Thứ Tư, 14 tháng 5, 2014

Vài hàng về thơ Đường Luật - Khôi Nguyên

   VÀI HÀNG VỀ THƠ ĐƯỜNG LUẬT

         Sau 1000 năm Bắc thuộc, nền văn hóa nước ta bị ảnh hưởng nền
văn hóa Trung Hoa một cách trầm trọng.Riêng về mặt Thi Phú,tới thời nhà Hán,
Trung Hoa cũng đã tiến rồi,nhưng cho đến thời nhà Đường mới là thời cực
thịnh và có Thơ Đường Luật ra đời.
         Thơ Đường Luật có những luật lệ ràng buộc,đòi hỏi thi sĩ phải tuân hành .
Nếu ai sai phạm hoặc không tuân thủ thì thơ của họ gọi là thơ tự do hay Cổ Phong.
         Thơ Đường Luật thông dụng là thơ Thất Ngôn Bát Cú luật Bằng vần Bằng ,
và thơ Thất Ngôn Bát Cú luật Trắc vần Bằng . Thể thơ này một bài gồm có 8 câu ,
5 vần , mỗi câu 7 chữ .Tám câu được phân chia và gọi như sau :
- Câu 1&2 gọi là Đề : Nhập đề.
- Câu 3&4  gọi là Thực ( Trạng): Tả đề : Nói rõ thêm đề.
            Hai câu này phải đối nhau.
-Câu 5&6 gọi là Luận : Bàn rộng thêm đề.
            Hai câu này phải đối nhau.
-Câu 7&8 gọi là Kết : Kết thúc đề.
            Khi xong bài, ghép đề và kết lại, xem bài thơ có bị lạc đề không?
            Như thế, một bài thơ Thất Ngôn Bát Cú có thể tách ra bốn bài thơ
Thất Ngôn Tứ Tuyệt bằng cách ghép:
- Đề và Thực
-Luận và Kết
-Thực và Luận
-Đề và Kết.
Nhiều đoạn tứ tuyệt ghép lại thành Thất Ngôn Trường Thiên.
Hai thể thơ thông dụng là: Luật Bằng vần Bằng và Luật Trắc vần Bằng.

Luật Bằng vần Bằng
BBTTTBV

TTBBTTV

TTBBBTT

BBTTTBV
BBTTBBT
TTBBTTV
TTBBBTT
BBTTTBV



Luật Trắc vần Bằng



TTBBTTV

BBTTTBV

BBTTBBT
TTBBTTV
TTBBBTT
BBTTTBV
BBTTBBT
TTBBTTV

Luật Bằng Trắc cho phép 1-3- 5 bất luận.
Nếu chữ thứ 5 mà T đổi qua  B thì được.
Còn vần B đổi ra T thì không nên.
                                          2-4-6 phân minh.
Luật Đối
 Một bài thơ Thất Ngôn Bát Cú phải đối nhau ở câu 3&4, 5&6.
Có 3 cách đối:
-Đối thanh: BT
-Đối ý:Thuận nghịch ý diễn tả
-Đối từ : Danh từ , tĩnh từ , động từ , trạng từ.

Sau đây là 2 bài thơ minh họa.
                                           -Luật Bằng Vần Bằng

           Anh Nói Khoác
Ta con ông Cống cháu ông Nghè ,
Nói có trên trời dưới đất nghe,
Sức mạnh Hạng Vương(1) cho một búng,
Cờ cao Đế Thích(2) chấp đôi xe,
Nhảy ùm xuống biển lôi tàu lại,
Chạy tốc lên non cõng cọp về,
Độ nọ vào chơi trong nội phủ
Ba ngàn Công Chúa phải lòng mê .
                  Vô danh


      -Luật Trắc Vần Bằng

                Quốc Kêu
Khắc khoải sầu đưa giọng lửng lơ
Ấy hồn Thục Đế(3) thác bao giờ .
Năm canh máu chảy đêm hè vắng,
Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ.
Có phải tiếc non mà đứng gọi
Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ ?
Canh thâu ròng rã kêu ai đó ,
Giục khách giang hồ dạ ngẩn ngơ !
                   Vô danh


            Đối ở Thực và Luận là tinh hoa của bài thơ, nó giúp đo 
lường trình độ làm thơ Đường của tác giả. Bài thơ không có đối,
chỉ là bài thơ tự do hay Cổ Phong.


                                                      Khôi Nguyên 



(1) Sở Bá Vương Hạng Võ thời Hán Sở Tranh Hùng
      có sức mạnh cử đỉnh
(2) Bạn Đế Thiên , nhân vật cao cờ tướng thời bấy giờ.
(3) Vua nước Thục mất ngôi,buồn rầu chết thành chimQuốc.Thường hay kêu suốt đêm mùa hè như tiếng khóc.
             
                          


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tạp Ghi và Phiếm Luận: Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ (Dỗ Chiêu Đức)

  Tạp Ghi và Phiếm Luận :                Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ                                       Ăn x ổi  ở th ì,...