Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2015

2 chuyện ngắn của Y BAN


2 chuyện cực ngắn của Y Ban
Nhà văn Y Ban, tên thật là Phạm Thị Xuân Ban, sinh năm 1961. Chị Tốt nghiệp Đại Học Y Khoa Hà Nội, đã từng dạy trường Cao Đẳng Y khoa Nam Định, nhưng chị lại sống với nghề viết văn. Các tác phẩm của Y Ban mạng nặng tính nhân văn, mô tả xã hội bằng giọng văn hài hước đã chinh phục được độc giả mọi lứa tuổi trong và ngoài nước. Sau tiểu thuyết "Xuân Từ Chiều", chị đã cho ra mắt tập truyện ngắn "Hành trình tờ tiền giả" (2010). Năm 2011 Nhà xuất bản Trẻ đã cho ra mắt tuyển tập hơn 60 truyện cực ngắn (truyện ngắn mini) của Y Ban "Này Hỏi Thật Đã Nhìn Thấy Gì Chưa Đấy?"
NGỌN CỜ LÔNG
Một làng quê nghèo, cái nghèo truyền kiếp, nghèo từ đời này sang đời khác. Quanh năm suốt tháng những con người ở nơi đây chỉ có mỗi một việc là tìm cái ăn để bỏ vào mồm.
Cái Kiếu con nhà Tân từ lúc mới lọt lòng mẹ đã xinh đẹp lạ kỳ. Đói ăn là vậy mà lúc nào da nó cũng trắng hồng như trứng gà bóc. Khi đôi muơi ngực nó to như hai cái ấm dành tích. Cũng năm hai mươi tuổi Kiếu không yên phận nghèo nên nó đã bỏ quê đi xa làm ăn. Một vài năm nó về làng vẫn cái Kiếu xinh đẹp nhưng nghèo, cái này thì thấy ngay ấy mà, cứ nhìn quần áo nó là biết. Bẵng đi vài năm nữa nó không về làng. Bỗng một hôm nó về lộng lẫy trên một chiếc xe ô tô màu đen, ăn vận như một bà hoàng. Kiếu chia quà cho khắp cả làng. Nó lại còn nói, nhà nào có con lớn muốn đi làm ăn xa thì nó đưa đi, trả lương ban đầu là hai triệu, rồi làm quen sẽ lên ba, bốn triệu. Dân làng rụt rè vì chưa biết thế nào. Chỉ có năm đứa thanh niên theo Kiếu đi khỏi làng làm ăn xa. Đi làm được hai tháng 5 đứa kia đã có tiền gửi về giúp cha mẹ ở nhà. Chúng còn viết thư về nói rằng, chị Kiếu là bà chủ, chị Kiếu tốt lắm, nhà máy là của chị Kiếu. Có thêm năm đứa lại bỏ làng đi làm ăn xa. Thêm mười đứa nữa, rồi lại mười đứa nữa. Chỉ trong một năm mà có 30 đứa đi khỏi làng. Chúng là những đứa có hiếu có đễ, đi khỏi làng một hai tháng chúng đã gửi tiền về giúp cha mẹ. Một năm sau cái đận Kiếu về thăm làng mà bộ mặt của làng quê đã có nhiều thay đổi. Cái dễ trông thấy nhất là bộ mặt con người. Mặt con người cũng như cây lúa, có tí phân lá xanh rờn. Mặt con người của làng không xanh xao vàng vọt vì thiếu ăn nữa, cũng không nhầu nhĩ vì lo cái ăn thường trực.
Bọn thanh niên làng đi làm cho Kiếu là cái lũ thọc mạnh. Chúng viết thư về kể cho bố mẹ nghe chuỵên của Kiếu. Kiếu đi làm thuê cho nhà giàu này. Ông chủ giàu có nhưng bà vợ lại vừa già vùa xấu. Ông chủ phải lòng Kiếu. “Chị Kiếu làng mình khôn ngoan lắm, chị ấy say tít cho ông chủ mê như điếu đổ.Rồi chị ấy bắt ông chủ phải bỏ bà vợ. Ông chủ mê chị ấy quá phải bỏ bà vợ. Mà chị Kiếu làng mình cũng giỏi ghê cơ. Chị ấy làm bà chủ rồi chị ấy mới đi học thêm. Đi học thì thầy nào cũng mê tít chị ấy vì chị ấy xinh đẹp lại còn có tiền. Một năm chị ấy lên những hai lớp. Bây giờ chị ấy đang học tiến sỹ đấy. Chị ấy cai quản hết. Ai mà không đúng ý chị ấy là chị ấy đuổi liền.”Bọn thanh niên viết.
Mấy năm sau Kiếu về làng xây một cái miếu. Làng chưa có đình muốn xây một cái đình nhưng Kiếu không đồng ý. Có mấy cụ già trong làng cũng không đồng ý xây miếu. Miếu thì phải để thờ ai chứ. Làng này cũng có mấy liệt sỹ nhưng đã được nhà nước xây nghĩa trang rồi. Những nhà có con đang làm cho Kiếu thì nhất thất nghe theo Kiếu. Sao lại không nghe. Kiếu tạo công ăn việc làm cho con họ, con họ ấm no, họ cũng ấm no. Những nhà này chiếm phần đông trong làng. Biểu quyết chiếm đa số thế là xây miếu.
Kiếu sung sướng lắm, chuyển tiền về để xây miếu đã đành, lại còn chuyển tiền cho bà con trong làng làm cỗ linh đình ăn trong ba ngày. Sang ngày ăn uống thứ hai có một người để xuất một chuyện. Chuyện cũng lớn đấy. Đó là việc may cái cờ của làng. Cờ thì không ai là không biểt. Các ngày hội làng người ta thường cắm cờ phướn. Thì cũng sắm cái cờ phướn về cắm trước miếu. Có người thì có ý kiến, cờ phướn thì không độc đáo, không tôn vinh đựoc công trạng của Kiếu với làng. Nhiều người cũng đồng tình ý kiến. Một người lại có ý kiến, viết thêm chữ K trên cờ phướn như làng bên viết cái tên người mang nghề về làng cho bà con ấm no. Có ý kiến đồng tình, cũng có ý kiến phản đối, vì Kiếu có mang nghề gì về cho bà con đâu. Cuộc thảo luận đã sang bữa rượu thứ ba, tức là đã hết ba ngày cỗ bàn linh đình do tiền của kiếu gửi về.
Mọi người cùng trầm ngâm nghĩ ngợi. Có một người nghĩ ra xin nói, tôi nghĩ rất chín rồi, tận sâu xa là chỉ cái đó thôi, vậy tôi xin đề đạt là chúng ta đính thêm vào cờ một túm lông. Xem ra có lý. Có lý đấy chứ. Những người sống lâu ở làng này đều biết. Làng chỉ có một nghề trồng lúa nước. Cũng đã có bao nhiêu hội nghị đầu bờ, chuyển giao kỹ thuật. Trước nữa thì phân chuồng phân bắc, sau nhì thì nhất nước nhì phân tam cần tứ giống, sau ba thì nuôi bèo hoa dâu thay phân, sau tư thì chuyển đổi vật nuôi cây trồng, nuôi con gì trồng cây gì..Vậy mà vẫn đói. Có cái Kiếu xinh đẹp của làng, làm cho làng no ấm.
Một đứa trẻ chạy như bay về làng hò từ đầu làng, chị Kiếu về chị Kiều về. Ông từ Chí, người được dân làng chọn làm ông từ lật đật đi ra miếu. Ông vào trong miếu lấy cờ ra. Ông trẻo lên cây bàng buộc cờ vào ngọn cây. Cờ phướn bay, lẫn trong những cái tua bay phàn phật trong gió có một túm lông.
TÔM VÀ CUA
Trong con xe cam ry mới cóng biển kiểm soát màu xanh( của cơ quan nhà nước) có một sếp, một lái xe, một nhân viên và một người bạn của sếp. Đây là chuyến công cán hiếu hỉ. Một ông bạn của sếp ở quê cưới con. Cơm rượu no say chủ nhà còn gửi quà biếu cho mọi người, một cân tôm sú và một bẹ cua biển chắc gạch. Vị chi bốn người bốn suất như nhau. Quả chủ nhà là người biết đối nhân xử thế.
Đường tốt xe chạy bon bon. Khi xe chạy gần về đến cơ quan bạn của sếp nói:
- Cua bể và tôm sú là hai món khoái khẩn nhất của sếp T.
- Thế à. Sếp T thích tôm sú và cua bể lắm à?
- Tất nhiên. Ở nhà khách của tôi, ngày nào sếp T đi công cán thì thôi chứ cứ về ở khách sạn là tôi chỉ đạo nhà bếp thể nào cũng phải làm hai món tôm sú và cua bể. Nhất là cái món cua gạch này sếp T thích nhất. Mà có dịp mới mua được đấy chứ có phải cứ thích là có ngay đâu.
- Vậy à?
- Này cái việc anh muốn ở lại thêm khi đủ tuổi rồi ấy mà, hôm trước tôi đã lựa lời nói với sếp T rồi đấy.
- Vậy à? Thế với là bạn chi tốn chi tồn với nhau chứ. Thế hôm nay sếp có ở nhà khách công vụ không?
- Có, hôm nay có đấy.
- Vậy à.
Xe bon bon đưa khách của sếp về trước. Sếp xuống mở cốp lấy quà cho khách. Thật là việc không phải của sếp nên lái xe cứ đứng gãi đầu gãi tai khó xử. Sếp lấy thùng sốp đựng tôm và cua phần của khách đưa cho khách, thì đúng rồi phần của ai người đấy lấy. Sếp lại lấy hai thùng nữa đưa cho khách và dặn:
- Anh đưa về biếu sếp T hộ tôi nhé. Đặc sản đấy, ngon lắm. Ở thành phố không kiếm đâu ra.
- Thế thì tốt quá. Bạn sếp vui mừng, hỉ hả. Tôi mang về chỉ đạo nhà bếp làm món thật đặc biệt cho sếp T. À này anh cứ yên tâm nhé, tối nay tôi sẽ nhắc lại việc của anh với sếp T.
Xe đưa sếp về cơ quan, vẫn còn sớm nên sếp ở lại cơ quan làm việc. Sếp bảo với lái xe:
- Đánh xe về nhà chú bảo với cô luộc ngay cua và tôm ăn đi nhé, để đến chiều cua chết, khai, ăn mất ngon.
Lái xe buồn bã đánh xe đi. Khi ông chủ nhà mang quà ra xe đã nói rất đoàng hoàng rằng, đây phần chú lái xe, phần của chú nhân viên đã có lòng với gia đình đi xa xôi thế về dự đám cưới, cứ tưởng bở trẻ con tối nay có bữa xôm trò. Nào ngờ..mà mua thì đắt, lương lái xe sao dám ăn đồ đặc sản. Thôi mua cho bọn trẻ phong kẹo lạc vậy. Khi nãy nghỉ uống nước giữa đường đã chót gọi điện về cho vợ rồi. Cái tội nói dối thần khẩu cũng to lắm.
Hôm sau lái xe gặp tay nhân viên đi cùng sếp. Tay này khùng lắm, qua đêm rồi mà vẫn tức không chịu được bèn văng ra:
- Đúng là của người phúc ta. Chúng bảo nhau là bạn chi tốn chi tồn. Ông có biết bạn chi tốn chi tồn là gì không? Anh em chi tốn chi tồn, mày đánh miếng l. tao đánh miếng ghe.
Lái xe sợ tai mắt của sếp bèn bước đi thất thần như không ghe thấy gì.
Y Ban

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

"Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024

  Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...