Cây cầu nầy có 3 nhịp bắc qua sông TN tuy gọi là sông nhưng tại nơi nầy nó chỉ lớn hơn con rạch môt chút.
Phía bờ bên này sông là các cơ quan hành chánh của tỉnh củ như tòa án, các trường trung tiểu học,bệnh viện....bờ bên kia là chợ Tây Ninh với một cái nhà lồng khá lớn và có 2 rạp hát: .Lạc Thanh cuối phố Gia Long và Thanh Sơn, ở bên nầy bờ sông đối diện là dinh Tỉnh Trưởng
Qua cầu Quan là vào ngay phố chính Gia Long với 2 dãy nhà lợp ngói hoặc có 1 lầu 1
.Đó là những cửa hiệu đầy hàng hóa nằm sát bên nhau: cửa hàng bazar,tiệm may,khách sạn,tiệm thuốc tây,tiêm chụp hình,sửa chửa và bán đồ điện.Ban đêm đèn đuốc sáng choang.So với qui mô các cửa hàng ngày nay thì nó chẳng là gì nhưng cách nay khoãng 50 năm,vào thập niên 60...thì đó là nơi rất sang trọng, người ít tiền khó lui tới.Căn nhà lầu thứ 2 phía tay phải là tiệm may Âu phục Chí Công có người con gái là chị Ty học cùng tôi khóa 1956-60 Cùng dãy đó ,cách chừng 7,8 căn là tiệm radio Mai Huê của ông chú bạn Ngô thi Thanh Nhân và Ngô thị Huệ
Nói về cầu Quan cũ thì cây cầu nầy xây từ thời Pháp thuộc ,khoãng năm 1924.
Ngày 3 tháng 9 1952 (tháng 8 năm Nhâm Thìn),một trân lụt lich sử càn quét miền Đông Nam bộ (rất ít thấy vì miền đông đất cao hơn?). Đá trên sườn núi Bà Đen bị trốc chân lăn xuống chân núi ...
Nước dâng cao 3,6 mét tại chợ TN, lũ chảy xiết làm sập cầu và theo các ông bà già xưa kể lai thì trước trận lụt vài ngày, đêm có 1 con mễnh từ rừng chạy ra đứng ở đầu cầu phía chợ kêu rú thảm thiết....
Có lẽ loài vật cũng cảm nhận được sự thịnh nộ của đất trời nên mới làm như thế.
Sau đó cầu Quan được xây lai
Hồi tôi còn đi học ,khoãng 196...,có 1 tai nạn thương tâm đã xãy ra trên cầu .Phải nói đó là 1 tai nạn hy hửu vì nó do xe hủ-lô (ruleau...) gây ra.Đây là xe chuyên dụng cán đá để làm đường.Nó có 1caí trục rất lớn bằng bê-tông cứng và rất nặng ngay trước đầu xe để cán đá. và chay rất chậm .
Hôm ấy chiếc xe từ trên kia dốc tòa án chạy qua cầu sang chợ,nghe nói bị đứt thắng nên cán phải 1 cậu bé mà cậu nầy cố leo lên cột đèn trên cầu mà cũng không thoát và người lái không hay biết (?)...khỏi phải diễn tả lại cái kinh hoàng sau thảm kịch ấy ấy như thế nào nhưng bọn học trò chúng tôi mỗi lần đi qua đến cái nhịp cầu mà người lớn nói là nơi xãy ra tai nạn cứ lạnh tóc gáy..
Nói tiếp về những căn phố sang trọng thời bấy giờ,tôi có chuyên nầy muốn kể mọi người .Cầu Quan xây khoãng 1924,sau đó mới có dãy phố hai bên đường Gia Long.Nếp sống đô thị hình thành và người ta phải giải quyết chuyện đi vệ sinh
Hồi đó không có cái cầu tiêu như bây giờ. Mỗi căn phố đều có 1 căn nhỏ bằng cái toilet ở ngay phía sau nhà.Dưới nền có đục 1 cái lỗ nhỏ để đi vs xuống 1 cái thùng sắt để dưới . Thùng sắt đặt trong 1 ô trống có cửa để mở từ phía ngoài .Mỗi sáng sớm, công nhân vs mở cửa phía sau lấy thùng có phân đem đi đỗ và thay thùng mới. Khỏi phải nói công việc của những người nầy ,hết sức vất vả và nguy cơ lây nhiểm bệnh rất cao Do đó công ty vệ sinh còn được gọi là sở Thùng..Từ 1954 trở về đây ko ai xài nhà VS. kiểu nầy nữa...
Cây cầu làm nhiệm vụ cũng 88 năm
Năm 2012,cầu củ được chính quyền TN phá bỏ và xây lại.
Có mấy tấm hình đưa lên đây cho các bạn xem cho vui.
Bờ sông TN trước khi có cầu Quan :
ảnh nầy có lẽ được chụp trước 1924.Nhà lầu bên kia bờ sông có lẽ là dinh TT. TN
1/ Cầu Quan xưa .(khoãng 195...)
Đường phố chính Gia Long chụp phía đầu cầu Quan.
Ảnh nầy do John A.Hansen chụp phố Gia Long,phía bên rạp Lạc Thanh
Ảnh nầy chụp sau 1975
Cầu Quan mới khánh thành đầu năm 2013.
Cầu xây lại vẫn mang dáng vẻ cây cầu củ nhưng trông bề thế,hiện đại phù hợp với sự phát triển .
và thêm một hình ảnh nữa coi cho vui : Bến xe ngựa TN thời Pháp thuộc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét