SỰ KHÁC BIỆT GIỮA ĐÀI LOAN VÀ TRUNG CỘNG
Vì sao người Trung Quốc và dân Đài Loan lại quá khác biệt?
Một Blogger người Trung Quốc có tên là Liu Xliao đã đăng tải những trải nghiệm khi đi du lịch tự do ở Đài Loan. Bài viết phân tích sự khác biệt về mặt con người của cùng một dân tộc nhưng sinh sống ở 2 bên bờ eo biển Đài Loan này đã nhận được sự quan tâm rất lớn từ cộng động mạng xã hội. Ngay trong ngày đăng tải bài viết,
lượt truy cập vào trang cá nhân của Liu Xliao đã lên đến 2,3 triệu.
Ngày nay, rất ít người Đài Loan tự nhận mình là người Trung Quốc.
Ông Đổng Chấn Viễn, một chuyên gia về nghiên cứu phát triển của Đại học Chính Trị ở Đài Bắc, cho biết sự thay đổi này đã bắt đầu cách nay hơn 20 năm.
“Tôi nghĩ rằng người dân ở Đài Loan đã dần dần nhận thấy những sự khác biệt giữa Đài Loan với Trung Quốc,
đặc biệt là những sự khác biệt về giá trị, như tự do, nhân quyền và dân chủ. Thêm vào đó họ cũng nhận ra sự khác biệt về lối sống giữa Đài Loan với Trung Quốc.
Vì thế cho nên họ dần dần giữ một khoảng cách với Trung Quốc về thân phận hay lý lịch của mình”,
ông nói.
Năm 1992, một cuộc nghiên cứu của Đại học Chính trị cho thấy 26% công dân Đài Loan tự nhận là người Trung Quốc.
Nhưng năm 2010, con số này đã giảm xuống chỉ còn 4%.
Dưới đây là một số trích dẫn từ nhật ký của Liu Xliao:
“Ở Đài Loan bạn có thể tìm thấy được những giá trị đã không còn tại Trung Quốc. Tôi cảm nhận thấy sự thân thiện giữa người với người trong đối nhân xử thế.
Sau cuộc cách mạng tại Trung Quốc, phương thức sống, lễ nghi truyền thống mấy nghìn năm đều bị mất mát rất nhiều.
Những năm sau đó,
cuộc Cách mạng Văn hóa đã khiến mọi thứ đều chỉ hướng về lợi ích,
sự lạnh nhạt giữa người với người tăng lên, lợi ích trần trụi được đặt ngay trước mắt.
Đài Loan không phải trải qua quá trình tẩy não nghiêm trọng như vậy nên từng phút từng giây ở mảnh đất này đều khiến bạn cảm thấy mình được tôn trọng. Điều này thật hiếm có.
Ở đại lục khi làm bất kể một việc gì đó, bạn sẽ rất dễ bắt gặp ánh mắt khinh thường của người khác. Con người ở đó thật lạnh lùng!”.
Người Trung Quốc giờ đây khá lạnh lùng, thô lỗ.
…“Khi đi xe buýt vào thành phố,
tôi mới cảm nhận được thế nào gọi là phục vụ và được tôn trọng.
Nhân viên sẽ chủ động, nhiệt tình hỏi bạn muốn đi đâu và mua vé giúp.
Bất kể lúc nào, khi thu tiền hay trả lại tiền, họ cũng sẽ nói cảm ơn vì bạn đã chiếu cố.
Nếu nhìn thấy bạn có nhiều hành lý,
họ sẽ xách giúp tới nơi để đồ.
Chú lái xe buýt sẽ hỏi bạn đi đâu,
sau đó sẽ xếp hành lý vào ô, giúp bạn có thể xuống xe thuận tiện nhất có thể.
Việc này căn bản là điều không thể tưởng tượng tại đại lục!
Không chỉ tại đại lục mà Hồng Kông cũng vậy, họ chỉ chưng nguyên một bộ mặt sầu thảm để thu tiền của bạn.
Sau đó bạn sẽ chẳng còn quan hệ gì với họ cả.
Nếu có hỏi bất cứ điều gì thì thái độ của họ cũng sẽ khiến bạn cảm thấy như mình đã mắc nợ họ từ 8 đời…
Ở Đài Loan bạn có thể cảm nhận sâu sắc được thế nào gọi là phục vụ. Những ví dụ như vậy quá nhiều”…
Những “nữ Hán tử” Trung Quốc vốn không thích dịu dàng như phụ nữ Đài Loan
Phụ nữ Đài Loan dung mạo không được đẹp như phụ nữ Trung Quốc nhưng lại khá từ tốn, nhẹ nhàng.
Dẫu người Hoa đều là con cháu của Tam Hoàng Ngũ Đế, nhưng ngày nay sẽ không khó để phân biệt một cô gái người Hoa có xuất thân từ đâu,
Hồng Kong, Macau, Đài Loan hay Trung Quốc.
Thêm vào đó sự khác biệt giữa phụ nữ Đài Loan và Trung Quốc lại càng rõ rệt.
Chỉ riêng về tên gọi phụ nữ Trung Quốc thường mang những cái tên mạnh mẽ (thậm chí có phần bạo lực) như:
Vệ, Vĩ, Bân, Băng….
Đặc biệt là những người phụ nữ sinh vào thập kỷ 50, 60, 70 là càng nhiều những tên như thế, nguyên nhân là vào thời Đại Cách Mạng Văn Hóa,
Mao Trạch Đông đã từng viết một câu thơ:
“Không thích hồng trang thích vũ trang”
(không thích trang phục dịu dàng mà chỉ thích đấu tranh vũ trang).
Đây dường như đã đặt ra một điều luật thép cho các bậc phụ huynh ở Trung Quốc lúc bấy giờ:
Tên của người phụ nữ nhất định phải cứng rắn, mạnh mẽ! Dịu dàng thì không cần!
Trong khi đó tên gọi của phụ nữ ở bên kia bờ biển thông thường khá dịu dàng như:
Tử Vi, Uyển Di, Tịch Mộ Dung,
còn có những phụ nữ tóc dài say đắm lòng người dưới ngòi bút của văn sĩ Quỳnh Dao, không chỉ tên gọi đẹp, mà người cũng đẹp.
Cử chỉ lời nói dường như cũng gắn liền với tên của người phụ nữ.
Thật vậy, phụ nữ Đài Loan nói chuyện khá là từ tốn nhẹ nhàng,
đặc biệt là trong môi trường công cộng, nói chuyện rất nhỏ nhẹ,
rất biết chú ý đến hoàn cảnh nói chuyện.
Người ta thường nhận xét,
người phụ nữ Đài Loan dung mạo không được đẹp như phụ nữ Trung Quốc, nhưng trong nội tâm của họ rất có phong thái của một người phụ nữ. Trong khi các “nữ Hán tử” ở Trung Quốc thì “cần lao dũng cảm” nói chuyện lớn tiếng, rất có khí phách, chắc như đinh đóng cột.
Đại lục có rất nhiều phụ nữ xinh đẹp, cũng rất thời thượng; nhưng hễ giơ tay, dậm chân, trong ánh mắt có phần mạnh mẽ, cảm giác như họ không hề thua kém đấng mày râu.
Nguồn : Fb Terry Jackson
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét