhìn chung quanh một lúc rồi đáp:
“ Có, nhưng thân cá chậu chim lồng… Thôi đành chờ đến kiếp sau…”
Cả bọn nhìn Công, tiếc nuối giùm cho bạn, không ai để ý đến nhỏ Nguyệt, quay mặt đi mà mắt đỏ hoe rồi bất chợt ngâm nga:
Chim bói cá cũng đâu còn giương mắt
Tìm Ánh Trăng vàng chìm đáy nước sâu
Khúc Thụy Du bãng lãng nỗi ưu sầu
Chiều hoang vắng thả hồn qua Giếng Mạch

Sự tình chưa kịp lắng đọng thì anh bạn Báu, cao to đẹp trai, cũng là một Việt kiều đã vội vàng lên tiếng:
“ Các bạn có còn nhớ cái lần lớp mình tổ chức đi chơi ở phía bên kia sông Bến Cầu hông?  Lần đi chơi đó đã in sâu trong lòng tôi hình ảnh cô bé đội nón lá quai màu trắng, ngồi trên phà, in bóng xuống dòng sông, tôi vô tình lấy xác mía đang nhai chọi xuống, nước chao động làm hình ảnh cô bé nhạt nhòa nhưng  cho đến  giây phút nầy, bóng dáng cô bé vẫn còn ngự trị trong tim tôi…”
Mọi người tò mò đảo mắt tìm kiếm cô bé đội nón lá quai trắng là ai thì bất ngờ nhỏ Thuận lên tiéng với giọng trầm buồn:
“ Xác mía đã cuốn đi hình bóng người con gái đó SANG bên kia SÔNG để chịu nhiều bão táp phong ba của cuộc đời, bây giờ thì:
Em trả lại anh buổi đi dã ngoại
Con sông Vàm Cỏ chứng kiến tình thơ
Xác mía rơi vô ý lại bất ngờ
Xóa hình cô bé nón quai màu trắng…”

Báu xót xa nhìn Thuận nhưng Thuận quay sang “ Hùng đầu bạc” ( anh bạn đã bị bạn bè gán chết biệt danh  đó từ hồi còn đi học vì mái tóc trắng ), nói lãng:
“Lịch sử đã sang trang, bây giờ đã lảm ông lớn rồi mà cũng chịu khó đi họp lớp với bọn nầy nữa he “
Nhỏ Huệ nạt Thuận:
“Ê, ở đây hỏng có chỗ để nói chuyện công danh sự nghiệp mà chỉ có đề tài tình si cùng lớp thôi nghen”
*Anh bạn Hùng đầu bạc, sau khi thi đậu Tú Tài,đã theo một lối rẻ khác, không cùng chiến tuyến với bạn bè, nay đã “ trở về mái nhà xưa”, thú nhận rằng anh đã đạp xe theo đuôi một người bạn gái cùng lớp suốt thời gian dài sau giờ tan học mà không dám nói lời nào…
Anh bạn Tú châm chọc:
“Hồi đó hỏng dám nói thì bây giờ cứ nói đại hết đi, đối mặt nhau rồi đó…”  Vừa nói, Tú vừa ngước nhìn nhỏ Phương cười hì hì…Nhỏ Phương ,được bạn bè trêu chọc là “ té củng ra thơ” vội vàng lên tiếng:
Năm mươi năm vẫn thờ ơ,
          Vì hai quan điểm  đôi bờ cách ngăn.
                   Gặp lại nhau quá ngỡ ngàng,
          Vì Người đâu phải kẻ sang quên hèn
                   Nhắc chuyện cũ Người thở than:
          “ Xin đừng cố chấp kẻ mang nợ đời,
                   Thời gian còn ít bạn ơi!
          Nên ta hãy cứ rong chơi tuổi già…”

 Hùng quay sang nhỏ Phương từ tốn:
“Cám ơn bạn đã thay lời muốn nói giùm tôi, bây giờ già cả rồi, còn yêu đương gì nữa, chỉ mong các bạn đừng cố chấp chuyện ngày xưa để giữ chút thâm tình còn sót lại”
Anh bạn An, hiện là “đại ca” của nhóm, nhanh nhẩu:
“ Đồng ý hoàn toàn với Hùng vì tất cả rồi cũng sẽ ra đi, chỉ có thâm tình là còn ở lại”
Rồi An quay sang nhìn nhỏ Phương với ánh mắt thật trìu mến, nhỏ giọng:
“Nhưng mà Phương  có còn một chút ân tình nào với “cây si An “ nầy không vậy?”
Nhỏ Phương chưa kịp trả lời An thì  một giọng nói nhừa nhựa vang lên:
“ Không được, phải hoàn toàn không chừa một chút nào cho An cả vì tất cả ân tình của Phương phải dành cho tôi, tên mục đồng Minh nầy, kẻ đã từng đi chăn trâu mướn từ nhỏ, mà lại muốn trở thành bạch mã hoàng tử của nàng công chúa ngủ ở lầu đài trong rừng…như một chuyện cổ tích. Giờ đây, giấc mơ đó đã không thành, tôi nhất quyết phải nói hết những điều thầm kín trong lòng để khi về với ông bà, tôi có thể yên lòng nhắm mắt…”
Minh nói như người say rượu nhưng ai cũng biết anh không say mà anh đang mắc bệnh nan y vào thời kỳ cuối,, mọi người nhìn anh thương cảm, quên mất nhỏ Phương đang quay đi che giấu hai giọt lệ trào ra khóe mắt, giọng nghẹn ngào:
 Chuyện đã xưa rồi, xin đừng nhắc nữa!
           Tóc bạc, da mồi, lưng mỏi, gối dùn…
           Tình đơn phương  hãy chôn chặt trong lòng
           Đó mới là tình yêu chân thật nhất!.

*Để xóa tan bầu không khí ãm đạm, nhỏ Huệ làm bộ cằn nhằn:
“Cái ông nầy, đang vui sao lại nói chuyện buồn, mà hồi đó, ông nào cũng nói si, nói yêu người cùng lớp, sao lúc cưới, thậm chí, chì là lúc cặp bồ, mấy ông cũng chọn mấy đứa lớp dưới tụi tui không vậy?”
Anh bạn Tú vỗ tay khen:
“Câu hỏi nầy hay quá, đáng cho 20/20 điểm”
Nảy giờ Hùng Đầu Bạc ngồi lặng thinh, giờ mới chậm rãi lên tiếng bênh vực cho phái mạnh:
“Tại vì các bà đâu có cho tụi tôi cơ hội để nói, vào lớp thì luôn ngó lên bảng và bàn thầy,ra đường thì mắc ngó mấy xe jeep,chở mấychàng mà trên vai áo dính đầy bông mai vàng trắng lấp lánh…”
Nhỏ Phương chống chế:
“ Trong dó hỏng có tui à nghen, ở trong lớp, tui mắc ngó xuống bàn chót để tim một người cao như cây tre miễu, đàn hay hát giỏi,dáng vẻ phong lưu, còn ra khỏi lớp thì mắc hái hoa bắt bướm, thả trôi theo dòng nước, mang ra biển cả mênh mông …”
Nhỏ Huệ phán xét chung cuộc:
“ Vậy thì hòa cả làng rồi nhe, ai còn nợ ai thì lần sau nói tiếp.  Cả bọn ra về vui vẻ….
Saigon  20/11/2014
    Công chúa nhỏ.
Nhà HH.Vân.
10 tháng sau...



         



Chủ Nhật, 25 tháng 1, 2015

Hai vầng nhật nguyệt - Thơ CCN



                   ***
Tình cách ngăn, đêm không tròn giấc ngủ
Cứ bâng khuâng ray rứt mãi chẳng thôi
Tâm tư thổn thức, lòng dạ rối bời
Đôi ta giống như hai vầng nhật nguyệt!
*
Ngưu Lang Chức Nữ dẫu xa biền biệt
Nhưng hàng năm vẫn có dịp bên nhau
Anh    em để thời gian trôi mau
Tóc bạc màu nghe chừng càng xa cách!
*
Ân tình xưa giờ chỉ là ảo ảnh
Yêu đương muộn màng, không nợ chẳng duyên
Đến với nhau chi?  Thêm chuốc ưu phiền?
Ngậm cay đắng …tội tình thân cô phụ!
*
Thôi quên đi, chuyện tình buồn ngày cũ
Bước lang thang  vào trang cuối cuộc đời
Bến đỗ đợi chờ sao quá chơi vơi?
Duyên dang dở nỗi trôi sầu cách biệt!
                   Saigon 23/ 1/ 2015


12 cuốn tiểu thuyết được đánh giá cao nhất thế kỷ 21 (từ Dân Trí)

Chúng ta mới bước sang thế kỷ 21 được 15 năm, để biết đâu là những cuốn tiểu thuyết xuất sắc nhất của thế kỷ vẫn còn quá sớm, nhưng dựa trên đánh giá của nhà phê bình, phản hồi của độc giả và lượng sách tiêu thụ, trang BBC (Anh) đã có những dự đoán…
Tổng cộng đã có 156 cuốn tiểu thuyết được đưa ra cân nhắc, từ đó 12 cuốn nhận được những đánh giá cao nhất đã vinh dự xuất hiện trong danh sách này.
Middlesex (Giới tính giữa - 2002), nhà văn Mỹ Jeffrey Eugenides
“Tôi được sinh ra hai lần: lần đầu tiên, là một bé gái, vào một ngày trời quang mây tạnh ở thành phố Detroit tháng 1/1960; và sinh ra một lần nữa, là một cậu trai choai choai, trong một phòng phẫu thuật ở thành phố Petoskey tháng 8/1974”.
Nhà văn Eugenides đã viết như vậy trong những dòng mở đầu của cuốn tiểu thuyết. Ở tuổi 14, Calliope Stephanides phát hiện ra rằng mình có cả cơ quan sinh dục nam và nữ, Calliope quyết định chuyển giới và đổi tên thành Cal. Bằng giọng văn giàu cảm xúc, Eugenides đã đặt ra những tầng lớp câu hỏi về định mệnh, về sự tự do trong cuộc đời của nhân vật Cal suốt những năm tháng trưởng thành về sau.
Một sai sót của tạo hóa cuối cùng đã đưa lại cho Cal một món quà bí ẩn, đưa lại cho anh “khả năng giao tiếp giữa các giới tính, để có thể quan sát thế giới không phải chỉ bằng tư duy của một người đàn ông hay một người phụ nữ, thay vào đó là sự nhìn nhận thấu suốt bằng cả nữ tính và nam tính.
White Teeth (Răng trắng - 2000), nhà văn Anh Zadie Smith


Khi viết tác phẩm này, nữ nhà văn Zadie Smith mới 23 tuổi, cô đã khiến văn đàn Anh sửng sốt với tác phẩm đầu tay thành công chứa đựng sự thông thái và một nhãn quan không hề sao chép bất cứ cây bút nào trước đó.
“Răng trắng” lấy bối cảnh thành phố London, Anh, nơi Archie Jones và Samal Iqbal kết bạn với nhau từ thời Thế chiến II, khi họ còn phục vụ trong quân đội. Hòa bình lập lại, họ ổn định cuộc sống, lập gia đình. Cuốn tiểu thuyết mở đầu bằng việc Archie ly hôn người vợ thứ hai, ngồi trong chiếc xe hơi đang nhồi đầy khói xe, đầu gục xuống vô-lăng.
Archie quyết định tự tử vào đúng ngày đầu năm mới 1975. Anh đậu xe trước một cửa hiệu bán thịt của một người đàn ông theo đạo Hồi, may mắn, Archie được người chủ tiệm cứu sống. Dần dần, “Răng trắng” mở ra hàng loạt những cảnh tượng sinh động và những lớp lang nhân vật, khắc họa một bức chân dung về thành phố London đa văn hóa thời kỳ hậu Thế chiến.
Những đứa trẻ với những cái tên lạ lẫm, những cái tên ẩn chứa trong đó câu chuyện về cuộc di cư, về những con thuyền nêm chặt người vượt biển đi tìm vùng đất hứa, về những sự đón tiếp lạnh lùng khi đặt chân lên xứ người với những điều kiện nhập cư của nhà chức trách…
Half of a Yellow Sun (Nửa mặt trời vàng - 2006), nhà văn người Nigeria - Chimamanda Ngozi Adichie

Trong cuốn tiểu thuyết sinh động của mình, nữ nhà văn Adichie đã quay ngược thời gian trở về quá khứ của tổ tiên mình, để viết về cuộc xung đột Biafra từng phủ bóng đen lên đất nước cô trong suốt 3 năm, khi những người Igbo ở miền đông ly khai hồi năm 1967. Nằm trong biến động của đất nước có những bi kịch của gia đình.
Câu chuyện về đất nước Nigeria được kể thông qua hai chị em sinh đôi Olanna và Kainene, một cậu bé giúp việc không tên, người bạn trai trí thức của Olanna, và một người đàn ông Anh chuyển tới sống ở Nigeria về sau đem lòng yêu Kainene.
Cuốn tiểu thuyết khắc họa lại thời kỳ hậu thuộc địa của đất nước Nigeria. “Nửa mặt trời vàng” được coi là tác phẩm văn học đầy trí tuệ và giàu tính nghệ thuật, đưa ra những câu chuyện chính trị một cách nghiêm túc, đồng thời ẩn chứa trong đó, tình yêu và sức sống con người trong chiến tranh, loạn lạc.
Atonement (Đền tội - 2001), nhà văn Anh Ian McEwan

“Đền tội” là cuốn tiểu thuyết đẹp ám ảnh mở đầu bằng một ngày hè năm 1935, khi cô bé 13 tuổi Briony đưa cho mẹ xem vở kịch cô đã viết để chuẩn bị biểu diễn cùng với 3 người anh chị em họ vào buổi tối hôm sau, nhưng đúng tối hôm đó, Briony chứng kiến người chị họ 15 tuổi Lola bị hành hung và cưỡng hiếp trong rừng đêm.
Briony là nhân chứng duy nhất và lời khai của cô bé đã khiến Robbie, bạn trai của chị gái Cecilia - một thanh niên trí thức đang theo học ở trường Cambridge phải vào tù. Tác phẩm sau đó mở ra toàn cảnh xã hội Anh thời Thế chiến II.
Sau này, khi đã trưởng thành hơn, Briony hiểu rằng một lời khai gian dối vì sự ghen tị trẻ con của mình đã phá hỏng vĩnh viễn cuộc đời của Robbie và mối tình giữa Robbie với chị gái cô. Như một cách để đền tội cho quá khứ, Briony trở thành y tá chuyên chăm sóc các thương binh ngoài mặt trận. Cuốn tiểu thuyết theo sát các nhân vật qua 6 thập kỷ, trong đó, Briony là nhân vật chính, luôn đi kiếm tìm sự đền tội với nỗi ám ảnh suốt cuộc đời.
Billy Lynn’s Long Halftime Walk (Cuộc đi dạo ngắn rất dài của Billy Lynn - 2012), nhà văn Mỹ Ben Fountain

Cuốn tiểu thuyết đầu tay của Fountain kể về 8 cậu tân binh đến tham chiến tại Iraq, chưa từng đánh giáp lá cà trước đây, ngay trong trận đầu tiên, nhóm 8 người các cậu đã phải vĩnh viễn chia tay một đồng đội và một người khác bị thương tật vĩnh viễn. Sau quãng thời gian thực hiện nghĩa vụ ở Iraq, họ trở về Mỹ và được tôn vinh như những anh hùng, được báo chí tìm tới phỏng vấn, đưa tin.
Câu chuyện được kể thông qua nhân vật chính - cậu thanh niên 19 tuổi Billy Lynn - với những hỗn độn cảm xúc và nỗi bất an thường trực sau khi trở về quê nhà từ chiến trường Iraq. Trước những tôn vinh mà người ta dành cho, Billy Lynn đã nói một câu kinh điển rằng: “Thật kỳ lạ khi anh được tôn vinh vì đã trải qua những ngày tệ hại nhất trong cuộc đời mình”.
A Visit from the Goon Squad (Chuyến viếng thăm của biệt đội đánh thuê - 2010), nhà văn Mỹ Jennifer Egan

“Thời gian là một tay lính đánh thuê ẩn náu rất kỹ, bạn thường không để ý tới hắn bởi bạn đang bận đương đầu với những tay khác đứng lù lù ngay trước mặt”. Mạch tiểu thuyết xoay quanh giọng kể tự sự của ca sĩ nhạc rock kiêm nhà sản xuất âm nhạc Bennie Salazar, người trợ lý có thói ăn cặp vặt Sasha và hàng loạt những con người nuôi ước mơ được nổi tiếng.
Trong cuốn tiểu thuyết, Egan đã khắc họa cuộc hành trình từ tuổi trẻ đến tuổi già của những con người, cùng với đó là sự biến đổi nhanh chóng của thế giới xung quanh, khiến những trải nghiệm của con người mỗi thời mỗi khác. “Chuyến viếng thăm của biệt đội đánh thuê” là một cuốn tiểu thuyết đầy trí tuệ, chứa đựng sự bất ngờ và sức lôi cuốn.
The Amazing Adventures of Kavalier & Clay (Những cuộc phiêu lưu đáng kinh ngạc của Kavalier và Clay - 2000), nhà văn Mỹ Michael Chabon

Joe Kavalier là một ảo thuật gia, anh đã dùng tài nghệ của mình để trốn thoát khỏi thành phố Praha nơi quân Đức quốc xã đóng quân hồi năm 1939. Đi tới New York, cùng với người em họ Sammy Clay, Joe Kavalier đã sáng tạo ra nhân vật siêu anh hùng Đào tẩu và cho ra mắt loạt truyện tranh thành công xoay quanh nhân vật này.
Với phong cách truyện lồng truyện, giọng văn sắc sảo, giàu cảm xúc, chứa đựng nhiều chi tiết lịch sử và đề cập tới phạm trù đạo đức con người trên nhiều bình diện, tác phẩm là dấu gạch nối khắc họa sự chuyển giao sôi động giữa hai thế kỷ 20-21.
The Corrections (Sửa chữa - 2001), nhà văn Mỹ Jonathan Franzen

Cuốn truyện xoay quanh nhiều thế hệ trong một gia đình đã thâu tóm được tinh thần của thời đại, của thập niên 2000. Các nhân vật chính trong tác phẩm là cặp vợ chồng Alfred - Enid và 3 người con đã trưởng thành, giờ đi khắp nơi lập nghiệp của họ.
Tác phẩm khởi điểm từ những năm cuối của thế kỷ 20 khi Alfred bắt đầu có những dấu hiệu của bệnh Parkinson và chuẩn bị tận hưởng “một mùa Giáng sinh cuối cùng thực sự hạnh phúc”, cũng chính lúc này, nền kinh tế Mỹ đang đứng trước bờ vực của sự suy thoái.
Cuốn tiểu thuyết đề cập đến một vấn đề vừa quan trọng vừa gai góc của thời đại, đó là những bất ổn thường trực của nền kinh tế, để từ những con số khô khan, vô cảm phản ánh những giá trị cốt lõi trong mỗi gia đình, đó là mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, là một xã hội ngày càng có nhiều người già sống cô đơn, âm thầm nuối tiếc những tháng ngày hào quang đã mất.
Gilead (2004) - nhà văn Mỹ Marilynne Robinson

Đức cha John Ames là nhân vật chính của tiểu thuyết, vì vậy, “Gilead” chứa đựng nhiều câu chuyện về lòng tin tôn giáo - một đề tài vốn gây tranh cãi và thường là kiêng kỵ trong văn học Mỹ đương đại.
Trong khuôn khổ của một gia đình và một cộng đồng dân cư nằm dưới sự chăm nom tín ngưỡng của đức cha John Ames, nữ nhà văn Robinson đã phản ánh đời sống tinh thần của những con người thuộc nhiều thế hệ ở đầu thế kỷ 21, trong đó, những điều kỳ diệu vẫn xảy ra dù lòng tin vào kỳ tích thánh thần của con người tưởng như đã nguội lạnh.
Wolf Hall (Sảnh sói - 2009), nhà văn Anh Hilary Mantel

Trở về với Châu Âu thế kỷ 16, cuốn tiểu thuyết lịch sử có nhiều yếu tố giả tưởng của nữ nhà văn Mantel đã kể lại những câu chuyện có thật thông qua góc nhìn của một chính khách quyền lực hàng đầu Vương quốc Anh thời đó - Thomas Cromwell. Cuốn tiểu thuyết đã đoạt nhiều giải thưởng, được chuyển thể lên sân khấu và truyền hình.
Cách kể lại những câu chuyện lịch sử quen thuộc kết hợp với những tưởng tượng mới mẻ của nhà văn đã khiến hành trình theo đuổi quyền lực của Thomas Cromwell được khắc họa đầy sinh động, hấp dẫn và thuyết phục.
The Known World (Thế giới như đã biết - 2003), nhà văn Mỹ Edward P Jones

Lấy bối cảnh năm 1855 tại đồn điền của điền chủ Henry Townsend - người vốn sinh ra là một nô lệ nhưng sau đó lại trở thành chủ nô, cuốn tiểu thuyết mang tính sử thi đã khai thác sự phức tạp về quan niệm đạo đức trong một thời kỳ lịch sử quan trọng của nước Mỹ.
The Brief Wondrous Life of Oscar Wao (Cuộc đời ngắn ngủi kỳ lạ của Oscar Wao - 2007) nhà văn Mỹ Junot Díaz

Cuốn tiểu thuyết đầu tay của Junot Diaz kể về cậu thanh niên Oscar Wao - một người Do Thái sống ở bang New Jersey, Mỹ, cậu ước mơ trở thành một nhà văn vĩ đại và tìm thấy tình yêu đích thực của cuộc đời.
Cuốn tiểu thuyết văn học chứa đựng cả những câu chuyện khoa học, giả tưởng, khai thác mối liên hệ gắn kết giữa những người Mỹ gốc La-tinh đối với nền văn hóa bản địa, ngôn ngữ và lịch sử của tổ tiên họ. Đồng thời, tác phẩm cũng đặt ra những câu hỏi lớn lao: Ai là người Mỹ, khi nước Mỹ vốn là một hợp chủng quốc? Thế nào là cuộc sống của một người Mỹ đích thực? 

Theo Dân trí

Góc Đường Thi : TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo (2)

Góc Đường Thi :                      TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo  (2)                                     Như ta đã biết, trong bài trước《T...