Bạn là 1 trong 4 người đầu tiên về trường Nông Lâm Súc Tây Ninh (Nguyễn văn Đôi,Trần Minh Thấu,Trần văn Gòn,Phạm thị Hòa ) để phụ trách các môn phổ thông.Trường lúc đó mới được thành lập tại miền Nam đầu năm học 1965-66,cùng lúc với trường NLS Bình Dương.
Sau đó, Trần văn Gòn đã "cộng chỉ số" cùng bạn Nguyễn Kim Xuyến(k.3-SPSG)
Bạn đã qua đời ngày 5/5 A6L/1996 sau một cơn bạo bệnh.
Để tưởng nhớ người bạn của chúng ta,xin đăng lại 1 bài thơ của bạn viết trong những giờ phút cuối của cuộc đời.
HUYỀN VI TẠO HÓA.
Cõi Trần nơi khách tạm dừng chân.
Đến lúc ra đi chẳng ngại ngần
Cuộc thế trả vay xong nợ thế.
Non bồng hội ngộ ven Thiên Ân
Huyền vi tao hóa an bày đó
Sắc tướng Thiên cơ chuyển hóa dần
Cùng mái nhà chung nơi cửa Đạo.
Đệ huynh đối đãi Đạo Tâm cần.
Trần văn Gòn
Tôi học chung với Gòn lớp Đệ Ngũ A (1958-1959) và Đệ Tứ A năm học (1959-1960). Gòn vóc dáng hơi gầy, trung người, tướng đi rất linh hoạt và nhất là đôi mắt sáng long lanh, thể hiện một tâm hồn nhạy cảm, bao quát, thông minh. Gòn học khá, môn Toán, bạn thường đạt điểm cao. Trong giờ giải bài tập, bạn nhiều lúc tự tin, mạnh dạn giơ tay, xung phong lên bảng chứng minh và giải phương trình.
Trả lờiXóaBạn cũng rất niềm nỡ với bạn bè, ai nói tếu thì cười nhưng không hề chọc ghẹo ai cả. Đó là một nét đẹp mà tôi rất quý.
Năm học 63-64, khi đỗ TT2 ban B (Lâu quá tôi ko nhớ có học chung với Gòn ở lớp Đệ Nhất B ko), vào Trường SPS, khóa 2, tôi học chung với Ẩn, Thấu, Đôi, Ánh, Mum, Mến Trí, Phước Trần...thỉnh thoảng có gặp Gòn, Hữu Lễ, Chị Hòa...vì các bạn nầy học khác lớp...
Trước và sau năm 1975, tôi ít có dịp về Tây Ninh...vì quê tôi ở Hậu Nghĩa, mặc dù Đất Tây Ninh còn mãi trong tâm hồn tôi của một thời mới lớn mộng mơ, những kỷ niệm của một thời vụng dại dể thương, biết yêu ai mà không cách nào thổ lộ, mở lời. Những tình cảm trong sáng ấy, vẫn quyện chặt trong tâm khảm, không phai. Mãi đến năm 2010, "nợ đưa đò trăng trắng vỗ tay reo" (theo NCT) được 7 năm, con cái yên bề phần nào, tôi mới trở về họp mặt thăm bạn bè xưa...để thăm Thầy, thăm bạn, thăm trường xưa, nơi đã được học tập nên người,tìm những dấu chân kỷ niệm của mình của một thời mới lớn xa vời...thì mới biết tin bạn Gòn đã ra đi khoảng hơn 13 năm. 50 năm rồi còn gì! Thời gian sao nhanh quá! Coi như từ ngày hết năm đệ tứ (59-60), tôi chưa hề gặp lại bạn lần nào cả. thật rất ngỡ ngàng và rất buồn cho bạn!
Hôm nay vào trang blog nầy, tôi xin đọc 2 câu đầu và xin bình mấy lời, để thay lời tưởng niệm bạn Trần Văn Gòn:
Hai câu thơ đầu: ngôn từ đơn giản như câu nói bình thướng, không tu từ nhưng ý thơ là một ý thức và một thái độ mang ý nghĩa triết lý nhân sinh:
Trả lờiXóaCõi Trần nơi khách tạm dừng chân.
Đến lúc ra đi chẳng ngại ngần
Tác giả tỏ ra đã thấu hiểu lẽ sống ở đời. Đời là cõi tạm, nơi mà con người phải "tạm dừng chân" để khi từ trần là trở về cõi hư vô, cõi cực lac, miền vinh hiển...Chân lý về tử-tận là vĩnh hằng. Nó là một hằng số, là một con đường tất định mà con người, trước sau, ai ai cũng phải đi qua như một tam đoạn luận bất hủ: "Con người đều không sống mãi/ Tôi là con người/ nên tôi sẽ không sống mãi"/ (tức là sẽ phải từ trần).
Từ ý thức cõi trần là cõi tạm như trên (sinh ký, tử quy = sống gởi, thác về), nhà thơ có một thái độ thanh thản, không vướng bận,của một con người ung dung tự tại, hiểu lẽ đời; "Một khi cái chết đến với ta, ta không hề sợ nó, ta không bao giờ tránh né, không bao giờ yếu đuối , ta "chẳng ngại ngần" gì cả,như trong bài "La mort du loup" củaAlfred de VIGNY (1797-1863):
La mort du loup
Les nuages couraient sur la lune enflammée
Comme sur l'incendie on voit fuir la fumée,
Et les bois étaient noirs jusques à l'horizon.
Nous marchions sans parler, dans l'humide gazon,
Dans la bruyère épaisse et dans les hautes brandes,
Lorsque, sous des sapins pareils à ceux des Landes,
Nous avons aperçu les grands ongles marqués
Par les loups voyageurs que nous avions traqués.
Nous avons écouté, retenant notre haleine
Et le pas suspendu. -- Ni le bois, ni la plaine
Ne poussait un soupir dans les airs ; Seulement
La girouette en deuil criait au firmament ;
Car le vent élevé bien au dessus des terres,
N'effleurait de ses pieds que les tours solitaires,
Et les chênes d'en-bas, contre les rocs penchés,
Sur leurs coudes semblaient endormis et couchés.
Rien ne bruissait donc, lorsque baissant la tête,
Le plus vieux des chasseurs qui s'étaient mis en quête
A regardé le sable en s'y couchant ; Bientôt,
Lui que jamais ici on ne vit en défaut,
A déclaré tout bas que ces marques récentes
Annonçait la démarche et les griffes puissantes
De deux grands loups-cerviers et de deux louveteaux.
Nous avons tous alors préparé nos couteaux,
Et, cachant nos fusils et leurs lueurs trop blanches,
Nous allions pas à pas en écartant les branches.
Trois s'arrêtent, et moi, cherchant ce qu'ils voyaient,
J'aperçois tout à coup deux yeux qui flamboyaient,
Et je vois au delà quatre formes légères
Qui dansaient sous la lune au milieu des bruyères,
Comme font chaque jour, à grand bruit sous nos yeux,
Quand le maître revient, les lévriers joyeux.
Leur forme était semblable et semblable la danse ;
Mais les enfants du loup se jouaient en silence,
Sachant bien qu'à deux pas, ne dormant qu'à demi,
Se couche dans ses murs l'homme, leur ennemi.
Le père était debout, et plus loin, contre un arbre,
Sa louve reposait comme celle de marbre
Qu'adorait les romains, et dont les flancs velus
Couvaient les demi-dieux Rémus et Romulus.
Le Loup vient et s'assied, les deux jambes dressées
Par leurs ongles crochus dans le sable enfoncées.
Il s'est jugé perdu, puisqu'il était surpris,
Sa retraite coupée et tous ses chemins pris ;
Alors il a saisi, dans sa gueule brûlante,
Du chien le plus hardi la gorge pantelante
Et n'a pas desserré ses mâchoires de fer,
Malgré nos coups de feu qui traversaient sa chair
Et nos couteaux aigus qui, comme des tenailles,
Se croisaient en plongeant dans ses larges entrailles,
Jusqu'au dernier moment où le chien étranglé,
Mort longtemps avant lui, sous ses pieds a roulé.
Le Loup le quitte alors et puis il nous regarde.
Les couteaux lui restaient au flanc jusqu'à la garde,
Le clouaient au gazon tout baigné dans son sang ;
Nos fusils l'entouraient en sinistre croissant.
Il nous regarde encore, ensuite il se recouche,
Tout en léchant le sang répandu sur sa bouche,
Et, sans daigner savoir comment il a péri,
Refermant ses grands yeux, meurt sans jeter un cri.
J'ai reposé mon front sur mon fusil sans poudre,
Trả lờiXóaMe prenant à penser, et n'ai pu me résoudre
A poursuivre sa Louve et ses fils qui, tous trois,
Avaient voulu l'attendre, et, comme je le crois,
Sans ses deux louveteaux la belle et sombre veuve
Ne l'eût pas laissé seul subir la grande épreuve ;
Mais son devoir était de les sauver, afin
De pouvoir leur apprendre à bien souffrir la faim,
A ne jamais entrer dans le pacte des villes
Que l'homme a fait avec les animaux serviles
Qui chassent devant lui, pour avoir le coucher,
Les premiers possesseurs du bois et du rocher.
Hélas ! ai-je pensé, malgré ce grand nom d'Hommes,
Que j'ai honte de nous, débiles que nous sommes !
Comment on doit quitter la vie et tous ses maux,
C'est vous qui le savez, sublimes animaux !
A voir ce que l'on fut sur terre et ce qu'on laisse
Seul le silence est grand ; tout le reste est faiblesse.
- Ah ! je t'ai bien compris, sauvage voyageur,
Et ton dernier regard m'est allé jusqu'au coeur !
Il disait : " Si tu peux, fais que ton âme arrive,
A force de rester studieuse et pensive,
Jusqu'à ce haut degré de stoïque fierté
Où, naissant dans les bois, j'ai tout d'abord monté.
Gémir, pleurer, prier est également lâche.
Fais énergiquement ta longue et lourde tâche
Dans la voie où le Sort a voulu t'appeler,
Puis après, comme moi, souffre et meurs sans parler. "
**********
Xin bàn bạc 4 câu thơ cuối:
Gémir, pleurer, prier est également lâche...
Fais énergiquement ta longue et lourde tâche
Dans la voie où le Sort a voulu t'appeler,
Puis après, comme moi, souffre et meurs sans parler. "
(Gào thét, khóc lóc, van xin thảy đều hèn hạ,
Hãy phấn đấu hết sức cho công việc nặng nề dài lâu của ngươi,
Trong con đường mà Số phận đã dành riêng cho ngươi,
Rồi sau đó, như ta, đau đớn và chết trong lặng im).
Ngân Triều xin tạm dịch:
"Van xin, cạn lệ, kêu gào,
Ích gì! Như nước đổ vào lá khoai!
Nước còn, còn tát, mãi hoài,
Mặc cho Số phận an bài trêu ngươi
Nghiến răng, vùng vẫy, không lời,
Như ta, đau đớn, ngậm ngùi tử quy."
* Tóm lại, có lẽ trong lúc bệnh rất nhiều, nhiều đau đớn, biết chắc căn bệnh đang ở cuối đường định mệnh nhưng tác giả vẫn khảng khái, lạc quan và bình tâm đón nhận cái lẽ tử-tận một cách bình dị, dấn thân. Rõ ràng đây là một ý thơ bay bổng của một thức giả hơn người, một nét nhân sinh quan khả ái của một tâm hồn giàu nghị lực, một phong cách của một người đồng môn, nhớ bạn, một thời thơ ấu dễ thương ...
Bạn Trần Văn Gòn ơi!
Bạn đi bên ấy, sao mà lạnh?
Tưởng bạn bên đèn, lạnh mấy mươi!
( Phỏng theo Hành phương Nam, Nguyễn Bính)
Thân ái
HN ngày 03/06/2014
Ngân Triều
-