30/12/2024
Mời Xem :
NHỚ MÙA GIÁNG SINH XƯA - Thơ Tranh Ngoc Ánh (nguoideplongyen )
30/12/2024
NHỚ MÙA GIÁNG SINH XƯA - Thơ Tranh Ngoc Ánh (nguoideplongyen )
Tôi hay nói Trần Lục Bình là cô gái có nét đẹp nam tính, Bình liếc mắt rồi cười:
– “Xàm quá ông, kệ tía tui đi”…
Tôi biết Bình năm 1999 khi tôi vào TP.HCM thi Đại học. Trước ngày thi, tôi thuê căn phòng gần địa điểm thi ở Q1. Chiều đó Bình lục tục đến thuê phòng. Lúc ấy, tôi chẳng có ấn tượng gì nhiều ở Bình ngoài giọng nói đặc sệt Miền Tây.
Đêm đó, tôi thấy Bình cứ đi ra đi vào vẻ không ngủ được vì căn phòng nóng hầm hập… Tôi mạnh dạn mời Bình qua ngủ chỗ tôi vì tôi có máy quạt. Bình nhìn tôi mắt tròn xoe:
– “Ngủ bên ông, ông có mần thịt tui hôn đó?”
Tháng ngày chờ kết quả thi cũng xong, ngày tôi từ Miền Trung vào lại TP.HCM để làm thủ tục nhập học thì Bình cũng xếp hàng sau lưng tôi để làm thủ tục.
Nhìn thấy nhau, Bình la lớn:
– “Trời, dữ thần hôn, ông cũng đậu trường này hả?”
Tôi và Bình đậu chung trường, chung khoa, học chung lớp, chung tổ và tất nhiên chúng tôi ngồi chung bàn với nhau luôn cho trọn bộ.
Bình rất có duyên, dễ gần và trực tính. Tuy nhiên, điều tôi thấy thú vị nhất chính là giọng điệu Miền Tây của Bình.Tôi quê Miền Trung, nên lời ăn tiếng nói của Bình tôi thấy cứ “tầy quầy” sao đó.
Bình xưng hô với tôi là “ông, tui”… Lúc 2 đứa giận nhau, Bình lại xưng hô khác, kiểu như: “Tui mang cua qua cho mí người, không thích thì nói, chứ mí người bắt tui ngồi đợi mình ên chiều giờ dậy?”.
Nói về cua thì chẳng ai tin, thời sinh viên khó khăn cơm ăn còn thiếu, nhưng cua, cá thì tôi “ăn lòi bản họng” vì nhà Bình ở Cà Mau, cua nhiều “binh thiên”.
Tôi với Bình thân nhau đến nỗi cả lớp ai cũng tưởng cả 2 là một cặp, nhưng không. Nhiều lúc tôi hỏi Bình chuyện tiếp xúc của cả 2 như thế này thì ở Miền Trung hiếm lắm, Bình cười to:
– “Tui biết tính ông hổng có bốc hốt nên tui tin chứ bộ”.
Bình kể rằng, ở Đất Mũi, cha Bình chuyên đi mua lục bình để nuôi gia cầm, nên cha Bình “mắc chứng” đặt tên thứ nổi trôi này cho Bình.
Bình còn kể rằng quê Bình ở có “cây cầu Rạch Tàu, là cây cầu cuối cùng của đất nước tính từ Bắc vào Nam”. Ai yêu quê hương thì đều có những tự hào nào đó nơi xứ sở của mình như Bình. Và từ ngày thân thiết với Bình, tôi biết nhiều hơn về Miền Tây và thương luôn giọng Miền Tây từ Bình dù lúc đó tôi chưa từng đặt chân đến vùng đất này.
Tối đó Bình hẹn tôi qua phòng trọ. Khi tôi đến nơi thì thấy Bình cho tôi nguyên thùng cạc tông “chà bá” gồm nồi, xoong, bếp ga… Bình nghỉ học, về quê lấy chồng.
Bình kể: “Ảnh thương tui đứt ruột, tui đâu bắt ảnh đợi được, vả lại tui cũng muốn cho cha dui”.
Bình cười rồi thảy cái mền “chim cò” vào người tôi:
– “Cho ông luôn đó, nhớ tui thì đắp cho đỡ nhớ. Giờ tui bao ông đi nhậu rồi tui lên xe dìa quê luôn”.
Từ đó tôi và Bình bặt tăm nhau. Tôi nhớ Bình có dặn tôi trước khi lên xe: “Ông dìa đến cầu Rạch Tàu là hết đất, ông quẹo trái vào xóm, hỏi người ta hồng danh của cha tui thì họ chỉ cho. Ở lại mạnh giỏi nha!”.
Nhìn chiếc xe từ từ lăn bánh, lần đầu tiên tôi thấu tâm trạng “đứt từng khúc ruột” như lúc Bình “quởn” lên hay ngân nga câu ca cổ nào đó.
Tôi ra trường và bon chen cùng dòng đời 20 năm. Trong suốt khoảng thời gian đó, tôi đã đến khắp nơi ở Miền Tây, gặp nhiều con người bình dị cùng những giọng điệu Miền Tây thân thuộc.
Ở vùng đất này, dường như cái tính, cái tình của người Miền Tây được biểu lộ ra hết từ giọng điệu: “Hôm qua bụng má nghĩ đến mày, dạo này khỏe hôn con?”, “Quà gì mà dữ thần vậy mậy? Dìa chơi được rồi, quà cáp làm gì”, “Mỗi lần nhậu là nhớ anh trời gầm luôn, coi hổm nào phẻ phẻ xuống em quắc cần câu một bữa nha,”
Trong đêm kỷ niệm ngày thành lập doanh nghiệp của tôi, gần tàn cuộc vui, có cậu nhân viên nào đó cao hứng đố cả bàn: “Cây cầu cuối cùng ở Miền Tây tên là gì?”. Trong bàn toàn là người làm nghề du lịch, nhưng chẳng ai có đáp án chính xác. Tôi tự nhiên nhớ Bình cồn cào, gần 25 năm rồi còn gì. Và tôi quyết về Miền Tây ngay sáng hôm sau.
Tôi chầm chậm lái xe qua cầu Rạch Tàu, đúng như Bình nói, qua hết cầu thì chỉ còn rừng tràm trước mặt, rẽ trái vào đường xóm nhỏ đi tầm 2 km nữa là ra Đất Mũi.
Tôi lội bộ vào xóm, hỏi tên cha của Bình, nhưng chẳng ai biết. Cuối cùng, có bà lão nào đó nhớ tên ông, chỉ đường cho tôi vào nhà Bình. Nhờ đó tôi cũng biết thêm, năm xưa Bình về quê lấy chồng, chỉ sau một năm thì cha Bình mất.
Tôi đứng trước vựa hải sản cũng khá bề thế, thấy Bình đang ngồi bàn làm bà chủ. Bình đã tròn hơn xưa, xinh xắn hơn, và giọng điệu thì vẫn “tầy quầy” vậy. Tôi đi thẳng đến nơi Bình ngồi, Bình nhìn tôi lạ lẫm.
Tôi bình thản ghẹo:
– “Tui muốn nằm cùng mí người một đêm như xưa, được không Bình?”
Bình nhìn tui sững sững rồi có vẻ chuẩn bị nổi sùng, tôi tháo mắt kiếng, cởi khẩu trang, nhìn Bình mỉm cười. Bình sững sờ, rồi cười la lên như tôi đoán:
– “Chèng đéc ơi, ông Dũ… tui nhìn ông không ga luôn?”.
Những ngày vui vẻ đó tôi cứ như là thượng khách với gia đình Bình. Bình giới thiệu bạn thời “sanh diên” với chồng, hàng xóm và cả các mối lái làm ăn của Bình. Lại một lần nữa, tôi được sống cùng cái tình và vô vàn giọng điệu Miền Tây hào sảng thân thuộc mà tôi thương nhớ ấy.
Đêm nhậu chia tay Bình, tôi trả lại Bình cái mền “chim cò” năm xưa rồi đòi cái mền mới, Bình cười ngất:
– “Trời… cưng mắc chết luôn… ông làm tui khóc đó ông Dũ”….
Tôi khệ nệ xách bao tải “chà bá” đầy cua, cá bỏ lên xe. Vợ chồng Bình tiễn tôi, gương mặt Bình buồn hiu.
Tôi nhìn Bình mỉm cười:
– “Vậy là hòa… Ai cũng tiễn ai rồi nha”.
Bình khẽ cười, vẫy tay tạm biệt tôi. Năm xưa Bình là cả Miền Tây trong tôi, giờ khi già nửa đời người, mỗi khi thương nhớ giọng điệu thân thương xứ Chín Rồng này rồi tìm về, đi đâu tôi cũng sẽ thấy Lục Bình.
Tôi nhìn lại cây cầu Rạch Tàu cùng con xóm có lẽ cũng cuối cùng đất nước này, tôi như thầm hiểu thêm rằng, còn thương mến nhau, thì dẫu nơi kỳ cùng, ai đó cũng sẽ tìm về.
Như tôi vậy, cũng vì trót thương những giọng điệu Miền Tây đẫm tình phù sa châu thổ nơi này.
FB Cha PDien Truong / Phuong Tran Bao Nguyen Quang chuyển tiếp..
HoaHuynh chuyển
Bên nhau mỗi mùa thu vừa hết
Ta mong ước bóng hình đầm ấm
Trong cơ khổ tay người cùng nắm
Xa quê trải bến bờ lang bạt
Lòng ta mãi theo ngàn lối dấu
Lê Mỹ Hoàn
Thụy Sĩ
Với độ dốc 159,4%, tuyến cáp treo kết nối làng Stechelberg dưới thung lũng và làng Murren trên núi có thể lên cao 775 m chỉ trong bốn phút.
Tuyến cáp treo dốc nhất thế giới, kỳ quan kỹ thuật đáng kinh ngạc trên dãy núi Alps, bắt đầu hoạt động ở Thụy Sĩ cuối tuần trước, Interesting Engineering hôm 17/12 đưa tin. Tuyến cáp giúp kết nối làng Stechelberg và Murren, vận hành tự động mà không cần nhân viên. Thay vào đó, camera và cảm biến liên tục giám sát quá trình vận hành, đảm bảo an toàn suốt hành trình.
Cabin leo lên độ cao 775 m dọc theo đường cáp dài gần 1.200 m chỉ trong 4 phút. Với độ dốc cực lớn, đạt 159,4%, hệ thống sử dụng cabin thiết kế đặc biệt treo dưới cánh tay dài 11 m. Những cabin này có thể chứa tối đa 85 hành khách cùng lúc, mang đến chuyến đi an toàn và êm ái bất chấp độ dốc lớn.
Tại lễ khai trương chính thức hôm 13/12, cabin đầu tiên đã chạy trên tuyến cáp lên dốc. Hệ thống bắt đầu phục vụ hành khách thường xuyên vào hôm sau.
Tuyến cáp mới là một phần của tuyến đường lớn hơn gồm 3 đoạn đang được phát triển trong dự án Schilthornbahn 20XX. Toàn bộ mạng lưới sẽ kết nối Stechelberg và Murren với đỉnh Birg, cuối cùng là đỉnh Schilthorn nổi tiếng nhờ bộ phim James Bond năm 1969. Khi hoàn thành, thời gian di chuyển sẽ giảm từ 32 phút xuống còn 18 phút.
Ngoài tuyến cáp treo dốc nhất, hệ thống cáp treo Funifor mới giữa Murren và Birg cũng vừa khánh thành. Chặng cuối của tuyến đường, chạy từ Birg đến Schilthorn, dự kiến mở cửa vào tháng 3/2025.
Đây là lần đầu tiên Thụy Sĩ ứng dụng công nghệ Funifor. Hệ thống Funifor nổi bật với khả năng chịu gió tốt và các đường cáp độc lập, đảm bảo độ tin cậy quanh năm. Hoạt động độc lập nghĩa là đường cáp có thể tiếp tục hoạt động ngay cả trong lúc hệ thống đang được kiểm tra hoặc bảo trì. Được thiết kế với sức chứa 100 hành khách mỗi cabin, hệ thống đảm bảo việc vận chuyển không gián đoạn, một yếu tố quan trọng trong mùa trượt tuyết với lượng du khách lớn.
Thu Thảo (Theo Interesting Engineering)
Kharkhiv nước Ukraine. Hình FB "Architecture - Travel Photography".
Phí lão cắt cổ vịt
Trên núi Xuân Đài, Thanh Hóa có động Hồ
Công.
Người xưa
dựa vào thế núi và động Hồ Công khác nào chốn bồng lai tiên cảnh mà tạc vào
vách đá cửa động câu Sơn bất tại cao, hữu tiên tất linh - Giang bất tại thâm,
hữu long tất ứng. Nôm là núi không cao mà
có tiên tất linh thiêng, sông không sâu mà có rồng tất ứng nghiệm.
Với chuyện tiên, rồng Liệt tiên truyện ghi:
Đời Tây Hán, năm 206 trước công nguyên,
ông Hồ Công hằng ngày uống rượu ở chợ đeo cái bầu bên hông. Tối đến vào cái bầu
ấy mà ngủ. Tửu đồng họ Phí hàng ngày hầu rượu, một hôm xin cho chui vào cái
bầu. Hồ Công bằng lòng, tửu đồng họ Phí thấy trong bầu như cảnh thần tiên rất ngạc
nhiên. Hồ Công nói: “Ta là tiên bị đầy nên tạm ngụ ở đấy”. Họ Phí xin học đạo
tiên và được dẫn lên núi tu luyện. Khi tạm biệt, Hồ Công trao cho họ Phí cây gậy tre, có phép thâu ngắn đường đi.
Trong Chinh Phụ Ngâm khúc của Đặng Trần Côn có câu: Hận vô Trường Phòng xúc địa thuật, bà Đòan Thị Điểm diễn Nôm là: Gậy rút đất dễ khôn học chước.
***
Đời
sau tại đất Hút-tân có Phí lão ông là người quên cả cổ sự ký tằng tổ. Phí lão làm quan ba mươi tư năm,
lui về Trúc gia trang ở ẩn. Tuổi
mới chớm già, chưa đến nỗi lẩm cẩm. Tính thích rượu, văn phú. Bởi theo cao tằng
tổ tổ Phí Trường Phòng của Phí lão qua: “Cuộc
thế công danh mơ tưởng hão - Bầu rượu
phong nguyệt thú vô cùng”. Tế quán tức vợ nhà
thấy uống nhiều quá nên ngăn can. Phí lão nói: "Nếu ta hám lợi, lại một
phen nhọc nhằn vào kinh, lăn lộn trong chốn đô hội. Thưở hàn vi, đồ thư nửa
gánh, chả đâu vào đâu. Bằng một sớm lại vương vào cái hư danh. Nay ta trong
cuộc rượu, nhưng không có hại. Nếu bỏ cái nhân sinh quý thích chí còn gì ra cái
hồn người, lấy gì mà mua vui lúc tuổi già cám cảnh đây.
Nói xong,
chẳng bận lòng, ra chum tắm. Vào nhà khăn đóng áo dài, đứng trước bàn thờ vái bài
vị: Lưu Linh (xem tr 5). Rồi Phí lão nhắc vò rót rượu, uống vài chén cho say tít cù lỳ.
Say rồi lại tỉnh, tỉnh rồi lại uống, uống rồi lại say, say với tỉnh cứ gối đầu
lên nhau. Bởi thế coi cuộc đời như giấc mộng, coi phú quý tựa mây bay, lúc nào
cũng li bì mờ mịt. Bấy giờ là ngày mồng 5 tháng 5, Phí lão tuổi Giáp Thân, nay
răng khuyết bốn, năm chiếc, mà cái vui trong tửu lượng vẫn chưa suy.
Vừa lúc bà tóm cổ được con vịt chéo cánh bự sự, ông
pha bốn thìa nước, hai thìa mắm. Trong khi bà dốc đầu con vịt, ông nhổ lông cổ
vịt. Tiếp, ông cầm con dao bổ cau cứa cổ vịt xọet môt cái để tiết chẩy nhanh, nếu
không, tiết chẩy nhỏ giọt sẽ bị
bầm đen. Gọi cứa cổ xọet thế, nhưng phải lượng tay vì cắt chạm tới cổ
họng, chất dơ ở cổ họng sẽ làm bát hãm
tiết bị lợn cợn bọt. Xong, ông nhét đầu con vịt vào cánh, đứng lên, ông đảo con vịt
4, 5 năm vòng cho nó chóng mặt để ngủ quên trong cõi hư không. Trong khi ấy bà không
ngồi không, bà hứng tiết vào bát, để cho tiết khỏi bị đông. Bà vừa khuấy vừa
lâm râm khấn vái: “Bà báo đời cho mày biết nhá, vịt nhỡ nhỡ cỡ mày, bà phải cắt cánh mới có tiết. Gặp vịt
già cốc đế cỡ ông nhà mày thì bà…cắt cổ”. Bà vào bếp luộc vịt để nhổ lông. Hốt
nhiên bà nói: “Ông lấy…cái ấy đi”. Ông
lên nhà lục lọi một hồi lâu lấy…cái nhíp mang
xuống. Bà nhăn nhúm: “Giời ạ! Cái này để nhổ lông vịt già. Còn vịt non thì dùng
cái ấy…ấy”. Ông lại thủng thẳng lên phòng thờ tự lấy “cái ấy ấy”. Bà hơ lửa…cái ấy ấy, bà lăn lăn lên thân con
vịt làm sạch mớ lông tơ còn sót lại.
“…Chuyện nhằm vào năm thi Hương ở Trấn
Kinh Bắc, nếu qua được bốn trường được gọi là ông Cống. Phí lão xuống Thăng
Long xin sâm. Tới Hồ Gươm, vào Ngọc Sơn Từ có điện Văn Xương, nơi các sĩ tử thường
tới xin sâm trước khi ứng thí. Phí lão gặp…một bà thầy bói. Bà dậy rằng: “Văn
Xương đế quân linh hiển báo ứng không sai, nay mai Thầy tiến kinh nếu có thỉnh
nguyện điều gì, Thầy lạy bà ba lạy”. Phí ông nổi hung đáp: ”Ta không lạy”.
Năm ấy trường thi ra đề mục “Tứ tử lai hồi”. Phí ông ngồi trong lều cứ tơ
tưởng đến bà thầy bói đẹp như Tây Thi ở hồ Gươm.
Nên phóng bút…
“Xuất kỳ Đông môn, Tây Thi bất lai. Xuất
kỳ
Bây giờ Phí lão mới động giời, động thổ
về trường thi với văn bài khi xưa:
“…Câu ấy
nghĩa là: Đi ra cửa Đông, Tây Thi không
đến. Đi ra cửa
Năm ấy Phí ông…trượt rồi, trượt rồi, mấy năm sau trở lại. Chợt nhìn dưới hồ Gươm vừa
rùa, vừa vịt cò, tức vịt lông trắng, vịt cà cuống, tức vịt lông xám xanh đang bơi, ông bèn hỏi bỡn bà biết
cắt cổ vịt chăng? Bà ngẫn ngẫn…cắt cổ ông còn đuợc nữa là…vịt. Thế là ông lạy
bà ba lạy, năm ấy ông hóa thân thành ông Cống thật.
Ông
ôn cố tri tân một mẻ như “vịt chống gậy” đến đây, vừa lúc bà lâm râm:
“Các cụ ta dậy muốn đĩa tiết canh đông có thể đem xỏ lạt treo lên được, nên bà
phải băm…mày thật nhỏ, thịt đùi dàn đều vào đĩa cho mịn
để…ông Cống nhà mày xơi. Nếu không chỉ tổ ông Cống nhà mày được thể lại nhiếc
cho là các mụ vợ già nhà giống miếng thịt vịt già luộc dối, đã hoi lại dai như
chão ấy. Nếu nhân tiết canh chỉ lòng, mề không thôi dai nhanh nhách, ông Cống
nhà mày răng cỏ chỉ còn…lợi sao mà…nhai”.
Nghe chối tai sao ấy, mặt như bát tiết
canh sũng nước, Phí lão bỏ lên nhà trên. Không hay biết, bà…lề mề với cái mề
vịt: “Mày không biết chứ nhân tâm nan mô áp đồn nan bác là tâm người khó rờ, mề vịt khó lột. Ấy là bà học lóm ông Cống nhà mày
đấy”. Bà nói đay với con vịt đã tan tác đâu vào đó:
“Bà theo đạo Bụt, bà không sát sinh nhưng bà…phóng sinh mày để ông Cống nhà mày
nhắm rươu. Mày không biết ấy chứ…”. Vẫn không biết ông “biến” rồi, bà tiếp:
“Không nói ông cũng biết thừa đĩa tiết canh chả thiếu hành nướng chín để tăng độ bùi ấy mà”. Bà
nói với bát tiết: “Nếu mày lụng bụng như óc trâu, bà phải đào cây xả cả rễ nhúng vào bát tiết để hút hết bầm
đen”.
Với tay quơ chai nước mắm, bà rù rì
với...bát nước mắm: “Thịt vịt phải chấm với nước mắm gừng.
Pha nước mắm gừng cũng nhiêu khê lắm ấy nhá, vì gừng phải giã nhừ, thêm chanh,
đường, ớt. Bà chỉ quơ dăm vòng đũa là bát mắm gừng nổi bùng lên ngay, dậy thơm
ngào ngạt...Ấy là ông Cống mày nói thế, chứ bà có nói năng gì đâu”.
Vừa lúc Phí lão lọ mọ vào bếp. Bà
tặc lưỡi: “Dào, ăn thịt vịt mà uống rượu Ngang ở làng Ngang thì…ngang
phè phè ra ấy. Bà hóng hớt: “Giời ạ, quên bu nó mất khoản rượu. Hay ông chịu
khó đi mua nhá”. Rồi bà phủi tay đi lên nhà trên thắp nhang để tụng
kinh sám hối vì lỡ…sát sinh.
Thế là Phí
lão cưỡi lên cây gậy tre rút đất bay sang đất Tàu.
Mấy khắc sau đáp xuống phủ Giang Tô có quán
rượu bèn bước vào. Phí lão bắt gặp một
đại nhân ngồi bên bàn, trước mặt là cái bánh bao. Vừa lúc đại nhân ngâm nga đầy
hào sảng: “Đang uống rượu, nhìn ra cửa vừa lúc bạn rượu bước vào.
Chẳng khoái ru?”.
Phí lão ông
biết ngay đây là Kim Thánh Thán.
Chợt nhớ đại nhân đây là ngự sử
văn đàn qua Lục tài tử thư, phê bình
từ Sử ký của Tư Mã Thiên, đến Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân.
Phí lão bèn thủ lễ:
- Tại hạ họ Phí, người xứ An
Phí
lão có ý tìm bạn rượu
mang về nhà nhậu nên quắn đầu:
- Nay xin
thưa ở bản quốc có món ngon hơn bánh bao nhân thịt trâu trên
bàn kia. Từ con trâu, quý quốc tha ma mộ địa chỉ có món “Cát kê yên dụng
ngưu đao” là cắt tiết gà há dùng dao mổ trâu, thì bản quốc có món…cắt tiết vịt. Thưa tiên sinh.
Được thể
Phí lão học Tàu cấm giả lịnh giả thị, là ai
cấm người mang bị nói khoác. Phí lão bèn huếch đất An Nam ở tửu địa Quảng Trị thời đế Thiệu Trị có đế Kim
Long. Tửu địa Bình Định thời đế Minh Mạng có
đế Bàu Đá. Tuy nhiên Phí lão dấu biến bởi rượu dấu trong lùm mọc
toàn cây đế, nên ta gọi
là…rượu đế.
- Hảo tửu! Hảo bằng
hữu! Mà di chân đường Phí quân ở phương nao?
Về đến Hút-tân, Trúc gia trang, Thánh Thán bê cả vại rượu lên hít hà:
- Quả thật tửu quốc
đây của quý quốc nào khác gì Bồ Đào tửu của Thổ Lỗ Phồn Tây Vực. Hừm! Mỹ
tửu quốc này cũng 10
năm chứ không ít. Hảo a! Hảo a!
Phí lão ông lụm cụm:
- Rượu bản quốc hạ thổ gắn kín như thế, sao tiên sinh ngửi thấy được?
Kim Thánh Thán đáp:
- Rượu trong vại kín nhưng với tri kỳ hương, bản chức dùng mắt…nghe được.
Phí lão ra điều mình là hậu bối của Phí
Trường Phòng nằm ngủ trong hồ lô rượu:
- Tại hạ nằm trong cái túi
càn khôn tung hê hồ thỉ bốn phương trời uống rượu rách mép mà không hay Vân
Hương mỹ tửu đã hạ thổ 10 năm. Nay xin thưa.
Thánh
Thán tam toạng:
- Rượu qúy quốc chôn sâu dưới đất 10 năm,
không cần moi lên nhưng với tri kỳ ảo, bản chức có
thể dùng tai nghe được…vị ngon của rượu..
Thánh
Thán học ta với rượu không say, say vì chén:
- Tuy có rượu ngon, nhưng lại không có chén
tốt, thật đáng tiếc!
Vì rằng
ở cái thế lao dật của Phí lão là biện tửu
bất nan, thỉnh khách nan, thỉnh khách bất nan, khoản khách nan, là bày rượu không khó, mời khách khó, mời
khách không khó, đãi khách khó…khó thế đấy. Nghe
rồi “khách” đã “khoản khách nan” rằng:
- Uống rượu cần tửu cụ. Uống Thiệu Hưng trạng
nguyên hồng phải dùng chén phỉ thúy. Uống Bồ đào mỹ tửu phải dùng chén dạ quang, thưa các hạ.
Phí lão
bụng bảo dạ Tàu làm quái gì có chén dạ quang. Bởi cứ ăn ốc
nói mò câu dục ẩm tì bà mã thượng thôi
tích từ người Mông Cổ vừa cưỡi
ngựa vừa uống rượu đâu có chén bát nên cưa sừng bò, sừng trâu làm chén. Vì sừng
bò, sừng trâu có chất lân tinh nên Tàu gọi…linh tinh là Bồ đào mĩ tửu dạ quang bôi ấy thôi.
Làm
như vô tri thời bất mộ với ý người ta không mến mộ cái người ta không biết đến…sừng bò, sừng trâu. Thánh Thán chỉ vại
rượu mà rằng:
- Rượu qúy quốc là rượu thâm niên cổ đại phải
dùng đấu lớn mà uống, mới lộ ra được cái khí khái, khí phách, cổ nhân đã nói
như thế, thưa Phí quân.
Nghe láo quáo…cổ nhân nói thế, chẳng cần biết
cổ nhân là ai, nói thế nào. Vì vậy Phí lão vào bếp moi ra được hai cái đấu gỗ
thường ngày tế quán dùng để đong
gạo. Nhìn thấy hai cái đấu gạo để…uống rượu rồi, Thánh Thán yên chí ngồi trên
chiếu kiểu thiền tọa, tức ngồi để hai bàn
chân ngữa gác lên vế. Phí lão thấy hay hay bèn hỏi. Thánh Thán giải luận ấy
là kiểu ngồi “phu tọa” của tửu đạo. Vì Kinh
tửu có câu phu tọa nhàn song tửu nhãn khai, là ngồi thiền song vẫn mở
mắt…nghe hơi rượu là thế…
-
Phí tào khang đã cơ công, thường kính nhường hậu kẻ sĩ này quá
hậu hĩ. Nên bản chức lại nhớ đến chuyện phu nhân của danh tửu Lưu Linh.
Cầm đấu rượu lên, Thánh Thán kể lể:
- Lưu Linh
học rộng, tài cao không hề màng danh lợi như…Phí quân đây. Lưu Linh uống rượu
triền miên, phu nhân thấy chồng uống nhiều quá nên can ngăn. Lưu Linh xin vợ
được uống một lần cho say khướt, rồi chừa. Lưu Linh khấn trước bàn thờ:
Trời sinh Linh này
Lừng danh kẻ
say
Mỗi lần một
hộc
Năm đấu đưa
cay
Lời can của vợ
Ngang trời gió
bay...
Khấn xong, uống say mèm, lăn ra ngủ. Ngủ dậy, Lưu Linh viết Tửu đức tụng được coi như một áng danh văn về rượu trong văn học Tửu thi, thưa Phí tào khang.
Đột nhiên Thánh Thán bảo: nhất tâm tưởng ngật
áp nhục. Nghe lạ! Bèn hỏi? Thì được biết Thánh
Thán đây tơ tưởng đến thịt vịt từ lâu. Trả lời xong, Thánh Thán đổi thế ngồi chồm hổm, hai chân trước
lom khom chống đất, lưng gù gù. Phí lão dằn bụng không đặng! Bèn vấn nữa. Thánh
Thán đáp: lạn hà mô tưởng ngật áp nhục là…là con cóc đang mơ tưởng thịt vịt đó.
Hiểu ý, tiện nội mang thịt vịt
luộc ra…Phí lão nói tế quán xuống bếp bê đĩa tiết canh lên. Có tiết canh là có chuyện…Chuyện là có con ruồi đậu
trên đĩa tiết canh. Thánh Thán bảo: “Mở cửa sổ cho ruồi bay ra, chẳng
sướng lắm ru?”. Thế là Phí lão đứng dậy đi mở
cửa… Vừa về chỗ, Phí lão bắt gặp Thánh Thán mặt nhăn quéo, gầm gừ nhìn
đĩa tiết canh đỏ hoét, trông phát khiếp! Thánh Thán thầm cho rằng người An Nam
ăn tiết canh vịt cả 4000 năm văn hiến nào có chết ai đâu? Nên nhắm mắt, nhắm
mũi múc một thìa tiết canh ăn bừa chẳng thống khóai tí nào. Nhưng mồm miệng
vẫn…“Hảo a. Hảo a”.
- Đang uống rượu với bạn hào sĩ,
tôi đã nửa say, do dự không biết nên uống nữa hay ngừng. Một tửu đồng đứng bên,
hiểu ý mang rượu ra… Chẳng cũng khoái lắm ru?
Nghe mà cảm khái quá thể, Phí lão bỏ xuống bếp vác vại rượu lên và ớ ra Thánh
Thánh…biến mất. Dòm ra cửa. Cửa mở. Ở cái bu cửa: Cây gậy tre rút đất cũng…biến
mất luôn. Bỗng dòm thấy tờ giấy hoa tiên. Bèn mở ra đọc: ngật hoàn liễu tựu tẩu,
hiểu Nôm là hốc no rồi
cút.
Thấy sự thể vậy, tiện nội chỉ bài vị
viết “Lưu Linh, người đời Tấn mất năm 270”. Phí lão lõ mắt dòm bức
tranh truyền thần, trộm thấy Thánh Thánh
i xì Lưu Linh.
***
Vốn dĩ Lưu Linh tiên sinh đại nhân
lấy trời đất làm một buổi, muôn năm làm chốc lát, lấy mặt trăng, mặt trời làm
cửa ngõ, lấy thiên hạ làm đường: Đi không thấy vết xe, ở không nhà cửa, màn trời,
chiếu đất, thích thế nào làm thế. Lúc ở nâng chén, cầm bầu, không thèm biết đến
sự đời gì nữa.
Cùng thời có Phí lão gia, xưa thật là xưa là hậu duệ của Phí Trường Phòng, quê
gốc làng Tìm, phủ Thái Bình. Thưở sinh thời Phí lão lận đận con đường họan lộ
rút cuộc chỉ là ông đồ bát nháo nên bất đắc chí không thiết gì thi cử nữa, tiến
vi quan thối vi sư. Phí lão gia an phận thủ thường, chẳng màng đến mài mực ra
mà kiếm gạo. Phí lão gia cứ vạn sự giai không, cứ nằm co với mo cơm tấm, ấm ổ
rơm là đủ.
Phí lão gia tự cho mình là bậc nho giả
sinh bất phùng thời. Kịp đến tuổi tứ thập nhi bất hoặc, ngỡ không còn gì huyễn
hoặc nữa. Bỗng dưng Phí lão gia lững thững phong kiếm quy điền, đóng cửa tạ
khách, mượn hồ trường, lấy chữ nghĩa làm thú vui ẩn dật với: “Trời đất sinh ra
rượu với văn - Không văn không rượu sống như thừa”.
Khi rày, tiên sinh họ Lưu xem Phí lão
như con tò vò, con sâu róm mà thôi. Bởi lẽ tiên sinh có tài uống hàng trăm hộc
mà không say nên có hiệu là Túy thánh Lưu
Linh. Ấy vậy mà vừa nốc xong vại rượu Vân hương mỹ tửu, Túy thánh Lưu Linh
gục xuống thổ huyết mà…thác.
Lưu Linh tiên sinh thường ngồi
trên xe trâu, chở theo vò rượu lớn, sai người vác cuốc theo bảo nếu ông chết ở
đâu chôn ở đấy. Vì vậy Phí lão gia…hạ thổ tiên sinh ngay tại Trúc gia trang.
Trên mộ bia, Phí lão gia cho khắc Điếu cổ
hoài kim về bạn hồ tửu:
Lưu Linh sống đời Tấn, tên Bá
Luân, tự Nguyễn Lãng, dối giăng cho con…
-
Hỡi con: hãm tiết canh vịt nhớ hai đấu “xi-dầu”, bốn đấu Thiệu Hưng
hắc tửu. Nếu phép này được lưu truyền cho hậu thế thì
ta còn hận gì…Phí quân nữa.
Hút-tân,
Trúc gia
trang
Giáp Thân 2004
Ngộ
Không Phí Ngọc Hùng
(thêm bớt 2015, 2024)
Nguồn: Nguyễn Tuân, Thiều Chửu, Nguyễn Dư
Bình Nguyên Lộc, Phạm Lưu
Vũ, Nguyễn Văn Hưởng
Vẫn Còn Mùa Xuân ( Thủ Vỹ Ngâm ) Vui nhìn trước cửa nở đào mai Dĩ vãng đôi ta lắm chuyện dài Hãy hưởng tình Xuân quên quá khứ Rồi chờ giấc m...