Thứ Hai, 31 tháng 3, 2025
NẾU CHIỀU NAY CÓ MƯA...Thơ Ngọc Ánh
HOÀNG HÔN TRÊN HỒ -Thơ Sông Thu Và Bài Họa Của Các Thi Hửu
Mặt hồ lộng lẫy sắc vầng dương
Ráng đỏ bừng lên, đẹp lạ thường
Khoảng nước lung linh màu hỗ phách
Vùng trời lấp lánh ánh kim cương
Hàng cây in bóng lăn tăn sóng
Làn gió qua rừng thoang thoảng hương
Phong cảnh tuyệt vời trong khoảnh khắc
Hằn sâu tâm trí mãi còn vương.
( 28/03/2025 )
Đi tìm trải nghiệm giữa đời thường
Mênh mông, bát ngát không bờ bến
Vô tận,bao la chẳng giới cương
Tàu lượn khơi xa nhìn cá nhảy
Tài công hướng chuyển tách quê hương
Đê mê, thích thú rồi bừng tỉnh
Tàn giấc mơ, lòng cứ luyến vương!
(29/03/2025).
2./ Kính Họa Vận : ĐÀ LẠT MÙ SƯƠNG
Ló dạng vừng ô rạng ánh dương
Bừng lên cái mống đẹp phi thường
Lung linh đáy nước trời xanh biếc
Lấp lánh lưng đèo suối bạch cương
Vi vút thông reo kia Thuỷ Tạ
Lăn tăn sóng gợn nọ Xuân Hương
Tương tư hoài niệm hằn tâm trí
Phong cảnh hữu tình mới vấn vương…!
MAI XUÂN THANH
Silicone Valley, March 28, 2025
Lộng lẩy mặt hồ hiện ánh dương,
Sóng nhô trôi tạo cảnh nghê thường.
Chim trời thả cánh bay tha thướt,
Gió mát đùa cây ưỡn bóng cương.
Đồng ruộng xinh tươi gom sắc lúa,
Vườn mai vàng nhánh lã bung hương.
Cô thôn nữ nón che lui tới,
Má thắm môi hồng lưu vấn vương.
*
Quê nhà nhắc nhớ mãi còn thương!
HỒ NGUYỄN (27-3-2025)
Nghỉ mệt, chiều ngồi dưới rặng dương
Triều ru, nhập lối mộng nghê thường
Xiêm y gió cuốn vào miên vũ
Vó ngựa ta về thả lỏng cương
Mỹ tửu mê hồn say ngát vị
Kỳ hoa lãng tử đắm nồng hương
Trùng khơi sóng cuộn tung ghềnh đá…
Mục viễn, ngây lòng luyến tiếc vương
Lý Đức Quỳnh
29/3/2025
Họa hoán vần
Vầng ô nắng trải Thái Bình Dương
Sóng bạc đầu chao đẹp khác thường
Nhắc thuở tù đày ta kiệt sức
Nhớ thời bươn chải bậu phai hương
Quê nhà bão lũ chồng thương xót
Đất mẹ giông càn vợ vấn vương
Tóc ngả màu sương em tứ đức
Anh mòn mỏi phận giữ tam cương
ThanhSong ntkp
CA.28/03/2025
( hoạ 4 vần )
Lang thang bước chậm ngắm thuỳ dương
Rặng liễu đìu hiu đứng thất thường
Bẽn lẽn giai nhân chân khựng lại

Ngác ngơ tráng sĩ ngựa ghìm cương
Hoàng hôn mây tím chim tìm bạn
Chiều phũ sương mù hoa toả hương
Mỗi độ tà huy chìm khuất núi
Lòng buồn vương vấn bóng người thương
Chiều buông bảng lảng bóng tà dương
Từ giã người yêu chuyện bất thường
Lận đận băng ngàn qua cửa ải
Lao đao vượt biển tới biên cương
Tang bồng nặng nợ ngàn khơi sóng
Hồ thỉ tùy duyên quyện khói hương
Thắng cảnh tuyệt vời tình cảm mến
Danh lam hấp dẫn kén tơ vương
MAI XUÂN THANH
Silicone Valley, March 28, 2025
8./ HOÀNG HÔN DỞ BƯỚC
Vạn vật chìm trong vẻ khác thường
Núi dãy trầm mình thâm cõi tịch
Chim đàn sải cánh viễn biên cương
Vầng trăng treo đỉnh hồn lơ lửng
Lữ khách giữa đường bước vấn vương
Nghe tiếng suối reo lòng chợt tỉnh…
Đâu tràn khứu giác lạ làn hương
29-3-2025
NGÔI ĐỀN PHẬT GIÁO LỚN NHẤT THẾ GIỚI HỒI SINH
Borobudur hay Ba La Phù đồ là một ngọn tháp phù đồ Phật giáo lớn ở miền trung đảo Java, Indonesia. Borobudur được dựng vào khoảng thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ thứ 9 dưới vương triều Sailendra vốn sùng đạo Phật. Tọa lạc trên đỉnh đồi giữa vùng đồng bằng phì nhiêu, Borobudur sừng sững nổi lên giữa lòng chảo, chung quanh là núi rừng bao bọc.
Theo tính toán của các nhà khảo cổ thì ngôi đền tháp Phật giáo vĩ đại này phải mất 100 năm để xây dựng hoàn thành.
Borobudur - địa điểm tham quan ngoài trời rộng hơn 2.500 m2 và là ngôi đền Phật giáo lớn nhất thế giới. Ảnh: Borobudur.
Sau khi các quy định mới được áp dụng để bảo tồn giá trị lịch sử và văn hóa di sản của đền Borobudur (Indonesia), du khách đã có những trải nghiệm rất khác khi tham quan điểm du lịch tâm linh độc đáo này.
Kỳ quan kỹ thuật cổ xưa
Ngôi đền Phật giáo Đại thừa tuyệt đẹp này gần thành phố Yogyakarta, miền Trung Java, Indonesia.
Có niên đại từ thế kỷ VIII-IX, Borobudur được xây dựng theo hình kim tự tháp trên một ngọn đồi. Borobudur ẩn mình dưới lớp tro núi lửa và thảm thực vật rừng rậm cho đến năm 1835. Công trình được cho là đã mất cả thế kỷ để xây dựng và được cấu tạo từ andesite (đá núi lửa màu xám), được cắt, vận chuyển và lát mà không cần vữa. Ngày nay, các nhà sử học không biết nhiều về việc xây dựng hoặc mục đích ban đầu của công trình. Họ vẫn đang nghiên cứu so sánh hàng nghìn bức phù điêu chạm khắc để tìm manh mối.
Công trình có 3 tầng chính, bao gồm 5 bậc thang vuông đồng tâm, 3 bệ tròn và một bảo tháp đồ sộ trên đỉnh. Cấu trúc trên đỉnh đồi 3 tầng có hình dạng của Mandala từ trên cao và bảo tháp phía trên có thể được nhìn thấy nhô lên so với vùng nông thôn đồi núi xung quanh. Mandala là một họa tiết hình tròn mang ý nghĩa rất đặc biệt trong Phật giáo và Ấn Độ giáo.
Về mặt thẩm mỹ, kiến trúc, trí tuệ và lịch sử, đền Borobudur được cho là đáng kinh ngạc không kém gì quần thể đền Angkor Wat của Campuchia. Ảnh: Herry Sutanto/Unsplash.
Ngôi đền cũng sở hữu bộ sưu tập 504 bức tượng Phật, 72 bảo tháp. Mỗi bảo tháp có một bức tượng của Đức Phật nằm rải rác xung quanh các bậc thang. Các bức tường và lan can của Borobudur cũng được trang trí với hơn 1.600 tấm phù điêu. Chịu tác động của thời tiết tự nhiên hơn 1.000 năm, Borobudur đã trải qua một cuộc cải tạo lớn vào năm 1970.
Tượng Phật không đầu tại Borobudur. Ảnh: Penny Watson
Trong số các pho tượng còn sót lại, một số bức tượng Phật ở đền Borobudur bị mất phần đầu. Nhiều người kể rằng lý do các pho tượng Phật bị mất đầu là bởi một nhóm người địa phương đã đánh cắp và bán cho các thương lái đến từ Hà Lan, Ấn Độ và Trung Quốc.
Đền Borobudur còn có 2.670 bức tranh điêu khắc trên đá mô tả khung cảnh độc đáo của xã hội cách đây 1.200 năm. Đó là những hình ảnh cuộc sống hàng ngày ở Java vào thế kỷ thứ VIII, từ thường dân cho tới hoàng tộc, tu sĩ. Ngoài ra, ngôi đền cũng mô tả các huyền thoại trong Phật Giáo như Atula, các vị thần, Bồ Tát…
Những bức phù điêu quý giá được sử dụng như một cẩm nang tham khảo phong phú cho các nhà sử học chuyên nghiên cứu về kiến trúc, vũ khí, trang phục, tín ngưỡng, hay các phương tiện vận tải của thế kỷ VIII ở Java.
Năm 1991, địa danh này được ghi nhận là di sản thế giới của UNESCO. Ảnh: Stjernegaard.
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã công nhận đền Borobudur là Di sản Thế giới vào năm 1991. Ngôi đền cũng trải qua nhiều lần trùng tu vào thời đó, song vẫn giữ được tính chất thần thoại, huyền bí và kỳ diệu đến mức không thể nào khám phá hết được.
Đóng cửa để trùng tu
Din, một hướng dẫn viên, cho biết anh rất vui với những thay đổi của đền Borobudur kể từ khi được mở cửa trở lại vào tháng 3 năm nay.
Ngôi đền Phật giáo lớn nhất thế giới này từng trải qua quá trình trùng tu diễn ra vào tháng 3/2020, trùng thời điểm đại dịch Covid-19 xuất hiện. Ngôi đền buộc phải đóng cửa vì tình trạng bảo tồn không tốt, bao gồm các vấn đề liên quan việc phá hoại di tích, vẽ bậy, nhai kẹo cao su...
Năm 2016, ngôi đền đã xuống cấp nghiêm trọng. Tục lệ leo lên các bảo tháp để chạm vào tượng Phật của người dân địa phương cũng là vấn đề, khiến đá dần bị mòn đi. Trước những nguy cơ ấy, tục lệ này đã bị cấm vào năm 2019.
Quy định bảo tồn mới
Theo chính phủ Indonesia, các quy định mới đã được triển khai nhằm mục đích bảo tồn ngôi đền và cũng là "bảo tồn di sản lịch sử và văn hóa".
Hiện nay, khu phức hợp đền giới hạn chỉ đón 1.200 du khách mỗi ngày với 150 khách mỗi giờ, trong 8 khung giờ. Thuế nhập cảnh đã tăng từ mức cố định 25 USD lên 90 USD (khoảng 1,4 triệu rupiah) đối với khách du lịch nước ngoài và khoảng 50 USD đối với khách du lịch nội địa.
Indonesia yêu cầu khách du lịch đi “dép đặc biệt” tại kỳ quan Phật giáo lớn nhất thế giới. Ảnh: Penny Watson.
Du khách được phát một loại dép đặc biệt có tên “upanat" để đi và phải có hướng dẫn viên là người địa phương theo sát.
Những chiếc dép “upanat” được làm từ lá dứa dệt, thiết kế đặc biệt nhẹ và giúp đôi chân thoải mái. Bên cạnh đó, việc sử dụng dép “upanat” từ nguyên liệu địa phương được kỳ vọng mang lại lợi ích kinh tế cộng đồng.
Để ngăn chặn rủi ro gây hại cho ngôi đền như đã đề cập ở trên, du khách cần xuất trình giấy tờ tùy thân khi mua vé và thông tin cá nhân của khách được lưu trữ trong dây đeo cổ tay, được bộ phận an ninh quét để đảm bảo tuân thủ giới hạn thời gian.
Nhiều quy định mới được áp dụng để gìn giữ và bảo tồn điểm du lịch tâm linh độc đáo này. Ảnh: Alain Bonnardeaux/Unsplash.
Ngoài ra, khách du lịch không được phép mang thức ăn theo khi đi tham quan ngôi đền, vì vậy mọi người không thể xả rác bừa bãi như trước.
Học sinh chỉ được phép vào sân, không được phép vào đền để giảm thiểu tình trạng dán bả kẹo cao su hay dùng bút xóa viết vẽ bậy lên điểm tham quan.
Trước đây, du khách cũng có cơ hội lên tới đỉnh đền khi mặt trời chưa ló dạng để tận hưởng khoảnh khắc bình minh, đứng giữa những bức phù điêu cổ kính, tôn nghiêm, lấp lánh nắng vàng. Tuy nhiên, với quy định mới, đền Borobudur chỉ mở cửa từ 8-16h và người dân cũng như du khách không thể tiếp cận bảo tháp trên cùng nữa.
Liên quan đến vấn đề này, hướng dẫn viên địa phương cho biết quy định giờ mở cửa mới được đưa ra do các bậc thang ở đây rất dốc, từng có quá nhiều người lớn tuổi trượt chân, ngã và bị thương khi tham quan đền lúc trời tờ mờ sáng.
Hiện tại, ngôi đền phật giáo lớn nhất thế giới không còn mở cửa cho du khách vào đón bình minh. Ảnh: Mikkinis/Pixabay.
Nằm ở miền Trung đảo Java của Indonesia, Borobudur là một ngôi đền tháp Phật giáo khổng lồ nổi lên đột ngột giữa vùng lòng chảo, xung quanh là rừng rậm. Vào năm 2012, Tổ chức Kỷ lục thế Giới Guinness đã công nhận đây là công trình đền tháp Phật giáo lớn nhất thế giới.
Tên gọi Borobudur có gốc từ Vihara Buddha Ur trong tiếng Phạn, có nghĩa là "ngôi Phật tự trên ngọn đồi". Từ chân đồi khách phải leo hơn 15m mới lên tới nền đền tháp.
Ngôi đền tháp này được xây dựng trong khoảng dưới vương triều Sailendra sùng đạo Phật vào khoảng thế kỷ thứ 8 - 9.
Cấu trúc Borobudur gồm 9 tầng chồng lên nhau, tầng trên nhỏ hơn tầng dưới, tổng chiều cao 42m, tương đương chiều cao của một tòa nhà 10 tầng hiện đại.
6 tầng dưới của Borobudur có bình đồ hình đa giác với 20 cạnh, trong khi 3 tầng trên có bình đồ hình tròn - là phần tinh túy nhất của công trình.
Trên vòng tròn thứ nhất có 36 stupa (phù đồ hay tháp bà), vòng tròn thứ hai có 24 stupa. Các stupa ở 2 tầng này được gọi tên là Parinirwana và đều được đục lỗ trống chung quanh hình thoi.
Vòng tròn thứ 3 có 16 stupa, được đục lỗ trống hình vuông và gọi tên là Nirwana, bao quanh một stupa lớn nằm ở trung tâm.
Theo ước tính, nếu trèo lên từng tầng một và đi dọc chu vi của tất cả 9 tầng thì quãng đường tổng cộng sẽ là 5 km.
Các vách tường 6 tầng dưới của Borobudur đều được phủ kín phù điêu, chạm trổ rất công phu, mô tả về cuộc đời của đức Phật, các bồ tát và các anh hùng đã giác ngộ Phật pháp, cũng như các giáo lý của đạo Phật.
Tổng chiều dài các bức điêu khắc là hơn 4km. Để cảm nhận được hết nội dung của tác phẩm đồ sộ này sẽ phải mất đến 2 ngày.
Ngoài các phù điêu, còn có trên 400 tượng Phật được đặt trong các stupa và 4 mặt của Borobudur
Theo tính toán của các nhà khảo cổ thì công trình vĩ đại này phải mất 100 năm để xây dựng hoàn thành.
Sau khi vương triều Phật giáo Syailendra sụp đổ, Borobudur đã bị bỏ hoang và lãng quên trong suốt 10 thế kỷ.
Công trình đã được một phái đoàn các nhà khoa học châu Âu, do chính quyền thuộc địa Hà Lan ở Indonesia cử đến tái khám phá vào năm 1814.
Khi đó Borobudur đã đổ nát nhiều và nằm dưới một vùng cây cối um tùm.
Người ta tin rằng ngôi đền tháp đã bị chôn vùi sau vụ phun trào lớn của núi lửa Merapi tại vùng này vào thế kỷ thứ 14.
Đây có thể là một điều may mắn, khi tro bụi đã phủ kín Borobudur, giúp hạn chế sự hủy hoại của thời gian và con người.
Sau đó, chính quyền thuộc địa đã cho dân địa phương khai quật Borobudur, và sự kì vĩ của công trình khi hiện lộ đã khiến tất cả những người chứng kiến kinh ngạc.
Vào năm 1970, chính phủ Indonesia phải kêu gọi UNESCO giúp đỡ để phục hồi toàn diện Borobudur. 600 nhà phục chế có tên tuổi trên thế giới đã tiến hành trùng tu lại ngôi đền trong suốt 12 năm trời và tiêu tốn mất 50 triệu đôla Mỹ.
Ngày nay, Borobudur đã trở lại với dáng dấp gần như ban đầu và trở thành một trong những kì quan nổi tiếng của thế giới
Khánh Vân / Theo: zingnews & dulichviet
Từ Cảnh chuyển
Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2025
Bản tóm lược đề tài giảng: Cách ráp vần chữ Việt dễ và ngắn gọn nhất - Hồ Thị Đậm
Bản đồ của Vietnam land
Bản tóm lược đề tài giảng:
Cách ráp vần chữ Việt dễ và ngắn gọn nhất
*Phương pháp đánh vần chữ Việt chia làm ba giai đoạn:
1) Giai đọan: I -Chúng ta phát âm mẫu tự tiếng Vệt là: a, b (bê), c (xê) , d (dê), đ (đê), chữ ch, chúng ta phát âm là (xê hát).......
Thỉ dụ: chữ: ‘nga’ chúng ta đánh vần là: anh-giê-a ‘nga’. Chữ ‘cha’ chúng ta đánh vần là: xê-hát-a : ‘cha’. Chữ: ‘nghiêm’ chúng ta đánh vần là: anh-giê-hát-i-ê-m ‘nghiêm’ Cách đánh vần nầy dài dòng, rắc rối cho các em học chữ Việt, là cách đánh vần khó nhất.
2) Giai đoạn: II -Do cách đánh vần chữ Việt thời Pháp thuộc khó cho trẻ em học chữ Việt, nên sau thời Pháp thuộc, “BỘ GIÁO DỤC” bỏ cách đánh vần nầy, Bấy giờ chúng ta không còn phát âm chữ cái như thời Pháp thuộc, mà đọc chữ cái là: a, b (bờ), c (cờ), l (lờ).... Chữ ch đọc là (chờ), chữ: tr: đọc là (trờ), chữ ‘ng’ đọc là (ngờ ‘đơn’), chữ ngh (ngờ ghép, đọc ‘ngờ’ như ‘ngờ đơn), chữ ‘kh’ đọc là (khờ), chữ ‘ph’ đọc là (phờ).... Ở giai đoạn nầy, chúng ta cũng không còn đánh vần nguyên chữ mà phân tách vần riêng rồi ghép với phụ âm. Thí dụ chữ: ‘ngoại” chúng ta không còn đánh vần anh giê o-a-i, ng-o-a-i nữa. Chúng ta dạy vần oai rồl ghép chữ ng với vần oai. Ta có: ng oai=oai=ngoại. ngoan=ng-oan=ngoan. (Phương pháp nầy ta vẫn phải học 41 vần khó như: uê, oa, oai, oan, oăc, uya, uyên, oăc, oăn, oap..) Phương pháp đánh vần nầy Bộ giáo dục gọi là:
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH VẦN TỔNG HỢP
3) Giai đoạn: III: Năm 1969 BỘ GIÁO DỤC có xuất bản quyển: “Em học vần lớp năm” (là lớp một bây giờ.) Theo sách nầy, BỘ GIÁO DỤC đã bỏ cách ráp vần cũ ở giai đoạn I và 2, mà dạy theo phương pháp thật đơn giản, rất dễ học: “chí dạy vần đơn giản, phân tách chữ và hoà âm” là các em biết đọc tất cả chữ Việt. Phương pháp nầy gọi là:
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH VẦN:“HỖN HỢP”.
Theo phương pháp đánh vần mới, giáo viên chỉ cần dạy học sinh những vần đơn giản như cách đánh vần ở giai đoạn 2, còn 41 vần khó đọc, khó nhớ không cần dạy, chúng ta chỉ cần mất 10 phút dạy các em phân tách chữ ra làm hai phần (phân tách ngay trước vần đơn giản mà các em đã học), dạy các em phân tách chữ và hoà âm là các em biết đọc chữ Việt. (Xin xem trang 93“Học tiếng Việt1”) Ở Việt nam, trước năm 1969, thầy cô giáo phải dạy năm hay sáu tháng, học sinh mới đọc được chữ Việt. Sau năm 1969, nhờ áp dụng phương pháp ráp vần quý báu hỗn hợp, thầy cô chỉ cần dạy ba tháng là các em biết đọc chữ Việt dễ dàng và viết chánh tả cũng dễ hơn.
* Có nhiều người bạn hỏi tại sao cuốn sách Em học vần lớp năm, Bộ Giáo dục không soạn theo “Mẫu tự a b c” mà soạn chữ i, t, l...–Vì soạn theo cách nầy các em dễ viết, vì chữ i, t, l... là nhữmg chữ dễ viết hơn các chữ khác và khi học xong năm, sáu chữ cái
như là i, t, o, a, c l. Các em có thể đọc được những câu đơn giản như: “Tí có cá to”, hay “Tí có lọ to, Tí có cá lạ”, các em sẽ thích học hơn.
41 vần sau đây chúng ta không cần dạy
(Thay vì thầy cô giáo mất thời gian dạy 41 vần khó đọc, khó nhớ sau đây, thầy cô giáo không cần mất thời gian dạy, chỉ cần mất 10 phút dạy các em cách hoà âm là các em đọc tất cả chữ
Oa (hoa hồng), oe (sức khoẻ), oac (nói khoác), oat (khoảng-khoát), oai (củ khoai), oay (loay-hoay), oach (kế hoạch), oao (kêu ngoao-ngoao), oeo oai (ngoẹo cổ), oem (ngoem-ngoém), oen (cái khoen), oet (khoét lỗ), oam (nước vỗ oàm-oạp), oan (ngoan-ngoãn), oang (khoảng-khoát), oanh (khoanh tay), oăc (dấu ngoặc), oăt (ngoắt tay), oăm (sâu hoắm), oăn (thoăn-thoắt), oăng (liến thoắng), oap (oàm-oạp), uê (trí tuệ), uy (cô Thủy), uơ (thuở xưa), uân (mùa xuân), uâng (bâng-khuâng), uât (che khuất), uya (đêm khuya), uyu (khuỷu tay), uây (khuấy động), uôm (nhuốm bệnh), uyên (họ Nguyễn), uyêt (tuyết trắng), uêch (nguệch-ngoạc), uênh (huênh-hoang), uynh, uych (chạy huỳnh-huỵch), uyt (suýt-soát), uơn (hạ nguơn)
Chú ý: chỉ 41 vần trên mới hoà âm được, còn những vần khảc là vần đơn giản, không hoà âm được, các em phải học.
Những vần đơn giản gồm có:
Ai, oi, ui, ôi, ơi, ưi, ao, eo, ua, ưa, ia, au, iu, âu, êu, ưu, ay, ây, am, im, um, em, om, âm, ơm, ôm, ăm, ap, ep, op, up, ăng, âng, ông, ưng, at, et, it, ot, ut, ăt, ât, êt, ôt, ơt, ưt, an, en, in, an, ân, ên, ôn, ơn. un, ơn, ưn. inh, anh, ênh, ach, ich, êch, iêm, ươp, iêc, ươc, iêng, uông, ương, iêt, uôt, ươc, uôc, iêng, uông, ương, iêt, uôt, ươt, ươt, uôn, ươn, iêu, uôi, ươi, ươu, ya, yu, ynh, yêu, yên, yêt, yt, ich. (Tôi có soạn những vần nầy và bài tập đọc ứng dụng cho mỗi vần, trong cuốn Học tiếng
Việi 1. Xin liên lạc Danh Phan, phone: (832) -455-2598), email: phandanh@hotmail.com
* Những vần sau đây các em không cần học, chúng ta chỉ dạy các em hoà âm: oa, oe, uê, uơ, uy
Thí dụ những chữ:
-Hoa ➔ ho-a=hoa -Khoẻ➔kho-e=khoẻ -Thuỷ ➔thu-y =thuỷ -Huệ ➔ hu-ê=huệ -Thuở➔ thu-ơ =thuơ
* Sau khi thầy cô giáo dạy xong những vần đơn giản như: ao, eo, ôi, iu, iên, iêt, ương, an, ang, ych, yt, ut, it, ươn, ương, yu, yên…Thầy cô giáo dạy các em phân tách chữ ra, (Phân tách chỗ nào? - Trước ngay vần đơn giản mà các em đã học.) Chúng ta chỉ cần 10 phút dạy các em hoà âm là các em đọc được tất cả chữ Việt.
Thí dụ chữ:
-Khoai ➔ kho-ai=khoai - Ngoan ➔ ngo-an=ngoan -Khuya ➔ khu-ya =khuya - Nguệch ➔ ngu-êch=nguệch
-Sau khi phân tách chữ: kho-ai, ta có 2 âm: âm kho và âm ai, ta hoà âm, tức là đọc lên: kho-ai=khoai.
-Sau khi phân tách chữ: ngu-êch, ta có 2 âm: âm ngu và âm êch, ta hoà âm: ngu-êch=nguệch.
Ba bài tập đọc có những vần khó đọc, khó nhớ:
Bài số:1 Đống đất sét
Đống đất choán một khoảnh sân lò gốm. Tí và Mai ngoẹo cổ đứng nhìn. Ông chủ lò ngoắt Tí và Mai lại gần. Ông khoét hai cục đất cho Tí và Mai. Tí khoanh tay thưa: “Cám ơn ông!” Mai bắt chước làm theo anh. Tí lấy ngón tay ngoáy cục đất rồi nói: “Đất nầy nhuyễn quá Mai ơi!”
Một nhóm giáo viên (Em học vần lớp năm)
Cách đọc chữ:
-Choán ➔ cho-an=choán -Khoảnh ➔ kho-anh=khoảnh
-Ngoẹo➔ ngo-eo=ngoẹo -Ngoắt ➔ ngo-ăt =ngoắt
-Khoét ➔ kho-et=khoét -Khoanh ➔ kho-anh=khoanh -Ngoáy ➔ ngo-ay=ngoáy -Nhuyễn ➔ nhu-yên=nhuyễn
Bài số: 2 Trong lò gốm
Mấy người thợ đàn bà loay-hoay vẽ. Một chị lấy cọ khuấy tô nước thuốc. Chị chấm màu quẹt nhoay-nhoáy mấy vòng. Thế là chị vẽ xong cái hoa huệ. Rồi chị đưa cọ bảo Mai vẽ thử. Mai nhoẻn miệng cười chăm chỉ vẽ. Nhưng Mai vẽ nguệch-ngoạc không thành hoa. Tí bắt chước mèo kêu ngoao-ngoao và nói: “Mai vẽ hoa giống mèo quào quá.
Một nhóm giáo viên (Em học vần lớp năm)
Cách đọc chữ:
-Loay➔ lo-ay=loay -Khuấy ➔ khu-ây =khuấy -Hoa ➔ ho-a=hoa -Huệ ➔ hu-ê=huệ
-Nhoẻn ➔ nho-en=nhoẻn -Nguệch➔ ngu-ệch=nguệch -Ngoạc➔ ngo-ạc=ngoạc -Ngoao➔ ngo-ao=ngoao
Bài: 3 Cháu xin về với ba
Hơn tám giờ tối, mưa mới tạnh. Ễnh-ương kêu uềnh-oang khắp vườn. Tiếng hát ru em từ xa vọng lại:
“Chiều chiều lại nhớ chiều chiều,
Bâng-khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau”
Tí lại ngồi bên cha thỏ thẻ: “Con nhớ mẹ và em Mai quá ba à!” Bác hai Hoằng xen vô trêu Tí: “Khuya nay ba cháu về Sài-gòn, cháu ở lại chơi vài bữa nghe!” Tí thưa: “Cháu xin về với ba!”
Một nhóm giáo viên (Em học vần lớp năm)
Cách đọc chữ:
-Uềnh ➔ u-ênh=uềnh -Oang ➔ o-ang=oang -Khuâng ➔ khu-âng=khuâng -Hoằng ➔ ho-ăng=hoằng -Khuya ➔ khu-ya=khuya
Ghi chú: * Có bạn hỏi: “Học sinh đang học cách ráp vần cũ, bây giờ chuyển qua phương pháp mới: ‘Hỗn hợp’, chúng tôi ngại là khó cho học sinh?
*Xin trả lời: “Không trở ngại gì cả, vì khi dạy theo phương-pháp ráp vần cũ, các bạn cũng phải dạy những vần đơn-giản như phương pháp mới, sau những vần đơn giản, thầy cô còn phải dạy tiếp 41 vần khó đọc, khó nhớ, mất nhiều thì giờ. Theo phương pháp đánh vần ‘Hỗn hợp’, sau khi dạy vần đơn giản như quý vị đã dạy, quý vị chỉ mất mười phút dạy học sinh cách phân tách chữ rồi hoà âm là các em đọc được tất cả chữ Việt. Như vậy càng dễ dàng cho học sinh hơn.
(Học sinh củng rất sung sướng được thầy cô dạy cách đánh vần nầy, vì khỏi khổ công học 41 vần khó đọc, khó nhớ, chỉ học vần đơn giản xong là biết đọc tất cả chữ Việt. Thật là cách đánh vần hay tuyệt vời của Bộ Giáo dục đã tìm ra, chúng ta bỏ quên cả nửa thế kỷ nay!)
Louisville, ngày 17 tháng 7 năm 2019
Hồ thị Đậm
Giáo viên dự lớp Tu nghiệp Sư phm khoá 31, hè năm 2019, tại trường Coastline communinity college CA. Giáo sư Song Thuận và tác giả.
Giai Thoại Văn Chương : DỊCH THỦY TỐNG BIỆT (Đỗ Chiêu Đức)
Giai Thoại Văn Chương : DỊCH THỦY TỐNG BIỆT Năm Nghi Phụng thứ 3 đời Đường Cao Tông (678), Lạc Tâ...

-
CON MỂN VÀ ĐIỀM BÁO KHÔNG MAY MẮN Con thú rừng có tên “ Mển ” hay“ Mang” , còn gọi là hoẵng , kỉ , là mộ...
-
Bối cảnh lịch sử: Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766–1820), tên tự Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồ...
-
Năm nào cũng vậy, do thức dậy sớm đi chợ sớm, nên má là người đầu tiên mở ngày ba mươi Tết ra. Không biết có phải số má cực, vía má cực kh...