Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

PHÁP VÀ LÝ


Sau khi bị đánh rớt trong kỳ thi, một sinh viên Luật khoa liền đến vị giáo sư vừa thông minh vừa rành về luật pháp rồi hỏi rằng:

-Thưa thầy, có phải thực sự thầy am hiểu tất cả về môn học này?
-Dĩ nhiên rồi, nếu không thì tôi đã không phải là giáo sư.
-Vậy xin phép được hỏi thầy một câu, nếu thầy đáp đúng thì em chấp nhận bị rớt, còn nếu không thì phải cho em điểm A.
-Được, nói đi, câu hỏi gì vậy?
-Thưa thầy: Việc gì hợp pháp nhưng không hợp lý, hợp lý nhưng không hợp pháp, vừa không hợp pháp cũng không hợp lý?

Vị giáo sư cố nặn óc ra, nhưng vẫn không tìm được câu trả lời; cuối cùng phải chịu thua, và theo giao ước, ông đành phải cho chàng sinh viên này điểm A thay vì đánh rớt, làm cho anh chàng vừa đi ra vừa khoái trí.
Vị giáo sư này tiếp tục suy nghĩ câu hỏi suốt buổi trưa, nhưng vẫn không thể nào tìm được câu trả lời; nên cuối cùng ông đành triện tập những đệ tử xuất sắc nhất của mình và lập lại câu hỏi hóc búa của chàng sinh viên: “Việc gì hợp pháp nhưng không hợp lý, hớp lý nhưng không hợp pháp, vừa không hợp pháp cũng không hợp lý?”
Thật là ngạc nhiên và bối rối rối cho vị giáo sư, vì tất cả các đệ tử ruột của ông đều giơ tay xin trả lới; và vị giáo sư này liền chỉ một đệ tử đắc ý nhất của mình giải thích:

-Thưa thầy, việc này cũng dễ thôi: Như thầy biết đó, thầy đã 75 tuổi rồi mà lại cưới một phụ nữ 20 tuổi là hợp pháp, nhưng không hợp lý; vợ của thầy bắt bồ với một sinh viên 22 tuổi là hợp lý, nhưng không hợp pháp; còn thầy cho tình địch của thầy điểm A sau khi anh ta bị rớt thì vừa không hợp pháp cũng không hợp lý!

* ghi chú: Mã Phương Liễu sưu tầm.H.Phi chuyển


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Trường thi Hương Nam Định, kỳ thi năm Tân Mão [1891]

  Trường thi Hương Nam Định, kỳ thi năm Tân Mão [1891], các thí sinh đang lều chõng đi thi, một cụ làm bài xong ra ngoài ngồi, còn các cụ kh...