Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014

chuyện về nàng Mona Lisa


Người phụ nữ bí ẩn Mona Lisa đã tròn… 535 tuổi

Sách sử ghi lại rằng nàng Mona Lisa sinh ngày 15/6/1479, vậy là trong tháng 6 này, người phụ nữ nổi tiếng Đông - Tây, kim - cổ ấy đã tròn 535 năm ngày sinh.
Không có con phố nào trên thế giới này mang tên nàng. Trên con phố một thời nàng từng sống, cũng không có tấm biển nào chỉ dẫn về ngôi nhà nàng từng ở. Vậy mà nụ cười bí ẩn của nàng cho đến nay vẫn còn là câu chuyện thu hút sự quan tâm trên khắp thế giới.
Ở tại thành phố Florence, người ta đã quá quen với sự nổi tiếng của nàng, vì vậy, nàng không nhận được sự tôn sùng đáng có. Sau nhiều thế kỷ lãng quên nàng, cuối cùng, năm nay, thành phố Florence quyết định kỷ niệm 535 năm ngày sinh của người con gái nổi tiếng nhất thành phố bằng một lễ hội lớn.
Có thể nói Mona Lisa là người phụ nữ mà ai ai cũng biết, nhưng không ai hiểu. Nàng là một ẩn số vĩnh cửu của hội họa và cái Đẹp.
Mona Lisa là con gái của một dòng họ cao quý, vốn có những người đàn ông được phong tước hiệp sĩ, từng làm chúa đất suốt cả một vùng rộng lớn. Tuy vậy, trước khi Lisa ra đời, địa vị dòng họ Gherardini nhà nàng đã sụt giảm nhiều.
Ở tuổi 15, cô gái xinh đẹp kết hôn với một thương nhân giàu có góa vợ - ông Francesco del Giocondo. Ông Francesco được biết tới là một con người đầy tham vọng, rất nóng tính. Chỉ có duy nhất một người có thể làm dịu những cơn nóng giận của ông, đó là nàng Lisa, người phụ nữ hiền từ đã trở thành mẹ kế của con trai ông, đồng thời sinh thêm cho ông 6 người con.
Cuộc đời của Mona Lisa trùng khớp đúng vào thời kỳ hỗn loạn nhất của thành Florence. Đó là những thập kỷ của chiến tranh, loạn lạc, nổi dậy, xâm lược, vây hãm… Đồng thời, đây cũng là thời kỳ mà một tài năng hội họa vĩ đại nhất của thế giới bắt đầu “đâm chồi nảy lộc” tại Florence - danh họa Leonardo da Vinci.
Trong vô vàn tác phẩm chân dung nổi tiếng, không bức chân dung nào có thể tỏa sáng hơn bức “Mona Lisa” của danh họa Leonardo da Vinci.
Người ta tự hỏi tại sao vị danh họa thiên tài lại từ chối thực hiện tranh chân dung cho những con người quyền lực hơn hẳn gia đình thương nhân Giocondo, tại sao ông lại nhận lời tới vẽ chân dung cho một phụ nữ 24 tuổi hoàn toàn không có gì nổi bật trong xã hội bấy giờ…
Có lẽ chỉ có thể giải thích rằng Da Vinci đã nhìn thấy những tia hào quang phát ra tự bên trong người phụ nữ đó, một vẻ đẹp mà chỉ những con mắt “nhà nghề” như Da Vinci mới có thể nhận ra.
Leonardo da Vinci đã giữ bức chân dung của nàng Lisa bên mình trong suốt phần đời còn lại. Ông thể hiện trong đó những kỹ thuật vẽ tranh đỉnh cao cũng như những hiểu biết sâu sắc về con người.
Đã có lần danh họa bị triệu tới tòa án ở Milan hồi năm 1506, ông bị buộc phải hoàn tất bức chân dung mà ông đã “khất lần” nhà Giocondo trong suốt 3 năm.
Cũng đúng thời điểm này, gia đình Giocondo gặp sóng gió lớn. Người con thứ sáu của Lisa sớm qua đời sau khi lọt lòng mẹ. Một người con gái của bà buộc phải trở thành nữ tu vì lúc này điều kiện kinh tế nhà Giocondo đã đi xuống, khiến cô gái không được cha mẹ chuẩn bị của hồi môn, vì vậy, không ai hỏi cưới.
Một cô con gái khác của Lisa cũng buộc phải vào tu viện theo chị từ năm 12 tuổi và qua đời năm 19 tuổi.
Chồng của Lisa cũng hai lần bị buộc tội cho vay nặng lãi và từng bị giam một thời gian ngắn vì có những quan điểm chính trị mâu thuẫn với nhà cầm quyền. Có thể nói, vận mệnh gia đình Giocondo đã bị chao đảo trước sóng gió thời đại. Sau khi chồng qua đời, Lisa quyết định vào ở trong tu viện Sant’Orsola.
Trước khi qua đời ở tuổi 63, bà đã xin được chôn cất bên cạnh các nữ tu của tu viện Sant’Orsola thay vì được đưa về chôn trong hầm mộ gia đình dòng họ Giocondo. Hiện các nhà khảo cổ đang cố gắng tìm lại hài cốt của Lisa trong hầm mộ tu viện.
Vua Pháp Francis I, người bảo trợ cuối cùng của danh họa Da Vinci, đã cất giữ bức chân dung của nàng Lisa trong một phòng tắm sang trọng của hoàng gia tại lâu đài Fontainebleau. Sau đó, vua Pháp Louis XIV đã đưa “nàng” về Versailles. Napoleon cũng say đắm vẻ đẹp của Lisa và giữ bức chân dung nàng trong phòng ngủ ở cung điện Tuilleries…
Sau hai thế kỷ trưng bày ở viện bảo tàng Louvre (Pháp), nàng tiếp tục là nguồn cảm hứng cho những bài thơ, nhạc phẩm, vở kịch và những bức tranh chép phổ biến trên khắp thế giới.
Lý do khiến chân dung nàng nổi tiếng như vậy là bởi Leonardo da Vinci đã không chỉ cách tân hội họa (những điều mà chỉ các chuyên gia hội họa mới có thể hiểu hết), mà ông còn thổi sức sống bất tử vào trong bức chân dung nàng (điều hiển nhiên mà bất cứ ai ngắm nàng đều có thể nhận thấy).
Trong mắt và trên môi nàng, người ta nhìn thấy, cảm nhận thấy tâm hồn đằm thắm của một người phụ nữ đích thực.
Một vài chi tiết hài hước mang tính đương đại xoay quanh nàng Mona Lisa:
Người phụ nữ bí ẩn Mona Lisa đã tròn… 535 tuổi
Chồng của nàng Lisa - ông Francesco del Giocondo - đã thừa hưởng họ “Giocondo” từ cụ cố vốn làm nghề nấu rượu. Cụ cố là một người đàn ông có tính cách vui vẻ. Từ “Giocondo” ban đầu là một biệt danh người ta gọi ông cụ với ý nghĩa “con người vui vẻ”. Ở Ý, người ta còn gọi bức chân dung của nàng Lisa là “La Gioconda” với ý nghĩa “một người phụ nữ vui vẻ”.
Người phụ nữ bí ẩn Mona Lisa đã tròn… 535 tuổi
500 năm sau, con phố Via Squazza - con phố nơi nàng Lisa Gherardini được sinh ra - vẫn có một thứ mùi đặc trưng, sinh ra bởi một đường cống ngầm đã bị bít tắc.
Người phụ nữ bí ẩn Mona Lisa đã tròn… 535 tuổi
Nàng từng sống với chồng con ở tại ngôi nhà này, trên phố Via della Stufa. Giờ đây, ngôi nhà đã được sửa chữa nhiều, không còn mang dáng hình ngày xưa nữa.
Chị em gái và con gái của Lisa từng sống trong tu viện San Domenico di Cafaggio này.
Chị em gái và con gái của Lisa từng sống trong tu viện San Domenico di Cafaggio này.
Hầm mộ nhà Giocondo đã được mở ra để hỗ trợ công tác tìm lại hài cốt nàng Lisa.
Hầm mộ nhà Giocondo đã được mở ra để hỗ trợ công tác tìm lại hài cốt nàng Lisa.
Lisa đã sống những năm tháng cuối đời rồi qua đời tại tu viện Sant’Orsola này.
Lisa đã sống những năm tháng cuối đời rồi qua đời tại tu viện Sant’Orsola này.
Những người phụ nữ là con cháu nhiều đời của nàng Lisa Gherardini.
Những người phụ nữ là con cháu nhiều đời của nàng Lisa Gherardini.
Bích Ngọc
Theo Huff Post

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

HỒN XUÂN MUỘN - Thơ Tranh Ngọc Ánh