Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014

Những động vât biết đi trên nước

Những động vật biết đi trên nước

Thằn lằn Basilisk, nhện hay tắc kè lùn Brazil có thể di chuyển và chạy trên mặt nước nhờ một số đặc điểm tiến hóa của cơ thể bao gồm lớp lông, lớp da không thấm nước. 
1. Thằn lằn Basilisk
1-1575-1403511379.jpg
Thằn lằn Basilisk là loài bò sát được tìm thấy ở Trung Mỹ và Nam Mỹ. Chúng còn có tên gọi khác là thằn lằn chúa Jesus vì có khả năng chạy trên mặt nước. Khi bị đe dọa, thằn lằn thường giang chân sau, thu gọn chân trước và phóng nhanh trên mặt nước. Những con nhỏ hơn và có trọng lượng nhẹ hơn có thể chạy xa hơn. Để giữ cân bằng và duy trì trạng thái thẳng đứng khi chạy trên mặt nước, chúng tự sinh ra một lực ngang đủ lớn để nâng đỡ trọng lượng cơ thể và giữ thân mình thẳng.
2. Rệp nước
2-8759-1403511379.jpg
Theo các nhà nghiên cứu, hiện có khoảng 340 loài rệp nước sống trong môi trường tự nhiên. Đây là loài côn trùng sống gần như hoàn toàn trên bề mặt nước. Khi đặt chân xuống nước, chúng tạo ra các vết lõm trên bề mặt, sức căng của mặt nước đẩy chúng về phía trước. Sải chân giúp chúng trượt trên mặt nước bằng chuyển động lướt nhanh cặp chân về phía sau, tạo xoáy nước bên dưới bề mặt nước và đẩy chúng về phía trước, giống chuyển động của thuyền có mái chèo. Lớp lông giống sáp ở chân là đặc điểm giúp chúng không thấm nước.
3. Nhện
3-9962-1403511379.jpg
Nhện ăn cá là loài nhện tương đối lớn, thường sống ở Bắc Mỹ. Chúng thường có xu hướng cu trú bên rìa sông hồ, nơi có nhiều nguồn thức ăn như côn trùng, cá hay ếch nhỏ, nòng nọc. Loài nhện này săn mồi bằng cách phát hiện tiếng rung trên mặt nước khi con mồi di chuyển. Theo các nhà nghiên cứu, chân của nhện được bao phủ bởi một lớp lông không thấm nước, giúp chúng có thể di chuyển được trên mặt nước. Tận dụng sức gió và tính trơn trượt của mặt nước, các loài thuộc lớp nhện còn có thể lướt trên mặt nước.
4. Chim lặn
4-5854-1403511379.jpg
Chim lặn thuộc họ chim nước Bắc Mỹ, có phần lớn thời gian sống trong môi trường nước. Loài chim này có đôi cánh ngắn, cặp chân khỏe và ở vị trí cách xa so với phần cơ thể. Đặc điểm này khiến chúng lóng ngóng và vụng về nếu sống trên mặt đất. Chân chim không có màng giống chân vịt, nhưng có dạng thùy, các ngón chân phẳng như mái chèo giúp chúng dễ dàng thích nghi với môi trường sống.
5. Tắc kè lùn Brazil
Tắc kè lùn Brazil có chiều dài cơ thể chỉ khoảng 4 cm. Với bất lợi về kích thước, loài tắc kè này có thể bị chìm thậm chí ở những vùng đầm lầy nhỏ. Tuy nhiên, lớp da không thấm nước có thể giúp chúng di chuyển trên bề mặt nước và tồn tại trong môi trường tự nhiên.
Linh Anh (Theo National Geographic)



10 ông bố tận tụy nhất hành tinh
Minh Long
Trong lúc nhân loại chào mừng Ngày của cha hôm qua, giới khoa học cũng điểm mặt những ông bố chăm sóc con với tinh thần trách nhiệm rất cao trong thế giới động vật.
Gà cát Namaqua
Gà cát Namaqua ấp trứng trong sa mạc Kalahari tại Nam Phi. Khác với nhiều loài gà, nhiệm vụ ấp trứng của gà cát Namaqua do con trống đảm nhiệm. Mỗi khi cần lấy nước cho con, chúng tìm tới nguồn nước rồi nhúng phần lông bụng xuống nước. Khi chúng trở về tổ, gà con sẽ uống nước từ những chiếc lông bụng của bố. Ảnh: Corbis.
Bọ nước khổng lồ đực cũng là những ông bố mẫn cán.
Bọ nước khổng lồ đực cũng là những ông bố mẫn cán. Sau khi giao phối, con cái đẻ trứng lên lưng con đực rồi tiết ra một chất khiến trứng bám chặt vào lưng. Con đực cõng trứng suốt ba tuần. Trong khoảng thời gian đó, nó phải tránh mọi kẻ thù để bảo đảm sự an toàn cho con của nó. Thỉnh thoảng nó ngoi lên mặt nước để đón ánh sáng mặt trời, một biện pháp khiến rêu không thể sinh trưởng trên trứng. Ảnh: Visual Unlimited.
Khỉ đuôi sóc
Khỉ đuôi sóc đực không chỉ bế con mà còn cho ăn và bắt rận cho chúng. Ngoài ra, khi những con cái sinh nở, khỉ đuôi sóc đực còn làm vệ sinh cho con bằng cách liếm sạch cơ thể chúng. Sự tận tụy của khỉ đực bắt nguồn từ việc khỉ cái phải hy sinh rất nhiều trong quá trình mang thai và sinh con. Bào thai của khỉ sóc thường chiếm tới 25% khối lượng của con mẹ. Ảnh: EPA.
Phần lớn con cái trong các loài sinh con, song ở loài cá ngựa, trách nhiệm đó
Phần lớn con cái trong các loài sinh con, song ở loài cá ngựa, trách nhiệm đó. Đến mùa sinh sản, cá ngựa cái đẻ hàng nghìn quả trứng vào một túi ở bụng con đực. Trứng nở thành con sau khoảng 15-20 ngày. Cá ngựa bố bảo vệ con tới khi chúng có thể tự tìm thức ăn. Ảnh: National Geographic.
Một con thiên nga cổ đen đực dẫn đàn con
Một con thiên nga cổ đen trống bơi trên hồ cùng đàn con của nó. Cả con trống và con mái cùng chia sẻ trách nhiệm nuôi con tới khi chúng có thể sống tự lập. Ảnh: WCS.
Trong thế giới của khỉ cú, một loài động vật linh trưởng phân bố tại Nam Mỹ, con đực đảm nhiệm phần lớn trách nhiệm nuôi con. Những con đực và con cái kết thành đôi trong phần lớn cuộc đời chúng. Ảnh: AP.
Vào mùa sinh sản, những con cái trong loài đà điểu lớn - một loài động vật ở Nam Mỹ - giao phối với nhiều con đực. Sau đó chúng chọn ổ của một con đực để đẻ khoảng 50 trứng vào đó. Con đực làm chiếc tổ sẽ ấp trứng trong 6 tuần và chăm sóc những con non. Nó sẽ tấn công mọi con vật tới gần con non, kể cả đà điểu cái. Ảnh:ramonmollerjensen.com.
Một con ếch sủa đực ngồi gần trứng của
Một con ếch sủa đực ngồi gần đám trứng của nó gần một suối tại bang Texas, Mỹ. Sau khi ếch cái đẻ trứng dưới những tảng đá hoặc khúc gỗ, ếch đực chăm sóc trứng rất chu đáo. Chúng nằm cạnh ổ trứng cả ngày để thường xuyên tưới nước giải vào trứng mỗi khi trứng khô. Khi trứng nở thành nòng nọc, ếch đực thường xuyên bơi cạnh con. Nếu gặp trường hợp nguy hiểm, ếch bố há miệng để nòng nọc bơi vào. Sau đó ếch bố ngậm miệng lại để che chở cho con. Ảnh:Alamy.
Chim cánh cụt hoàng đế trống luôn phải chịu đựng nhiệt độ âm trong quá trình ấp trứng. Sau khi chim mái đẻ quả trứng duy nhất vào ổ, chim đực sẽ dùng cơ thể của chúng để giữ ấm cho quả trứng. Trong 4 tháng chim trống hầu như không rời khỏi trứng, trong khi chim mái kiếm mồi dưới biển. Ảnh: squidoo.com.
Gián là những con bọ đáng ghét đối với loài người, song giới khoa học thừa nhận những con đực của loài gián ăn gỗ là những ông bố mẫu mực. Chúng trộn dịch vị với bột gỗ để làm tổ, sau đó tìm kiếm thức ăn cho ấu trùng. Đây là hành vi rất khác thường trong thế giới côn trùng. Những con gián đực cũng săn lùng phân chim, thứ chứa nitơ và rất cần thiết đối với sự phát triển của ấu trùng, để mang về tổ. Chúng cũng thường xuyên làm sạch tổ để ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc. Ảnh: National Geographic.


  
1. Quần thể danh thắng Tràng An, Việt Nam
Với việc đáp ứng các tiêu chí về giá trị văn hoá, thẩm mỹ và giá trị địa chất, địa mạo, Tràng An trở thành di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên ở Việt Nam.
  
2. Làng cổ Battir, Palestine
Nơi đây nổi tiếng với những khu ruộng bậc thang cổ và hệ thống thủy lợi có niên đại từ xa xưa. Khu đất này hiện vẫn được dân làng trồng lúa và cây ăn quả.
  
3. Vườn nho vùng Piedmont, Italy
Thắng cảnh này bao gồm 5 khu vực trồng nho, sản xuất rượu vang riêng biệt và một tòa lâu đài cổ.
  
4. Con đường tơ lụa châu Á
Đây là con đường huyền thoại nối liền Trung Quốc với vùng Tây Á kỳ bí, gắn với hàng ngàn câu chuyện truyền thuyết xa xưa.
  
5. Thành Namhansanseong, Hàn Quốc
Đây là một bức tường thành trên núi, dài 8.000 km và bảo vệ thủ đô Seoul. Nơi đây cũng được chính phủ Hàn Quốc công nhận là di tích quốc gia.
  
6. Hang Grotte Chauvet, Pháp
Hang rộng 8.500 m2 và sở hữu hơn 1.000 bức họa độc đáo, chủ yếu là hình động vật có niên đại từ khoảng 31.000 năm trước.
  
7. Hệ thống đường Andean qua Argentina, Bolivia, Chile, Colombia, Ecuador và Peru
Hệ thống đường Andean của Đế chế Inca dài 30.000 km được xây dựng qua nhiều thế kỷ và được mở rộng tối đa vào thế kỷ 15.
  
8. Westwork & Civitas Corvey, Đức
Đây là hệ thống cửa vào và tu viện Civitas Corvey, được xây dựng từ năm 822 đến năm 885.
  
9. Tòa nhà công xưởng Van Nellefabriek, Hà Lan
Tòa nhà này được xây dựng vào nhưng năm 1920, được công nhận vì ví dụ điển hình cho thiết kế hiện đại.
  
10. Xưởng tơ Tomioka, Nhật Bản
Được xây dựng vào năm 1872 thuộc thời kỳ Mình Trị, Tomioka được biết đến là xưởng tơ lụa nhà nước đầu tiên ở Nhật. 
  
11. Cảng Jeddah, Arab Saudi
Nằm trên bờ biển của Biển Đỏ, đây là một trong những cảng lớn nhất của nước này kể từ thế kỷ thứ 7. Khách hành hương và hàng hóa sẽ qua cảng Jeddah để tiến vào thánh địa Mecca bằng đường biển.
  
12. Cổ thành Erbil, Iraq
Cổ thành đã xuất hiện từ 7.000 - 10.000 năm trước. Trong một thời gian dài, nơi đây không được nhiều người biết đến. Chỉ đến khi Uỷ ban Di sản thế giới của UNESCO đầu tư khảo sát sơ bộ thì cổ thành mới thực sự nổi tiếng và được mệnh danh là thiên đường của các nhà khảo cổ và sử học.
Anh Minh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chúa Giêsu – Thiên Chúa giáng sinh - Tác giả: Nguyễn Hữu Đổng

  Chúa Giêsu là gì? Vấn đề này chưa được giới học thuật hiểu rõ. Bằng tư duy lịch sử giới, tác giả lý giải làm sáng tỏ Chúa Giêsu; đồng thời...