Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

Nhai..ảnh hưởng thế nào đến não bộ-nguồn : Kiến thức ngày nay


http://kienthucngaynay.info/am/themes/ktnn/images/spacer.gif
  Y học & Đời sống  

Quá trình nhai ảnh hưởng đến trí não như thế nào?
04/04/2013

Ai cũng hiểu nhai ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá nhưng ảnh hưởng thế nào đến não bộ, tâm trạng thì chưa hẳn ai cũng biết.

Ảnh hưởng đến ghi nhớ

“Trong khi cần thêm những bằng chứng nữa thì người ta vẫn tin rằng nhai kẹo cao su sẽ làm ngừng sự hình thành 1 số loại ghi nhớ”, Giáo sư Andrew Smith, ĐH Cardiff, một chuyên gia về hành vi liên quan đến sức khỏe, cho biết.

Một trong những cách thức ghi nhớ là sự lặp lại và rất khó để chức năng này được thực hiện khi ta nhai liên tục. Hoạt động nhai lúc này đang cạnh tranh với cách thức ghi nhớ bằng sự lặp lại của não bộ. Tuy nhiên, điều này cần được nghiên cứu nhiều hơn.

Kẹo cao su cũng có thể có ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hoá vì nó kích thích dạ dày tiết axit trong khi chẳng hề cung cấp thức ăn cho nó, vậy là gây dư axit, dẫn tới viêm loét dạ dày, khó tiêu….

Ngoài ra, hầu hết kẹo cao su có sorbitol, một loại đường hấp thu kém, gây lên men trong ruột kết, dẫn tới đầy hơi.

... hoặc đánh thức não bộ

Đây là 1 kết quả của 1 nghiên cứu tại Nhật Bản và được công bố trên tạp chí Brain and Cognition.

Theo nghiên cứu của Viện Khoa học Quốc gia bức xạ Nhật, những tình nguyện viên thường xuyên nhai kẹo cao su có phản ứng nhanh hơn 10% so với những người không nhai kẹo này.

Sử dụng máy chụp CT,  các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nhai ảnh hưởng tới 8 phần trong não bộ, hầu hết liên quan đến chức năng điều hành (hành động) hoặc các chức năng liên quan đến động cơ.

Theo TS Duncan Bank, người đứng đầu Hiệp hội Khoa học thần kinh của Anh, những khu vực này dường như sáng lên khi nhai kẹo cao su”.

Có bằng chứng rõ ràng cho thấy nhai kẹo cao su làm tăng sự tỉnh táo, duy trì sự chú ý và cải thiện tốc độ phản ứng.

“Việc nhai kích thích các dây thần kinh trong đó có dây thần kinh chịu trách nhiệm cho sự tỉnh táo. Và chúng ta đều biết rằng nhai làm tăng nhịp tim do đó làm tăng lưu lượng máu đến não”.

Những người vừa làm báo cáo vừa nhai kẹo cao su sẽ tăng được hiệu suất trong công việc, phù hợp với những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm do các nhà sản xuất kẹo cao su thực hiện.

Trong một nghiên cứu tại ĐH Cardiff, nhai kẹo cao su còn giúp mọi người tập trung chú ý hoàn thành nhiệm vụ đơn điệu nhưng không tạo ra sự khác biệt khi họ đang làm việc bình thường.

Thể hiện tính cách

“Những người có cá tính loại A (hoạt bát, thiếu kiên nhẫn và nhiều tham vọng) thường có xu hướng ăn nhanh, trong khi cá tính B (thoải mái, xem xét và tiếp cận vấn đề chậm hơn) sẽ có xu hướng ăn thưởng thức”, Cary Cooper, chuyên gia tâm lý học tổ chức và sức khỏe, ĐH Lancaster, cho biết.

Thói quen ăn uống của gia đình cũng ảnh hưởng đến cách ăn của chúng ta. Những người lớn lên từ bàn ăn gia đình sẽ dành nhiều thời gian cho ăn uống và nhai chậm hơn.

Nó cũng liên quan với cách giáo dục của cha mẹ về ăn uống chẳng hạn như họ mắng bạn ăn quá nhanh hay quá chậm.

Nhai biểu lộ sự căng thẳng

“Nếu bạn thích nghiền bút, tóc, móng tay hay nhai kẹo cao su thì bạn đang phát đi thông điệp cho mọi người xung quanh rằng mình đang căng thẳng”, Giáo sư Cooper nói nói.

Nhận định này không liên quan với những người thường xuyên ăn kẹo cao su mà chỉ muốn nói rằng nhai kẹo này trong 1 tình huống căng thẳng như đi thi sẽ có thể mang lại hiệu quả nhất định.

Việc nhai kẹo cao su hay cắn nắp bút, tóc… giống như xu hướng tìm ăn thực phẩm nào đó để có cảm giác yên tâm vốn trở thành bản năng của con người.

Nhân Hà (Theo http://dantri.com.vn)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

CANADA TỰ DO MUÔN NĂM

  MAKE CANADA FREE FOREVER CANADA TỰ DO MUÔN NĂM 𝗧𝗵𝘂̛  𝗻𝗴𝗼̉ 𝗰𝘂̉𝗮 𝗰𝘂̛̣𝘂 𝘁𝗵𝘂̉ 𝘁𝘂̛𝗼̛́𝗻𝗴 𝗝𝗲𝗮𝗻 𝗖𝗵𝗿𝗲́𝘁𝗶𝗲𝗻 (Lời ngư...