Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014

Lịch sữ chữ OK

                                       LỊCH SỬ CHỮOK
        Trong đàm thoại, ngay cả trong văn chương Mỹ, và cả văn chương thế giới hiện nay người ta thường dùng hai chữ OK. Vậy từ đâu có ngôn ngữ chung nầy?
A.CÁCH DÙNG:
        1-OK như một danh từ (Noun): He gave me the OK (permission=sự cho phép).
        2-OK như một tĩnh từ (Adjective): The food was OK (good)
                                                                Today, I am OK (good).
        3-OK như một động từ (Verb): The boss oked (or okayed) the transaction.
                                                           (Ông chủ đồng ý sự việc)
        4-OK như một trạng từ (Adverb): Did you sleep OK last night?
        5-OK, như mở đầu một câu (to start a sentence) như: OK, can you all listen, please?
        Chữ OK chẳng những thường dùng trong ngôn ngữ Mỹ mà còn hữu dụng trong ngôn ngữ một số nước như:
        Okej: Bal an
        Ôkê:: Việt Nam
        Okei: Na uy, Estonia.
        Okey: Tây Ban Nha, Thụy Điển.
        Oké: Pháp.
        Ookoo: Phần lan (nhưng viết tắt vẫn là OK).
        Oukej: Cộng Hòa Czech.
        O.K: Ai Cập.
        Oukei (nhưng phát âm như OK): Phi châu.
B.LỊCH SỬ:
       Về nguồn gốc từ đâu có chữ OK thì có nhiều thuyết luận nhưng có các thuyết sau đây là dễ chấp nhận hơn hết, nhưng tất cả đều xảy ra trong thế kỷ 19.
1-      Chữ OK xuất xứ từ hai chữ “Och Aye” trong ngôn ngữ người Hy Lạp có nghĩa là “It is good” (Đó là tốt rồi) thường dùng trong giao tiếp của người di cư từ Âu châu sang trong thế kỷ 19 ở Bắc Mỹ.
2-      Gốc từ dân da đỏ Choctaw Indian thường dùng OKE hay OKEH, có nghĩa là “It is so”, trong công tác truyền giáo của Cyrus Byington và Alfred Wright vào năm 1925 trong khi dịch quyển Bible ở trang cuối (Okeh).
3-      Từ chữ Pháp “aux Cayes” một cảng hải quân rất quan trọng của Haiti nổi danh vào thế kỷ 19, có loại rượu mạnh rất ngon, nổi tiếng. Ai hài lòng điều gì đều lấy tên “aux  Cayes”, chỉ rượu đó sau đọc trại ra chữ OK cho dễ nhớ.
4-      Cũng xuất phát từ “au quai” (bến tàu) hay “Obediah Kelly”(trạm xe lữa) khi hành khách được soát vé qua lọt thì nói “qua lọt cảng hay trạm đó là tốt rồi”.
5-      OK cũng xuất phát từ “Orl Korrect”, mà người Mỹ thường đọc trại để đùa giỡn nhau cho hai chữ “All correct”, nhái giọng của dân di cư mới đến vào thập niên 1830.
6-      Thuyết được dễ chấp nhận từ cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ năm 1840. Ứng cử viên cho Đảng Dân Chủ là ông Martin Van Buren, mà tên thường gọi là Lão già Kenderhook (Old Kenderhook), đươc đặt kế sau nơi sanh của ông là New York mà các ủng hộ viên thường dùng để vận động cho ông, gọi ông là “Old Kenderhook” thành lập một Câu Lạc Bộ gọi là “OK Club”. Dần dần hể ai hài lòng cái gì thì gọi là OK!
7-      Thứ ba, người ta đồn rằng Tổng thống Andrew Jackson, lãnh đạo Hoa Kỳ từ 1829 đến 1837 thường hay phê “OK” vào các văn thư trình lên ông để tỏ ý chấp thuận. Trong vòng 20 năm sau đó, các vị lãnh đạo trong các ngành nghề khác bắt chước lối phê này để ra điều mình cũng làm như tổng thống. Tác giả Allan Metcalf nói sự thực Tổng thống Andrew Jackson không hề phê “OK” vào các văn thư, nhưng tin đồn đó đã tạo ra một phong trào và giúp biến từ này thành một từ thông dụng mãi thành thói quen, truyền tụng thành hệ văn chương độc đáo của Mỹ, và cả thế giới nữa.
8-      Ngoài ra, OK cũng xuất phát từ ngôn ngữ của dân da đen gốc từ xứ Tây Phi (West African) khi chỉ những gì mà mình hài lòng (all right, Yes indeed).

_______Sưu tầm và nghiên cứu: Hồ Xưa & Phạm Mỹ Lệ


ảnh:Phạm Toàn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

ĐỜI ĐÁ VÀNG ,TIẾC MÀU TRĂNG CŨ - Thơ Ngọc Ánh

ĐỜI ĐÁ VÀNG Em đếm thời gian trên ngón tay Thêm mùa Thu nữa đã tàn phai Thôi đừng nhắc lại câu vàng đá Làn tóc mây trời theo gió bay Anh hiể...