Chỉ ba tháng trước, tôi là người ủng hộ vững vàng ý kiến cho rằng hoạt động của con người là nguyên nhân gây nên sự nóng lên toàn cầu. Tóm lại, điều đó nghe rất hợp lý. Đốt cháy nhiên liệu hóa thạch tạo ra CO2, gây nên hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên, Hầu hết các nhà khí tượng học hàng đầu thế giới cho là như vậy, và tôi đã tin rằng họ không thể hoàn toàn sai.
Sau đó, mùa đông ở Canada đến. Nhiệt độ giảm mạnh xuống -27 C trong tháng mười, một điều mà tôi chưa từng chứng kiến trước đó. Toàn bộ vùng Bắc Mỹ chìm trong băng giá. Ấn độ cũng chịu hoàn cảnh tương tự, nhiệt độ tháng 12 xuống thấp ở nhiều nơi trên toàn quốc phá vỡ kỷ lục 17 năm.
Theo thống kê, một sự kiện thời tiết đơn lẻ có giá trị thấp. Vì vậy, tôi đã xem hồ sơ lịch sử nhiệt độ toàn cầu trong hai thập kỷ qua trên trang web của NASA. Thực ngạc nhiên, tôi nhận thấy nhiệt độ trung bình toàn cầu trong 17 năm qua cho thấy không có xu hướng nóng lên đáng kể. Trên thực tế, nhiệt độ toàn cầu vào năm 2012 thấp hơn trong năm 2002. Xu hướng kéo dài hơn 17 năm này không thể bị bỏ qua như một sự kiện thời tiết đơn lẻ.
Các nhà khí tượng học thuộc tổ chức Ủy ban Liên chính phủ về Thay đổi khí hậu do LHQ tài trợ nhận thức được vấn đề này, họ thường gọi là “tạm dừng” hoặc “gián đoạn” trong sự tăng nhiệt độ toàn cầu.
Một vài người đã cố gắng giải thích rằng nhiệt dư thừa đang được các đại dương hấp thụ và nhiệt độ sẽ tăng trở lại. Một số nghiêng về giả thiết mực nước biển tăng là dấu hiệu cho thấy sự nóng lên toàn cầu; tuy nhiên, mực nước biển đã tăng dần trong ít nhất 100 năm, một khoảng thời gian dài trước khi hoạt động của con người tạo ra một lượng đáng kể khi thải nhà kính.
Một vài nhà khoa học đề xuất giả thuyết chu kỳ khí hậu tự nhiên có thể làm lu mờ những tác động của sự nóng lên toàn cầu do con người tạo nên, Họ hướng về giả thuyết chu kỳ 30 năm của dòng hải lưu là nguyên nhân. tất cả có nghĩa là, có lẽ, chu kỳ khí hậu tự nhiên đóng một vai trò lớn hơn trong sự nóng lên hay lạnh đi toàn cầu so với dự đoán của các nhà khoa học.
Làm thế nào các nhà khoa học biết được rằng hiện tượng nóng lên toàn cầu đang diễn ra?. Họ dựa trên những dự đoán của mô hình điện toán mô phỏng những ảnh hưởng của việc khí nhà kính “thúc đẩy’ nhiệt độ toàn cầu. Những mô hình này được phát triển đầu tiên vào khoảng 20 năm trước, khi trái đất đang trong giai đoạn ấm lên. Vào thời điểm đó, các kết quả từ mô hình điện toán khá phù hợp với dữ liệu quá khứ. Điều này không còn đúng.
Một nghiên cứu gần đây bởi các nhà khoa học Canada cung cấp một số manh mối cho những gì đang xảy ra ngày nay. Nó được xuất bản trên tạp trí Nature Climate Change  vào tháng 9 năm 2013, với tựa đề “ đánh giá quá mức sự nóng lên toàn cầu trong 20 năm qua.”
Nghiên cứu đã khảo sát 117 mô hình điện toán khác nhau từ 37 mô hình biến đổi khí hậu trong Coupled Model Intercomparison Project. Từ đó phát hiện ra rằng, trong 20 năm qua. mô hình điện toán đánh giá sự nóng lên toàn cầu cao hơn 50%
Trong 15 năm qua, nghiên cứu lưu ý rằng xu hướng nhiệt độ toàn cầu là tăng thêm 0.05 hoặc giảm 0.08 C mỗi thập kỷ, không khác biệt đáng kể từ số 0, cho thấy gián đoạn trong sự nóng lên toàn cầu. Lúc tốt nhất, nhiệt độ tăng thực tế, nếu có, nhỏ hơn 4 lần so với những gì mô hình điện toán đã dự đoán
Các nhà khoa học thường sử dụng thuật ngữ “biến đổi khí hậu” hơn là “nóng lên toàn cầu”, nhưng sự thay đổi thuật ngữ đơn giản là làm lẫn lộn vấn đề. Biến đổi khí hậu khó định lượng hơn so với nóng lên toàn cầu, khó khăn hơn trong liên kết giữa nguyên nhân và kết quả. Nếu có một cơn bão ở Philippine, làm thế nào chúng ta có thể chứng minh hay bác bỏ cơn bão liên quan đến sự thải khí nhà kính? Nếu cơn bão Sandy tấn công, phải chăng nó có liên quan đến khí thải nhà kính?
Ở khía cạnh khác, sẽ dễ dàng hơn trong định lượng sự nóng lên hay lạnh đi của khi hậu toàn cầu. Tất cả những gì chúng ta cần quan sát là nhiệt độ bề mặt trung bình trên đất hay trên biển trong một khoảng thời gian. Tương đối dễ dàng trong việc quan sát mức độ CO2 trong không khí để có thể thấy được bất kỳ mối liên hệ nào nếu có.
Bất kể khí hậu của hành tinh đang nóng lên hay đang hạ nhiệt, chúng ta cần làm giảm bớt ô nhiễm không khí và trên bề mặt. Ô nhiễm không khí gây nên những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm những đất nước như Ấn độ và Trung Quốc. Ô nhiễm trên bề mặt thậm chí còn tồi tệ hơn, như các chất gây ô nhiễm có thể tồn tại trong đất hàng thế kỷ, ngấm vào hệ thống nước
Trên hết, chúng ta cần phải phát triển sạch hơn, các nguồn năng lượng có thể tái sinh, bởi chúng gây nên thiệt hại tối thiểu cho Trái Đất chúng ta đang sinh sống
Niraj Chandra  là một kỹ sư chuyên nghiệp và là tác giả của một cuốn sách về năng lượng tái sinh.
(t Đai Kỷ Nguyên)