Chủ Nhật, 18 tháng 5, 2014

Thơ Song Thất lục bát - Trần Lâm Phát

Thơ song thất lục bát

  1. Định-nghĩa:

Thơ song thất lục bát là thể thơ thuần tuý cuả  người Việt-nam. Bài thơ bắt đầu bằng hai câu bảy chữ, kế tiếp câu sáu chữ và chấm dứt bằng câu tám chữ.

Thí dụ:
                        Thuở lâm hành oanh chưa bén liễu,
                        Hỏi ngày về, ước nẻo quyên ca.
                        Nay quyên đã giục oanh già,
Ý nhi lại gáy trước nhà líu lo
(Chinh phụ ngâm khúc - Đoàn Thị Điễm?)

Thơ song thất lục bát là ngâm khúc diễn tả tình cảm trong lòng về buồn, đau, sầu, thương, oán, giận.

  1. Cách gieo vần:

Chữ cuối cùng của câu bảy thứ nhất phải vần với chữ thứ năm của câu bảy thứ hai và đều là vần trắc.
Chữ cuối của câu bảy thứ hai phải vần với chữ cuối của câu sáu chữ, đều là vần bằng.
Chữ cuối của câu sáu chữ phải vần với chữ thứ sáu của câu tám chữ và chữ cuối của câu tám chữ phải vần với chữ thứ 5 của câu 7 chữ kế tiếp nếu có.
Trong câu 8 chữ; mặc dù chữ thứ sáu và chữ thứ tám đều là vần bằng nhưng nó bắt buộc phải khác thanh: nếu chữ thứ sáu (yêu vận) không dấu (phù bình thanh) thì chữ thứ tám (cước vận) phải dấu huyền (tầm bình thanh) hoặc ngược lại.

Câu 7:  1 2 3 4 5 6 7(T)

Câu 7: 1 2 3 4 5(T) 6 7(B)

Câu 6: 1 2 3 4 5 6(B)

Câu 8; 1 2 3 4 5 6(B) 7 8(B)
 


Câu 7:  1 2 3 4 5(B) 6 7(T

Thí dụ:
Trải vách quế gió vàng hiu hắt,
Mảnh vũ y lạng ngắt như đồng,
Oán chi những khách tiêu phòng
Mà xui phận bạc nằm trongđào

Duyên đã may cớ sao lại rủi
Nghĩ nguồn cơn dở dói sao đang
Vì đâu nên nỗi dỡ damg
Nghĩ mình, mình lại them thương nỗi mình
(Cung oán ngâm khúc - Nguyễn Gia Thiều)

Ngoài ra song thất lục bát còn phải theo yêu vận (yv) và cước vận. (cv) Trừ câu 6 chữ, 2 câu 7 chữ và câu 8 chữ luôn luôn có 2 vận: 1 yêu vận (ở trong)  và 1 cước vận (ở cuối).

Thí dụ:

Gà eo óc gáy sương năm trống (cvT)
Hoè phất phơ rủ bóng (yvT) bốn bên (cvB)
Khắc giờ đằng đẵng như niên (cvB)
Mối sầu dằng dặc tựa miền(yvB) bể xa (cvB)
Hương gượng đốt, hồn đà (yvB) mê mải (cvT)
Gương gượng soi, lệ lại (cvT) chứa chan (yvB)
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn (yvB)
Dây uyên kinh đứt, phím loan (yvB) ngại chùng (yvB)


  1. Luật bằng trắc:

Vần bằng (B) gồm những chữ có dấu  huyền hay không dấu.
Vần trắc (T) gồm những chữ có dấu  sắc, dấu hỏi, và dấu ngã.
Theo đúng luật thì ngoại trừ chữ thứ nhất của 2 câu bảy chữ; còn các chữ còn lại của câu bảy chữ, câu 6 chữ và câu 8 chữ phải như sau:

XTTBBTT
XBBTTBB
BB TT BB
BB TT BB TB
Chú thích: X: nghĩa là T hay B cũng được.

Thí dụ:
Cầu thệ thủy ngồi trơ cổ độ
X     T     T      B    B   T  T
Quán thu phong đứng rũ tà huy
 X        B     B      T      T  B  B
Phong trần đến cả sơn khê
  B         B    T   T   B     B
Tang thương đến cả hoa kia cỏ này
  B        B         T   T   B   B   T   B
(Cung oán ngâm khúc - Nguyễn Gia Thiều)

Vì đúng luật rất là khó nên nhà thơ chỉ theo luật cho chữ thứ ba, thứ năm và thứ bảy cho câu song thất; còn câu lục bát thì theo lệ “ Nhất Tam Ngũ bất luận, Nhì Tứ Lục  phân minh , ” nghĩa là chữ thứ nhất, chữ thứ ba, chữ thứ năm không cần đúng luật và chữ thứ hai,  chữ thứ tư, chữ thứ sáu và  chữ thứ  tám phải theo đúng luật.

 X X T X B X T
 X X B X T X B
 X B X T X B
 X B X T X B X B

Thí dụ:
Trên biển số mười ba đếm kỹ
 X     X    T    X     B     X    T
Ngày thuyền trôi đến chỉ Bình Tuy
 X         X       B     X   T     X    B
Ước mong chưa được cái gì
  X      B      X     T      X    B
Lại mang vạ đến một khi kéo về
  X     B     X   T   X    B    X    B                               
(Hành trình tự do -Trần-Lâm Phát)

Ngoài ra nếu hai câu bảy chữ sóng nhau (đối hay không đối) thì chữ thứ hai và chữ thứ ba của câu bảy thứ nhất có thể chuyển từ TT ra BB

Thí dụ hai câu đối nhau:
Chàng thì đi (BB) cõi xa mưa gió
Thiếp lại về buồng cũ chiếu chăn
(Chinh phụ ngâm khúc - Đoàn Thị Điễm?)

Thí dụ hai câu không đối nhau:
Chàng thì đi (BB) vào nơi gió cát
Đêm trăng này nghĩ mát phương nao ?
(Chinh phụ ngâm khúc - Đoàn Thị Điễm )

                                                Virgina, ngày 28 tháng 9 năm 2007

                                                Trần-Lâm Phát

                                               



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tạp Ghi và Phiếm Luận: Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ (Dỗ Chiêu Đức)

  Tạp Ghi và Phiếm Luận :                Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ                                       Ăn x ổi  ở th ì,...