CUỘC CHIẾN TOÀN CẦU CHỐNG CÁC LOẠI MUỖI MANG MẦM BỆNH
Trên toàn thế giới, dù làm cách chi chúng ta cũng không thể thoát khỏi thảm hoạ muỗi đốt, và từ đây những căn bệnh chết người từ muỗi đã truyền sang con người.
Một trận dịch Chikungunya – một căn bệnh được lây truyền bởi loài muỗi đốt vào ban ngày – hiện đang hoành hành ở vùng vịnh Caribê. Có hơn 5.900 trường hợp bị nghi ngờ dính phải căn bệnh này trong hầu hết quần đảo Caribê, và nagy cả French Guiana trên đất liền. Mặc dù chúng ta nghĩ rằng có thể quét sạch loài muỗi gây hại, tuy nhiên nếu loài muỗi đột nhiên biến mất thì chúng có thể gây tác hại khôn lường cho hệ sinh thái; ấu trùng của chúng có thể nở trong nước nơi mà muỗi mẹ đẻ trứng, và muỗi trưởng thành có thể tiến hành công tác thụ phấn hoa rất hiệu quả. Thêm nữa, trứng muỗi cũng là nguồn thức ăn rất bổ dưỡng cho loài cá ăn muỗi, trung bình mỗi con cá ăn muỗi có thể xơi hàng trăm ấu trùng muỗi mỗi ngày. Và mặc dù căn bệnh sốt rét rất nổi tiếng như chúng ta biết, thì cũng có khá nhiều những điều kiện khó chịu mà loài muỗi làm lây lan. Dưới đây là 5 căn bệnh nguy hiểm mà loài muỗi có thể truyền cho bạn. Cần biết để đề phòng và chạy chữa phù hợp.
1/ BỆNH SỐT VÀNG
Nếu bạn là người hâm mộ bóng đá thì bạn nên biết một điều nếu muốn xem World Cup tại Brazil vào mùa hè 2014 này, theo đó bệnh sốt vàng được gây ra bởi một loại virus có phạm vi ảnh hưởng khoảng 200.000 người/năm, đa phần người mắc bệnh rơi vào khu vực phụ cận hoang mạc Sahara Châu Phi. Vào năm 1881, bác sĩ người Cuba và cũng là nhà khoa học Carlos Finlay đã hoài nghi rằng bệnh có thể được lây lan từ vết đốt của loài muỗi – nhưng cho mãi đến 20 năm sau đó giả thuyết của ông mới được xác nhận. Các hoạt động kiểm soát muỗi tiếp theo đó đã được triển khai tại Kênh đào Panama – nơi mà cứ 10 người thì sẽ có 1 người qua đời vì bệnh sốt vàng.
Muỗi mang bệnh sốt vàng |
Khi một người bị nhiễm thì vài ngày sau đó họ sẽ lên cơn sốt. Sau giai đoạn ban đầu gần như hồi phục, khoảng 15% bệnh nhân sẽ bước vào giai đoạn ngộ độc thứ hai, trong đó tỷ lệ tử vong chiếm đến 50%. Sau đó bệnh sốt vàng ảnh hưởng đến da và lòng trắng của mắt có nguồn gốc từ tổn thương gan. Một cái tên Tây Ban Nha đã được đặt cho căn bệnh này – chứng nôn đen – phát sinh từ hiện tượng chất nôn ra có màu tối nếu ruột của bệnh nhân bắt đầu chảy máu. May mắn là, hiện đang có vắc-xin phòng bệnh cho bất kỳ ai muốn đến Brazil tham gia sự kiện World Cup.
2/ SỐT XUẤT HUYẾT
Một nửa dân số thế giới hiện giờ đang dính phải căn bệnh sốt xuất huyết, với các triệu chứng như lên cơn sốt, đau đầu như búa bổ, cảm giác đau sau mắt, đau cơ bắp và dây thần kinh và phát ban. Cách đây 40 năm, không có bệnh sốt rét ở Brazil. Trong vòng 6 tháng đầu tiên của năm 2013, có 1,6 triệu trường hợp mắc bệnh ở Brazil, mỗi ngày có 6.000 trường hợp mới được ghi nhận ở Rio de Janeiro, gây ra một áp lực rất lớn về công tác dịch vụ y tế. Không có thuốc chủng ngừa hay thuốc đặc chế nhằm chữa trị bệnh sốt xuất huyết, ngoài việc dùng nhiều chất lỏng và cố gắng giảm sốt bằng cách uống Paracetamol. Sốt xuất huyết nặng có thể gây chết người. Không giống như loài muỗi Anopheles có thể lan truyền bệnh sốt rét vào ban đêm, thì loài muỗi Aedes lại gây bệnh chủ yếu vào ban ngày.
Các phân tử virus bệnh sốt vàng |
TS Philip McCall là một chuyên gia về bệnh sốt xuất huyết tại Trường y học nhiệt đới Liverpool (LSTM, Anh) phát biểu: “Muỗi Aedes bắt đầu chích con người một thời gian ngắn sau bình minh nhưng đến 10 giờ trưa thì tốc độ truyền bệnh giảm xuống – bởi lúc đó nhiệt độ ngoài trời quá nóng. Chúng bắt đầu gieo nọc độc vào khoảng 16 hay 17 giờ chiều cho đến lúc hoàng hôn, ban đêm chúng ngừng hoạt động”. Bác sĩ người Anh-Ayan Panja đã từng dính bệnh từ loài muỗi gây bệnh trong khi ông nghỉ mát ở Malaysia vào ngưỡng tuổi 20 của mình. Ông Ayan Panja nhớ lại: “Thành thật tôi cứ nghĩ mình sẽ chết sau vài ngày có những triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết. May mắn là tôi đã được điều trị tại một bệnh viện ở Kuala Lumpur và đã được truyền tiểu cầu”. Tiểu cầu rất cần thiết để giúp máu đóng cục mà bệnh sốt xuất huyết đã khiến cho tuỷ xương ngừng sản xuất tiểu cầu. Vì thế chảy máu là một biến chứng rất nguy hiểm cho bệnh sốt xuất huyết nặng. Bác sĩ Ayan Panja khẳng định: “Sau khi thoát chết, giờ đây tôi đã cảnh giác hơn cũng như luôn tìm cách chống muỗi đốt”.
3/ DỊCH BỆNH CHIKUNGUNYA
Chikungunya là một căn bệnh khó chịu, được gây ra bởi một cơn sốt cao và đau khớp. GS Johan Giusecke, trưởng khoa học tại Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Châu Âu (ECDC) ở Thuỵ Điển, cho biết: “Nó là một căn bệnh suy nhược. Người mắc bệnh hầu như không thể làm việc, họ phải nằm trên giường với những cơn đau khớp rất khổ sở. Bệnh Chikungunya lần đầu tiên được mô tả trong một đợt bùng phát ở Tanzania vào năm 1952. Cái tên của căn bệnh xuất phát từ một từ trong ngôn ngữ Kimakonde có nghĩa là “trở nên méo mó”. Cũng theo GS Giusecke: “Phần lớn người mắc bệnh sẽ chịu đựng một cơn sốt cao trong thời gian ngắn, thật sự cảm giác rất tồi tệ và sau đó, bệnh có thể kéo dài khoảng một tuần hoặc lâu hơn. Có những trường hợp bệnh Chikungunya có thể hình thành cơn đau khớp kéo dài vài tuần hoặc chứng viêm khớp mãn tính là kết quả của việc nhiễm trùng. Mặc dù bệnh này thường không gây tử vong, nhưng bệnh có thể gây cái chết ở người ốm yếu hay già cả”.
Kỹ thuật viên đang quan sát những con Muỗi Hổ Châu Á đẻ trứng |
Tháng 11/2013 vừa qua, trường hợp đầu tiên của bệnh Chikungunya đã xảy ra ở Châu Mỹ, được báo cáo trên đảo St Martin thuộc vùng vịnh Caribê. Xa hơn là Châu Phi, Đông Nam Á và tiểu lục địa Châu Á, căn bệnh truyền nhiễm này cho đến nay đã ghi nhận có 4 người chết. Nỗi lo sợ hiện giờ là bệnh Chikungunya sẽ lây sang Bắc Mỹ khi loài muỗi mang virus được phát hiện ở Nam Florida và vùng duyên hải Texas. Kể từ năm 2005, có khoảng 1,9 triệu trường hợp bệnh Chikungunya được ghi nhận ở Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, quần đảo Maldives và Myanmar, theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO). Hiện tại chưa có chủng ngừa hay biện pháp chữa trị căn bệnh này, và các chuyên gia khuyên rằng cách tốt nhất là tránh bị muỗi đốt ở nơi đầu tiên. Tuy nhiên, đáng chú ý là, nếu bạn có hệ miễn dịch tốt, thì khi bạn nhiễm bệnh Chikungunya, bạn sẽ không phải đau khổ thêm lần nữa.
4/ LA CROSSE ANCEPHALITIS
Loài muỗi mang virus này được đặt theo tên của La Crosse ở tiểu bang Wisconsin (Mỹ), thành phố này được khám phá vào năm 1963. Mặc dù khá hiếm, chỉ từ 80 đến 100 trường hợp được ghi nhận ở Mỹ mỗi năm, bệnh nhân hầu hết là trẻ em – người bị mắc bệnh sẽ lên cơn sốt, nhức đầu, buồn nôn, mệt mỏi và hôn mê. Những trường hợp bệnh nghiêm trọng có thể dẫn đến bệnh nhân co giật, hôn mê và liệt. Số lượng virus lây bệnh lan truyền giữa loài muỗi và các loài động vật nhỏ như sóc chuột và các loài sóc nói chung – nhưng con người không thể bắt loại virus từ những loài động vật này.
Phun thuốc trừ sâu chống muỗi trên đảo Reunion |
5/ BỆNH GIUN CHỈ
Lần đầu tiên được ghi nhận bởi các bác sĩ Ấn Độ giáo và Ba Tư từ cách đây hơn 2.500 năm, loài giun ký sinh Wuchereria bancrofti cũng lây truyền bởi loài muỗi. Trong những trường hợp nguy hiểm, bệnh có thể gây nên bệnh giun chỉ bạch huyết hay có tên khác là bệnh chân voi. Ấu trùng có thể mất khoảng 1 năm để phát triển thành những con giun trưởng thành và nó từng có mặt trong hệ bạch huyết của con người, da và những mô cơ bản bị dầy lên, đặc biệt là da ở chân, cánh tay, ngực và cơ quan sinh dục. Bệnh biến dạng một cách sâu sắc và là một căn bệnh gây nên sự kỳ thị, lần đầu tiên được nhận dạng lây lan bởi loài muỗi, đó là nhờ phát hiện của ông Patrick Manson, một người Scotland, ông tình cờ biết căn bệnh này từ người làm vườn của mình ở Trung Quốc, người này đã bị nhiễm trùng giun chỉ. Việc điều trị sớm có thể hiệu quả, tuy nhiên những loại thuốc được sử dụng lại không tác động lên những con giun chỉ trưởng thành.
Loại virus RNA Bunyaviridus chịu trách nhiệm cho căn bệnh La Crosse Encephalitis
|
CÁCH TỐT NHẤT ĐỂ ĐÁNH BẠI LOÀI MUỖI?
Chìa khoá để hiểu hành vi gây bệnh của loài người chính là tìm hiểu các đặc tính cư xử của loài côn trùng này. Cũng như dùng thuốc trừ sâu đúng cách để kiểm soát số lượng loài muỗi bằng các bẫy mùi; hay tạo ra những con muỗi vô sinh bị biến đổi gene và thậm chí có thể sử dụng các loài động vật giáp xác nhỏ xíu để ăn ấu trùng của muỗi. GS Hilary Ranson, chuyên gia đầu ngành về chống muỗi, công tác tại LSTM, phát biểu: “Chúng ta cần phải sử dụng một cơ sở bằng chứng để từ đó có thể xác định điểm đẻ trứng, rồi từ đó sẽ có cách làm việc hiệu quả”. Bà Hilary Ranson cũng đề cập đến một cách tiếp cận có thể khai thác sự năng động mong manh giữa muỗi, virus và con người, bà lý giải: “Khi muỗi chích một người bị nhiễm bệnh thì chỉ trong vòng 10 ngày, ký sinh trùng sẽ phát triển trong cơ thể của người đó. Các con muỗi có tuổi thọ vòng đời chỉ khoảng 3 tuần, vì thế nó cần phải phát tán tác nhân gây bệnh trước khi qua đời. Vậy nên, cách khả quan ở đây là phải làm rút ngắn tuổi thọ của chúng”.
Bệnh chân voi ở Ấn Độ |
Còn theo TS Philip McCall thì cách tốt nhất để nhổ tận gốc loài muỗi là sử dụng đến thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, dùng thuốc trừ sâu cũng không mấy hiệu quả. Việc phun thuốc trong nhà – nơi dư lượng thuốc trừ sâu còn bám bên trong các vách tường nhà có thể giết hại loài muỗi. TS Philip McCall giải thích: “Chúng tôi đang hợp tác với các kỹ sư quang học nhằm sử dụng những chiếc camera được chế tạo tinh vi để theo dõi dấu vết những cá nhân muỗi, tìm hiểu cách chúng di chuyển trong không gian ba chiều, nơi nào chúng thích định cư nhất hoặc nơi nào chúng chọn làm nơi đẻ trứng”. Việc suy nghĩ như loài muỗi có thể giúp các nhà khoa học có cách kiểm soát chúng. Mặt khác, việc sử dụng các thành phần hoạt động trong nhiều chất đuổi muỗi: chất Deet. TS Philip McCall quả quyết: “Nó là tiêu chuẩn vàng – nồng độ 40% - 50% là hợp lý nhất. Bạn có thể xịt chất này lên quần áo của mình. Loài muỗi cũng không thích nơi lạnh lẽo vì thế hãy sử dụng máy điều hoà nhiệt độ hay quạt máy để giúp cơ thể bạn hạn chế tối đa tiếp xúc với muỗi”.
Nguồn: http://www.bbc.com/news/health-26724645
NGUYỄN THANH HẢI (The BBC NEWS – 1/4/2014)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét