Nguy cơ nhiểm độc từ đũa nhựa, đũa gỗ |
Vào giữa năm 2013, các cơ quan chức năng đã phát hiện loại đũa tre xài một lần có chứa hàm lượng hoá chất gây ung thư. Nhưng các loại đũa nhựa, đũa gỗ đang được bày bán và sử dụng cũng có nhiều nguy cơ.
Đũa nhựa: kỵ lửaGhé một số quán ăn lề đường, chúng tôi xin vài đôi đũa đang sử dụng tại các nơi này và mang đến đại học Công nghệ và thực phẩm TP.HCM nhờ xét nghiệm. ThS Đào Thanh Khê, giảng viên khoa Công nghệ hoá học của trường cho biết, đũa nhựa thường được làm từnhựa melamine và nhựa ABS. Sau khi dùng lửa đốt các đôi đũa nhưng không cháy, cộng với các thông tin sản phẩm, có thể kết luận các đôi đũa này được làm từ nhựa melamine.Đũa tại quán ăn: biết đâu nguồn cội? Còn đũa nhựa ABS hiện chỉ thấy bán trên mạng. ThS Khê cho biết ABS là tên viết tắt của nhựa poly (Acrylonitrile Butadiene Styrene), thường được dùng làm các sản phẩm kỹ thuật như vỏ tivi, máy tính, nón bảo hiểm… và vật dụng nhà bếp. ABS mang đặc tính của ba loại nhựa khác nhau là acrylonitrile, butadiene, styren. Ở nhiệt độ thường ABS có độ cứng cao, nóng chảy ở 99,8 độ C, hoá dẻo ở 228 độ C, dễ cháy. Dù nhựa ABS ít tan trong dầu, rượu, nước… nhưng không nên sử dụng đũa làm từ nhựa này để chiên xào, nấu nướng, khuấy trộn trong các dung môi như cồn, rượu, giấm… Đũa gỗ: kỵ ẩmTS.BS Nguyễn Thanh Danh, khoa dinh dưỡng lâm sàng, trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM cho biết, các loại đũa gỗ có chất lượng kém, không trơn láng sẽ dễ bị bám thức ăn, nếu rửa không sạch sẽ khiến vi trùng, nấm mốc phát triển, gây ngộ độc thực phẩm với các biểu hiện ở đường tiêu hoá như đau bụng, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, nếu ngộ độc nặng có thể tử vong do truỵ tim mạch. Nguyên nhân gây độc thực phẩm cấp tính thường do các loại vi khuẩn như: campylobacter jejuni, salmonella, escherichia coli, staphylococcus, clostridium botulinum. Còn gây nhiễm độc mãn tính là một số nấm mốc độc nhiễm vào thực phẩm như nấm aspergilus flavus, aspergilus pataciticus thường có trong đậu phộng, bắp, khô dừa, khô đỗ tương bị ẩm mốc, có thể sinh độc tố aflatoxin rất độc hại, là nguyên nhân gây ung thư gan. Aflatoxin không bị phân huỷ ở nhiệt độ sôi thông thường (100 độ C) mà chỉ bị phân huỷ trên 120 độ C. Nấm mốc dễ phát triển (sau vài ngày) trên các loại đũa sử dụng cho các thức ăn thuộc họ đậu, ngũ cốc đặc biệt là đậu phộng.Mẫu đũa gỗ do phóng viên thực nghiệm nhúng vào hỗn hợp đậu phộng và dầu ăn rồi rửa sơ bằng nước máy đã xuất hiện dấu hiệu nhiễm khuẩn, nấm độc. Nguy cơ tổn thương gan, thậnThS Khê cho biết, dùng đũa nhựa để chiên xào trong môi trường nóng sẽ khiến đũa bị biến dạng và sinh ra các chất bột nhựa có hại cho sức khoẻ. Nhựa melamine khi nuốt hoặc hít vào phổi hoặc bị hấp thụ qua da lâu ngày có thể gây ung thư hoặc vô sinh. Liều gây chết thông thường là 3g cho mỗi ký trọng lượng cơ thể. Các nhà khoa học của cơ quan Kiểm soát thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) giải thích melamine và axit cyanuric hấp thụ vào máu, tập trung và tương tác trong nước tiểu trong bể thận và kết tinh thành các tinh thể hình tròn màu vàng, gây tổn thương thận, tạo sỏi thận. “Chưa thấy thông tin về độc tính của ABS, nhưng theo lý thuyết thì nếu quá trình trùng hợp có styren trong phân tử nhựa ABS xảy ra không hoàn toàn thì một lượng nhỏ mono – styren không được liên kết sẽ chiết xuất ra khỏi nhựa ABS nếu gặp điều kiện thuận lợi (nhiệt độ cao, dung môi thích hợp). Mono – styren là chất gây ung thư đối với con người, động vật và gây ngộ độc cấp tính nếu nhiễm độc liều cao”, ThS Khê cho biết thêm. Ông còn khuyến cáo: đũa melamine lúc mới mua về có độ bóng láng cao, dễ rửa sạch thức ăn bám trên bề mặt, nhưng sau thời gian sử dụng, đũa sẽ biến dạng, sần sùi, bong tróc, nếu không thay thì một lượng nhựa từ đũa sẽ vào cơ thể theo đường thức ăn.Còn lời khuyên của TS Danh là sau khi rửa đũa bằng xà bông, nên rửa lại qua ba lần nước sạch, hoặc tốt nhất là trụng đũa qua nước sôi, lau khô, để nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh chuột, bọ và côn trùng bám vào lây nhiễm mầm bệnh. Khi phát hiện thấy đũa có khe hở, bị mòn, cháy, biến dạng, hư mục hoặc xài quá lâu thì phải thay thế. Tóm lại, để tránh nguy cơ nhiễm độc, nên hạn chế dùng đũa làm từ các hoá chất vì khó kiểm soát sự an toàn trong quá trình sử dụng. Tốt nhất nên chọn đũa gỗ tự nhiên như gỗ tre già, dừa già hay gỗ mun được vót trơn láng, đầu đũa không bị tưa, không có khe lõm. Sau khi dùng, rửa đũa sạch và cất nơi khô ráo. Dù đũa chưa có biểu hiện bất thường cũng chỉ nên sử dụng trong 6 – 12 tháng rồi thay mới.
🌸🌸🌸(từ :khampha.com)
|
Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013
Nguy cơ nhiễm độc từ đủa gỗ,đủa nhựa
Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013
Khám phá"vương quốc trái cây,hoa kiểng"ngày Tết
TTO - Vào những ngày này, chỉ cần qua khỏi cầu Chợ Lách một đỗi đã thấy không khí tết lan tỏa quanh làng hoa Cái Mơn, nay là xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách (Bến Tre) - “vương quốc” của hoa kiểng miền Tây.
Chăm sóc cúc mâm xôi - loại hoa chưng tết ưa chuộng ở miền Nam - Ảnh: Hoàng Thạch Vân
Bến Tre giàu mía Mỏ Cày
Giàu nghêu Thạnh Phú, giàu xoài Cái Mơn (Chợ Lách)
Giàu nghêu Thạnh Phú, giàu xoài Cái Mơn (Chợ Lách)
Từ lâu, Chợ Lách đã nổi tiếng là một làng nghề cung cấp cây giống, đồng thời là một vựa hoa kiểng lớn nhứt nhì ở miền Tây, mỗi năm cung cấp cho thị trường trên 8 triệu sản phẩm. Chỉ riêng xã Vĩnh Thạnh đã có tới 2.700 hộ nông dân sống bằng nghề trồng hoa kiểng, mỗi mùa tết tung ra thị trường trên 2 triệu giỏ, trong đó mai vàng chiếm hơn 40%.
Hoa kiểng Cái Mơn rất đa dạng và phong phú, từ những loại kiểng truyền thống như mai vàng, tắc, cúc, vạn thọ, bông giấy, nguyệt quế… cho đến những giống ngoại nhập như bát tiên, sứ màu, dạ yến thảo, phát lộc hoa, đại phát tài, cát tường, môi son, mai vạn phúc…
Một số nhà vườn còn khai thác tối đa các loài cây kiểng đẹp, giàu ấn tượng mỹ cảm, màu sắc hài hòa, tươi sáng, hoa đẹp để phục vụ ngày tết. Ngoài kiểng hoa, kiểng lá, kiểng trái, Chợ Lách còn nổi tiếng với kiểng thú và kiểng hình, từng xuất sang một số nước trong khu vực.
Những nhà vườn xanh mướt - Ảnh: Hoàng Thạch Vân
Một vườn chuyên canh cúc giỏ - Ảnh: Hoàng Thạch Vân
Kiểng thú - ngựa (3 con hàng đầu) cung ứng cho năm Giáp Ngọ - Ảnh: Hoài Vũ
Đến với “vương quốc” hoa kiểng Chợ Lách, ấn tượng sâu sắc nhất để lại trong lòng du khách có lẽ là tinh thần cần cù lao động và bàn tay tài hoa của các nghệ nhân đã tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị nghệ thuật cao. Đặc sắc nhất là kiểng tắc, cúc mâm xôi và các loại kiểng treo với nhiều loại cây có giá trị thẩm mỹ như hoa dừa, dạ ý thảo, môi son, son tím, son hồng, cúc sao băng….
Đặc điểm của kiểng treo là nhánh mềm mại, buông rủ là đà, trông có vẻ thật lãng mạn.
Sau một vòng tham quan các vườn kiểng, du khách có thể đến làng du lịch Đại Lộc ở ấp Sơn Châu, xã Sơn Định, huyện Chợ Lách để tiếp tục khám phá những nét đặc trưng của quê hương Chợ Lách. Đại Lộc là một khu du lịch rộng trên 2ha, trồng rất nhiều loại cây ăn trái để phục vụ khách du lịch. Khu du lịch này mới hình thành từ đầu năm 2013 do dự án xây dựng xã nông thôn mới hỗ trợ.
Đến đây, khách mê khám phá sẽ tiếp tục chiêm ngưỡng các loài hoa và tận hưởng nhiều loại trái ngon như sầu riêng, măng cụt, bòn bon, chôm chôm…
Ai muốn ăn sáng ăn trưa thì có chả giò Đại Lộc, bánh xèo nhưn hến ăn với rau sạch do nhà vườn tự trồng. Ngoài ra, nơi đây còn có nhiều món ăn đồng quê hấp dẫn. Đặc biệt còn có nước cacao tươi và rượu cacao do chủ nhân vườn du lịch đặc chế từ cây nhà lá vườn để phục vụ du khách.
Cacao vườn du lịch Đại Lộc - Ảnh: Hoài Vũ
Khám phá vườn cây ăn trái cũng là một thú thưởng ngoạn - Ảnh: Hoài Vũ
Thu hoạch chuối - Ảnh: Hoàng Thạch Vân
Nếu thích, có thể ngồi dưới những tàn cây rợp bóng, trái sai oằn hoặc bơi xuồng dọc theo các con mương hít thở không khí trong lành và tìm lại chút kỷ niệm cũ của một thời thơ ấu. Giữa vườn có nhiều tum (chòi lá) khá khang trang và mát mẻ. Cả nhóm có thể vào nghỉ chân, ăn uống, trò chuyện vui vẻ và nạp năng lượng trước khi quay về.
Hứng thú hơn, khách có thể tham gia bơi xuồng, đánh bắt cá nướng ăn tại chỗ, liên hoan đốt lửa trại và tham gia đờn ca tài tử. Nếu cần có thể ở lại qua đêm vì nơi đây có cả phòng trọ, đủ phục vụ cho một đoàn khách trên 70 người.
Mọi người vừa rong chơi vừa say mê ngắm cảnh, trong lòng cảm thấy thư thái, nhẹ nhàng. Về tới nhà, hình như bao mỏi mệt cũng dần tan biến sau một chuyến tham quan bổ ích và vô cùng hứng thú.
HOÀI VŨ
Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013
Tiền...Bạc
10 điều thú vị ít biết về tiền giấy
Nữ hoàng Elizabeth II xuất hiện trên nhiều tờ tiền nhất, sở mật vụ Mỹ là cơ quan chống tiền giả là 2 trong số những điều thú vị về tiền giấy.
Hôm 21/4 vừa qua, chính phủ Mỹ chính thức cho ra mắt đồng 100 USD mới - một đồng tiền được thiết kế nhằm chống lại mọi hành vi sao chép kỹ thuật số hay làm giả. Đây có thể coi là một trong những bước tiến chưa từng có trong lịch sử tiền giấy của nhân loại.
Tuy nhiên, khi nhắc tới lịch sử của tiền giấy, từ đồng tiền cổ đầu tiên của Trung Quốc cho đến thời hiện đại, có rất nhiều điều thú vị về loại tiền đặc biệt này mà không phải ai cũng biết. Mới đây, tờ TIME đã cho công bố một loạt những sự thật về tiền giấy.
Dưới đây là 10 điều thú vị nhất về loại tiền được lưu hành rộng rãi nhất trong lịch sử loài có thể làm bạn ngạc nhiên.
1. Tiền giấy có kích thước lớn nhất
Xét về kích thước, đồng 100.000 peso được chính phủ Philippines phát hành trong năm 1998 được coi là đồng tiền lớn nhất so với tất cả các đồng tiền giấy hợp pháp được lưu hành cho đến nay. Với kích thước to bằng 1 tờ giấy A4, đồng tiền được phát hành để kỷ niệm 100 năm ngày Philippines thoát khỏi ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha. Đồng tiền chỉ phát hành với số lượng hạn chế cho một số nhà sưu tập. Để mua được nó, người ta phải trả tới 180.000 peso, tương đương 3.700 USD.
2. Tờ tiền giấy hiếm nhất
Tờ tiền hiếm nhất từng được phát hành là đồng 1 triệu bảng Anh của Ngân hàng trung ương Anh (BOE), ra mắt vào năm 1948 với tư cách là biện pháp tạm thời cho quá trình tái thiết đất nước sau chiến tranh. Đồng tiền được thiết kế dành riêng cho chính phủ Mỹ, song chúng bị hủy bỏ sau khi đưa vào sử dụng được vài tháng, do đó rất ít người được tận mắt nhìn cũng như có cơ hội sở hữu nó.
Mặc dù không còn được sử dụng song điều đó không có nghĩa là nó hoàn toàn vô giá trị. Trong năm 2008, 2 bản lưu cuối cùng của tờ tiền nổi tiếng được bán lại với giá 120.000 USD trong một phiên đấu giá.
3. Máy rút tiền tự động (ATM) đầu tiên
Sẽ thực sự vô cùng ngạc nhiên với nhiều người khi biết rằng máy rút tiền tự động (ATM) là ý tưởng tuyệt vời nhất từng xuất hiện trong bồn tắm tương tự Ácsimét.
Lịch sử ra đời của cỗ máy diễn ra như sau, trong một lần ngâm mình trong bồn tắm, nhà phát minh John Shepherd-Barron bất ngờ nghĩ ra ý tưởng về một cỗ máy giúp con người có thể rút tiền ở mọi lúc, mọi nơi và ở bất cứ nơi đâu, dù việc liệu ông có phải là người đầu tiên nghĩ ra ý tưởng này hay không thì vẫn còn vấp phải nhiều tranh cãi.
Sau đó, ông Barron bán thiết bị này cho ngân hàng Barclays của Anh. Cỗ máy nhanh chóng được chấp nhận và mẫu đầu tiên được sản xuất và lắp đặt ở thành phố London năm 1967.
Mặc dù chiếc máy này cũng sử dụng mã PIN (hay còn gọi là số nhận dạng cá nhân) - đây cũng là một ý tưởng mà Barron tuyên bố do chính ông sáng tạo ra - như những chiếc máy ngày nay, song nó lại chứa một nhược điểm, đó là: Để rút được tiền, bạn phải sử dụng một tấm séc được ngâm tẩm trong đồng vị phóng xạ carbon 14, bởi vào thời điểm đó các loại thẻ từ ATM vẫn chưa được phát triển. Một khác biệt nữa của chiếc máy này đó là: Nó không bao giờ tính phí rút tiền của bạn.
4. Nguồn gốc ký hiệu đồng USD
Không ai biết nguồn gốc của ký hiệu USD ($), song Văn phòng khắc và in ấn Mỹ - cơ quan chính phủ liên bang phụ trách việc thiết kế và in ấn tất cả đồng USD - đưa ra một giả thuyết khá thuyết phục. Theo đó, ký hiệu $ xuất phát từ ký hiệu biểu thị cho đồng peso của Tây Ban Nha và Mexico "PS". Theo thời gian, khi viết láu, nhiều người đã xếp chồng 2 ký hiệu này (ký hiệu S bên trên ký hiệu P) lên nhau và ký hiệu $ cũng ra đời từ đó.
Biểu tượng này được sử dụng rộng rãi trước khi đồng USD đầu tiên được phát hành vào năm 1875. Thêm một điều khá thú vị nữa đó là, nếu tinh ý, bạn có thể nhận thấy ký hiệu $ chưa bao giờ thực sự xuất hiện trên đồng USD.
5. Vòng đời của mỗi đồng tiền không giống nhau
Bất cứ đồng tiền nào rồi cũng sẽ bị hao mòn và cũ đi. Tờ tiền giá trị càng nhỏ, càng bị tiêu nhanh và tuổi thọ của nó cũng ngắn hơn. Đồng 1 USD chỉ tồn tại được có 21 tháng, trong khi đồng 100 USD in hình Benjamin Franklin thì có tuổi thọ tới 7 năm. Tất nhiên, trong thời gian đó, do lạm phát, giá trị tờ tiền sẽ giảm - và đó cũng là lý do hoàn hảo để bạn nên tiêu nó một cách nhanh chóng.
6. Chống tiền giả kiêm luôn bảo vệ tổng thống
Sau nội chiến, tiền giả trở thành vấn đề nhức nhối nhất của Mỹ - thời điểm đó có tới 1/3 số tiền đươc lưu hành bị cho là tiền giả. Điều này buộc chính phủ Mỹ phải bắt tay hành động.
Năm 1865, một ban đặc biệt thuộc bộ tài chính Mỹ được tách ra để đối phó với nạn tiền giả tràn lan đang làm suy yếu hệ thống kinh tế. Cơ quan này vẫn còn tồn tại đến ngày nay và vẫn kiêm luôn hoạt động chống tiền giả, song ít ai biết cơ quan đó cũng kiêm luôn công việc bảo vệ tổng thống và các nhà lãnh đạo cấp cao Mỹ và được biết đến với cái tên đáng sợ hơn - Mật vụ Mỹ.
Vì sao mật vụ Mỹ lại kiêm luôn 2 công việc cùng lúc? Đó là do vào ngày 14/4/1865, tổng thống Abraham Lincoln chính thức nắm quyền kiểm soát cơ quan mật vụ trên (trớ trêu thay, đó cũng là ngày ông bị ám sát ở nhà hát Ford's), do đó các nhà chức trách Mỹ quyết định cơ quan này sẽ kiêm luôn cả bảo vệ tổng thống. Sứ mệnh bảo vệ tổng thống được giao hoàn toàn cho Mật vụ Mỹ sau vụ ám sát tổng thống William McKinley vào năm 1901. Năm 2002, mật vụ Mỹ chính thức trở thành bộ an ninh nội địa với 6.500 nhân viên.
7. Nhân vật xuất hiện nhiều nhất trên tiền giấy
Nữ hoàng Elizabeth II của Anh chính là người xuất hiện nhiều nhất trên các tờ tiền. Ước tính, chân dung của bà có mặt trên các loại tiền của 33 quốc gia khác nhau, từ Australia cho tới Trinidad và Tobago - nhiều hơn bất kỳ nguyên thủ nào khác trên thế giới.
Canada lần đầu tiên sử dụng của hình ảnh người trị vì nước Anh trên tờ tiền vào năm 1935, khi đó bà Elizabeth mới 9 tuổi và được in lên tờ 20 USD. Theo thời gian, 26 chân dung của nữ hoàng Elizabeth được sử dụng trên các đồng tiền của Anh và các thuộc địa vũ, hiện tại, lãnh địa và vùng lãnh thổ của Anh.
Trên các tờ tiền thường in hình nữ hoàng đội vương miện và mặc trang phục giản dị, cá biệt có Canada và Australia sử dụng cả hình ảnh bà mặc trang phục giản dị và đeo ngọc trai.
Trong khi nhiều quốc gia thường xuyên in tiền mới để phù hợp với độ tuổi của nữ hoàng, một số khác vẫn kiên quyết giữ hình ảnh trẻ trung của bà.
8. Tiền bẩn
Tất cả các loại tiền, dù tốt tới đâu, đều có thể bị nhiễm bẩn. Các nghiên cứu cho thấy phần lớn các đồng USD dính cocaine. Những kẻ buôn ma túy thường cầm tiền mặt bằng bàn tay dính đầy cocaine, một số khác thì dùng tiền cuộn tròn lại thành ống hút để hít ma túy, số khác thì bị lăn lộn trong những máy ATM, một số thậm chí còn dính những thứ không thể bẩn hơn.
Một báo cáo trong năm 2002 do tạp chí Y học miền Nam phát hành tìm thấy các mầm bệnh - bao gồm cả vi trùng tụ huyết cầu - trên 94% tờ tiền được thử nghiệm. Một số tờ tiền khác thậm chí còn dính cả phân.
Các nhà khoa học cũng kết luận tiền giấy mang nhiều mầm bệnh còn hơn cả nhà vệ sinh gia đình. Đối với các bề mặt khác, vi khuẩn chỉ sống được khoảng 48 giờ, nhưng riêng tiền giấy vi khuẩn có thể sống bám tới 17 ngày.
9. Đồng tiền mệnh giá khủng khiếp nhất
Để đối phó với lạm phát phi mã lên tới mức lố bịch 231%, khiến 1 ổ bánh mỳ có giá tới 300 tỷ đôla Zimbabwe (ZWD), chính phủ Zimbabwe đã cho phát hành tờ tiền 100 nghìn tỷ ZWD. Đây cũng là đồng tiền mệnh giá lớn nhất từng được phát hành.
Tuy nhiên, chỉ 1 tuần sau đó, tờ tiền này nhanh chóng không trụ nổi trước cơn bão mất giá khiến chính quyền Zimbabwe bắt buộc phải cho phép người dân dùng các đồng tiền khác trong kinh doanh.
10. Tiền giấy đầu tiên
Tiền giấy đầu tiên được phát hành ở Trung Quốc, và người Trung Quốc bắt đầu mang tiền giấy trong người từ thời nhà Đường (năm 618-907 sau Công Nguyên). Loại tiền này chủ yếu dưới dạng các hóa đơn tín dụng hoặc thương phiếu tư nhân. Người Trung Quốc sử dụng nó trong suốt 500 năm trước khi tiền giấy bắt đầu xuất hiện ở châu Âu trong thế kỷ 17.
Trong khi phải mất thêm gần 2 thế kỷ nữa để tiền giấy lan rộng sang phần còn lại của thế giới, Trung Quốc phải trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính khá lớn, đó là tiền giấy bị mất giá trị, khiến lạm phát tăng vọt.
Năm 1455, Trung Quốc buộc phải bỏ hoàn toàn tiền giấy và không sử dụng chúng trong hàng thế tiếp theo. Có một sự thật đáng ngạc nhiên khác ở Trung Quốc là từ "tiền mặt" thường được dùng để mô tả loại tiền xu có lỗ vuông ở đời nhà Đường.
Tiền ...Bac ....có những điều thú vị nhưng luôn gây rắc rối cho người đời ...
Mời nghe những dòng thơ tâm sự của hai người bạn về tiền ,bạc..
Các bạn có cùng suy nghỉ không?
Các bạn có cùng suy nghỉ không?
Bạc giống như vôi có ích gì !
Ăn tiêu xả láng bạc đôi khi.
Phờ râu kiếm bạc chi dùng đủ
Nhọc sức tham công tiếc bạc chi.
Triệu phú khoanh tay nhờ có bạc,
Sang giàu túi bạc đố ai bì...
Trong tay có bạc mà sai quấy,
Mất bạc còn thân cũng diệu kỳ./-
Mai Xuân Thanh
13 December 2013
TIỀN BẠC
Tiền bạc vô tri, hỏi lợi gì ?
Chính mình tạo nó, chớ khinh khi.
Công lao khó nhọc, lo vun quén,
Cực khổ lao tâm, mục đích chi ?
Phải biết điều hòa theo hướng tốt,
Nên chăng, xài đúng chổ, ai bì ?
Điều lành người khổ, đưa tay giúp,
Việc xấu không đua mới ngộ kỳ ./-
Thanh Liêm (Tây Ninh)
Nếu tôi là gió - thơ Hồ Nguyễn
Nếu là gió tôi sẽ mang nắng ấm,
Cho
cô đơn bớt thầm lặng bên em.
Cho
nụ cười chan rưới nét vui thêm,
Cho
dáng ngọc thêm chan hòa
sâu đậm.
*
Nếu là gió tôi sẽ đưa hương thắm,
Của nàng hồng sang tưới đậm lòng em.
Để cho em có giấc mộng êm đềm,
Tăng
hạnh phúc để tôn lên tận phúc.
*
Nếu là gió tôi ngồi bên thúc giục,
Em ăn ngon cho da dẽ hồng hào.
Cho môi hồng tan bớt vẻ xanh xao,
Cho nổi nhớ bớt đớn đau vắng lạnh.
*
Nếu là gió thổi tăng lên đôi cánh,
Cho diều kia bay xa vút
trời xanh.
Cho
em vui nhìn khung cảnh an lành,
Thêm
an ủi nổi buồn tanh vắng bặt.
*
Nếu là gió hằng đêm anh sẽ hát,
Tiếng vi vu đem sát cạnh kề bên.
Cho
em vui nhìn cửa sổ trăng lên,
Để đỡ nhớ nổi mông mênh thúc giục.
*
Nếu là gió không thở dài hiu hút,
Tránh
rên than không thôi thúc tình đau.
Dù
nhớ nhung tim
đôi lúc nghẹn trào,
Sẽ là gió để giảm bao nổi nhớ.
*
Nếu là gió sẽ thổi đi lo sợ,
Giúp niềm tin cho trăn trở vơi mau.
Để nhìn em nổi tươi thắm dạt dào,
Môi mãi đẹp niềm đớn đau vơi bớt.
*
Tôi là gió dù gió bay thưa thớt,
Cũng ấm lòng như nắng chợt qua nhanh.
Làn gió bay nhè nhẹ thổi qua cành,
Cũng xan xẻ chút mong manh đau đớn.
*
Nếu là gió sẽ theo em trững giỡn,
Lén
hôn em cho tình gợn thêm lên.
Để lòng em vui thâu nhận lâu bền,
Em
thương gió để gió bên mãi mãi.
*
Mong
ao ước không trở thành thừa thãi,
Gió
sẽ về tồn tại phấn hương bay.
Để từ nay em hôn gió suốt ngày,
Em
và gió ai biết ai trăn trở!!!
(24-12-13) HỒ NGUYỄN
Kính tặng các bạn yêu thơ.
Hoàng Hậu Từ Dũ
Những câu chuyện để đời của bà hoàng Từ Dũ
Từ khi con trai nối ngôi vua cha để ngồi trên ngai vàng trị vì đất nước, lúc nào bà Từ Dũ cũng nhắc nhở Vua Tự Đức phải cân nhắc, soi xét thật kỹ càng khi bổ dụng các quan lại. Bà luôn nhắc với vua rằng: Phải dùng những ông quan thanh liêm, có lòng nhân nghĩa để lương dân bớt khổ. Bà ở trong cung, nhưng nghe ở đâu có ông quan nhũng lạm hà hiếp dân lành là bà hỏi cho kỳ được.
Xuất thân trong một gia đình quyền quý, nên bà đã biết duy trì và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình. Từ nhỏ đã được dạy dỗ rất chu đáo nên bà là người thông tường kinh sử, hiểu việc nước, việc đời cũng như việc nuôi nấng dạy dỗ con cháu trong gia đình. Bà thường nhận xét những ưu điểm, khuyết điểm của từng viên quan lại trong triều một cách hết sức công minh.
Ấn Từ Dũ Thái hoàng Thái hậu chi bảo.
Bà thường hỏi vua Tự Đức nhiều chuyện từ việc quốc gia đại sự đến việc thường ngày trong bàn dân thiên hạ, rồi ban dạy cho con những điều hay lẽ phải. Vì vậy mà vua Tự Đức hết lòng tôn kính mẹ. Tất cả những lời dạy vàng ngọc ấy của bà Từ Dũ đã được Vua Tự Đức cho khắc in lại gọi là Từ Huấn Lục (chép những lời giáo huấn của mẹ hiền).
Ở trong cung, bà Từ Dũ thường dùng địa vị và quyền hạn của mình để ổn định mọi sinh hoạt ở tam cung lục viện. Theo bà, ở trong cung có trên thuận dưới hòa thì Vua mới hết lo và dành hết thời giờ cho xã tắc. Bà vẫn thường nói với các hoàng phi, cung tần rằng càng ở ngôi cao thì càng phải chăm chắm sửa mình, phải cần kiệm liêm chính để kẻ dưới noi gương.
Sử nhà Nguyễn vẫn còn chép lại nhiều câu chuyện về sự cần kiệm của bà Hoàng Thái hậu Từ Dũ mà cho đến ngày nay vẫn còn rất nhiều người nhắc nhớ: Ai cũng biết rằng, bà là người rất được Vua Thiệu Trị sủng ái, được con là Vua Tự Đức hết lòng phụng kính, cuộc sống vật chất nơi vương triều đạt đến tuyệt đỉnh. Thế nhưng, trước sau bà vẫn giữ nghiêm một nếp sống vô cùng giản dị đến lạ lùng.
Khi vào ở tại cung Gia Thọ (sau này là Diên Thọ) người ta đã sắm sửa cho bà theo mức giàu sang tột bậc, nhưng bà nhất định chối từ. Bà nói rằng: Đồ phụng dưỡng cho bổn thân này đều là của trong thiên hạ cung nạp, mình đã không làm đặng sự chi lợi ích cho nhà nước thì thôi, cớ sao giám vọng phi? Rồi bà nhất quyết chỉ dùng những thứ đồ cũ đã có từ trước đó.
Một hôm, Vua Tự Đức đến cung Gia Thọ để thỉnh an mẹ, vua cầm cái đãy đựng kính đeo mắt lên xem, thấy đãy đã cũ mềm, nhiều chỗ đã bị sứt chỉ, tuy đã được may lại rất khéo nhưng vẫn không thể giấu được sự nghèo nàn tội nghiệp. Vua Tự Đức đã đề nghị xin cho đổi cái khác. Bà nói: Kiếng thủy tinh ấy đeo vào chỉ mát con mắt trong chốc lát thôi chớ chẳng hiệu nghiệm chi hơn. Nếu đổi cái đãy mới thì lâu rồi nó cũng sẽ cũ như rứa. Chi bằng cứ để nó mà dùng có tiện hơn không.
Ngày ngày, cung nhân dâng đèn sáp để thắp sáng trong cung Gia Thọ, bà thường dạy cất bớt đi. Mỗi ngày dành một ít, đến lúc dồn được số nhiều, bà lại sai người đem vào dự trữ trong kho của triều đình. Phần sáp nhiễu ra thường là các cung nhân mang đi vứt, nhưng bà sai người gom góp lại, để dành đến lúc nhiều thì mang đúc thành cây đèn sáp mới.
Bà vẫn thường nói với quan hầu rằng: Ta thuở nhỏ gia đình tuy không dư dả nhưng cũng đủ ăn. Vậy mà các thứ dầu nước không đủ thắp cho trọn đêm, huống nay ngửa nhờ ơn trời đất, tổ tông được giàu có trong bốn bể, một sợi tơ, một hạt lúa cũng là dầu mỡ của dân, nếu xài phung phí thì đã không ích chi mà còn rất tiếc. Lâu nay, tấn nạp cho ta toàn những đồ châu báu và gấm vóc sô tơ… tất cả ta đều giao lại cho quan kho cất giữ. Vì bổn tính ta không thích sự hào nhoáng. Sách có chữ "xa xỉ ấy triệu nghèo, kiệm cần là nguồn phước" nên con cháu phải nhớ lấy!
Hoàng Thái hậu Từ Dũ.
Là Hoàng quý phi của Vua Thiệu Trị, là Hoàng Thái hậu của Vua Tự Đức nhưng đương thời làm việc gì, tiêu cái gì dù nhỏ nhất bà cũng nghĩ tới dân. Có dịp mừng thọ bà Từ Dũ, Vua cũng như triều thần muốn tổ chức trọng thể cho bà, nhưng bà đã lấy lý do dân còn nghèo, thiên tai còn gây mất mùa, đói kém để mà từ chối… Bà còn là người rất có công trong việc mang nhiều giống cây ăn trái ở quê bà xứ Gò Công và cả những giống cá cũng như công thức làm nhiều loại mắm đến với xứ Huế quê chồng…
Bà Từ Dũ là người đã sinh ra Vua Tự Đức và bà cũng là người nuôi nấng, dạy học cho Vua. Bà vô cùng nhân hậu nhưng cũng vô cùng nghiêm khắc. Suốt 36 năm ngồi trên ngai vàng để trị vì đất nước, nhưng các lễ nghi giao tiếp giữa Vua Tự Đức với Hoàng Thái hậu Từ Dũ vẫn không hề thay đổi. Trong suốt thời gian ngồi trên ngôi báu, Vua Tự Đức đã dường như có một thời khóa biểu cố định cho mình.
Đó là, ngày lẻ thì Vua nghị triều bàn bạc việc nước với quần thần; ngày chẵn thì vào chầu Thái hậu. Cho dù về sau này Hoàng Thái hậu tuổi ngày một cao, nhưng bà vẫn luôn là một con người mẫn tuệ, có những việc đã qua rất lâu, những lời ai nói lúc nào, năm nào, sử sách kinh điển thế nào, nói gì bà đều nhớ như in, cho nên Vua Tự Đức có rất nhiều chuyện phải nhờ tới Hoàng Thái hậu…
Về sau này, thông qua sử sách nhiều người trong chúng ta đều biết: Cuộc đời của Vua Tự Đức có lắm chuyện buồn phiền. Để giải khuây, ông thường đi săn bắn hoặc là xem hát bội. Thấy săn bắn là sát sinh nên bà Từ Dũ đã can ngăn Vua đừng nên săn bắn. Có lần Vua Tự Đức dâng lên cho mẹ mấy con chim vừa mới bắn được, bà lựa ra những con chim bị thương nhưng còn khả năng sống được, đem xức thuốc, nuôi nấng cho lành rồi thả chúng về với thiên nhiên.
Rồi bà lấy chuyện Cao Hoàng hậu đã dạy để nhắc nhở Vua Tự Đức: vật cũng như người, bắn chết con trống thời con mái thương nhớ, bắn con con thời con mẹ thảm buồn, rứa thời bắn mà làm chi? Muốn tập bắn thời bắn súng điểu thương cho quen, bắn bia hay hơn. Tự hậu phải bớt bớt đi, chẳng nên sát hại sanh vật.
Thân Trọng Huề, một vị quan dưới triều Vua Tự Đức có kể một câu chuyện về việc giáo huấn của Hoàng Thái hậu Từ Dũ với Vua Tự Đức như sau: Một hôm rảnh việc triều chính, Vua Tự Đức ngự săn bắn tại rừng Thuận Trực, bên bờ sông Lợi Nông. Vì sợ mưa phải đi gấp, nhà vua không kịp bẩm mạng, ông dặn nữ quan ở nhà tâu lên bà hay. Chẳng hay nữ quan bận rộn công việc nên quên không tâu.
Đến khi trời mưa to điềm báo sắp có lụt lớn bà mới hay Vua Tự Đức đi săn nên bà hết sức lo âu. Hơn nữa, trong Nội chỉ hai ngày nữa là đến dịp kỵ Đức Hiến Tổ (Vua Thiệu Trị) mà vua Tự Đức chưa về thì không biết phải sắp đặt ra sao. Sốt ruột, bà liền sai quan Đại thần Nguyễn Tri Phương đi rước. Đi được nửa đường, cụ Nguyễn Tri Phương thấy thuyền ngự đang chèo lên. Vì nước chảy mạnh nên dù đã cố sức thuyền cũng không thể đi mau được. Gần tối, thuyền ngự mới về tới Nghinh Lương.
Ngoài trời vẫn mưa như trút, Vua Tự Đức vội vã lên kiệu trần ngự thẳng vào cung Gia Thọ, lạy xin chịu tội với mẹ. Giận con, bà Từ Dũ quay mặt vào màn, không nói không rằng. Vua Tự Đức đã tự tay lấy một cây roi mây dâng lên đặt trên tràng kỷ rồi nằm dài xuống xin chịu đòn.
Sau một hồi lâu, bà xoay mặt ra, đưa tay hất cây roi mà ban rằng: Có một mẹ một con, con đi đâu lâu, thời mẹ ở nhà trông đợi lắm. Sao con không báo cho mẹ hay trước? Thôi tha cho. Đi chơi để quan quân cực khổ thì phải ban thưởng cho người ta. Vua Tự Đức khấu đầu lạy tạ lỗi: "Từ nay con không dám như vậy nữa".
Tấm bia Vua Tự Đức ghi tạc công đức của ông ngoại mình là Thượng thư Phạm Đăng Hưng.
Khi Vua lui ra bà còn dặn: "Lo ban thưởng cho xong để ngày mai còn đi hầu kỵ. Vua rời cung Gia Thọ. Đêm hôm ấy tại Điện Cần Thành Vua đã thức rất khuya để thực hiện những điều mẹ dạy.
Vua Tự Đức bẩm sinh sức khỏe yếu, nên có một giai đoạn việc triều chính nhiều lúc bị trễ nải nên đã tạo điều kiện cho một số quan lại lợi dụng thời cơ lộng quyền vơ vét… Thấy tình hình không ổn, Tiến sĩ Phạm Phú Thứ đã dâng sớ đàn hạch Vua sao nhãng chuyện quốc sự. Tự Đức đọc xong thấy có nhiều lời hàm ý chê trách, nên giận đến tái mặt.
Nhân đó, bọn gian thần hùa theo để kết tội Phạm Phú Thứ. Vua phạt Phạm Phú Thứ phải "Tiền quân hiệu lực", tức là làm sai dịch trong quân đội ở Trạm Thừa Nông. Tin ấy đến tai bà Từ Dũ. Ngay lập tức bà cho vời Vua vào hỏi: "Ông Phạm dâng sớ trách cái tính lười biếng của con, thì ông ấy được lợi gì?". Vua Tự Đức thưa: "Ông ấy không được lợi gì, nhưng bề tôi sao dám chê trách Vua nặng lời như thế?".
Thái hậu nhẹ nhàng với con: "Khi thương người ta mới giận. Mà đã giận thì hay quá lời. Còn những người bẩm bẩm dạ dạ có chắc họ trung với Vua không?". Vua Tự Đức cúi đầu im lặng. Thái hậu nói tiếp: "Ông Phạm làm lính, có thấy ông ấy buồn không?". Vua Tự Đức thưa: "Thưa, nghe người ta bảo ông ấy không buồn mà hình như còn tỏ ra vui vẻ".
Bà Từ Dũ nói: "Con thấy không, người trượng phu không phải vui ở chức tước, mà cốt là ở những việc làm chân chính không hổ thẹn với lòng mình". Vua Tự Đức hiểu ra, sụp lạy mẹ. Ngay sau đó, Tiến sĩ Phạm Phú Thứ được triệu về kinh, được khôi phục phẩm hàm chức tước. Giao công việc mới ở Sở Tu Thư.
Rõ ràng, cách nhìn nhận đánh giá của bà Từ Dũ là rất chính xác, chí lý, chí tình. Sau này, Phạm Phú Thứ đã tham gia vào đoàn sứ bộ sang Pháp để điều đình chuộc lại đất lục tỉnh. Ông đã ghi lại những điều tai nghe mắt thấy về văn minh phương Tây, trên cơ sở đó, ông đã đề xuất với Vua nhiều ý kiến về canh tân đất nước.
Bà Từ Dũ vẫn thường nhắc Vua Tự Đức rằng: "Từ xưa tới nay, quan lại chỉ một chữ tham mà chưa trừ được. Mọt nước hại dân cũng từ đó mà ra. Làm quan mấy năm vị nào cũng giàu có gấp bội. Của ấy không lấy của dân thì lấy ở đâu ra?
Là bậc mẫu nghi thiên hạ, muốn gì được nấy, nhưng bà đã không vì vậy mà nâng đỡ những người bà con dòng họ của mình. Có lần, có người cùng trong tộc Phạm Đăng của bà từ Gò Công ra đến Huế để xin chức tước. Khi được Vua Tự Đức hỏi ý kiến bà đáp rằng: "Người trong họ ta không có công lao thì không được ban tước lộc. Nếu có ai làm điều sai quấy thì phải nghiêm trị theo phép nước để răn đe người đời…".
Năm Quý Mùi (1883), Vua Tự Đức băng hà, để lại di chiếu tấn tôn bà làm Từ Dũ Thái hoàng Thái hậu, nhưng gặp lúc đất nước đang trong cơn biến loạn.
Tháng 5 năm Ất Dậu (1885), kinh đô thất thủ, Vua Hàm Nghi phải bôn tẩu ra thành Tân Sở để hạ chiếu Cần Vương kêu gọi những người ái quốc tụ họp lại để cùng nhau đánh Pháp. Bà Từ Dũ đã theo Vua Hàm Nghi chạy ra Quảng Trị nhưng sau đó vì già yếu nên bà đã phải theo tam cung để trở về lại Huế, sống âm thầm lặng lẽ cho đến khi qua đời ở tuổi 93.
Cuộc đời của bà Từ Dũ từ khi được tiến cung cho đến khi mất là một quãng thời gian rất dài. Bà là người sống thọ nhất trong tất cả những bà hoàng của triều Nguyễn. Bà là người đã chứng kiến rất nhiều khúc đổi thay thăng trầm của hoàng tộc. Trước sau như vậy, bà Từ Dũ Phạm Thị Hằng đã có một cuộc đời tỏa sáng, nhân đức của bà đã được hậu thế lưu danh.
Xuất thân trong một gia đình quyền quý, nên bà đã biết duy trì và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình. Từ nhỏ đã được dạy dỗ rất chu đáo nên bà là người thông tường kinh sử, hiểu việc nước, việc đời cũng như việc nuôi nấng dạy dỗ con cháu trong gia đình. Bà thường nhận xét những ưu điểm, khuyết điểm của từng viên quan lại trong triều một cách hết sức công minh.
Ấn Từ Dũ Thái hoàng Thái hậu chi bảo.
Bà thường hỏi vua Tự Đức nhiều chuyện từ việc quốc gia đại sự đến việc thường ngày trong bàn dân thiên hạ, rồi ban dạy cho con những điều hay lẽ phải. Vì vậy mà vua Tự Đức hết lòng tôn kính mẹ. Tất cả những lời dạy vàng ngọc ấy của bà Từ Dũ đã được Vua Tự Đức cho khắc in lại gọi là Từ Huấn Lục (chép những lời giáo huấn của mẹ hiền).
Ở trong cung, bà Từ Dũ thường dùng địa vị và quyền hạn của mình để ổn định mọi sinh hoạt ở tam cung lục viện. Theo bà, ở trong cung có trên thuận dưới hòa thì Vua mới hết lo và dành hết thời giờ cho xã tắc. Bà vẫn thường nói với các hoàng phi, cung tần rằng càng ở ngôi cao thì càng phải chăm chắm sửa mình, phải cần kiệm liêm chính để kẻ dưới noi gương.
Sử nhà Nguyễn vẫn còn chép lại nhiều câu chuyện về sự cần kiệm của bà Hoàng Thái hậu Từ Dũ mà cho đến ngày nay vẫn còn rất nhiều người nhắc nhớ: Ai cũng biết rằng, bà là người rất được Vua Thiệu Trị sủng ái, được con là Vua Tự Đức hết lòng phụng kính, cuộc sống vật chất nơi vương triều đạt đến tuyệt đỉnh. Thế nhưng, trước sau bà vẫn giữ nghiêm một nếp sống vô cùng giản dị đến lạ lùng.
Khi vào ở tại cung Gia Thọ (sau này là Diên Thọ) người ta đã sắm sửa cho bà theo mức giàu sang tột bậc, nhưng bà nhất định chối từ. Bà nói rằng: Đồ phụng dưỡng cho bổn thân này đều là của trong thiên hạ cung nạp, mình đã không làm đặng sự chi lợi ích cho nhà nước thì thôi, cớ sao giám vọng phi? Rồi bà nhất quyết chỉ dùng những thứ đồ cũ đã có từ trước đó.
Một hôm, Vua Tự Đức đến cung Gia Thọ để thỉnh an mẹ, vua cầm cái đãy đựng kính đeo mắt lên xem, thấy đãy đã cũ mềm, nhiều chỗ đã bị sứt chỉ, tuy đã được may lại rất khéo nhưng vẫn không thể giấu được sự nghèo nàn tội nghiệp. Vua Tự Đức đã đề nghị xin cho đổi cái khác. Bà nói: Kiếng thủy tinh ấy đeo vào chỉ mát con mắt trong chốc lát thôi chớ chẳng hiệu nghiệm chi hơn. Nếu đổi cái đãy mới thì lâu rồi nó cũng sẽ cũ như rứa. Chi bằng cứ để nó mà dùng có tiện hơn không.
Ngày ngày, cung nhân dâng đèn sáp để thắp sáng trong cung Gia Thọ, bà thường dạy cất bớt đi. Mỗi ngày dành một ít, đến lúc dồn được số nhiều, bà lại sai người đem vào dự trữ trong kho của triều đình. Phần sáp nhiễu ra thường là các cung nhân mang đi vứt, nhưng bà sai người gom góp lại, để dành đến lúc nhiều thì mang đúc thành cây đèn sáp mới.
Bà vẫn thường nói với quan hầu rằng: Ta thuở nhỏ gia đình tuy không dư dả nhưng cũng đủ ăn. Vậy mà các thứ dầu nước không đủ thắp cho trọn đêm, huống nay ngửa nhờ ơn trời đất, tổ tông được giàu có trong bốn bể, một sợi tơ, một hạt lúa cũng là dầu mỡ của dân, nếu xài phung phí thì đã không ích chi mà còn rất tiếc. Lâu nay, tấn nạp cho ta toàn những đồ châu báu và gấm vóc sô tơ… tất cả ta đều giao lại cho quan kho cất giữ. Vì bổn tính ta không thích sự hào nhoáng. Sách có chữ "xa xỉ ấy triệu nghèo, kiệm cần là nguồn phước" nên con cháu phải nhớ lấy!
Hoàng Thái hậu Từ Dũ.
Là Hoàng quý phi của Vua Thiệu Trị, là Hoàng Thái hậu của Vua Tự Đức nhưng đương thời làm việc gì, tiêu cái gì dù nhỏ nhất bà cũng nghĩ tới dân. Có dịp mừng thọ bà Từ Dũ, Vua cũng như triều thần muốn tổ chức trọng thể cho bà, nhưng bà đã lấy lý do dân còn nghèo, thiên tai còn gây mất mùa, đói kém để mà từ chối… Bà còn là người rất có công trong việc mang nhiều giống cây ăn trái ở quê bà xứ Gò Công và cả những giống cá cũng như công thức làm nhiều loại mắm đến với xứ Huế quê chồng…
Bà Từ Dũ là người đã sinh ra Vua Tự Đức và bà cũng là người nuôi nấng, dạy học cho Vua. Bà vô cùng nhân hậu nhưng cũng vô cùng nghiêm khắc. Suốt 36 năm ngồi trên ngai vàng để trị vì đất nước, nhưng các lễ nghi giao tiếp giữa Vua Tự Đức với Hoàng Thái hậu Từ Dũ vẫn không hề thay đổi. Trong suốt thời gian ngồi trên ngôi báu, Vua Tự Đức đã dường như có một thời khóa biểu cố định cho mình.
Đó là, ngày lẻ thì Vua nghị triều bàn bạc việc nước với quần thần; ngày chẵn thì vào chầu Thái hậu. Cho dù về sau này Hoàng Thái hậu tuổi ngày một cao, nhưng bà vẫn luôn là một con người mẫn tuệ, có những việc đã qua rất lâu, những lời ai nói lúc nào, năm nào, sử sách kinh điển thế nào, nói gì bà đều nhớ như in, cho nên Vua Tự Đức có rất nhiều chuyện phải nhờ tới Hoàng Thái hậu…
Về sau này, thông qua sử sách nhiều người trong chúng ta đều biết: Cuộc đời của Vua Tự Đức có lắm chuyện buồn phiền. Để giải khuây, ông thường đi săn bắn hoặc là xem hát bội. Thấy săn bắn là sát sinh nên bà Từ Dũ đã can ngăn Vua đừng nên săn bắn. Có lần Vua Tự Đức dâng lên cho mẹ mấy con chim vừa mới bắn được, bà lựa ra những con chim bị thương nhưng còn khả năng sống được, đem xức thuốc, nuôi nấng cho lành rồi thả chúng về với thiên nhiên.
Rồi bà lấy chuyện Cao Hoàng hậu đã dạy để nhắc nhở Vua Tự Đức: vật cũng như người, bắn chết con trống thời con mái thương nhớ, bắn con con thời con mẹ thảm buồn, rứa thời bắn mà làm chi? Muốn tập bắn thời bắn súng điểu thương cho quen, bắn bia hay hơn. Tự hậu phải bớt bớt đi, chẳng nên sát hại sanh vật.
Thân Trọng Huề, một vị quan dưới triều Vua Tự Đức có kể một câu chuyện về việc giáo huấn của Hoàng Thái hậu Từ Dũ với Vua Tự Đức như sau: Một hôm rảnh việc triều chính, Vua Tự Đức ngự săn bắn tại rừng Thuận Trực, bên bờ sông Lợi Nông. Vì sợ mưa phải đi gấp, nhà vua không kịp bẩm mạng, ông dặn nữ quan ở nhà tâu lên bà hay. Chẳng hay nữ quan bận rộn công việc nên quên không tâu.
Đến khi trời mưa to điềm báo sắp có lụt lớn bà mới hay Vua Tự Đức đi săn nên bà hết sức lo âu. Hơn nữa, trong Nội chỉ hai ngày nữa là đến dịp kỵ Đức Hiến Tổ (Vua Thiệu Trị) mà vua Tự Đức chưa về thì không biết phải sắp đặt ra sao. Sốt ruột, bà liền sai quan Đại thần Nguyễn Tri Phương đi rước. Đi được nửa đường, cụ Nguyễn Tri Phương thấy thuyền ngự đang chèo lên. Vì nước chảy mạnh nên dù đã cố sức thuyền cũng không thể đi mau được. Gần tối, thuyền ngự mới về tới Nghinh Lương.
Ngoài trời vẫn mưa như trút, Vua Tự Đức vội vã lên kiệu trần ngự thẳng vào cung Gia Thọ, lạy xin chịu tội với mẹ. Giận con, bà Từ Dũ quay mặt vào màn, không nói không rằng. Vua Tự Đức đã tự tay lấy một cây roi mây dâng lên đặt trên tràng kỷ rồi nằm dài xuống xin chịu đòn.
Sau một hồi lâu, bà xoay mặt ra, đưa tay hất cây roi mà ban rằng: Có một mẹ một con, con đi đâu lâu, thời mẹ ở nhà trông đợi lắm. Sao con không báo cho mẹ hay trước? Thôi tha cho. Đi chơi để quan quân cực khổ thì phải ban thưởng cho người ta. Vua Tự Đức khấu đầu lạy tạ lỗi: "Từ nay con không dám như vậy nữa".
Tấm bia Vua Tự Đức ghi tạc công đức của ông ngoại mình là Thượng thư Phạm Đăng Hưng.
Khi Vua lui ra bà còn dặn: "Lo ban thưởng cho xong để ngày mai còn đi hầu kỵ. Vua rời cung Gia Thọ. Đêm hôm ấy tại Điện Cần Thành Vua đã thức rất khuya để thực hiện những điều mẹ dạy.
Vua Tự Đức bẩm sinh sức khỏe yếu, nên có một giai đoạn việc triều chính nhiều lúc bị trễ nải nên đã tạo điều kiện cho một số quan lại lợi dụng thời cơ lộng quyền vơ vét… Thấy tình hình không ổn, Tiến sĩ Phạm Phú Thứ đã dâng sớ đàn hạch Vua sao nhãng chuyện quốc sự. Tự Đức đọc xong thấy có nhiều lời hàm ý chê trách, nên giận đến tái mặt.
Nhân đó, bọn gian thần hùa theo để kết tội Phạm Phú Thứ. Vua phạt Phạm Phú Thứ phải "Tiền quân hiệu lực", tức là làm sai dịch trong quân đội ở Trạm Thừa Nông. Tin ấy đến tai bà Từ Dũ. Ngay lập tức bà cho vời Vua vào hỏi: "Ông Phạm dâng sớ trách cái tính lười biếng của con, thì ông ấy được lợi gì?". Vua Tự Đức thưa: "Ông ấy không được lợi gì, nhưng bề tôi sao dám chê trách Vua nặng lời như thế?".
Thái hậu nhẹ nhàng với con: "Khi thương người ta mới giận. Mà đã giận thì hay quá lời. Còn những người bẩm bẩm dạ dạ có chắc họ trung với Vua không?". Vua Tự Đức cúi đầu im lặng. Thái hậu nói tiếp: "Ông Phạm làm lính, có thấy ông ấy buồn không?". Vua Tự Đức thưa: "Thưa, nghe người ta bảo ông ấy không buồn mà hình như còn tỏ ra vui vẻ".
Bà Từ Dũ nói: "Con thấy không, người trượng phu không phải vui ở chức tước, mà cốt là ở những việc làm chân chính không hổ thẹn với lòng mình". Vua Tự Đức hiểu ra, sụp lạy mẹ. Ngay sau đó, Tiến sĩ Phạm Phú Thứ được triệu về kinh, được khôi phục phẩm hàm chức tước. Giao công việc mới ở Sở Tu Thư.
Rõ ràng, cách nhìn nhận đánh giá của bà Từ Dũ là rất chính xác, chí lý, chí tình. Sau này, Phạm Phú Thứ đã tham gia vào đoàn sứ bộ sang Pháp để điều đình chuộc lại đất lục tỉnh. Ông đã ghi lại những điều tai nghe mắt thấy về văn minh phương Tây, trên cơ sở đó, ông đã đề xuất với Vua nhiều ý kiến về canh tân đất nước.
Bà Từ Dũ vẫn thường nhắc Vua Tự Đức rằng: "Từ xưa tới nay, quan lại chỉ một chữ tham mà chưa trừ được. Mọt nước hại dân cũng từ đó mà ra. Làm quan mấy năm vị nào cũng giàu có gấp bội. Của ấy không lấy của dân thì lấy ở đâu ra?
Là bậc mẫu nghi thiên hạ, muốn gì được nấy, nhưng bà đã không vì vậy mà nâng đỡ những người bà con dòng họ của mình. Có lần, có người cùng trong tộc Phạm Đăng của bà từ Gò Công ra đến Huế để xin chức tước. Khi được Vua Tự Đức hỏi ý kiến bà đáp rằng: "Người trong họ ta không có công lao thì không được ban tước lộc. Nếu có ai làm điều sai quấy thì phải nghiêm trị theo phép nước để răn đe người đời…".
Năm Quý Mùi (1883), Vua Tự Đức băng hà, để lại di chiếu tấn tôn bà làm Từ Dũ Thái hoàng Thái hậu, nhưng gặp lúc đất nước đang trong cơn biến loạn.
Tháng 5 năm Ất Dậu (1885), kinh đô thất thủ, Vua Hàm Nghi phải bôn tẩu ra thành Tân Sở để hạ chiếu Cần Vương kêu gọi những người ái quốc tụ họp lại để cùng nhau đánh Pháp. Bà Từ Dũ đã theo Vua Hàm Nghi chạy ra Quảng Trị nhưng sau đó vì già yếu nên bà đã phải theo tam cung để trở về lại Huế, sống âm thầm lặng lẽ cho đến khi qua đời ở tuổi 93.
Cuộc đời của bà Từ Dũ từ khi được tiến cung cho đến khi mất là một quãng thời gian rất dài. Bà là người sống thọ nhất trong tất cả những bà hoàng của triều Nguyễn. Bà là người đã chứng kiến rất nhiều khúc đổi thay thăng trầm của hoàng tộc. Trước sau như vậy, bà Từ Dũ Phạm Thị Hằng đã có một cuộc đời tỏa sáng, nhân đức của bà đã được hậu thế lưu danh.
(st và chuyển :Từ Cảnh)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Hồn ma đêm Giáng Sinh (Báo Mai )
Hồn ma đêm Giáng Sinh _ câu chuyện vượt qua lòng tham quỷ dữ Tất cả chúng ta đều từng gặp những người tham lam, và dường như với họ không ...
-
CON MỂN VÀ ĐIỀM BÁO KHÔNG MAY MẮN Con thú rừng có tên “ Mển ” hay“ Mang” , còn gọi là hoẵng , kỉ , là mộ...
-
Năm nào cũng vậy, do thức dậy sớm đi chợ sớm, nên má là người đầu tiên mở ngày ba mươi Tết ra. Không biết có phải số má cực, vía má cực kh...
-
Bối cảnh lịch sử: Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766–1820), tên tự Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồ...