Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013

Trưng bày thư pháp thơ Haiku ở Hội An từ 23/8...25/8/13

(TNO) Ngày 24.8, tuyến đường Nguyễn Thị Minh Khai tại phố cổ Hội An (Quảng Nam) trở nên đông đúc hơn thường ngày vì đông đảo du khách đến tham quan triển lãm thư pháp thơ Haiku được trưng bày ngay trên đường phố.

Đây là một trong những hoạt động chào mừng kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản và sự kiện “Giao lưu văn hóa Hội An-Nhật Bản” lần thứ 11 (ngày 23-25.8).
Những bài thơ được giới thiệu trong triển lãm lần này là những tác phẩm đoạt giải trong cuộc thi sáng tác thơ Haiku tiếng Việt do UBND TP.Hội An tổ chức.
Theo ban tổ chức, cuộc thi đã thu hút 56 tác giả trong và ngoài tỉnh tham gia với 433 tác phẩm.
Trong đó, các tác phẩm thể hiện với các chủ đề như: Cảm nhận về Hội An và truyền thống giao lưu văn hóa Hội An-Nhật Bản, đất nước và con người Nhật Bản.
Khi đến tham quan tuyến đường Nguyễn Thị Minh Khai tại Hội An, ngay đầu đường, du khách sẽ đọc được bài thơ Haiku của tác giả Đỗ Thượng Thế (H.Điện Bàn, Quảng Nam) đoạt giải nhất.
Thanh Niên Online xin giới thiệu một số hình ảnh tại triển lãm thư pháp thơ Haiku:

Tác phẩm đoạt giải nhất cuộc thi sáng tác thơ Haiku tiếng Việt vừa được tổ chức

Du khách tham quan triển lãm thơ

Con phố Nguyễn Thị Minh Khai (Hội An, Quảng Nam) trở thành “phòng” triển lãm" rất đặc biệt

Ban tổ chức giới thiệu những bức ảnh thể hiện mối quan hệ Việt-Nhật
Tin, ảnh: Hoàng Sơn
Tìm hiểu một chút về thơ Haiku (tài liệu nầy chép từ Wikipedia.vn.

Sự ra đời[sửa]

Thể thơ haiku được ra đời vào thế kỉ 17 và phát triển mạnh vào thời kì Edo (1603 - 1867) khi đã dần mất đi sắc thái trào phúng mà mang âm hưởng sâu thẳm của Thiền tông. Thiền sư thi sĩ lỗi lạc Matsuo Basho được thừa nhận là người khai sinh ra haiku và Yosa BusonMasaoka Shiki đã hoàn thiện nó dưới diện mạo và tên gọi như chúng ta thấy ngày nay. Đây có lẽ là thể thơ ngắn nhất thế giới bởi mỗi bài haiku, mặc dù đôi khi ta vẫn thấy có những hình thức khác, nhưng thường chỉ vỏn vẹn 17 âm tiết trong 3 câu 5+7+5 (17 âm tiết tiếng Nhật có khi chỉ vài ba từ ít ỏi, 3 câu trong cú pháp haiku cũng thường được viết thành một dòng). Chẳng hạn bài thơ con ếch nổi tiếng sau đây của Matsuo Bashō trong tập Xuân nhật (Haru no hi, 1686) viết chung với đồ đệ, có cú pháp 5+7+5 âm tiết:
古池や (fu-ru-i-ke ya)
蛙飛込む (ka-wa-zu to-bi-ko-mu)
水の音 (mi-zu no o-to)
Bài thơ viết theo các kiểu chữ khác nhau:
古池や蛙飛込む水の音 (Hán tự kanji)
ふるいけやかわずとびこむみずのおと (hiragana)
furuike ya kawazu tobikomu mizu no oto (romaji)
Tạm dịch:
Ao xưa;
con ếch nhảy vào -
tiếng nước xao.

Nội dung thơ Haiku[sửa]

Về nội dung có luật cơ bản sau: không mô tả cảm xúc, chủ yếu ghi lại sự việc xảy ra trước mắt. Vì số chữ bị giới hạn trong 17 âm nên thơ Haiku thường chỉ diển tả một sự kiện xảy ra ngay lúc đó, ở thì hiện tại. Sự kiện này có thể liên kết hai ý nghĩ, hay hai ý tưởng khác nhau mà ít khi người ta nghĩ đến cùng một lúc.
Ôi những hạt sương (sự kiện hiện tại)
Trân châu từng hạt (ý nghĩ thứ 1)
Hiện hình cố hương (ý nghĩ thứ 2)
Một bài Haiku Nhật luôn tuân thủ hai nguyên lý tối thiểu, đó là Mùa và Tính Tương Quan Hai Hình Ảnh.Trong thơ bắt buộc phải có “Kigo” (quý ngữ) nghĩa là từ miêu tả mùa (không dùng từ xuân, hạ, thu, đông nhưng dùng các từ như hoa anh đào, cành khô, lá vàng,tuyết trắng... để chỉ các mùa), và diễn tả một hình ảnh lớn (vũ trụ) tương xứng với một hình ảnh nhỏ (đời thường).
Tiếng ve kêu râm ran (tiếng ve kêu chỉ mùa hạ)
Như tan vào trong than trong đá
Ôi, sao tĩnh lặng quá!
Ðọc thơ Haiku, ta cảm được vị trí đứng ở ngoài sự kiện của tác giả. Tác giả dường như chỉ chia sẻ với người đọc một sự kiện đã quan sát được.
Cỏ hoang trong đồng ruộng
Dẫy xong bỏ tại chỗ
Phân bón!
Nhưng người đọc vẫn có thể nghiệm được tình cảm của tác giả, một tình cảm nhè nhẹ, bàng bạc trong cả bài thơ, nói lên niềm vui sống hay sự cô đơn, đôi khi cũng nêu ra điểm tác giả thắc mắc về cuộc đời của con người: ngắn ngủi, phù du, trước sự vĩnh hằng của thiên nhiên.
Thế giới này như giọt sương kia
Có lẽ là một giọt sương
Tuy nhiên, tuy nhiên...
Thơ có xu hướng gợi ý hay ám chỉ bóng gió nhẹ nhàng. Thông thường trong thơ đưa ra hai hình ảnh: một hình ảnh trừu tượng sống động và linh hoạt, một hình ảnh cụ thể ghi dấu thời gian và nơi chốn.
Trăng soi (hình ảnh trừu tượng)
Một bầy ốc nhỏ (hình ảnh cụ thể)
Khóc than đáy nồi (nơi chốn cụ thể)
Nhà thơ không giải thích hay luận về sự liên kết giữa hai hình ảnh nầy, chỉ diễn tả sự vật theo bản chất tự nhiên của nó. Người làm thơ phải tự đặt mình như một đứa trẻ lúc nào cũng có cảm giác bỡ ngỡ, lạ lùng khi tiếp xúc lần đầu tiên với ngoại giới. Một bài thơ Haiku hay là làm sống lại những gì đã chôn sâu trong ký ức và đưa ra những cảm giác sâu sắc, tế nhị, để tự nó khơi lại trí tưởng tượng và mơ ước của người đọc để người đọc tự suy diễn, cảm nhận.
Chim vân tước bay
Thở ra sương gió
Dẫm lướt từng mây
Thơ như một bài kệ, sàn lọc từng chữ, không dư mà cũng không thiếu, cốt sao nói đến chính cái đang là - "đương hạ tức thị". Nắm bắt thực tại ngay trong giây phút nảy mầm, cái đang xảy ra lắm khi chuyên chở cả một vũ trụ thu gọn vào trong thời điểm đó, tiểu thế giới và đại thế giới hòa nhập vào nhau. Một diễn tiến trước mắt khiến ta liên tưởng đến một hiện tượng hay biến cố nào đó trong một kinh nghiệm sống của riêng mình. Kỷ xảo của thơ Haiku là giản lược tối đa chữ nghĩa trong thơ để vận dụng trí tưởng tượng nơi người đọc. Không có người làm thơ và kẻ đọc thơ, cả hai nhập làm một, đồng âm cộng hưởng trong niềm rung cảm với sự liên hệ rất tinh tế và hài hòa của đất trời.

Niêm luật cơ bản của haiku cổ điển[sửa]

  • Trong thơ haiku cổ điển buộc phải có kigo (季語, quý ngữ) nghĩa là từ miêu tả một mùa nào đó trong năm. Có thể trực tiếp hay gián tiếp thông qua các hình ảnh, hoạt động hay những cái gì đó mà mang đặc trưng của một mùa trong năm.
  • Một bài haiku thường chỉ "gợi" chứ không "tả", và kết thúc thường không có gì rõ ràng, vậy nên hình ảnh và cảm nhận sau khi đọc thơ hoàn toàn phụ thuộc người đọc.
  • Mỗi bài haiku thông thường có cấu trúc âm tiết 5 + 7 + 5 trong ba câu. Tuy nhiên, ngay cả tổ sư của haiku Matsuo Basho cũng đôi khi sử dụng ít hơn hoặc nhiều hơn số âm tiết đã nói trên; chẳng hạn bài thơ sau đây có 19 âm tiết:
Kareeda ni (7 âm) / Trên cành khô
Karasu no tomarikeri (9 âm) / Quạ đậu
Aki no kure (7 âm) / Chiều thu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Trường thi Hương Nam Định, kỳ thi năm Tân Mão [1891]

  Trường thi Hương Nam Định, kỳ thi năm Tân Mão [1891], các thí sinh đang lều chõng đi thi, một cụ làm bài xong ra ngoài ngồi, còn các cụ kh...