Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

Ebola,mọi người không nên quá lo sợ -BSTS.Lương Quốc Chính

Ebola đang tàn phá những gì mà nó tác động tới. Nhưng hầu hết mọi người không phải lo sợ nó. Tại sao?
Nỗi sợ sẽ làm bạn nhụt chí, nỗi sợ sẽ thao túng bạn, nỗi sợ sẽ giết chết bạn. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết “Ebola có thể đáng sợ, nhưng phần lớn mọi người không phải e ngại” được đăng trên tờ The Washington Post ngày 11/8/2014. Bài viết đã tổng hợp rất nhiều nhận định và ý kiến của chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của Hoa Kỳ. Đúng là Ebola rất đáng sợ, tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ chúng ta lại thấy nó không đáng ngại. Mặc dù bệnh rất ghê gớm và không có cách điều trị đặc hiệu, nhưng dịch bệnh lại có thể dự phòng và kiểm soát được nếu chúng ta cố gắng và làm đúng.
Frieden-141112-500
Ngày 7 tháng 8 năm 2014, tại Capitol Hill ở Washington, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Dự phòng Bệnh tật (CDC) Hoa Kỳ, Tiến sĩ Tom Frieden (trong ảnh), người chiến đấu với các bệnh tật hàng đầu của Hoa Kỳ, đã cho biết Ebola là một “virus gây đau thương, khủng khiếp và tàn nhẫn”. Vụ dịch bệnh ở Tây Phi, đã được công bố là tình trạng khẩn cấp y tế quốc tế, đã giết chết hơn 900 người và đang lan rộng. Điều này là đáng sợ, và rất nghiêm trọng. Nhưng nó cần bối cảnh. (Ảnh internet)
Chuyên gia hàng đầu về phát hiện, kiểm soát và dự phòng bệnh tật của Hoa Kỳ đã gọi Ebola là “virus gây đau thương, khủng khiếp và tàn nhẫn”.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố vụ dịch bệnh ở Tây Phi là một tình trạng khẩn cấp quốc tế, đã giết hơn 900 người và đang lan rộng.
Đó là điều đáng sợ và nghiêm trọng. Nhưng nó cũng cần bối cảnh.
AIDS đã lấy đi hơn một triệu sinh mạng mỗi năm ở Châu Phi – gấp một ngàn lần số người tử vong vì vụ dịch bệnh Ebola cho tới nay.
Các nhiễm trùng phổi chẳng hạn như viêm phổi là sát thủ số 2 ở ngay gần phía sau. Sốt rét và tiêu chảy đã gây tổn thương cho hàng trăm ngàn trẻ em Châu Phi mỗi năm.
Tại Hoa Kỳ, nơi mà các bệnh tim mạch và ung thư là những kẻ giết người lớn nhất, nhưng nguy cơ nhiễm virus Ebola gần bằng không.
Người Mỹ băn khoăn về sức khỏe của họ sẽ tốt hơn nếu tập trung vào việc chích ngừa cúm trong mùa Thu này. Cúm có liên quan tới cái chết của 24 nghìn người Mỹ mỗi năm.
Để có cái nhìn về mối đe dọa của Ebola theo các quan điểm khác nhau, dưới đây là một vài lý do lo ngại về dịch bệnh và một vài lý do được cho là dịch bệnh không đáng ngại như vẫn thường nghĩ.
TẠI SAO DỊCH BỆNH EBOLA LẠI ĐÁNG SỢ?
Không có phương pháp điều trị sốt xuất huyết Ebola (Ebola hemorrhagic fever).
Hơn một nửa số người nhiễm bệnh Ebola trong vụ dịch này đã tử vong. Tỷ lệ tử vong trong một vài vụ dịch bệnh Ebola trước đây là 90%.
Nó là một kết cục tàn nhẫn mà diễn biến chỉ trong vài ngày. Bệnh nhân xuất hiện sốt và yếu, chịu đựng sự đau nhức cơ thể, nôn, tiêu chảy và chảy máu trong, đôi khi chảy máu mũi và tai.
Các tổn hại có thể vượt ra khỏi bệnh nhân.
Bởi vì nó lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể của bệnh nhân, Ebola đã gây tổn hại đặc biệt nghiêm trọng cho các bác sĩ và điều dưỡng, nhóm người ít ỏi tại vùng Châu Phi bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này.
Dịch bệnh đã châm ngòi cho sự sợ hãi và hoảng loạn.
Các nhân viên y tế và các phòng khám đã bị công kích bởi người dân tại Tây Phi, họ đôi khi còn đổ lỗi cho các bác sĩ nước ngoài vì những trường hợp tử vong. Những người mắc Ebola hoặc các bệnh khác có thể sợ hãi khi tới bệnh viện, hoặc có thể bị bạn bè và hàng xóm xa lánh.
Hai trong số các nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là Liberia và Sierra Leone, đã gửi quân đội tới khu vực cách ly các trường hợp mắc bệnh Ebola. Mục đích là để ngăn chặn sự lây lan của bệnh nhưng hành động này cũng gây khó khăn cho nhiều người dân.
DỊCH BỆNH EBOLA XUẤT HIỆN Ở ĐÂU?
Dịch bệnh bắt đầu vào Tháng 3 tại Guinea trước khi lan tới các nước láng giềng Sierra Leone và Liberia. Gần đây một khách du lịch đã mang dịch bệnh đi xa hơn, đến Nigeria, lây bệnh cho một số trường hợp tại thành phố khổng lồ của Lagos.
Ebola nổi lên vào năm 1976. Nó đã được xác nhận tại 10 quốc gia, nhưng trước đây chưa bao giờ xuất hiện tại vùng Tây Phi.
Không có kinh nghiệm về bệnh đã góp phần khiến bệnh lây lan rộng. Đặc biệt việc không đủ nhân lực và vật tư y tế, tình trạng đói nghèo, và bất ổn chính trị đã làm dịch bệnh lan nhanh và gây tử vong một cách khủng khiếp.
Sierra Leone vẫn đang khôi phục sau một thập kỷ nội chiến mà trong đó trẻ em bị buộc phải chiến đấu. Liberia ban đầu được thành lập bởi những người nô lệ Mỹ được giải phóng, cũng phải trải qua cuộc nội chiến vào những năm 1990. Guinea đang cố gắng thiết lập một nền dân chủ trẻ và mong manh.
Nigeria- quốc gia đông dân nhất Châu Phi, tự hào có nguồn dầu mỏ lớn nhưng phần lớn người dân rất nghèo. Chính phủ đang có chiến tranh với chiến binh Hồi Giáo ở phía Bắc và đã có hàng ngàn người bị giết và hơn 200 nữ sinh bị bắt cóc trong Tháng 4.
Vụ dịch này cho thấy có sự khó khăn trong việc kiểm soát hơn so với những vụ dịch trước đây bởi vì dịch bệnh đã vượt qua biên giới các quốc gia, và nó đang lan rộng tới các vùng đô thị.
Tom Frieden, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Dự phòng Bệnh tật (CDC) Hoa Kỳ, dự đoán rằng trong vòng vài tuần, Ebola sẽ gây bệnh cho nhiều người hơn các lần dịch bệnh trước cộng lại. Hiện tại đã có hơn 1.700 trường hợp mắc bệnh được báo cáo.
Các quan chức y tế toàn cầu nói rằng sẽ phải mất vài tháng mới có đầy đủ thông tin các ổ dịch, ngay cả khi mọi việc diễn ra thì chúng ta vẫn có thể hy vọng.
NHỮNG LÝ DO KHÔNG PHẢI LO SỢ BỆNH EBOLA
Ebola đang tàn phá những gì mà nó tác động tới. Nhưng hầu hết mọi người không phải lo sợ nó. Tại sao?
- Ebola không lây lan một cách dễ dàng như cách mà virus cảm lạnh hay virus cúm đã lây truyền. Nó chỉ có thể lây lan được theo con đường tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể như máu, nước bọt, mồ hôi và nước tiểu. Các thành viên trong gia đình đã tiếp xúc với nó bằng việc chăm sóc cho người thân nhiễm bệnh hoặc xử lý một cơ thể nhiễm bệnh như là một phần của tục lệ mai táng. Mọi người sẽ không truyền bệnh cho tới khi họ có triệu chứng, Frieden nói. Các triệu chứng có thể không xuất hiện cho tới 21 ngày sau khi phơi nhiễm.
“Mọi người không nên sợ tiếp xúc bình thường trên xe buýt, tầu điện ngầm, hoặc trên máy bay”-Tiến sĩ Robert Black, Giáo sư về Y tế Quốc tế tại trường Đại học Johns Hopkins đã nói.
- Các quan chức y tế tại các nước phát triển trên toàn thế giới cho biết làm thế nào để ngăn chặn Ebola. Frieden đã mô tả các “biện pháp cố gắng và đúng”: tìm và cô lập tất cả bệnh nhân có thể nhiễm bệnh, theo dõi những người mà họ đã tiếp xúc, và đảm bảo các quy trình kiểm soát nhiễm trùng một cách chặt chẽ trong khi chăm sóc bệnh nhân. Mỗi vụ dịch Ebola trong quá khứ đều đã được kiểm soát.
Trung tâm Kiểm soát và Dự phòng Bệnh tật (CDC) Hoa Kỳ đã gửi ít nhất 50 nhân viên tới Tây Phi để giúp chống lại bệnh, trong khi có hơn 200 đầu việc về vấn đề dịch bệnh Ebola tại cơ quan đầu não của CDC ở Atlanta. Tổ chức Y tế Thế giới đang kêu gọi các quốc gia trên toàn thế giới gửi tiền và nguồn lực để giúp đỡ.
- Đúng là Ebola có thể được mang vào Hoa Kỳ bởi một người du lịch, điều này có thể khiến các thành viên khác trong gia đình hoặc nhân viên y tế có nguy cơ. Nó không bao giờ xảy ra trước đây. Nhưng nếu bệnh xuất hiện ở Hoa Kỳ – Frieden nói- các bác sĩ và các bệnh viện biết làm thế nào để ngăn chặn nó một cách nhanh chóng.
“Chúng tôi tin rằng vụ dịch Ebola lớn tại Hoa Kỳ sẽ không xảy ra”- Frieden nói trước một phiên điều trần của Quốc hội Mỹ hôm Thứ 5 vừa qua.
NHỮNG ĐIỀU ĐÁNG QUAN NGẠI
Sự thiệt lại do Ebola là rất nhỏ so với các bệnh khác mà nó đã giết chết hàng triệu người.
“Sự khác biệt là những bệnh mà đã giết chết nhiều người – sốt rét, tiêu chảy, viêm phổi – chúng có những vấn đề theo thời gian”- Black nói. “Chúng thường không gây lên dịch bệnh. Chúng không phải là loại bùng nổ bệnh tật và gây tử vong một cách đột ngột mà khiến tạo ra sự sợ hãi như thế này”.
Các bệnh thường gặp có tỷ lệ tử vong thấp hơn. Chúng giết nhiều người bởi vì có một số lượng khổng lồ người bị nhiễm bệnh.
Trong khi đó, Ebola có thể quản lý được.
“Sự ưu tiên về nguồn lực để kiểm soát Ebola trong những cộng đồng nhỏ ở ba hoặc bốn quốc gia là rất nhỏ so với việc kiểm soát sốt rét ở tất cả các nước trong khu vực Châu Á và Châu Phi”- Black nói. “Tôi không nghĩ rằng tất cả chúng ta cần tập trung nguồn lực để kiểm soát Ebola, nhưng chúng ta cần nhiều nguồn lực hơn để kiểm soát kẻ giết trẻ em và người lớn khủng khiếp này, hiện nay chúng ta đang tạo được quá ít nỗ lực để chống lại”.
Sưu tầm bởi: ThS. BS. Lương Quốc Chính

Thứ Hai, 25 tháng 8, 2014

Luang Prabang-TP của những ngôi chùa


Luang Prabang, thành phố của các ngôi chùa
Lào là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không có biển, chỉ có núi non và cánh rừng bạt ngàn… thế nhưng nét quyến rũ của Lào đối với tôi không phải là những khu rừng nguyên sinh, là núi non mà là cuộc sống êm đềm thấm đẫm tinh thần Phật giáo của người dân nơi đây. 
 
Từ Hà Nội, bạn có thể chọn xe bus đi đến Thủ đô Viên Chăn rồi từ đó đi tiếp đến Luang Prabang. Với năm cửa khẩu đường bộ tiếp giáp với Việt Nam, không cần visa và việc đi lại bằng xe bus hiện tại khá thuận tiện thì một chuyến du hành đến Lào không quá khó.
Vượt qua chặng đường quanh co từ thủ đô Viên Chăn, chúng tôi đến Luang Prabang khi thành phố đã lên đèn. Nằm nép mình bên hai dòng sông Nậm Khan và Mê Kông, Luang Prabang có lịch sử hơn 200 năm là kinh đô của Lào trước khi kinh đô được chuyển về Viên Chăn. Tuy nhiên, thành phố này vẫn bảo tồn được địa thế của nó như một cái nôi của Phật giáo và nền văn hóa, kiến trúc đa dạng của Lào.
Thành phố của các ngôi chùa
Luang Prabang được biết đến như một trung tâm Phật giáo vì ở đây hiện diện gần 40 ngôi chùa được xây dựng từ những triều đại khác nhau. Mỗi công trình đều mang nét kiến trúc riêng, đa phần vẫn được gìn giữ nguyên vẹn. Từng ngôi chùa Lào là kết tinh của niềm thành kính và bàn tay khéo léo của các người thợ, vì thế việc viếng thăm hàng loạt các ngôi chùa ở đây là một việc nên làm: Từ Wat Mai đẹp lộng lẫy đến ngôi chùa Vat Visoun cổ nhất Luang Prabang hay Vat Xieng Thong, ngôi chùa linh thiêng với nhiều tượng Phật và những bức tường trang trí tinh xảo.
Kiến trúc mái ngói nhiều tầng, lấp lánh hàng cột, xà nhà sơn son thiếp vàng mang lại nét đẹp “hoàng gia“ cho các ngôi chùa ở Lào. Khác hẳn với những ngôi nhà giản dị có phần cổ kính của người dân, dường như mọi thứ đẹp đẽ trong nhân gian đều được tập hợp trong chùa. Vì thế chúng tôi có thể thỏa thích ngắm những bức tượng Phật làm bằng ngọc khối nguyên chất hay những bức tường dát vàng được chạm khắc tỉ mỉ.
 
 
 
 
 
 
 
 Bạn nên khám phá Luang Prabang bằng xe đạp len lỏi trong dãy phố cổ (mà tôi có cảm giác thân thương như đang ở Hội An) với những ngôi nhà gỗ của người Lào xen lẫn những ngôi nhà kiến trúc Pháp dấu ấn của một thời thuộc địa, tĩnh lặng trong không gian của các ngôi chùa. Nếu không, bạn nên đi thuyền cắt dòng Mê Kông sang những làng nghề làm lồng đèn, nấu rượu bên kia sông.
Hành trình của du khách có thể khác nhau nhưng kết thúc luôn bằng niềm háo hức vượt qua 328 bậc đá để chinh phục đỉnh Phousi, thăm ngôi chùa nằm trên đỉnh núi và ngắm hoàng hôn buông trên dòng Mê Kông. Tôi vẫn thường đùa với đám bạn rằng Phousi chính là nơi mà chúng tôi có thể gặp được toàn bộ khách đến thăm thành phố trong ngày hôm ấy. Từ đây có thể ngắm trọn Luang Prabang cổ kính dần chìm vào ánh hoàng hôn.
Triết lý khất thực
 
 Hiện diện trên các bức tranh về Luang Prabang luôn là hình ảnh của các nhà sư trong sắc áo vàng cam ung dung giữa đời thường. Đến đây tôi mới biết vào mỗi sáng sớm khi mặt trời còn chưa thức dậy, các nhà sư sẽ hành lễ khất thực trên các con phố. Mỗi sáng sớm người dân ở đây với tấm lòng thành kính sẽ trải một chiếc chiếu trước hiên nhà, chuẩn bị các thực phẩm cúng dường, thông thường sẽ là xôi, bánh kẹo, hoa quả.
Các nhà sư đi theo từng đoàn dài, mặc áo cà sa đỏ, tay nâng một chiếc bát to, từng bước trên đôi chân trần đi qua các con phố nơi mà người dân đang chờ đợi để được dâng lên thức ăn. Khi các nhà sư đến, những người dâng thức ăn sẽ quỳ xuống, nâng đồ ăn lên ngang trán và khấn nguyện. Mỗi nhà sư nhận một ít thức ăn rồi đọc một câu kinh hoặc một lời chúc phúc. Không nhà sư nào nhận quá nhiều thức ăn, chỉ vừa đủ, nhường lại cho nhà sư tiếp theo.
Truyền thống khất thực này đã có từ thời đức Phật và vẫn tồn tại ở các quốc gia theo truyền thống Phật giáo Nam truyền. Nhà sư đi khất thực không đơn giản là hành khất xin thức ăn, đó là quá trình thực tập, hạnh nguyện của các nhà sư. Khất thực vừa là phương tiện sinh sống vừa là thời gian để các nhà sư hành đạo.
Đối với các Phật tử, hình thức cúng dường cũng là cơ hội để thực hiện công hạnh, hướng đến thiện nguyện. Vì thế, họ không bao giờ làm điều đó với thái độ ban ơn hay bị bắt buộc. Trước khi cúng dường, người ta phải sửa soạn thân thể sạch sẽ, chuẩn bị thực phẩm với tất cả tấm lòng thành kính trân trọng. Người cúng dường sẽ có những lời cầu phúc cho người thân chứ không cầu chúc cho riêng mình.
Nếu là người yêu đạo Phật, có lẽ bạn nên đến nơi đây, bạn sẽ tìm thấy những giây phút yên bình và ý nghĩa nhất, cùng với người dân nước Lào.
Song Phương chuyển

Thơ Thuyên Huy : Về Nơi Người Bỏ Quên Đời

 Khut Trãng Bàng

Chuông giáo đường quên đ

Nht vi chút tình xưa

Gi theo chiu lá đ

Cánh hoa go cui mùa

Đón xe Gò Du H

Cu bên kia quên nng

Bên này chuyến xe đêm

Đưa ai v ng vng

Sương ướt si tóc mm



Ngang Trà Võ

Cao su mùa thay lá

Vàng mt na tri thu

Quen nhau t cui h

Nhưng không bo nhau ch

Ch Cm Giang

Đèn nhà ai le lói

Mưa mù sông ni sông

Đò không còn khách đi

Gi theo mt ni lòng

 Xa Bến Kéo

Ch thưa người t đ

 Đi làm k tha phương

Bi vn màu si đ

Tìm ai cui đường


Đường Long Hoa
Cht làm người khách l

Xin mt chút mun tình

Đường  cũng v bn ng

Nhưng sao c bun tênh



Đến ri đi Tây Ninh

Quán xưa mưa đến vi

Ph bun tin ai đi

Nhìn nhau thm không nói

Mong ri người s v..
Thuyên Huy

Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014

Vậy mà-thơ PNX và bài Cảm tác của Thanh Mai

VẬY MÀ  
thơ Phượng ngày xưa
          ***
*Ngày ngày thơ thẩn thẩn thơ
Đêm đêm hồn mộng dật dờ bay cao
Vậy mà… lòng vẫn nôn nao
Đợi chờ phôn đến ngọt ngào tiếng yêu…
                  *
Mùa thu lá úa đìu hiu
Yêu người lữ thứ, lắm điều trái ngang
Vậy mà… cam chịu lỡ làng
Trãi bao sóng gió , mênh mang biển đời…
                    *
”Người ta đi ở có đôi
Còn tôi sớm tối mồ côi một mình”
Vậy mà …cứ mãi lặng thinh
Không than trách chuyện chúng mình đắng cay…
                   *
Tình thơ còn được bao ngày
Quay về quá khứ đắm say hương nồng?
Vậy mà… yêu cũng như không
Chỉ là mộng ảo, sao lòng nở hoa?
                     *
Kim châm, muối xát xót xa
Tim yêu vụn vở, chan hòa lệ rơi
Vậy mà… cuối đất chân trời
Vẫn tìm cho hết một đời nhớ thương…
                             Saigon 16/8/2014


Cảm tác của Thanh Mai

Thu về ngõ vắng ngóng chờ ai... !
Mong đợi tâm tư dạo gót hài. ...
Lẩn quẩn vòng qua nghe gió lộng,
Loanh quanh quả lắc tiếng ngân dài. ...
Phôn ơi ... chẳng nói sao im lặng,
Người hỡi... phôn reo  phải lắng tai, ,,,
Thương nhớ đầy vơi tình lận đận,
Em rầu cám cảnh cách chia hai. ... ... !

Đai dịch Ebola ở Tây Phi ( từ TTO)

(TNO) Đại dịch Ebola tại Tây Phi có quy mô lớn hơn các báo cáo chính thức rất nhiều do tình trạng gia đình che giấu người thân bị nhiễm và sự tồn tại của “các vùng tối”, nơi y tế không thể đến được, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo hôm 23.8.

:rel:d:bm:GF2EA8N1NOW01
Người dân trong một vùng bị cách ly vì dịch Ebola ở Liberia phản ứng với một nhân viên an ninh trong khi đứng chờ người thân mang thực phẩm và nhu yếu phẩm về cho mình. Liberia đã triển khai lực lượng an ninh ngăn người dân ra vào vùng bị cách ly - Ảnh: Reuters
Khoảng 1.427 người đã chết trong tổng số 2.615 trường hợp bị nhiễm loại vi rút chết người này ở Tây Phi kể từ khi dịch bệnh được phát hiện hồi tháng 3, Reuters dẫn thống kê của WHO.
Tuy nhiên, WHO cho biết có thể vẫn còn có nhiều trường hợp lây nhiễm chưa được ghi nhận.
Các chuyên gia y tế hoạt động độc lập cũng có chung lo ngại rằng đại dịch có lẽ đang tồi tệ hơn báo cáo cách đây 1 tháng vì đã có một số gia đình trong các khu vực có dịch không hợp tác với nhân viên y tế và từ chối điều trị.
Mặc dù trong các báo cáo ban đầu, quan chức y tế trong vùng khẳng định đã kiềm chế được tốc độ lây lan của vi rút ngay trong giai đoạn đầu, nhưng số người nhiễm và thiệt mạng vì Ebola vẫn tiếp tục tăng vọt trong vài tháng gần đây kể từ sau khi bùng phát từ Guinea.
Được biết, một nước được cho là hết dịch Ebola nếu không có trường hợp nào bị nhiễm trong vòng 42 ngày, tương đương 2 chu kỳ ủ bệnh, một phát ngôn viên của WHO giải thích.  
Các trường hợp lây nhiễm không trình báo hiện đang là vấn nạn tại Liberia và Sierra Leone, 2 quốc gia Tây Phi đang bị dịch Ebola hoành hành, theo Reuters.
WHO cho biết đang phối hợp với tổ chức Các bác sĩ không biên giới (MSF) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) để có được “những báo cáo thống kê thực tế hơn”.
“Do Ebola chưa có thuốc trị, một số người cho rằng sẽ thoải mái hơn nếu người thân của mình chết ở nhà”, WHO cho biết trong báo cáo chi tiết giải thích vì sao đại dịch Ebola bị xem nhẹ.
“Nhiều người khác lại cho rằng bệnh nhân bị cách ly không nhiễm Ebola mà chính việc phải ở lại điều trị trong các vùng cách ly sẽ khiến bị nhiễm”, WHO cho hay.
Thi thể những người bị nhiễm thường được chôn lén lút, theo WHO. Và có những “vùng tối”, vùng nông thôn hẻo lánh, nơi có tin đồn có người chết vì Ebola nhưng lực lượng y tế không thể điều tra vì người dân ở đó kháng cự hoặc do thiếu nhân lực và phương tiện di chuyển.
Hoàng Uy

Thứ Bảy, 23 tháng 8, 2014

Tình đẹp đất Tây Ninh


TÌNH ĐẸP ĐẤT TÂY NINH


AI VỀ XỨ ĐẸP TÂY NINH
CHO TÔI GỞI CHÚT TÂM TÌNH THĂM QUÊ
RỪNG XANH BÁT NGÁT XUÂN VỀ
" BÀ ĐEN " NÚI THẲM HƯƠNG QUÊ MẶN MÀ
" TRẢNG BÀNG " GỢI NHỚ TÌNH TA
" THA LA XÓM ĐẠO NGƯỜI XA LÂU RỒI
GIỜ ĐÂY PHẬN BẠC NỔI TRÔI
LỤC BÌNH BÔNG TÍM ĐẤT TRỜI MẾN YÊU
GHÉ THĂM " VÀM CỎ " MỘT CHIỀU
SÔNG QUÊ VẪN ĐẸP MANG NHIỀU NHỚ THUƠNG
CON ĐÒ TÁCH BẾN THA PHƯƠNG
THEO DÒNG NƯỚC CHẢY VẤN VƯƠNG BẾN NHIỀU
THA HƯƠNG TÓC ĐÃ PHA SƯƠNG
GỢI BAO KỶ NIỆM CÒN THUƠNG SUỐT ĐỜI


TRỊNH QUANG CHIẾU.


AI VỀ XỨ NÓNG TÂY NINH
 CHO TÔI GỞI CHÚT TÂM TÌNH THĂM QUÊ
 
CAO SU BÁT NGÁT ĐƯỜNG VỀ
" BÀ ĐEN
 " NÚI THẲM HƯƠNG QUÊ MẶN MÀ
 " TRẢNG BÀNG " GỢI NHỚ THIẾT THA
 " THA LA XÓM ĐẠO NGƯỜI XA LÂU RỒI
 GIỜ ĐÂY 
PHIÊU BẠT NỔI TRÔI
 LỤC BÌNH BÔNG TÍM 
BÊN TRỜI QUẠNH HIU
 GHÉ THĂM " VÀM CỎ " MỘT CHIỀU
 SÔNG 
XƯA VẪN ĐẸP MANG NHIỀU NHỚ THUƠNG
 
ĐÒ NGANG TÁCH BẾN THA PHƯƠNG
 THEO DÒNG NƯỚC CHẢY VẤN VƯƠNG 
NỖI NIỀM
 
BÂY GIỜ TÓC ĐàĐIỂM SƯƠNG
 GỢI BAO KỶ NIỆM CÒN THUƠNG SUỐT ĐỜI
TRỊNH QUANG CHIẾU.
Chào bạn Chiêu. 
   Tôi rất hân hạnh được quen biết bạn qua email của bạn Hồ Xưa. Đọc bài thơ của bạn lòng tôi bùi ngùi xúc động, nhớ về quê cũ Tây Ninh nơi tôi được sinh ra và lớn lên với bao kỷ niệm buồn vui của một thời còn cấp sách đến trường.
  Chiều nay trên bến sông Vàm Cỏ Đông , tại bến đò Cẩm Giang, quàn vắng đò chiều, tôi ( và bạn) những người khách tha hương trở về thăm chốn cũ, nghe lòng bâng khuâng, còn ai ở chốn nầy?  Người xưa đâu mà ta còn đứng đợi khi chuyền đò ngang vừa tách bến và nắng chiều vàng vọt rớt nhẹ bên kia sông?
  Tôi mạn phép lấy nguyên ý bài thơ của bạn thêm vài chữ để gói ghém thêm tâm sự, cảm xúc của mình, gọi là góp vui và để hưởng ứng với bạn.  Mong bạn thông cảm.  
  Nguyễn Cang
  Cám ơn ,

Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014

Họp TNĐHH.Bắc Cali 16/8/2014 - Thanh Mai

Chủ Nhật ngày 17 tháng 08 tôi đi Picnic Hè của Hội Đồng Hương Và Thân Hữu Tây Ninh tại Lake Cunningham Park Bắc California. 
 Picnic Hè lần đầu tiên được Hội ĐH Tây Ninh tổ chức rất thành công. Số người tham dự độ hơn 400 đồng hương và thân hữu cùng gia đình bà con nội ngoại ĐH Tây Ninh.
 Mở đầu Ban tổ chức giới thiệu ĐH, Quan khách Đại diện các HĐ, Báo chí, truyền thông TV truyền hình, v.v... Có văn nghệ cây nhà lá vườn, ca sĩ địa phương, có phần xổ số có thưởng 18 phần quà giá tri của Hội . Nhiều tham dự viên trúng thưởng.
Buổi trưa có tiệc  chay và mặn đầy đủ. 
 Đây quả thật là một Buổi Picnic Hè rất hữu ich cho đồng hương  TN gặp gở, ôn kỹ niệm xưa  , trò chuyện rôm rả và hào hứng.
Buổi picnic Hè 2014 kết thúc vào lúc 3 : 10 PM cùng ngày.
Mai Xuan Thanh  và Nedu ghi nhanh qua hình ảnh như sau







Hình ảnh:Thanh Mai và Nedu)

Thứ Tư, 20 tháng 8, 2014

Thông tin :Danh sách đóng góp Quỉ HBTN (2014-15)

                                        DANH SÁCH ĐÓNG GÓP
                   QUỸ HỌC BỖNG HỌC SINH TÂY NINH (NK: 2014-2015)
                                             ________________

 1- Hồ Xưa (San Jose, CA):                             $50
 2- Ngô khắc Vũ (San Jose, CA):                     $100
 3- Trịnh ngọc Túy (Manvel, Texas):                $50
 4- Ngô thị Ngọc Trang. (North Carolina):        $50.      
 5- Nguyễn thị Muôn (Houston, TX):               $50                        
 6- Hồ Thu Vân. (Kansas):                              $50    
 7- Nguyễn Kim Quy (San Diego, CA):            $50
 8- Đỗ thị Thùy Trang (Nam California):          $50    
 9- Lê Kim Thao (Nam California):                  $50      
10- Kamila Thadani Baesa (Nam California):    $100 
11- Bác sĩ Trần minh Khiết (San Jose, CA):     $100
12- Lý Quang Tú (San Jose, CA):                   $50   
13- Lê ngọc Biết (Houston, TX):                     $50        
 _________________ 
                                                  Tổng cộng: $ 800 (Tám trăm USA dollars)

·                                 Danh sách kết thúc ngày 18/8/2014.
·                                 Gởi về anh Nguyễn ngọc Ẩn ngày 19/8/2014 qua Wells Fargo đến Viettin Bank.
                                                                        
                                                            California - USA , ngày 19/8/2014
      TM.Ban Vận động tại Hải ngoại
                       (Hồ Xưa)


Hồn ma đêm Giáng Sinh (Báo Mai )

  Hồn ma đêm Giáng Sinh _ câu chuyện vượt qua lòng tham quỷ dữ Tất cả chúng ta đều từng gặp những người tham lam, và dường như với họ không ...