NGÀY GIÁNG SINH CỦA ĐỨC PHẬT SỚM HƠN?
Kết quả của việc khai quật
mới đây ở khu Thánh địa Lumbini (xứ Nepal) đã kết luận ngày giáng sanh của
Đức Phật lùi xa sớm hơn một thế kỹ, khác
hơn những gì Phật giáo đã và đang quan niệm.
Những cuộc
khai quật ở trung tâm Thánh địa Lumbini, một trong những nơi
linh thiêng nhất cũng là nơi được xem là nơi
sinh của Đức Phật mà các nhà khảo
cổ học cho là nơi có đền
miếu cổ nhứt
của Phật giáo trên thế giới.
Lumbini nằm về phía Tây Nam của làng Tarai, xứ Nepal ngày nay, ngày xưa thuộc Ấn Độ.
Một kiến
trúc gỗ nằm sâu dưới lòng đất
của nhà thờ Maya Devi có thể làm thay đổi ngày Phật giáng sinh sớm
hơn quan điểm hiện nay hơn
một thế kỹ.
Robin Coningham, nhà khảo cổ,
người dẫn đầu
của nghiên cứu mới
đây đã nói: “Chúng tôi có được
những phát hiện mới
đây ở khu di tích lịch sử Phật
giáo xác định rằng Đức Phật đã
sinh ra vào thế kỷ thứ
6 trước Thiên Chúa giáng
sinh. Cuộc tranh luận khá gay go về thời
gian Phật giáng sinh và giờ đây chúng tôi đã có những bằng chứng
chỉ rằng Phật đã sinh ra vào thế
kỷ thứ 6 trước Chúa giáng sinh. Mặc
dù nhiều vị theo Phật giáo ở
Nepal tin rằng Đức Phật đã sinh vào năm 623 BC, nhiều nhà nghiên cứu
tôn giáo có xu hướng cho rằng Đức Phật sống và truyền mối đạo gần
hơn- có thể vào thế kỷ thứ 4 BC.
Những chứng
cứ trước đây về di tích kiến
trúc tồn tại ở
Lumbini thì chỉ vào thời điểm sinh của
Đức Phật là thế kỷ thứ 3 BC.”Tin tức NBC cho biết như vậy. “Những sưu tầm mới đây có lẽ thêm vào sự
hổ trợ cho luận cứ của các nhà khảo cổ
và các nhà truyền giáo ở Lumbini”.
Lumbini, địa điểm tại Quận Rupandehi, trung tâm của xứ
sở Nepal gần biên giới chung vói Ấn
Độ, được Sở
Bảo Tàng Văn hóa UNESCO Liên
Hiệp Quốc thừa nhận là
di tích lịch sử thế
giới vào năm 1997. Nơi đây đã có hơn một
triệu du khách Phật giáo trong tổng số 500 triệu
tín đồ thế giới
viếng thăm hành hương hàng năm. Hình vuông bằng gỗ thời cổ đại
xây dựng trên đỉnh ngôi đền bằng gạch Maya Devi đã trông rất thu hút và làm cho người ta phải chấp nhận cho rằng đó là sự
tiếp nối công việc tu tịnh
tôn giáo nơi đây. Người ta cũng tin chắc rằng
ngôi đền gỗ đã được xây dựng
chính nơi gốc cây đã lớn lên. Những
người theo Phật giáo cũng tin tưởng tuyệt đối là
Đức Phật đã sanh ra dưới gốc
cây tại ngôi đền linh thiêng Lumbini, củng cố thêm cho việc
khám phá ngôi thờ mới đây càng có ý nghĩa thu hút mạnh mẽ hơn.
Coningham và các công sự đã dùng chất phóng xạ carbon để
thử nghiệm tìm ra thời kỳ xuất hiện của các di vật còn tồn
tại ở ngôi đền đầy bí ẩn nầy.
Những khám phá thêm sau đó
cũng xác nhận sự hiện
diện của gốc
cây ở bên dưới khu vực di tích đó.
Toán khảo cổ
thế giới dưới sự kiểm soát của Liên Hiệp
Quốc cũng như những
viên chức Nhật và Nepal được cho phép đặc biệt đào đất
ở Lumbini để tìm hiểu, nghiên cứu
thêm. Sự nghiên cứu của
họ đã được hướng dẫn bởi những
người hành hương và tịnh luyện
nơi đây, vẫn mở
rộng cho người hành hương quan sát và theo dõi trong lúc khai quật. Trường hợp nầy cũng thường xảy ra
khi những bằng chứng mới
đang là đề tài tranh chấp với
những quan điểm cũ xưa nay, không phải
mọi người trong cộng đồng
những nhà khoa học ai cũng sẳn sàng viết lại lịch sử đâu.
Những nhà khảo
cổ muốn cho biết rằng họ đã tìm thấy những
chứng cứ mới
đây nhứt hay là những sự kiện cổ nhứt
của Phật giáo”, Ruth Young- một nhà khảo cổ thuộc Đại
Học Leicester thuộc Hoàng gia Anh đã nói với National Geographic như thế.
Julia Shaw, nhà khảo cổ
thuộc Viện Đại
học London cũng thêm rằng những lễ
nghi không thuộc Phật giáo cũng vẫn còn tồn tại
cùng thời gian sớm hơn
đó của Phật giáo.
“Rất khó mà xác định
để kết luận rằng những vật cổ bằng gỗ còn tồn
tại là dùng cho việc thờ phượng của Phật giáo hay là một
phần của nếp
sinh hoạt văn hóa riêng biệt lúc đó”- Julia nói vớ CNN như vậy.
Nếu kết luận của
Coningham được chấp nhận thì Phật
lịch phải tăng lên trên 100 năm nữa.
HỒ XƯA sưu
tầm và dịch từ tài liệu:
Lumbini (Nepal )
Những nhà khảo
cổ muốn cho biết rằng họ đã tìm thấy những
chứng cứ mới
đây nhứt hay là những sự kiện cổ nhứt
của Phật giáo”, Ruth Young- một nhà khảo cổ thuộc Đại
Học Leicester thuộc Hoàng gia Anh đã nói với National Geographic như thế.
Julia Shaw, nhà khảo cổ
thuộc Viện Đại
học London cũng thêm rằng những lễ
nghi không thuộc Phật giáo cũng vẫn còn tồn tại
cùng thời gian sớm hơn
đó của Phật giáo.
“Rất khó mà xác định
để kết luận rằng những vật cổ bằng gỗ còn tồn
tại là dùng cho việc thờ phượng của Phật giáo hay là một
phần của nếp
sinh hoạt văn hóa riêng biệt lúc đó”- Julia nói vớ CNN như vậy.
Nếu kết luận của
Coningham được chấp nhận thì Phật
lịch phải tăng lên trên 100 năm nữa.
HỒ XƯA sưu
tầm và dịch từ tài liệu:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét