Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014

Đai dịch Ebola ở Tây Phi ( từ TTO)

(TNO) Đại dịch Ebola tại Tây Phi có quy mô lớn hơn các báo cáo chính thức rất nhiều do tình trạng gia đình che giấu người thân bị nhiễm và sự tồn tại của “các vùng tối”, nơi y tế không thể đến được, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo hôm 23.8.

:rel:d:bm:GF2EA8N1NOW01
Người dân trong một vùng bị cách ly vì dịch Ebola ở Liberia phản ứng với một nhân viên an ninh trong khi đứng chờ người thân mang thực phẩm và nhu yếu phẩm về cho mình. Liberia đã triển khai lực lượng an ninh ngăn người dân ra vào vùng bị cách ly - Ảnh: Reuters
Khoảng 1.427 người đã chết trong tổng số 2.615 trường hợp bị nhiễm loại vi rút chết người này ở Tây Phi kể từ khi dịch bệnh được phát hiện hồi tháng 3, Reuters dẫn thống kê của WHO.
Tuy nhiên, WHO cho biết có thể vẫn còn có nhiều trường hợp lây nhiễm chưa được ghi nhận.
Các chuyên gia y tế hoạt động độc lập cũng có chung lo ngại rằng đại dịch có lẽ đang tồi tệ hơn báo cáo cách đây 1 tháng vì đã có một số gia đình trong các khu vực có dịch không hợp tác với nhân viên y tế và từ chối điều trị.
Mặc dù trong các báo cáo ban đầu, quan chức y tế trong vùng khẳng định đã kiềm chế được tốc độ lây lan của vi rút ngay trong giai đoạn đầu, nhưng số người nhiễm và thiệt mạng vì Ebola vẫn tiếp tục tăng vọt trong vài tháng gần đây kể từ sau khi bùng phát từ Guinea.
Được biết, một nước được cho là hết dịch Ebola nếu không có trường hợp nào bị nhiễm trong vòng 42 ngày, tương đương 2 chu kỳ ủ bệnh, một phát ngôn viên của WHO giải thích.  
Các trường hợp lây nhiễm không trình báo hiện đang là vấn nạn tại Liberia và Sierra Leone, 2 quốc gia Tây Phi đang bị dịch Ebola hoành hành, theo Reuters.
WHO cho biết đang phối hợp với tổ chức Các bác sĩ không biên giới (MSF) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) để có được “những báo cáo thống kê thực tế hơn”.
“Do Ebola chưa có thuốc trị, một số người cho rằng sẽ thoải mái hơn nếu người thân của mình chết ở nhà”, WHO cho biết trong báo cáo chi tiết giải thích vì sao đại dịch Ebola bị xem nhẹ.
“Nhiều người khác lại cho rằng bệnh nhân bị cách ly không nhiễm Ebola mà chính việc phải ở lại điều trị trong các vùng cách ly sẽ khiến bị nhiễm”, WHO cho hay.
Thi thể những người bị nhiễm thường được chôn lén lút, theo WHO. Và có những “vùng tối”, vùng nông thôn hẻo lánh, nơi có tin đồn có người chết vì Ebola nhưng lực lượng y tế không thể điều tra vì người dân ở đó kháng cự hoặc do thiếu nhân lực và phương tiện di chuyển.
Hoàng Uy

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tạp Ghi và Phiếm Luận: Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ (Dỗ Chiêu Đức)

  Tạp Ghi và Phiếm Luận :                Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ                                       Ăn x ổi  ở th ì,...