TÓM LƯỢC SỰ THÀNH LẬP TỈNH
TÂY NINH
_______________
Tỉnh Tây Ninh nằm ở miền Đông Nam phần của Viêt Nam
đã có một lịch sử thành lập trên 350 năm.
Vào thế kỷ 16, vùng đất Tây Ninh ngày nay là vùng rừng núi râm rạp có nhiều thú dữ như cọp, beo, voi, rắn độc..v..v..là phần đất thuộc lãnh thổ của Thủy Chân Lạp, vùng này với tên cũ là
Romdum Ray (có nghĩa là Chuồng Voi) vì có nhiều đàn voi hoang. Đất Romdum Ray có núi Chiêng (tức Núi Bà Đen ngày nay), những khu rừng dày đặc có nhiều loại gỗ quý như cẩm lai, trắc, gõ, huỳnh hương, ..v..v.
Dưới thời vua Miên Chey Chetta II mà Hoàng hậu là Công
chúa Nguyễn thị Ngọc Vạn, con gái của Chúa Nguyễn phúc Nguyên, đã vị nể nhà Nguyễn nên có chính sách dễ dàng cho dân chúng đến khai hoang, lập nghiệp vùng Bà Rịa. Rồi dần dần, dân chúng từ đất Thuận Quãng vào sinh sống doc khu vực sông Đồng Nai (nơi có rất nhiều nai) ngày càng nhiều. Năm 1623, chúa Nguyễn lập khu thương điếm để kiểm soát và thu thuế ở khu vực Sài gòn (có tên là Sài
Côn). Cuối thế kỷ 17, các viên quan và dân chúng Hán tôc chống đối sự cai trị của nhà Mãn Thanh rời bỏ xứ Quãng Đông, Quãng Tây, di cư xuôi nam vào trú ngụ tại Biên Hòa (Cù Lao Phố), Mỹ Tho, Hà Tiên. Những người nổi danh đứng đầu nhóm di cư lúc bấy giờ như Dương ngạn Địch, Mạc Cửu, Trần thượng Xuyên thành lập những vùng tự trị được nhà Nguyễn thừa nhận. Số người Hoa di cư trong dịp nầy lên đến 3000. Riêng Mạc Cửu có 200 người đi theo đến định cư ở vùng cực nam Hà Tiên.
Năm 1658, dân chúng sinh sống ở vùng bờ biển bắt đầu tiến lên vùng đất cao bằng phẳng, còn hoang vu để khai thác thành khu màu mỡ sinh cơ lập nghiêp, khai thác rừng gỗ quý xây dựng nhà cửa.
Năm 1698,
nhà Nguyễn xác lập quyền quản lý vùng Đồng Nai, Sài Gòn giao quyền cho Đàn Trong, thành lập cơ quan hành chính như Dinh, Trấn bao gồm nhiều Xã thôn.
Mùa đông năm Kỷ Hợi (1779), Nguyễn Ánh khôi phục đất Gia Định, thành lập đạo Quang Phong (bao gồm vùng đất Tây Ninh rộng lớn) trở thành phiên trấn. Đạo sở tại đóng ở Cẩm giang ngày nay. Khi quân Nguyễn Ánh bị Tây Sôn đánh bại chiếm ngôi, bị rượt đuổi chạy ẩn trú tại núi Chiêng (núi Bà Đen ngày
nay) tìm đường sang Xiêm cầu cứu nhờ viện binh, nhưng sau cũng bị đánh tan phải ra đảo Phú Quốc ẩn trú, chờ viện binh Pháp giúp khôi phục lại cơ đồ.
Năm 1802, khi lên ngôi Hoàng Đế, Nguyễn Ánh xưng danh Gia Long, đặt tên nước là Đại Nam quốc, cho đổi phủ Gia Định thành Trấn Gia Định. Năm 1808, nhà Nguyễn đổi trấn Gia Định lại là Thành Gia Định gồm 5 trấn là Phiên An, Biên Hòa, Vĩnh
Thanh, Định Tường, Hà Tiên. Lúc nầy vùng đất Tây Ninh thuộc trấn Phiên An.
Năm 1818, có ông Đặng văn Trước, quê ở Bình Định, nghe lời kêu gọi của triều đình Huế đã vận động bà con vào xin khai khẩn đất đai ở Bến Đồn (Bình Dương), vào Bình Tịnh xin cấp đất lập làng cất chợ Trảng Bàng, lập các thôn Lộc Ninh, Phước Hội. Đến năm 1844, có ông Trần văn Thiện, thôn trưởng thôn Trung lập, phủ Bình long, Gia định lên vùng Tây Ninh khai khẩn đất Bến Cầu thành vùng Ngũ Long. Người ta gọi ông là bậc tiền hiền có công mở mang đất của Tây Ninh như Gò Dầu (vùng có vô số cây dầu, dùng đốt làm đèn), Bến Kéo, Rạch Tây Ninh, đến tận phía bắc Trảng Châu, Lò Gò ..v..v…Ngoài
ra, còn có ông Lê văn Thoi, Khưu công Hoàng, Khưu công Cang chiêu dân khẩn hoang lập ấp các vùng An Thạnh, Phước Lưu, Bình Nhuận, Bình Tứ, Bình Châu.
Năm Minh Mạng thứ 5 (1824), vua ra lịnh xây đắp đồn lũy cho đạo Quang Phong, gọi là bảo Quang Hóa. Quang Hóa bao gồm vùng đất Tây Ninh. Năm 1832, vua Minh
Mạng đổi 5 trấn thành 6 tỉnh là Phiên An, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang và Hà
Tiên. Lúc nầy, vùng đất Tây Ninh thuộc tỉnh Phiên An.
Ảnh: Đình Gia Lộc là một trong những
ngôi đình lớn và cổ nhất ở Tây Ninh.
Đây là một công trình mang dấu ấn lịch sử ghi nhận thời kỳ mở mang bờ cõi phíaNam
của người Việt cách đây hơn 2 thế kỷ.
Đây là một công trình mang dấu ấn lịch sử ghi nhận thời kỳ mở mang bờ cõi phía
______________________
Đến năm 1836, sau khi các vị quan Trương minh Giảng, Trương đăng Quế đi khảo sát vùng nầy về trình lại, nhà vua cho đổi Phiên An thành Gia Định gồm 3 phủ là:
- Phủ Tân Bình, có 3 huyện.
- Phủ Tân An, có 2 huyện.
- Phủ Tây Ninh (phủ an ninh của phía tây), có 2 huyện. Tên gọi Tây Ninh có từ thời kỳ đó.
Như vậy, vùng đất mang tên Tây Ninh đã trãi
qua 178 năm, nhưng đã có lịch sử con người sinh sống lập nghiệp từ năm 1658. Cả thảy là 356 năm.
Ảnh: Đình Long Giang tọa lạc ấp Bàu, xã Long Giang,
huyện Bến Cầu.
Đình xây dựng cách nay hơn 150 năm, thờ Thần Lãnh Binh Két
Đình xây dựng cách nay hơn 150 năm, thờ Thần Lãnh Binh Két
Cầu
Quan Tây Ninh xưa
Phủ Tây Ninh coi hai huyên là Tân Ninh và Quang Hóa.
Tân Ninh bao gồm 2 tổng và 24 xã thôn. Quang Hóa
có 4 tổng và 32 xã thôn.
Năm 1836, phủ Tây Ninh có 6 tổng và 56 xã thôn.
Từ năm 1862 đến 1867, Tây Ninh bao gồm khu vực rất rộng lớn bao trùm luôn cả Củ Chi, Hốc Môn. Sau hòa ước năm Nhâm Tuất ký với Pháp, phủ Tây Ninh gồm Tân Ninh, Quang Hóa đặt lỵ sở tại thị xã Tây Ninh ngày nay, coi 5 tổng và phủ Bình Long (Hốc Môn) coi 5 tổng.
Đến năm 1867, quân Pháp chiếm thêm 3 tỉnh miền tây của Việt Nam, chia thành Hạt (Tây Ninh coi 4 tổng, 31 làng; Quang Hóa coi 5 tổng, 35 làng). Vào thời điểm nầy, cả hai Hạt có tất cả 11.992 người dân gốc Việt, 156 người Hoa, Ấn.
Năm 1872, Pháp nhập hai Hạt Tây Ninh và Quang Hóa thành
một Hạt cũng lấy tên Tây Ninh, coi 2 huyện: Tân Ninh và Quang Hóa, cả thảy có 9 tổng, 53 làng xã. Dân số lúc đó (1872) là 13.026 người Việt, 1876 người gốc Khmer, 174 người Hoa, 100 người Chăm, 2 Phi, 1 Âu châu.
Đến ngày 01-01-1900, Toàn quyền Paul Doumer của Pháp cho đổi danh hiệu Hạt thành Tỉnh và cũng vẫn giữ nguyên tên cũ là Tỉnh Tây Ninh cho đến ngày nay.
Tây Ninh là môt tỉnh duy nhất của miền Nam Việt Nam
vẫn giữ nguyên tên không thay đổi trong mấy trăm năm từ ngày thành lập đặt tên. Sau đó, suốt thời kỳ thuộc Pháp , Nam
Kỳ có tổng cộng 20 tỉnh, rồi thêm Cap Saint Jacques
(vũng Tàu) nữa là 21. Tây Ninh nằm ở vị trí số 12, con số linh thiêng theo tôn giáo dẫn khải sau nầy có trong bài thơ về tỉnh:
“Gia, Châu, Hà, Rạch, Trà,
Sa, Bến, Long, Tân, Sóc.
Thủ, Tây (12), Biên, Mỹ, Bà,
Chợ, Vĩnh, Gò, Cần, Bạc và Cấp”
Trước ngày 30-4-1975, Tây Ninh có 4 Quận: Phú Khương, Phước Ninh, Gò Dầu, Khiêm Hanh. Có lúc, quận Trảng Bàng thuộc về tỉnh
Tây Ninh, nhưng sau là một quận của tỉnh Hậu Nghĩa.
Hiện nay, Tây Ninh có môt Thành phố (Thành phố Tây ninh là vùng Thị
Xã) và 8 Huyện (Tân Biên,
Tân Châu, Dương Minh
Châu, Châu Thành, Hòa Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng, Bến Cầu) với tổng
dân số là 1.080.376 người (2012) gồm:
Người kinh: 1.050.376
Khmer: 7.578:
Chăm: 3250
Xtiêng: 1654
Hoa: 2495
Mường, Thái, Tày…..
VÀI DI TÍCH LỊCH SỬ NỔI TIẾNG CỦA TỈNH TÂY NINH:
A- Ngoài ngôi Đền Thánh vĩ đại, nổi tiếng nhất của Đạo Cao Đài được xây dựng vào năm 1933, sau nhiều năm bị ngưng trệ vì vị Giáo Chủ Phạm Công Tắc bị Pháp bắt đày đi đảo Madagascar (Phi Châu). Khi
Đức Ngài được thả về, Đền Thánh được tiếp tục xây dựng, hoàn thành năm 1947 và được khánh thành vào năm 1955,
trở thành nơi nổi tiếng nhứt của tỉnh Tây Ninh, và của cả nước Việt Nam. Tây Ninh còn có một số đền thờ tiêu biểu tại địa phương sau đây:
TÒA
THÁNH TÂY NINH
B/- Ngày nay, để nhớ
ơn những vị có công trong việc
khai mở tỉnh Tây Ninh, rất nhiều địa phương đã lập đền thờ, hàng ngày nghi ngút khói hương và hàng năm có thiết đại
lễ tưởng niệm nhắc nhở. Một
trong những nơi linh thiêng được dân chúng kính trọng là Dinh Ông Lớn Trà Vong.
Đền
thờ ông lớn Trà Vong nằm cạnh
quốc lộ 22B, tọa lạc tại ấp
Dinh, xã Mỏ Công, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.
Ông lớn Trà Vong tên thật
là Huỳnh Công Giản sinh năm
1722 và tuẫn tiết năm 1782 (tháng 2 năm Nhâm Dần). Sinh trưởng và lớn lên trong một
gia đình nông dân, thân sinh là Huỳnh Công Cẩn, người gốc Nhật Tảo
(tên cũ là thôn Nhật Cảo), xã Đông Ngạc, huyện Từ
Liêm, bên bờ sông Hồng, bến đò Chèm, Hà Nội.
Ông có hai người em là Huỳnh
Công Thắng và Huỳnh Công Nghệ, thuở nhỏ cùng
học chữ Nho, đến năm 17 tuổi
rất giỏi thi phú. Cả ba anh em đều là quan đại thần của triều đình Huế. Đến năm
27 tuổi (1749-Kỷ Tỵ)
thấy ở Tây Ninh còn rừng rú âm u, ông bàn tính với hai em đến đây khẩn
hoang, quy dân lập ấp.
- Ông Huỳnh Công
Thắng đem quân đóng ở Cẩm
Giang (Gò Dầu, Tây Ninh).
- Ông Huỳnh Công
Nghệ đóng quân tại Bến
Thứ (nay thuộc xã Tân Phong, huyện Tân Biên).
- Ông Huỳnh Công
Giản đến vùng Trà Vong thành lập ba ấp: Tân Lập,
Tân Hội, Tân Hiệp. Ông đánh giá vùng Cẩm Giang và Bến Thứ là nơi
xung yếu, vì đó là con đường chiến lược
“con đường xứ” từ
Chân Lạp sang nước ta. Riêng vùng Trà Vong thì quân lính
ít hơn. Biết thế nên bọn
thổ phỉ đã chọn nơi này
tổ chức tập
kích bất ngờ, giặc lại
đông hơn gấp nhiều lần,
trong cuộc chiến không cân sức, ông cho người đi viện binh của
em là Huỳnh Công Nghệ vừa tổ
chức chiến đấu
chống giặc, vừa tổ chức bảo
vệ thành trì, nhưng sức người
có hạn, khi thấy binh sĩ hi sinh quá nhiều, trong lúc viện binh chưa đến kịp, biết khó lòng lay chuyển
được tình thế. Theo quan niệm của
ông “thành mất, tướng phải mất
theo”. Ông vung gươm quyết chiến cùng giặc
cướp đến sức
cùng lực kiệt, ông quay gươm tuẫn tiết
không để lọt vào tay giặc. Ông Huỳnh Công Giản ngã xuống, quân giặc
lớp lớp tràn vào thành. Trong lúc đó viện binh ông Huỳnh Công Nghệ đến.
Lúc bấy giờ quân giặc vẫn còn
đông, nhưng đã đói và mệt mất
sức kháng cự. Quân Việt tràn vào thành làm cho quân giặc thây ngã đầu rơi,
những chiến hào xung quanh thành Trà Vong nước trong xanh biến thành máu đỏ và thây giặc nằm
ngổn ngang trên cánh đồng Trà Vong, lớp tàn quân sống sót chạy về bên
kia biên giới không còn dám
xâm phạm biên giới nước Việt.
Sau khi ông Huỳnh Công Giản
mất, dân chúng an táng thi
hài ông bên bờ suối Trà Vông, ấp
Trà Hiệp, xã Trà Vông. Kính
phục trước sự
hi sinh lẫm liệt hào hùng của ông, với lòng thành kính người
có công mở đất một
thời ở Tây Ninh, nên nhân dân tôn thờ và xây dựng nhiều
công trình để thờ cúng ông. Ngoài đền thờ chính ở
xã Mỏ Công, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, người dân còn lập đình, dinh, miếu để
thờ phụng gần như khắp địa
bàn của tỉnh. Hàng năm đến ngày 15/3 và 9/9 âm lịch, nhân dân quanh vùng quy tụ về
để tổ chức
lễ kỳ yên và cầu bông, hàng năm đáo lệ.Đền
thờ ông lớn Trà Vong khi xưa nằm
trên phần đất gần
xã Tân Phong ngày nay. Đến
năm 1963, do điều kiện chiến tranh nên được
di dời về chợ
Mỏ Công và xây dựng lại ngôi đền
trên phần đất mới
với cột gỗ
tròn, vách ván, mái lợp ngói
vảy cá, nền lót gạch tàu… Đến
năm 1998, trên phần đất cũ của ngôi đền
xưa được nhân dân cùng chính quyền địa
phương xây dựng lại bằng
các vật liệu bền
vững như gạch,
xi măng, sắt thép, gỗ, mái lợp tole giả
ngói nằm trên tổng diện tích được
khoanh vùng bảo vệ là 328m2 .Cổng chính của đền thờ nằm
sát quốc lộ 22B. Trên đầu hai trụ cổng là
hai búp sen được đặp nổi
ba tầng cánh sen, ở giữa
là tấm biển hình cuốn thư
mang dòng chữ đỏ với
bốn chữ quốc
ngữ “ĐỀN THỜ ÔNG LỚN”.
Hai bên là hai cổng phụ.
Mặt bằng thờ cúng ở sân đền
thờ: trước mặt
ở giữa sân đền là bức
bình phong đắp nổi phía ngoài thờ thần
Hổ, hai bên là hai miếu thờ bà Chúa Xứ
và Ngũ Hành. Đền thờ được
xây dựng trên tổng diện tích 104m2. Mặt bằng bố cục
của đền có lối chữ nhị, gồm
hai lớp nhà chạy song song nhau, mỗi nếp
nhà có cấu trúc gần giống nhau, gắn
kết lại trở thành một
thể thống nhất. Đền thờ được
thiết kế kiểu
nhà vuông theo phong cách đình làng Nam bộ. Ngôi thờ chính điện
được đặt ở
giữa tứ trụ.
Sát tường là ở giữa
bàn thờ thần chia làm 3 cấp.
C/- Nơi tỉnh Tây Ninh có một ngọn núi cao nhất miền Nam VN, được gọi là núi Ðiện Bà, còn gọi là núi Bà Ðen, ngọn núi nằm trong chuổi dài dãy Trường Sơn. Danh gọi Núi Bà Đen vì trên núi có
lập một cái Ðiện để thờ Bà Ðen. Bà Ðen rất linh hiển nên được vua Gia Long truyền cho đúc cốt Bà bằng đồng đen và ban sắc phong cho bà là “Linh
Sơn Thánh Mẫu”.
HỒ XƯA: Sưu tầm và biên soạn lại theo tài liệu:
- Đại Nam thực lục.
- Tây Ninh xưa và nay.
- L’histoire de Cochinchine (1ère édité).
- Lịch sử Tây Ninh (VH.1972)
- Phiên An lục sử
- Tài liệu “maiyeuem.net”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét