Bí ẩn tục "kên kên ăn xác chết" của người Tây Tạng
Bí ẩn tục "kền kền ăn xác chết" của người Tây Tạng
Mỗi người Tây Tạng nằm xuống đều muốn hiến xác mình cho chim kền kền ăn thịt.
Người Tây Tạng có tục thiên táng hay còn gọi là tục điểu táng, những cái tên này để chỉ một cách mai táng người chết rất đặc biệt ở nơi đây. Đa số người dân Tây Tạng và Mông Cổ theo đạo Phật dòng Vajrayana, họ tin vào kiếp luân hồi của những linh hồn.
Thể xác theo họ chỉ là hình hài mượn tạm, con người có thể mất đi, linh hồn lìa bỏ một thân xác nhưng chỉ có thân xác đó chết đi còn linh hồn thì bất diệt. Linh hồn đó vẫn còn tồn tại và sẽ tiếp tục đầu thai vào một hình hài khác, vì vậy, không cần phải chôn chất, xây mộ cho người chết.
Với quan niệm khác biệt như vậy, người dân nơi đây sinh ra tục điểu táng. Điểu táng là một nghi thức được thực hiện từ hàng ngàn đời nay trong cộng đồng những bộ tộc sinh sống trên thảo nguyên Trung Quốc như ở tỉnh Tây Tạng, Thanh Hải, Nội Mông và Mông Cổ.
Trong nghi lễ điểu táng tiễn đưa người đã khuất vào Tòa tháp Tĩnh lặng, các vị Lạt-ma đứng cầu kinh niệm Phật xung quanh thi hài người đã khuất, đồng thời, hương khói được thắp lên để tiễn đưa người chết về cõi vĩnh hằng.
Một chi tiết có thể sẽ khiến nhiều người hoảng hốt, đó là sau khi những nghi thức cầu siêu được tiến hành, những người chuyên làm nghề… phân khúc thi hài sẽ được mời tới để làm nhiệm vụ.
Đối với người dân nơi đây, họ cho rằng khi một người nằm xuống, linh hồn người đó sẽ vấn vương với thể xác của mình, không muốn rời đi. Hành động phân khúc thi hài sẽ giúp các linh hồn dễ dàng siêu thoát. Phần nghi lễ này được người tiến hành bí mật, chỉ những người có nhiệm vụ mới được có mặt.
Sau khi đàn kền kền bỏ đi, thi hài người chết chỉ còn lại bộ xương, những mảnh xương này sẽ bị đem giã nhuyễn, trộn với bột lúa mạch, trà, bơ và sữa bò Tây Tạng để một lần nữa đem cho quạ và diều hâu ăn.
Pi Uy
Theo Dailymail
Nguồn : Dân Trí
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét