Hành trình xuyên Việt (P.2)
Ngày 25-4-2012, từ khách sạn Sài gòn Quãng Bình ở
Đường Quách xuân Kỳ, thành
phố Đồng Hới, tỉnh
Quãng Bình, đoàn thẳng tới khu vực nhà thờ
La Vang, thăm vĩ tuyến 17, cầu Hiền Lương tại sông Bến Hải, nơi chia đôi đất nước từ năm
1954 đến 1975. Bước từng
bước nhẹ, đặt
chân cây cầu lịch sử mà trong lòng nghe như
vẫn còn có đôi chút cảm giác đớn đau.
Cầu Hiền Lương ngày nay.
Cầu Hiền
Lương lịch sử.
Cạnh cây cầu
lịch sử bằng
sắt củ kỷ
hư hỏng, có cây cầu mới
xây khang trang xinh lịch bắc qua dòng sông Bến Hải,
dòng sông đã một thời ngăn đôi đất nước Việt
nam thân yêu. Từ nơi đây, đoàn chúng tôi tiến về
khu vực nhà thờ Đức
Mẹ La Vang. Đây là vùng đất lịch
sử có từ lâu đời của những giáo dân Thiên Chúa.
Vào ngày 3 tháng 8 năm 1798, Đức Mẹ
hiện ra một cách linh hiển nơi
vùng đất cằn cổi,
nghèo đói nầy để cứu
độ cho những con chiên của Chúa vượt qua những
ngày khó khăn của cuộc sống.
Vào thời kỳ chiến
tranh Việt nam ngôi nhà thờ La Vang đã bị thiệt hại
năng, ngày nay hình ảnh dấu vết
tàn phá đó vẫn còn lưu lại
đậm nét nhưng tượng Mẹ vẫn trường tồn
không hề hấn gì. Đến năm 2005, ngôi nhà thờ Đức Mẹ đã được Giáo Hội
La Mã và đồng đạo trùng tu qui mô, khang trang, lịch sự.
Một ngôi nhà từ
thiện đã được xây dựng để tổ chức
các cuộc lạc quyên, chăm sóc, giúp đỡ người nghèo trong khu vực
và các vùng phụ cận. Hàng năm, vào ngày 3 tháng 8, một buổi lễ rất lớn
được tổ chức
để kỹ niệm
ngày Đức Mẹ hiện
ra hơn hai trăm năm trước, có hàng chục nghìn người từ
khắp mọi nơi,
kể cả từ
các nước trên thế giới
đã qui tụ về La Vang tưng bừng
tham dự Đại lễ
vinh danh Đức Mẹ. Nhà thờ La Vang đã nổi
tiếng là linh thiêng huyền diệu.
Tượng Mẹ La Vang.
Ảnh: HX
Từ giã Quãng Trị,
đoàn trở về phi trường Phú Bài đáp chuyến
phi cơ đi thủ đô Hà Nội.
Sau gần một
(1) giờ bay, phi cơ đã hạ cánh xuống
phi trường Nội Bài, là cãng hàng không quốc tế
lớn nhất Việt Nam .
Nhân viên của Công Ty
Saigontourist có mặt sẳn đón chúng tôi đưa về
Hà Nội. Xe vượt qua đoạn đường
dài, qua cầu Thăng Long bắc ngang sông Hồng. Cầu dài hơn
4 cây số. Dù không đi trong
giờ cao điểm, xe cũng phải mất
gần một giờ mới đến được trung tâm của
thủ đô Hà Nội. Khách sạn Celia nơi
chúng tôi sẽ trú ngụ nằm
trên đường Hàng Gà thuộc khu phố 36 phố
phường lâu đời từ
ngày xưa. Đường phố cũ quá chật
hẹp và không được sạch
lắm, lối dành cho người đi bộ lại bị chiếm dụng
làm nơi mua bán hàng và đậu xe đạp hay xe gắn
máy. Người đi bộ chỉ
còn phải đi giữa đường, thật
là nguy hiểm. Nhưng ở
Hà Nội có câu: “Người đi bộ phải
tránh né nhường bước cho người lái xe, chứ
người lái xe không bao giờ nhường lối
cho người đi bộ.” Đó là đặc điểm của Hà Nội. Chúng tôi được
dặn lưu ý điều nầy để gìn giữ sự an
toàn mạng sống cho chính mình.
Khách sạn Celia nơi chúng tôi cư
ngụ thì lại rất
tươm tất, tiện nghi, lịch
sự và đồ dùng để lại được an toàn khi ra ngoài. Hướng dẫn viên Tuấn
Huy của Saigontourist rất trẽ trung, vui tánh, lịch
lãm, chu toàn, chuyên nghiệp
làm cho khách du lịch rất hài lòng.
Chùa một cột
và tượng hoa sen. Ảnh:
HX
Vào Hà Nội là vào vùng đất nghìn năm văn vật như ca dao truyền
khẩu:
“Thăng Long Hà Nội đô thành,
Nước non ai vẽ
nên tranh họa đồ.
Cố đô rồi
lại tân đô,
Nghìn năm văn vật
bây giờ là đây”.
Nghỉ ngơi vài
mươi phút, đoàn bắt đầu
được đi thăm chùa Trấn Quốc, ngôi chùa lâu đời
nhứt của Hà Nội hướng mặt ra Hồ Tây, diện
tích hồ rộng 500 mẫu tây, mênh mông bát ngát. Chùa do Lý Nam Đế xây dựng, có tượng
Phật đẹp nhứt trong nước.
Trong chùa có ngọn tháp cao
11 tầng, tượng trưng cho 11 đức
tính của người tu hành, có cội bồ
đề nguyên thủy chiết giống từ vườn
bồ đề, nơi
Đức Phật Thích Ca đắc Đạo
ở Ấn Độ.
Du khách cũng vào thăm viếng
ngôi Đền Quán Thánh, tức là Đức Huyền
Thiên Trấn Vũ.
Hồ Hoàn Kiếm.
Ảnh: HX
Bức
tượng bằng đồng đen của
Ngài Quán Thánh cao 3.96 mét, nặng
4.000 kí-lô do Trùm Trọng
đúc ra năm 1677 nghe nói rất
linh thiêng. Rất nhiều người khi vào thăm, kể
cả người ngoại quốc,
thường lấy tay vuốt nhẹ vào
bàn chân mát lạnh của Ngài, rồi thoa vào ngực
mình với lời cầu
nguyện cho sự bình an, khoẻ mạnh
vì nghe đồn truyền rằng
Ngài rất linh thiêng và đã
ban nhiều ước nguyện thành tựu
cho nhiều khách đến kính viếng Ngài. Tôi cũng tin tưởng và vui vẻ
làm động tác nầy.
Đền Quán
Thánh. - ảnh HX.
(tượng đồng đen trong chùa Trấn Quốc)
Buổi chiều đến, chúng tôi đi thăm đền Quốc Tử Giám,
ở trung tâm thủ đô Hà Nội. Đền được vua Lý Thánh Tông ra lịnh xây dựng năm 1070, lúc ban đầu
chỉ để thờ
Đức Khổng Phu Tử và Chu Công, hai vị
tiêu biểu đã sáng lập nên đạo Nho. Đến
năm 1075, vua Lý Nhân Tông (1066-1127) mở
thành trường đại học
đầu tiên của nước ta để
giãng dạy đạo Nho cho các hoàng tử trước khi nhận
lãnh trách nhiệm làm vua trị nước.
Sau nầy trường được mở rộng cho con các hoàng thân quốc thích và các học trò giỏi nhứt
các nơi trong nước về
học. Đền Quốc Tử Giám
được xây dựng đúng theo dịch lý Á đông tạo ra sự hài hòa giữa
con người với thiên nhiên trời đất
như đền một
cột, hồ ao, sông nước, núi non cây cỏ. Muốn vào đền
Văn Miều phải qua Đại Môn Quan với
ba chữ Văn Miếu Môn bằng Hán tự,
vào sân Nhập Đạo, đến cổng Đại Trung môn, Khuê Văn Các, Vườn Bia Tiến Sĩ cạnh
hồ nuớc Thiên Quang Tỉnh. Có tất cả 82 tấm bia tạc (mỗi
bên 41 bia) ghi tạc tên tuổi, quê quán các tiến sĩ đổ đạt mỗi khoa thi. Hiện vẫn
còn lưu danh 1306 tiến sĩ trong tổng số 2313 vị
đổ đạt. Bước qua Đại
Thành Môn là vào sân các bậc
Hiền nhân, trung tâm của Văn Miếu. Qua sân Đại
Bái vào Tòa Bái Đường và điện Đại
Thành gồm nhiều gian với 40 cây cột
đỡ, nơi vua làm lễ tế
Khổng Tử, cũng là nơi các vị tân tiến
sĩ quì phục tỏ lòng tôn kính vua và vị tổ
sư Nho giáo.
(tượng rùa đá đội bia Tiến sĩ)
Ngày 27-4-12: Từ Hà Nội đoàn hướng
về Tỉnh Ninh Bình, đi ngang qua tỉnh Hà Nam , nhìn thấy đường vào chùa Bà Đanh. Mọi
người ai cũng đã từng nghe nói câu “Vắng tanh như chùa Bà Đanh!” Tại
sao chùa Bà Đanh lại được đại
diện cho cảnh vắng vẻ nầy? Theo tìm hiểu thì có hai lý do: - Đường vào chùa rất khó đi và chùa được xây thiếu nghiên cứu
nên vị trấn thần đã vô ý để
chùa bị ếm lúc mới bắt đầu xây dựng. Do đó, chùa rất
ít khách đi viếng, ngay cả vào những ngày lễ
lớn.
Đến bến đò
sông Hoàng Long, đoàn chuẩn bị xuống
thuyền đi du ngoạn trên dòng sông lịch sử. Nơi di
tích lịch sử nầy,
ngày xưa vua Đinh Bộ Lĩnh (sanh năm 924), lúc còn nhỏ là cậu bé bơi
lội rất giỏi và rất
thông minh thường hay đến đây vui đùa với các bạn.
Dòng sông Hoàng Long (Động Hoa Lư). Ảnh: HX
Chùa Đàn Trần
(Động Hoa Lư). Ảnh:
HX
Tục truyền
rằng, lúc đó có một vị
quan địa lý Tàu rất giỏi tướng số biết
được vùng này là vùng địa linh nhân kiệt, bên dưới dòng sông Hoàng Long có miệng rồng,
nên đã quyết tâm mang hài cốt cha mẹ mình vào đặt
nơi đó, mong được phát huệ để được lên làm vua. Khi đến nơi
vị quan tàu thấy Đinh Bộ Lĩnh cùng đàn trẻ
chăn trâu đang tắm liền cho tiền vàng bảo
đem hài cốt gói sẳn lặn
xuống đặt vào miệng rồng.
Đinh Bộ Lĩnh rất thông minh nên hẹn lại
ngày sau, mới liền đem tráo hài cốt cha mình thay vào. Sau đó, Đinh Bộ Lĩnh lớn lên khởi
nghĩa dẹp loạn 12 sứ quân và được
làm vua nước Đại Cồ
Việt, đặt kinh đô tại Hoa Lư nầy, khởi nghiệp cho nhà Đinh trong 13 năm. Vùng núi non trùng điệp phủ quanh nầy
là kinh đô Hoa Lư của vua Đinh Tiên Hoàng ngày xưa. Kinh đô Hoa Lư được
bảo vệ bằng
vòng rào đá vôi kiên cố vững vàng, có dòng sông êm đềm đẹp
mắt. Du khách ngồi trên chiếc thuyền
nhỏ được điều khiển bởi cô lái đò vùng quê mãnh mai thùy mị, rồi
đão mắt nhìn quanh phong cảnh, thật là thơ
mộng làm sao ấy!.
Điều thú vị
nhất có lẽ là ngắm nhìn các cô gái trẻ
vừa dùng hai chân chèo thuyền lã lướt, tay lại
cầm máy ảnh chụp ảnh một cách chuyên nghiệp cho khách. Chỉ cần
một phút sau đó là có những tấm ảnh nghệ thuật rất ưng ý để kỷ niệm.
Thuyền lướt nhẹ trên mặt nước
sông trong veo xanh biếc lần lượt xuyên qua bảy
(7) hang động đá vôi xinh lịch hùng vĩ, ngang qua chùa Đàn Trình, Đàn
Trần và Đàn Khống nằm sát cạnh
bờ sông. Đàn Khống là ngôi chùa thờ bảy
(7) vị quan đại thần trung thành của
vua Đinh Tiên Hoàng. Khi vua Đinh Tiên Hoàng băng hà, thi hài vua được các vị nầy bí mật đặt
vào một trong 100 quan tài đặt lẫn
lộn và đem chôn khắp nơi
trong vùng núi Sơn Lăng, thuộc dãy Mã Yên, ở Trường Yên, vùng Hoa Lư
(tỉnh Ninh Bình ngày nay) hầu không ai biết nơi
nào thi hài nhà vua được
chôn cất, để gìn giữ bí mật
cho thân rồng. Sau đó, bảy vị
quan nầy cùng nhau uống thuốc độc chết theo, để tỏ lòng
trung thành tuyệt đối với
nhà vua. Họ trở đã thành bảy vị
thần. Chùa thờ bảy
vị quan tuẩn tiết rất hiển linh được dân địa
phương bảo trì thờ phương
quanh năm hương khói nghi
ngút.
Sau khi nhà Đinh, Lê thay phiên trị nước
và sụp đỗ, mãi đến thời Lý
công Uẩn tức Lý thái Tổ thành lập triều đại nhà Lý thì nhà vua cho dời kinh đô từ Hoa Lư nầy về thành Đại La (tức
Thăng Long, Hà Nội ngày
nay).
Cách kinh đô Hoa Lư cổ
xưa không xa lắm là vùng núi của chùa Bái Đính, một biểu tượng
tâm linh đã có từ hàng ngàn
năm nay. Bái Đính có nghĩa là núi có đỉnh
cao, nơi có phong hầu bái tướng từ lâu
đời. Bái Đính nằm ở
địa phận thôn Sinh Dược, Xuân Trì thuộc xã Gia Sinh, huyện Gia Viên, tỉnh Ninh Bình, cách thủ đô Hà Nội trên 100 cây số,
cách thành phố Ninh Bình 15
cây số. Trước núi là sông Hoàng Long, sau là dãy Trường Sơn trùng điệp,
tạo cho Bái Đính thành trì “tiền thủy hậu sơn”. Núi Bái Đính cao 187 mét, diện tích trên 150.000 m2, là nơi thờ Thần Cao
Sơn (tức là Tản Viên Sơn
Thánh, con rể vua Hùng Vương thứ 18) đã có từ
thời nhà Đinh nhằm trấn yểm gìn
giữ, bảo vệ
cho phía tây của kinh thành
Hoa Lư được vững
mạnh. Về sau, Đức Thánh Nguyễn
(tức là Đức Nguyễn Minh Không, Quốc
sư đời nhà Lý) đã chọn nơi
nầy xây chùa làm nơi tu hành và tìm kiếm cây cỏ quanh vùng cũng như
trồng thêm dược thảo để trị bịnh
cho dân chúng. Bái Đính được
mệnh danh là trung tâm của Phật giáo Việt
Nam
từ lâu, từ thời
nhà Đinh, Lê, Lý, Trần, Nguyễn cho đến ngày nay. Đầu
thế kỹ 21, Bái Đính đã được mở
mang hiện đại qui mô nhất từ
trước tới nay, với hàng rào xây đá kiên cố, cao vút như
tường thành. Bên trong có
hàng trăm đền đài, cung điện với
tượng Phật, chuông bằng đồng cao nặng
vào bậc nhất nhì Đông Nam Á. Ngoài ra còn hàng nghìn
tượng Phật trang trí quanh khu vực tạo
nên khung cảnh hoành tráng,
linh thiêng, sùng kính.
Cảnh chùa Bái Đính. Ảnh: HX
Chuông đồng trước chùa
Bái Đính. Ảnh: HX
Chùa Bái
Đính.
Ảnh:
HX
Đến ngắm cảnh Bái Đính, du khách phải công nhận đây là vùng bán sơn
địa gồm núi đá, đồi đất
xen lẫn đồng trũng và đầm lầy
với hai con sông Lê, sông
Hoàng Long và dãy núi Trường
Sơn trùng điệp. Ngày nay nơi đây vẫn còn ghi lại
dấu tích được Vua Lê thánh Tôn ban tặng cho Bái Đính danh xưng cao quý “Minh Đỉnh Danh Lam”, có nghĩa là ngôi chùa Phật rất
đẹp và có giá trị thật
xứng đáng. Khi vào xem khu vực mới
xây dựng, du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng
Điện Phật Tam Thế, Điện Phật Pháp Chủ, Điện Phật Quan Thế Âm, Điện
thờ 500 vị La Hán rộng hơn 30
ngàn mét vuông. Những tượng Phật, tượng
Phật Bà, La Hán thuộc loại đạt kỷ thuật điêu khắc
tinh vi, cân nặng và cao nhứt nước, thật xứng danh là Trung tâm Phật Giáo Việt Nam .
Ngày 28-4-12, chúng tôi đi thăm Đền Đô, nơi thờ các
vua đời nhà Lý. Xe vượt qua cầu Long Biên, qua quận
Gia Lâm, nơi có sân bay đầu tiên của Việt
nam. Xe cũng lần lượt lướt qua cầu
sông Đuống, đến tỉnh
Bắc Ninh và vào Đền Đô.
Đền Đô cũng được
xây dựng theo qui cách phong
thổ và dịch lý của Á đông. Phía trước
có hồ, phía sau là trụ vững
và hai bên là hồ bán nguyệt, chung quanh là tường thành vững chắc
vây bọc.
Cảnh Đền Bát
Đế. Ảnh: HX
Tường cao 3 mét, dày một
mét. Bên trong chia làm hai khu: Nội
thất và ngoại thất. Nội
thành là đền thờ tám vị vua đời
nhà Lý như Lý Thái Tổ tức
Lý công Uẩn, Lý Thái Tông,
Lý Anh Tông, Lý Nhân Tông, Lý Thần
Tông, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông, Lý Huệ
Tông gọi chung đền nầy
là Đền Lý Bát Đế, có đặt ngai thờ
cùng bài vị của từng
vị vua. Còn Lý Chiêu Hoàng mặc dầu
có lên ngôi nhưng vì đã làm
mất ngôi nhà Lý về tay Trần Thủ Độ của
nhà Trần nên không được thờ nơi đây
mà được thờ nơi
quê ở Cửa Mả,
đất Cổ Pháp, xã Đình Bãng, huyện Từ
Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Bà sinh năm 1217 và mất năm 1278 thọ
61 tuổi. Nhà Lý bắt đầu
từ năm Thuận Thiên thứ nhất năm
Canh Tuất (1010) với vua Lý Thái Tổ và kết thúc vào năm Thiên Chương triều
đại thứ hai năm Ất Dậu
(1225) với Lý Chiêu Hoàng, tổng cộng 216 năm. Trong tám (8) vị vua đời
Lý chỉ có Lý Thánh Tông là
có tài và đức hơn cả
vì đã có công đánh bắc dẹp nam, gìn giữ và mở rộng bờ cõi, làm khuất phục các lân bang, bộ
tộc cùng làm rạng rỡ thanh danh cho quê hương
đất nước. Đến Đền Đô
hay Đền Bát Đế là để tìm lại
di tích lịch sử, để
chiêm ngưỡng công trình xây
dựng mỹ thuật độc đáo
và cũng để tưởng nhớ đến công
đức của một
triều đại vinh quang của nước Việt. Đền Đô vào các ngày từ 15 đến 17 tháng 3 âm lịch
hàng năm đều có tổ chức
lễ hội tưng
bừng nhằm kỷ
niệm ngày vua Lý công Uẩn đăng quang, nay trở thành ngày truyền thống lịch sử của
toàn dân.
Từ giã Đền
Bát Đế tôn kính, chúng tôi
thẳng đến tỉnh
Hải Dương thăm quê hương Đức Trần hưng Đạo và Phạm
ngũ Lão, vuợt trên quốc lộ
18, qua Đông Triều, Quãng
Ninh nơi có mõ than nổi tiếng. Ngày trước
dân chúng vùng Quãng Ninh nầy
có đời sống khổ cực, thường hay bị bịnh tật vì ảnh hưởng
hơi khói độc từ
than đá. Con cái họ lại không được học
hành. Ngày nay, xe chở than
bị cấm lưu
hành trên các quốc lộ mà phải chạy thẳng đến nhà máy hay ra cảng
để tránh cho phố sá và nhà ở khỏi
bị ô nhiễm. Nhìn thấy lộ
trình xe chở than đi qua mà
khiếp sợ; than đá biến hiện trường
thành những “hắc lộ”
đen thui. Xe tham quan hướng
về núi Yên Tử, khu di tích lịch sử và danh lam thắng
cảnh nổi tiếng trãi dài gần
20 km, thuộc xã Phương Đông và Thượng Yên Công, thị xã Uông Bí, tỉnh Quãng Ninh.
(còn tiếp...)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét