ĐÓN TẾT NÀY
Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2025
Trang Thơ Ngô Kế Đang (T.1/2025 .2 ) : ĐÓN TẾT NẦY , ƯỚC MONG,XUÂN CẢM , KÝ SINH
MẤY NÀNG HOA XUÂN - Thơ Hồ Nguyễn Và Bài Họa Của Các Thi Hửu
MẤY NÀNG HOA XUÂN
Cúc nhú nụ trề đẹp nõn xinh,
Bướm vây quanh giỡn gợi khơi tình.
Mai vàng môi kéo nhô bên nắng,
Đào đỏ vèo thân cúi vuốt bình.
Trắng mịn đóa quỳnh say đắm sắc,
Bủa giăng ánh nguyệt thắm gieo mình.
Xuân sang muôn đóa đồng quy tụ,
Lông lẫy trêu dào dạt dáng xinh.
*
Xinh tình ý tỏa sáng lung linh.
HỒ NGUYỄN (29-12-2024)
Thơ Họa :
Vườn xuân lộng lẫy sắc hoa xinh
Ong bướm xôn xao đắm đuối tình
Đóa cúc bên thềm vươn đón nắng
Cành mai trước cổng đợi chưng bình
Dịu dàng, thiếu nữ say hồn mộng
Mê mẫn, chàng trai ngắm bạn mình
Hạnh phúc dâng tràn trên vạn vật
Nụ cười em bé thật là xinh.
Sông Thu
( 30/12/2024 )
2./ HOA XUÂN.
Tô điểm cho xuân Tỵ hữu tình
Ngàn đóa Thọ vàng phô rạng sắc
Một nhành Mai trắng đặt trong bình
Lay ơn rực rỡ nhìn vui mắt
Thược dược mỏng manh uốn lượn mình
Cây cảnh chưng bày ba bữa tết
Muôn loài đua trổ đẹp và xinh.
LAN.
(30/12/2024)
Cúc lóe môi khoe đúng cúc tình.
Mai ửng sắc vàng nhe giỡn nắng,
Hồng bung nụ đẹp thắm yên bình.
Quỳnh tươi mát mượt mây khều nhóm,
Liễu thắm giao lưu gió vuốt mình.
Mấy nụ cười tươi Xuân đến đón,
Chung vui hớn hở rộn vườn xinh.
*Hoa xinh kết tụ tạo Xuân xinh
HỒ NGUYỄN (31-12-2024)
Tết vui mọi nhà - NTTD
Hai mẹ con vào bên trong khu hội chợ Tết. Chưa đến 4 giờ chiều mà mọi người đã đến rất đông, hôm nay Mồng 1 Tết Nguyên Đán hội người Việt của thành phố tổ chức trao giải khen thưởng các cháu học sinh giỏi và lì xì tiền cho tất cả các cháu khác như thông lệ hàng năm trong khu hội chợ Tết này. Các gia đình gởi kết quả học tập của con cháu cho ban tổ chức để vào danh sách được khen thưởng, món tiền thưởng không nhiều nhưng có ý nghĩa và giá trị tinh thần cao, khích lệ các cháu chăm chỉ học hành, thêm nữa, để các cháu có cơ hội tham gia mọi sinh hoạt của cộng đồng người Việt, nhất là vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc.
Tôi rất tán thành, năm nào tôi cũng đưa Jack tham dự hội chợ Tết của người Việt kẻo con quên cội nguồn. Hai mẹ con vừa chụp hình bên chậu hoa Mai già vàng rực xong bỗng có ai đụng nhẹ vào vai tôi và giọng nói mừng vui:
– Chào cô, thật có duyên khi gặp lại cô tại chợ Tết.
Tôi cũng vui khi nhận ra ngay:
– Chào bác …”Má Tèo”. Hôm nay bác đi một mình hay là.…
Bác gái lại bẽn lẽn như hôm nọ:
– Cô còn nhớ “Má Tèo” nữa hả. Chỗ này xa quá tôi không dám đi một mình đâu, gia đình con gái chở tôi đi. Kia kìa vợ chồng nó và thằng cháu ngoại. Tôi ra với tụi nó nghen kẻo đi lạc giống bữa hôm. Năm mới chúc cô và gia đình vạn sự như ý.
Tôi nhìn theo bác gái đi vội đến bên con gái, chàng rể người Mỹ đang công kênh thằng con nhỏ chừng 2 tuổi trên vai, xung quanh là dòng người chen chúc bên các gian hàng Tết, các chậu hoa Cúc, hoa Lay Ơn và câu đối rực rỡ. Hình ảnh cả nhà đẹp như một bức tranh Xuân.
Bác gái này tôi mới quen tuần trước khi vừa bước chân ra khỏi chợ Việt Nam gặp bác tay xách túi đồ mới mua xong, nét mặt hoang mang hỏi tôi:
– Cô ơi, chỉ tôi đường về nhà Má Tèo.
– Bác đi xe hay đi bộ?
– Tôi đi bộ, nhà Má Tèo gần xịt đây mà, tôi nhớ chỉ cách một con lộ, vào chợ mua đồ xong bước ra hoa cả mắt quên đường về nhà Má Tèo luôn.
– Con lộ và số nhà là gì bác?
Bác gái bẽn lẽn kể lể:
– Nói cô đừng cười, con gái bảo lãnh tôi mới qua Mỹ được một tháng nên không biết tên đường, không nhớ số nhà. Con gái chở tôi đi chợ Việt này vài lần. Hôm nay vợ chồng nó đi làm, cháu ngoại đang ngủ nên tôi đi bộ ra chợ mua thêm mấy thứ gia vị về nấu nồi canh chua cho bữa cơm chiều nay.
Thì ra thế. Tôi thắc mắc:
– Nãy giờ nghe bác nhắc đến nhà “Má Tèo” hoài, bộ nhà con gái bác “se” phòng ..À ..ở chung nhà với má thằng Tèo hả, hai nhà chơi thân với nhau lắm hả? làm sao tôi biết nhà má thằng Tèo ở đâu mà chỉ bác đường về.
Bác gái giãy nảy lên, cải chính:
– Không có ở chung đụng nhà má thằng Tèo nào hết. Cái khu nhà ở tên là Má Tèo.
Bây giờ đến lượt tôi hoang mang, khu nhà ở tên Má Tèo này chắc của người Việt Nam ở gần đâu đây mà sao hồi nào giờ tôi chưa nghe đến? Tôi mời bác lên xe và chở đi chầm chậm theo hướng bác chỉ, bỗng bác reo mừng chỉ chỏ:
– Kìa kìa, nhà Má Tèo.
Đó là khu apartment tên Mỹ “Mateo”. Vậy mà bác “dịch” ra là “Má Tèo”. Bác gái xuống xe còn vớt vát kể thêm một câu:
– Tôi nấu canh chua mục đích cho thằng con rể Mỹ biết món ngon Việt Nam, nó thích ăn đồ Việt Nam lắm. Cám ơn cô đã đưa tôi về tới nhà Má Tèo.
Tôi dặn dò:
– Lần sau bác đừng để cháu nhỏ ở nhà một mình dù nó đang ngủ nhé, nguy hiểm lắm. Chào bác.
Tôi mỉm cười vui vui khi nhớ đến bác gái nhà “Má Tèo”. Bỗng ai đó lại vỗ vai tôi vui mừng:
– Nhờ hội chợ Tết mới gặp lại bạn đây.
Chị Bích làm cùng hãng tôi trước kia, chị đã về hưu mấy năm nay bây giờ mới gặp lại nhau. Đứng cạnh chị Bích là một cô gái Mỹ. Chị giới thiệu bằng tiếng Anh:
– Đây là Evelyn con dâu của tôi. Con dâu mới cưới được mấy tháng nay.
Tôi và Evelyn chào nhau xong chị Bích thoải mái nói tiếng Việt với tôi:
– Nó không hiểu tiếng Việt đâu, bạn muốn nói gì thì cứ nói. Còn mình chẳng thích dâu rể người Mỹ. Chán lắm.
Ý chị Bích muốn tôi cứ thoải mái phê phán con dâu người Mỹ của chị. Bà mẹ chồng than trước:
– Khác phong tục tập quán, chẳng biết thắp một nén hương cúng ông bà tổ tiên ngày Tết, chẳng biết ăn đồ Việt Nam, món Tết mình có nhiều món ngon thế mà nó cứ tỉnh bơ. Hôm nay tôi phải đưa nó đến hội chợ Tết Việt Nam cho nó làm quen và hội nhập được tí nào hay tí ấy.
Nàng dâu Mỹ đứng ngay bên cạnh, nghe mẹ chồng nói xấu một tràng tiếng Việt chẳng hiểu gì cũng mỉm cười vui vẻ xã giao:
– Yes … yes …
Tôi than thở với chị Bích bằng tiếng Việt:
– Nói gì người Mỹ, thằng Jack con tôi người Việt trăm phần trăm mà cũng không biết gì về phong tục Việt Nam, cho tới bây giờ nó vẫn ngoảnh mặt làm ngơ với bánh chưng bánh tét.
Và tôi tiếp:
– Thông cảm cho con dâu Mỹ đi chị, mình ở Mỹ bao năm mà vẫn xa lạ với nhiều phong cách Mỹ, mình vẫn thích ăn bánh mì thịt Việt Nam chứ có thèm ăn hamburger đâu.
Trò chuyện với chị Bích vài ba câu xong tôi chúc Tết chị và thêm câu tái bút:
– Chúc Tết này con dâu Mỹ Evelyn của chị biết ăn bánh chưng bánh tét và mai mốt con dâu Mỹ sẽ biết ăn mắm kho quẹt nhé.
Chúc chị Bích xong tôi nghĩ đến thằng Jack con tôi năm nay 15 tuổi, đã bao năm qua nó vẫn chưa thích nghi nhiều món ăn Việt Nam. Ăn cơm nhất định không chan canh mà chỉ húp canh riêng, ăn bánh cuốn nhưng không chấm “nước sốt Vietnamese” (theo cách gọi của nó) tức nước mắm tỏi ớt ngon lành mà mọi người Việt từ trẻ đến già đều yêu thích.
Đã đến giờ hội người Việt phát giải các cháu học sinh giỏi, từng đứa được đọc tên và lên lãnh giấy khen cùng với phong bao lì xì giữa những tiếng vỗ tay ròn rã, Thằng Jack của tôi cũng trong đám học sinh giỏi ấy. Lãnh giải xong chúng nó đến bên nhau làm quen và chuyện trò. Nhìn những trẻ em trong cộng đồng Việt Nam nhân dịp này quen biết nhau tôi thật vui.
Tôi để Jack thoải mái trò chuyện cùng các bạn mới, đi vòng vòng ngắm chợ Tết, ngắm áo đẹp, người vui. Một lúc sau thì Jack đến tìm tôi, hỏi ngay:
– Mẹ ơi, con vừa nói chuyện với bạn Lily Nguyễn, bạn khoe là ngày Tết mẹ bạn cho ăn Square Cake ngon lắm. Square Cake là bánh gì? Con muốn ăn Square Cake giống bạn ấy.
– Mẹ cho con ăn cái bánh ấy rồi.
Jack thắc mắc thêm:
– Bạn Johnathan Trần thì khoe là ngày Tết bà nội bạn làm Long Cake cũng rất ngon. Con chưa biết mấy thứ này.
– Mẹ cũng cho con ăn cái bánh này rồi.
Jack ngạc nhiên:
– Thế mà con không nhớ nó là bánh gì..
Tôi bèn giảng giải:
– Jack Nguyễn của mẹ ơi, bánh chưng mà các con chẳng nhớ tên, Lily Nguyễn thì gọi là Square Cake, con gọi là Vietnamese Cake
Còn cái bánh mà thằng Johnathan Trần gọi là Long Cake, nó là đòn bánh tét. Cả hai bánh chưng bánh tét tuy khác ngoại hình, khác tên gọi nhưng nội dung giống nhau đều làm bằng gạo nếp nhân đậu và thịt. Tết nào mẹ cũng mời con ăn, dỗ dành, năn nỉ và con chỉ nếm chút rồi thôi …
– Sorry mẹ. Tết này con sẽ ăn nó nhiều hơn …
Đúng là bụt nhà không thiêng, bao năm qua mẹ nói không nghe, bây giờ nghe bạn nói thì Jack nghe liền. Trên đường lái xe về nhà lòng tôi vui vui, nhờ đi hội chợ Tết Jack gặp thêm bạn người Việt, Jack mới có ý định ăn bánh chưng bánh tét mà bấy lâu nay nó hững hờ không hề đoái hoài tới.
Lòng tôi thêm vui khi nghĩ đến gia đình bác gái ở khu chung cư “Mateo”, con rể Mỹ của bác Tết này thế nào cũng được bà mẹ vợ mới ở Việt Nam qua cho ăn mấy món Tết truyền thống Việt Nam, rồi cô Evelyn con dâu Mỹ của chị Bích biết đâu sau buổi tham dự hội chợ Tết hôm nay cô sẽ cảm tình với phong tục Việt Nam, về nhà biết thắp hương bàn thờ và biết ăn một vài món Việt Nam cho bà mẹ chồng hài lòng.
Tết vui mọi nhà vui mọi người.
Thứ Năm, 30 tháng 1, 2025
CHÚC XUÂN ẤT TỴ - Thơ Mai Xuân Thanh và Thơ Họa Của Các Thi Hửu
CHÚC XUÂN ẤT TỴ 2025
Tân niên Cô Rắn tới thăm nhàHọa vận 1 :CHÚC XUÂN ẤT TỴẤt Tỵ tân niên đến mọi nhà,Bàng dân thiên hạ thảy hoan ca.Vui Xuân con rắn thầy cùng bạn,Chúc Tết em xà bậu với ta.Khai bút "Nhất nguyên" vần ngỏ ý,Gieo vần "Vạn tượng" bút khai hoa.Vườn thơ "Thơ Thẩn" tưng bừng khắp,*Thế giới đại đồng hương ngát xa !...Đỗ Chiêu Đức02-22-2025* Lấy ý từ câu đối Tết truyền thống :Nhất nguyên phục thuỷ, 一元復始,Vạn tượng canh tân. 萬象更新。Có nghĩa :- Một dòng nguyên khí của trời đất trở lại lúc ban đầu.- Muôn vàn hiện tượng ( bao gồm người, vật, sự vật ) đều đổỉ mới.
Họa 2 : Chúc Xuân Ất Tỵ
Năm Rắn cầu mong thảy mọi nhàXUÂN LÒNG TRẮC ẨN
Vui cùng hợp giọng với oanh ca
Đón Xuân cụng cốc cầu tiên tổ
Mừng Tết nâng ly chúc bạn ta
Ai nấy an nhàn và tiến phát
Muôn lòng phấn khởi với thăng hoa
Để rồi trả lễ bao gian khổ
Chung thắp nén nhang hưởng tỏa xa.
🌻🌻Chung thắp nén nhang hương tỏa xa
Giữa bầu không khi thắm tươi hoa
Đâu quên tập tục con dân Việt
Mãi nhớ tinh thần đất nước ta
Mồng Một cầu trời ban hạnh phúc
Mồng Hai khấn địa giúp vui ca
Mồng Ba sửa soạn đi làm lại
Hết Tết thời lo quét dọn nhà.
🌺🌺🌺Hết Tết thời lo dọn sạch nhà
Không còn bầu khí nhộn hoan ca
Bây giờ nghĩ lại nào ai khác
Liền đó thời suy chỉ có ta
Mái ấm neo đơn hình bóng mẹ
Tâm lòng trắc ẩn một đời hoa
Để rồi cứ thế dư dòng lệ
Xuấn sắc quê mà sao vẫn xa?
Thái Huy Jan/18/25
Họa 3 : CUỐI NĂM THÌN
Chậm rãi Tân niên viếng mọi nhà
Ước mong Ất Tỵ rộn hoan ca
Đạn bom chìm lắng yên lòng bạn
Tâm trí an hòa mát dạ ta
Thơ thẩn dăm câu, câu kết nụ
Bút cùn vài chữ, chữ đơm hoa
Cuối đông treo phím chờ năm mới.
Chợt ấm hồn thay kẻ chốn xa
Lộc Bắc
Jan25
Họa 4 : Hỡi Xuân
Hạnh phúc mầm gieo khắp mọi nhà
Đường tơ rung phím khúc hoan ca
Ngày xuân trở giấc mơ màng giấc
Nhụy hé hương lòng luyến ái ta
Trải bút tao nhân duyên hội ngộ
Vườn thơ đượm sắc sắc ngàn hoa
Đưa thoi én lượn mong tin nhạn
Tri kỷ phương nào mãi cách xa.
Kim Phượng
Họa 5 : Chúc Xuân Ất Tỵ
Tân niên Ất Tỵ đến muôn nhà
Đây Blog rộn ràng bao khúc ca
Chúc tết nâng ly mời bạn hữu
Chào xuân mở ý thả tình ta
Lầu thơ đang đợi người tri kỷ
Câu chữ khơi mào hội bút hoa
Vần điệu du dương lan khắp nẻo
Mừng Trang năm mới ngát hương xa.
Quên Đi
Pháo giao niên nổ rực sân nhà
Cuối tỉnh,đầu thành vang tiếng ca
Cứ tưởng tha hương là thiếu bạn
Nào hay viễn xứ vẫn chờ ta
Chim từ hướng ấy về vui tổ
Bướm tới phương này lượn đẹp hoa
Người gọi nhau mừng Xuân đón Tết
Kéo không gian lại nối tình xa …
Los Angeles
🌸Ất Tị, xuân nay sắp đến nhà,
Mọi người chuẩn bị món đồng ca.
Trẻ trung, đón Tết, anh bên chị,
Già cả, mừng Xuân, bạn cạnh ta.
Vui vẻ tháng năm, đùa cháu chắt,
Thẩn thơ ngày Tết, đón hương hoa.
Thời gian cứ bước, ta theo bước …
Mừng họa đôi vần, gửi bạn xa.
🌸🌸Mừng họa đôi vần, gửi bạn xa,
Góp vui, chữ nghĩa thế cành hoa.
Đón đưa, bầu bạn Xuân cùng Tết,
Thơ thẩn, tiệc tùng Bạn với Ta.
Đất lạ, quê người, đâu vắng nhạc,
Hương xa, nước bạn, vẫn hoan ca.
Vui lên Thi hữu, ta còn bút
Xin hãy vung lên : Thơ khắp nhà.
🌸🌸🌸Xin hãy vung lên, Thơ khắp nhà,
Tuổi nay « Chín Chục », vẫn hoan ca.
Bạn bè đón Tết, đây và đó ;
Thơ thẩn mừng Xuân, ta với ta.
Hẳn bạn đang mê nhìn pháo tết
Riêng ta vẫn thích ngắm thơ hoa.
Hằng năm sắp Tết, mơ quê cũ
Như đã lâu rồi, ta đã xa.
Danh Hữu
Paris, 18.01.2025
Góc Đường Thi : Bài Thơ TRỪ TỊCH của VU KHIÊM
Góc Đường Thi :
Thứ Tư, 29 tháng 1, 2025
KÍNH MỜI XEM HỌA THƠ "XUÂN DẠ LỮ HOÀI" của Cụ LĂNG SA PHAN VĂN BỘ
XUÂN DẠ LỮ HOÀI
Mấy độ xuân về vọng cố hương
Tưởng tơ, tơ tưởng, ngẩn ngơ dường
Đình thần miễu thánh hằng mơ mộng
Vong mẹ hồn cha mãi vấn vương
Chợ búa, mùi hương gây nỗi nhớ
Đồng quê, tiếng pháo gợi niềm thương
Người xưa cảnh cũ chừ đâu tá?
Đất khách năm canh luống đoạn trường.
Lãng Ba Phan Văn Bộ
KÍNH HỌA: XUÂN VỀ NHỚ NƯỚC
Xuân về nhớ kiếp sống tha hương,
Nhớ nghĩ ngẩn ngơ dạ khó dường.
Nhớ bến đình thần tư tưởng mộng,
Nhớ mồ Tổ phụ vẫn còn vương.
Nhớ mùi hương bánh nay còn thích,
Nhớ pháo xóm ào tiếp kéo thương.
Nhớ bóng mẹ cha nay khuất bóng,
Nhớ ngày Xuân sống chốn sa trường.
*
Mấy chục năm mòn mỏi nhớ thương!!
HỒ NGUYỄN (27-01-2025)
Ảnh cầu Long Biên Hà Nôi từ Google
Mời Xem Thêm :
ƯỚC MỘNG NĂM MỚI 2025-Thơ Đức Hạnh và Bài Họa Của Các Thi Hửu
ƯỚC MỘNG NĂM MỚI 2025
ƯỚC nguồn kế hoạch rõ ràng nơi...
MỘNG ước hoa xuân thắm cõi đời
NĂM vọng chủ trương luôn phấn khởi
MỚI hòa kinh tế chẳng chơi vơi
HAI chào Ất Tỵ muôn hồ hởi
KHÔNG đọng bão giông cảnh rạng ngời
HAI chuộng yên bình trên thế giới
NĂM mừng cuộc sống rạng cơ ngơi.!
ĐỨC HẠNH
Thơ Họa:
ƯỚC muốn thanh bình hiện khắp nơi,
MỘNG mơ Tết đạt tốt cho đời.
NĂM sang phúc lộc tràn phơi phới,
MỚI đến khổ buồn sớm thoát vơi.
HAI đứa tay vòng tay hớn hở,
KHÔNG thân ai khổ dạ bung ngời.
HAI đường cao ngút nơi ta tới,
NĂM mới chúc mừng khắp nghỉ ngơi!
*
Khỏe người ai cũng thảnh thơ ngơi!!
HỒ NGUYỄN (15-01
2./ ƯỚC VỌNG TÂN XUÂN
Rạng rỡ mai, đào…trổ khắp nơi
Nàng xuân yểu điệu dáng yêu đời
Khai dòng vũ khúc nguồn không vợi
Trỗi đóa hoa lòng nụ chẳng vơi
Nghĩa cử chân thành trong vận mới
Tình yêu sáng tỏ giữa tâm ngời
Mong chờ cải thiện lòng thơ thới
Vẫy bút chào xuân mộng hổng ngơi...
Hồng xuyến
Xuân Ât Tỵ 2025
3./ XUÂN BUỒN.
Nước tôi luật mới vội ra đời
Bễ dâu, bất lực người dân khóc
Kiếp nạn ngặt nghèo,túi bạc vơi
Tín hiệu giao thông nào có ổn
Hạ tầng cơ sở cũng chưa ngời
Quyết bằng mọi cách gom và hốt
Khốn khó,lầm than mãi chẳng ngơi!
LAN.
(15/01/2024).
4./ XUÂN VUI
ĐẤT nở ngàn hoa đẹp khắp nơi
TRỜI xanh bát ngát rộn hương đời
SÔNG dài hun hút nguồn không cạn
NÚI thẳm bạt ngàn suối chẳng vơi
ĐÓN nhận bình an, ngày khởi sắc
MỪNG chào hạnh phúc, mắt trong ngời
XUÂN vể chốn chốn như mùa hội
VUI vẻ, lời ca vang chẳng ngơi.
Sông Thu
( 15/01/2025 )
CUNG kính Cữu Huyền Thất Tổ nơi
CHÚC mừng Tết nhất, vẫn yêu đời
TÂN niên hạnh phúc người xưa đủ
XUÂN nhựt an vui chuyện cũ vơi
Ất Giáp tham thiền không đỏ thắm
Tỵ Thìn nhập định chẳng xanh ngời
Hồi hưu dưỡng lão bên bờ biển
Vóc hạc già nua phải nghỉ ngơi…!
MAI XUÂN THANH
Silicone Valley January 25, 2025
MADE IN SÀI GÒN - Phạm Công Luận
Thử nhớ lại hồi nhỏ chúng ta dùng những món đồ gì trong nhà?
Thế hệ sinh đầu thập niên 1960 chúng tôi lớn lên một chút đã thấy trong gia đình dùng các món đồ ngoại nhập bán rất nhiều ở thương xá Tax, hành lang Eden, siêu thị Nhật Departo, đường Hàm Nghi, Tự Do, Nguyễn Huệ, siêu thị Nguyễn Du, các cửa hàng PX …
Tuy giới bình dân nếu biết tằn tiện vẫn có thể mua được một chiếc xe gắn máy hai bánh, tủ lạnh hay tivi Nhật nhập cảng; đồ dùng trong nhà của đa số dân chúng là do trong nước sản xuất, ở các xưởng đặt tại Sài Gòn, Chợ Lớn hay Gia Định. Chúng có giá vừa túi tiền, chất lượng không cao nhưng xài được, có nhiều thứ tốt và qua thời gian càng tốt hơn do dùng công nghệ mới đưa vào.
Trong nhà tôi và nhiều gia đình khác, từ bếp lên tới phòng khách, vây quanh các đồ quen thuộc.
Buổi sáng sớm chủ nhật rảnh rỗi, ba tôi dậy sớm nấu ấm nước, pha cà phê với sữa đặc nhãn hiệu Kim Cương. Hiệu sữa này sản xuất tại Thủ Đức của hãng Foremost. Xong, ông chế nước sôi còn lại vào cái bình thủy hiệu Lucky làm từ hãng Việt Nam Pha Lê Bình Thủy (đặt ở bến Lê Quang Liêm, Chợ Lớn) để sau cữ cà phê sẽ pha bình trà lớn với trà Nghi Bồi Nhâm sản xuất tại xưởng trên đường Nguyễn Thi hay trà Huỳnh Kỳ Nham ở đường Tổng Đốc Phương (nay là Châu Văn Liêm) để uống cả ngày. Buổi trưa, má tôi chế biến mì khô hiệu Tôm Càng hay Gà Trống của công ty Sam Hoa trong Chợ Lớn thành món mì xào ngon lành, còn bà ăn mì chay hiệu lá Bồ Đề. Chị tôi rảnh rỗi dùng miếng “giấy lơ” hiệu Vũ Tạo nhuộm màu xanh lơ lợt cái áo trắng đi học của anh tôi nay đã ngả vàng. Hiệu giấy lơ này của người Bắc vào Sài Gòn sản xuất từ 1954, còn người Nam gọi là “giấy dương” với các hiêu khác như “Nhảy Đầm” hay hiệu “Con Ó”. Buổi chiều, anh tôi mua chai bia lớn hiệu larue của hãng BGI trong Chợ Lớn cho ba tôi uống trong bữa cơm, còn mẹ và các con uống nước ngọt Phương Toàn. Ăn xong, ba tôi bỏ mấy cục pile lớn hiệu Con Ó mới mua lắp vô cái radio để nghe chương trình thời sự trên đài phát thanh Sài gòn. Má tôi ngắm nghía hộp đựng mớ nữ trang bà để dành nhiều năm, do tiệm nữ trang Alfana hay Nguyễn Thế Tài ngoài quận Nhứt làm ra. Còn tôi lo bao mấy cuốn tập hiệu Con Nai, Xích Lô chuẩn bị cho năm học mới, để sẵn mấy cây bút BIC gốc của Pháp nhưng có xưởng sản xuất tại Phú Nhuận
Câu chuyện tiêu dùng gia đình nói trên không có gì lạ đối với người từng sống ở Sài Gòn – Gia Định những năm 1960 hay 1970. Chúng tôi lớn lên tuy thích xài xà bông Camay của Pháp nhưng cả nhà đã quen mùi thơm cục xà bông Việt Nam của ông Trương Văn Bền, quen giặt đồ bằng bột giặt Viso hay bột giặt Net, xài bông gòn hiệu Bạch Tuyết, dùng sơn cũng hiệu Bạch Tuyết sơn cửa, lưu giữ ảnh lưu niệm bằng album hiệu Con Nai… Nhiều gia đình chưng tranh kiếng cảnh sơn thủy làm tại Chợ Lớn trên tủ thờ, dùng lư đồng đúc từ Gò Vấp, đốt pháo Xóm Mới, có bệnh thì mua thuốc nhà thuốc Ông Tiên ở Phú Nhuận hay ở tiệm Thoại Dư Đường trên đường Phùng Hưng. Nhà nào khá giả thích ủng hộ đồ nội hóa thì mua xe hơi La Dalat của công ty xe hơi Sài Gòn sản xuất đã nội địa hóa từ 25% đến 40%, chưng tranh sơn mài hãng Mê Linh ở Đakao hay dùng đồ gỗ của tiệm Phan Văn Nhị.
Đến một lúc nào đó, trong nỗi hoài nhớ những món đồ đã từng đi qua cuộc đời nhỏ nhoi của mình, tôi thực hiện cuốn sách nhỏ này, cuốn “Made in Sài Gòn” song ngữ Việt – Anh do công ty sách Phương Nam xuất bản.
Qua các hình ảnh về nhãn hiệu, tranh vẽ, ô quảng cáo in trên báo chí… tôi mong muốn giới thiệu một phần những sản phẩm, biểu tượng, thương hiệu của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở Sài Gòn – Gia Định – Chợ Lớn tồn tại trong vòng trăm năm qua. Bên cạnh đó, là hình ảnh một số sản phẩm văn hóa nghệ thuật trong điện ảnh, kịch nghệ, báo chí, âm nhạc, kiến trúc.
Các sản phẩm đó, có thể là chiếc xe hơi sản xuất tại Việt Nam, là các món nữ trang hoặc mẫu giày guốc nổi tiếng, là các sản phẩm gia dụng như bình ắc quy, bóng đèn, đèn pin, bình thủy, đồ nhôm, các loại thực phẩm thiết yếu như bột ngọt, mì gói, nước tương; các sản phẩm may mặc, học cụ, đồ chơi trẻ em; các loại thuốc bắc, thuốc tây chữa bệnh,.. cho đến các sản phẩm văn hóa như tranh sơn mài và đồ mỹ nghệ, sách báo, tập nhạc, dĩa cải lương và phù điêu của các hội quán, lăng miếu trong khu vực Gia Định, Chợ Lớn. Bên cạnh đó, còn có các hình ảnh biểu tượng của hoạt động tài chính như ngân hàng, xổ số; hay logo gắn trên va li các khách sạn nổi tiếng từ thời Pháp thuộc.
Các hình vẽ, nhãn hiệu, ô quảng cáo trên báo chí, ảnh chụp đồ vật… trong sách là bộ nhận diện thương hiệu các sản phẩm của quá khứ. Chúng giúp độc giả ngày nay hình dung phần nào hoạt động sản xuất, kinh doanh trên đất Sài Gòn – Gia Định – Chợ Lớn trong trên dưới nửa thế kỷ qua, và cách vận dụng các thành tựu kỹ thuật để sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ đời sống. Đồng thời cũng giúp họ quan sát cách thiết kế một sản phẩm đồ họa, của các họa sĩ Việt, Hoa hay Pháp.
Sài Gòn từ đầu thế kỷ 20 đến nay đã trải qua nhiều biến động, thay đổi chế độ, môi trường làm ăn có lúc thuận lợi, có lúc bị bó hẹp và gặp rất nhiều khó khăn thời chiến tranh… Tuy vậy, người dân từ tứ xứ hội tụ về đây đã đóng góp rất nhiều công sức để làm nên một nền sản xuất tuy còn rời rạc, quy mô nhỏ, chất lượng không ổn định nhưng cũng mang đến những tiện nghi cần thiết cho bao lớp người dân thành phố và toàn miền Nam trong thời gian dài.
Đã có một thời Sài Gòn như thế và cuốn sách này mong góp phần nhỏ vào việc ghi nhận hiện thực đó.
Phạm Công Luận
CHÀO XUÂN - Thơ Trần văn Hang và Bài Họa Của các Thi Hửu
CHÀO XUÂN Đông tàn xuân đến thảy đều xinh Vạn vật đổi thay thật hữu tình Hồn đất sinh tâm - tâm giác ngộ Sắc tre vượng cảnh - cảnh thanh bìn...
-
CON MỂN VÀ ĐIỀM BÁO KHÔNG MAY MẮN Con thú rừng có tên “ Mển ” hay“ Mang” , còn gọi là hoẵng , kỉ , là mộ...
-
Năm nào cũng vậy, do thức dậy sớm đi chợ sớm, nên má là người đầu tiên mở ngày ba mươi Tết ra. Không biết có phải số má cực, vía má cực kh...
-
Bối cảnh lịch sử: Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766–1820), tên tự Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồ...