Thơ Đường luật
- Định-nghĩa:
Thơ Đường luật (唐 律) là thể thơ thuần tuý của người Trung hoa, nó bắt đầu từ đời Đường
(618-907) và có khi còn gọi là cận thể (近 體). Nếu
bài thơ gồm có 4 câu thì gọi là tứ tuyệt
và nếu gồm có 8 câu thì gọi là bát cú.
Trong bài thơ nếu mỗi câu có 5 chữ
thì gọi là ngũ ngôn và nếu mỗi câu có 7 chữ thì gọi là thất ngôn.
Vì thế thơ Đường có thể phân ra làm
2 loại:
·
Tứ tuyệt gồm có ngũ ngôn hoặc thất ngôn tứ tuyệt
·
Bát cú gồm có ngũ ngôn hoặc thất ngôn bát cú
Thí dụ: thất ngôn tứ tuyệt
月
落 嗚 啼
霜 滿
天
Nguyệt lạc ô
đề sương
mãn thiên
江 風
魚 火
對 愁
眠
Giang phong ngư hoả đối sầu
miên
故 蘇
城 外
寒 山
寺
Cô tô
thành ngoại hàn
sơn tự
夜 半
鐘 聲
到 客
船
Dạ bán chung thanh
đáo khách thuyền
(張 級: 風 橋 夜 泊)
(Trương Kế: Phong Kiều Dạ Bạc)
Bài viết này chú tâm đến thể thất
ngôn bát cú.
- Cách gieo vần:
Thất ngôn bát cú
là thể thơ Đường thông dụng nhất. Bài thơ phải có 5 vần giống nhau (độc vận) và thông thường là vần
bằng. Chữ cuối của câu một phải vần với chữ cuối của các câu chẵn (2, 4, 6, 8).
- Luật bằng trắc:
Vần bằng (B)
gồm những chữ có dấu huyền hay không
dấu.
Vần trắc (T)
gồm những chữ có dấu sắc, dấu hỏi, dấu
ngã và dấu nặng.
Muốn biết bài
thơ thuộc thể loại nào, đọc giả phải nhìn vào chữ thứ nhì của câu một. Nếu chữ ấy
là vần bằng thì bài thơ thuộc luật bằng và ngược lại chữ ấy là vần trắc thì bài
thơ thuộc luật trắc.
Chữ thứ 7 câu 1
định loại vần cho bài thơ. Nếu là vần bằng thì bài thơ vần bằng; nếu là vần trắc thì bài thơ vần trắc.
Luật bằng
x: không cần theo luật
|
Luật trắc
x: không cần theo luật
|
||
Chính luật
|
Thông luật
|
Chính luật
|
Thông luật
|
BBTTTBB
|
xBxTxBx
|
TTBBTTB
|
xTxBxTx
|
TTBBTTB
|
xTxBxTx
|
BBTTTBB
|
xBxTxBx
|
TTBBBTT
|
xTxBxTx
|
BBTTBBT
|
xBxTxBx
|
BBTTTBB
|
xBxTxBx
|
TTBBTTB
|
xTxBxTx
|
BBTTBBT
|
xBxTxBx
|
TTBBBTT
|
xTxBxTx
|
TTBBTTB
|
xTxBxTx
|
BBTTTBB
|
xBxTxBx
|
TTBBBTT
|
xTxBxTx
|
BBTTBBT
|
xBxTxBx
|
BBTTTBB
|
xBxTxBx
|
TTBBTTB
|
xTxBxTx
|
Bài thơ Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế thuộc luật trắc,
vần bằng vì trong câu một, chữ lạc là vần trắc và chữ thiên là vần bằng.
Bài thơ Qua đèo
ngang thuộc luật trắc (chữ thứ 2 câu 1: “tới” vần T) và vần bằng (chữ thứ 7 câu
1 “tà” vần B ).
Vì đúng luật
rất là khó nên nhà thơ chỉ theo thông luật “Nhất Tam Ngũ bất luận, Nhì Tứ Lục
phân minh” nghĩa là chữ thứ nhất, chữ thứ ba, chữ thứ năm không cần đúng luật
và chữ thứ hai, chữ thứ tư, chữ thứ sáu phải theo đúng luật.
- Cách đối:
Có
2 cách đối: đối ý và đối chữ.
Đối
ý là 2 ý tưởng chọi nhau.
Đối
chữ là đối luật bằng trắc như vần bằng đối với vần trắc và phải cùng tự loại như
danh từ đối với danh từ, tính từ đối với tính từ, trạng từ đối với trạng từ, động
từ đối với động từ v.v.
Trong
bài thơ bát cú Đường luật, câu 3 đối với câu 4 và câu 5 đối với câu 6.
Hãy
quan sát bài Qua đèo ngang của bà Huyện Thanh Quan:
Bước tới đèo ngang bóng xế tà
Cỏ cây xanh lá đá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông rợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà
mõi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh
tình riêng ta với ta
Câu 3 và
câu 4 đối nhau về luật bằng trắc và loại tự :
Lom khom
(BB) vs Lác đác (TT)
dưới núi
(TT) vs bên sông (BB)
tiều vài chú (BBT) vs rợ mấy nhà (TTB)
Câu 5 và câu 6 cũng tương tự
5. Niêm:
Niêm là sự liên lạc về âm
luật của 2 câu thơ.
Hai câu thơ trong thơ Đường
niêm với nhau khi chữ thứ nhì của 2 câu cùng 1 luật bằng trắc: bằng niêm với bằng,
trắc niêm với trắc.
Câu 1 niêm với câu 8
Câu 2 niêm với câu 3
Câu 4 niêm với câu 5
Câu 6 niêm với câu 7
Trong bài Qua đèo ngang :
Chữ thứ nhì trong câu 1 và câu 8 : tới (T) niêm
với mảnh (T)
Chữ thứ nhì trong câu 2 và câu 3 : cây (B) niêm
với khom (B)
Chữ thứ nhì trong câu 4 và câu 5 : đác (T) niêm
với nước (T)
Chữ thứ nhì trong câu 6 và câu 7 : nhà (B) niêm
với chân (B)
Nếu bài thơ không niêm với nhau thì gọi là thất niêm.
6. Bố cục:
Bài thơ bát cú có 4 phần : đề, thực, luận, kết.
Đề gồm phá đề (câu 1) và thừa dề (câu 2) dùng để mở
đầu và đi vào bài.
Thực còn gọi là trạng (câu 3, câu 4) dùng để giải
thích đầu bài cho rõ ràng .
Luận (câu 5 và câu 6) dùng để bàn bạc cho rộng nghĩa
đầu bài.
Kết (câu 7 và câu 8) dùng để tóm lại ý nghĩa toàn
bài.
Virgina,
ngày 28 tháng 9 năm 2007
Trần-Lâm
Phát
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét