Tiến sĩ Daniel Caplivski, phó giáo sư của khoa bệnh truyền nhiễm tại trung
tâm y tế Mount Sinai, thành phố New York,
Mỹ đã liệt kê ra một số căn bệnh truyền nhiễm đáng sợ nhất hiện nay.
Bệnh Cúm
Bệnh cúm bùng phát trên toàn thế giới mỗi năm, nhưng nó ngày càng trở nên
nguy hiểm hơn, đặc biệt là khi chủng virus H7N9 xuất hiện là bùng phát
thành dịch ở châu Á hiện nay. Cho đến nay, H7N9 đã lây bệnh cho hơn 130
người, trong đó hơn 1/3 số bệnh nhân đã tử vong.
“Chủng virus mới tấn công khiến cơ thể chúng ta khó mà miễn dịch hoàn
toàn”, Tiến sĩ Caplivski nói. “Mỗi khi có một loại virus nguy hiểm nào đó
xuất hiện, chúng ta thường quan tâm nó có thể bùng phát thành đại dịch hay
không. Nếu nó có khả năng lây lan từ người sang người thì du lịch quốc tế
sẽ gặp phải một trắc trở lớn”.
Mặc dù cho đến thời điểm hiện tại, virus H7N9 đã bị chững lại nhưng
Caplivski lưu ý rằng các chuyên gia vẫn đang tiếp tục theo dõi biến chuyển
của virus. Trong khi đó, việc bảo vệ con người khỏi các chủng bệnh cúm tốt
nhất cho đến thời điểm hiện tại vẫn là phòng ngừa bằng cách tiêm vaccine.
“Vaccine ngừa cúm hàng năm được ra đời và có hiệu quả như thế nào là dựa
vào những dự đoán về chủng virus mới xuất hiện năm đó. Tuy nhiên, nó cũng
có một vài rủi ro vì các chuyên gia có thể không dự đoán đúng về sự nguy
hiểm của chủng virus mới xuất hiện”.
Siêu vi kháng thuốc
Các chuyên gia Y tế Hoa Kỳ ngày càng quan ngại hơn về sự phát triển của
siêu vi kháng thuốc, loại vi khuẩn không còn phản ứng với điều trị kháng
sinh.
“Vi khuẩn đã ngày càng phát triển và miễn dịch với những loại kháng sinh
thông thường. Đặc biệt, thời điểm hiện nay không có nhiều loại kháng sinh
mới được phê duyệt hoặc phát triển vì nó không sinh nhiều lợi nhuận. Mặt
khác, những loại thuốc như giảm cân, giảm cholesterolđược quan tâm và sản
xuất nhiều hơn”, tiến sĩ Caplivski nói.
Một số chủng vi khuẩn siêu kháng thuốc hiện nay bao gốm CRE (vi khuẩn kháng
kháng sinh (carbapenem-resistant enterobacteriaceae), MRSA (tụ cầu khuẩn
vàng kháng kháng sinh Methicillin-resistant Staphylococcus aureus) và C.
Diff (Clostridium dificile).
Các siêu vi khuẩn kháng thuốc có thể gây tử vong ở người nếu thiếu các loại
thuốc phản ứng với chùng. Hầu hết các chủng vi khuẩn này đều lây lan trong
điều kiện bệnh viện, các bác sĩ và y tá cần thực hành vệ sinh tay đúng
cách, tiến sĩ Caplivski lưu ý.
Bệnh lao
Bệnh lao bị gây ra bởi vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis, chúng thường
tấn công vào phổi vài có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Trong năm 2011, đã có 10.528 trường hợp mắc bệnh lao tại Mỹ, mặc dù căn
bệnh này đã giảm đáng kể từ năm 1992, nhưng nó vấn là một mối lo ngại.
“Lao vẫn là một trong những căn bệnh đáng lo ngại nhất vì việc gây quỹ cho
căn bệnh này khó có thể thực hiện được, mặt khác chúng ta cũng cần những
loại thuốc mới vì chủng vi khuẩn này ngày càng kháng thuốc mạnh hơn”, Tiến
sĩ Caplivski lo ngại.
Bệnh lao bùng phát ở khắp nước Mỹ theo chu kỳ. Gần đây, ba học sinh phổ
thông tại trường trung học Robert E. Lee ở Springfield, bang Virginia đã
được chuẩn đoán mắc bệnh lao và các quan chức y tế đang điều tra liệu bệnh
có lây sang những người khác. Thêm vào đó, bệnh lao vẫn còn là một vấn đề
lớn tại các nước đang phát triển; Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố rằng có
8,7 triệu ca nhiễm lao mới được ghi nhận vào năm 2011, và 1,4 triệu người
đã chết vì căn bệnh này.
"Nếu tuân thủ đúng phác đồ điều trị, hầu hết các trường hợp đều có kết
quả tốt”, Tiến sĩ Caplivski nói. "Tuy nhiên, các chủng kháng thuốc
mạnh hơn mà chúng ta đang thấy, đặc biệt ở những nơi như Nam Phi, khiến cho
việc điều trị trở nên khó khăn hơn."
Virus MERS
Năm ngoái, hơn 60 trường hợp bị nhiễm virus MERS, một chủng virus gây bệnh
nhiễm trùng đường hô hấp được xem là nguy hiểm hơn virus SARS. Hầu hết các trường
hợp nhiễm bệnh và tử vong xảy ra ở Arab Saudi, Jordan, Các Tiểu Vương quốc
Arab, Qatar, Anh, Pháp, Đức, Ý và Tunisia.
Dù chưa có trường hợp nào nhiễm virus MERS được xác nhận ở Mỹ, nhưng Trung
tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ đã và đang chuẩn bị những lá chắn
hiệu quả nhất để chống lại sự lây lan của căn bệnh này. Theo những báo cáo
gần đây, đã có 38 ca tử vong do virus MERS trên toàn thế giới.
Bác sĩ Caplivski nói: "Năm 2003, chúng ta đã được chứng kiến dịch bệnh
có thể lan truyền nhanh như thế nào qua đường hàng không (trong đợt bùng
phát bệnh SARS). Tôi nghĩ đó là bài học quan trọng trong công tác giám sát
bệnh truyền nhiềm trên toàn cầu. Những người có trách nhiệm đang theo dõi
sát sao ở mức độ toàn cầu xem liệu những bệnh này có lây lan mạnh hơn và
lan truyền từ người sang người hay không".
Bác sĩ Caplivski cho biết thêm dù MERS là một mối quan ngại nhưng số ca mắc
nhiễm loại vi-rút này vẫn còn ở mức thấp.
HIV
Hiên nay có khoảng 50.000 người vẫn còn bị nhiễm virus HIV gây suy giảm miễn
dịch ở Mỹ mỗi năm. Đây được xem là căn bệnh thế kỳ và vấn đề toàn cầu đáng
báo động với 2,5 triệu trường hợp HIV được chẩn đoán trong năm 2011. Kể từ
khi bắt đầu đại dịch HIV, CDC báo cáo gần 30 triệu người đã chết vì AIDS,
hội chứng do nhiễm HIV gây ra.
Tuy nhiên, trên thế giới đã có rất nhiều thành công đáng kể trong việc điều
trị cho những người sống chung với căn bệnh thế kỷ này.
Tiến sĩ Caplivski nói: “Chúng tôi đã có rất nhiều thành công lớn trong điều
trị HIV, đó là những loại thuốc với liều dùng mỗi ngày một viên. Đây là
loại thuốc có tác dụng mạnh với tác dụng phụ ít nhất”.
Tuy vậy, việc thiếu xét nghiệm HIV vẫn còn tồn đọng nhiều vấn đề. Dựa trên
những số liệu mới nhất, vào cuối năm 2009, khoảng 1,1 triệu người ở Mỹ đang
sống với virus HIV, trong số đó, khoảng 18% không biết rằng mình đang mang
bệnh.
"Vẫn còn có các lỗ hổng lớn ở những người không biết mình đã nhiễm
bệnh, chúng tôi đang cố gắng thuyết phục họ đi xét nghiệm và điều trị cho
họ", bác sĩ Caplivski nói.
(nguồn: xaluan.com)
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét