Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2014

Làm thế nào để kiềm chế sự căng thẳng ?

“Không phải là sự căng thẳng giết chết chúng ta mà chính là phản ứng của chúng ta trước căng thẳng.” ~Hans Selye Stress ảnh hưởng đến mọi khía cạnh cuộc sống và là một phần của cuộc sống 


Stress hay còn gọi là căng thẳng là sự mất khả năng thích ứng với sự thay đổi của môi trường sống và sự phản ứng với các tác nhân kích thích hoặc các sự việc xung quanh. DISTRESS – kiệt sức –  là sự căng thẳng cực độ, đau đớn, lo lắng, hay buồn rầu, khổ sở triền miên, bệnh trạng.

Tuy nhiên, một số sự căng thẳng có thể tốt vì:
  • Nó mang lại cho bạn cơ hội để thấy rằng nhận thức và phản ứng tình cảm của bạn đang mất cân bằng và một số kỳ vọng là không thực tế.
  • Nó giúp bạn tiến tới những gì bạn muốn và tránh xa những gì bạn không muốn.
Tại sao việc chế ngự sự căng thẳng lại quan trọng ?

Không phải là sự căng thẳng giết chết chúng ta mà chính là phản ứng của chúng ta trước căng thẳng.” ~Hans Selye
Stress ảnh hưởng đến mọi khía cạnh cuộc sống và là một phần của cuộc sống, đồng thời nó có thể đẩy nhanh tiến trình lão hóa. Khi bạn học được cách cân bằng những kỳ vọng, lý trí và cảm xúc của bản thân, bạn sẽ sống lâu hơn. Khi những cảm xúc lên xuống thất thường, có thể dẫn đến chứng lưỡng cực (bipolar) gây ảnh hưởng đến sinh lý, hóc-môn và tuyến thượng thận. Cảm xúc của bạn có thể tác động, thay đổi cơ thể và tâm trí của bạn và điều này có thể tốt hoặc ngược lại.
Những dấu hiệu của căng thẳng bao gồm căng cơ, rối loạn tâm trí, nói chuyện thất thường, thở gấp và tức ngực. Căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến táo bón, các vấn đề dạ dày và huyết áp cao.
Làm thế nào để kiềm chế căng thẳng ?
Tôi nhận ra rằng mình học được nhiều nhất khi bị căng thẳng, vì nó có nghĩa là tôi phải lựa chọn điều gì cần ưu tiên, sống chậm lại một chút, lắng nghe cơ thể mình và thực sự học cách kiểm soát tình huống.
Dưới đây là vài lời khuyên để đối phó với stress:
  • Cân bằng giữa các kỳ vọng và mục tiêu đồng thời phải có sự linh hoạt.
  •  những việc quan trọng.
  • Giao những nhiệm vụ có mức độ ưu tiên thấp hơn cho người khác.
  • Chia nhỏ những dự án lớn, mỗi ngày làm một phần để theo kịp đà, giảm sự trì hoãn, thiếu rõ ràng và tâm trạng thất vọng.
  • Vào buổi tối, hãy lên kế hoạch cho ngày hôm sau và viết rõ mục tiêu để chuẩn bị tư tưởng.
  • Chúc mừng bản thân về những gì đã đạt được và ngẫm nghĩ về những bài học rút ra.
  • Dành thời gian để thư giãn mỗi ngày bằng việc thiền định, đọc những câu văn truyền cảm hứng, nghe nhạc nhẹ nhàng và đi dạo trong bầu không khí gần gũi với thiên nhiên.
  • Cố gắng giảm thiểu cảm giác mất niềm tin bởi vì chúng ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động và dễ gây ra những cảm xúc tiêu cực.
  • Luôn dành đam mê cho những gì chúng ta làm và thiết lập mục đích lớn hơn cho cuộc sống trước mắt.
  • Chuyển từ cảm xúc tiêu cực thành tích cực bằng cách nhớ lại những khoảng thời gian vui vẻ và tích cực. Ví dụ như chuyển từ lo lắng sang tin tưởng.
Lợi ích của việc kiềm chế sự căng thẳng ?
Khi bạn đã quen với việc kiềm chế sự căng thẳng, mức nội tiết tố cortisol của bạn sẽ giảm xuống và hàm lượng endorphin sẽ đi lên. Bạn sẽ cảm thấy tự tại, sẵn sàng và tập trung, điều này giúp làm giảm quá trình lão hóa và tăng tuổi thọ.
Sau đó bạn sẽ có cơ hội để phát triển những tài năng và niềm đam mê của bản thân, chia sẻ chúng với những người khác và tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn cho tất cả!
Theo www.NaturallySavvy.com.
http://tientri.net/hay-va-la/lam-the-nao-de-kiem-che-su-cang-thang/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

FOULA - Hòn Đảo Xa vXoi6 Nhất Có Người Sinh Sống Ở Anh

  Hòn đảo biệt lập này chỉ có khoảng 30 người sinh sống và là hòn đảo xa xôi nhất có người sinh sống ở Anh. Foula là một trong những hòn đảo...