Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2013

Giáng sinh ở các nước

Giáng Sinh ở các nước:

Việt Nam.

Ngày nay, ở Việt Nam, dù không chính thức nhưng Giáng Sinh dần dần được coi như một ngày lễ chung, thường được tổ chức vào tối 24 và kéo sang ngày 25 tháng 12; đêm 24 được coi là đêm Giáng Sinh.

Trong những ngày này, cây thông Noel được trang trí ở nhiều nơi bằng cây thật (thường là thông ba lá hoặc thông mã vĩ) hay thông nhân tạo làm bằng nhựa, không phải cây thông như ở các nước phương tây thường là họ Bách tán.

Trên cây, người ta thường treo các đồ trang trí nhiều loại nhưng thường có những cặp chuông, dây giả tuyết, những chiếc ủng, các gói quà tượng trưng và đèn trang trí giống như các nước phương Tây...




Ba Lan.

Giáng Sinh là nghi lễ không thể thiếu được ở Ba Lan, được kết thúc bằng buổi lễ "Vidual" tổ chức ở nhà vào đêm Giáng Sinh. Trước khi Giáng Sinh tới, mọi người thường quan tâm đến việc cùng chia sẻ và kết nối lại tình bạn để cho lễ kỉ niệm vào đầu mùa đông sẽ là sự kết hợp hài hoà giữa thời tiết và tinh thần của Giáng Sinh. Lòng hiếu khách rất quan trọng.




Những ngọn nến chiếu sáng ở mỗi ô cửa sổ để đón chào Thiên Chúa. Cây thông No en được trang trí bằng hoa quả thật và bánh bích quy, cùng với cả các đồ trang trí khác hoặc giấy cắt và quả trứng.



Nguyên thủy, lễ Giáng Sinh là của những người theo đạo Kitô giáo, nhằm kỷ niệm ngày sinh ra của Giê-su, người mà họ cho là Thiên Chúa xuống thế làm người. Nhưng dần dần, theo thời gian người ta tổ chức lễ Giáng Sinh ngày càng linh đình.

Kết quả là bây giờ, lễ Giáng Sinh được xem là một ngày lễ kinh tế vì chủ yếu là thu hút thị hiếu cua con người ham vui, thích đi coi xem cho vui, chứ không mang tính thiết tha cầu nguyện. Chỉ một số bộ phận tu sĩ và cha trùm thêm con chiên cầu nguyện chúa cho cơm ăn áo mặc thôi.




Nga.

Người Nga tổ chức lễ Giáng Sinh theo ngày lễ chính thống vào ngày 7 tháng 1. Người Nga không trang trí cây thông No en nhưng mọi người vẫn tạo ra một cây khác gọi là cây Evergreen (cây xanh mãi mãi). Nó cũng còn được gọi là "cây năm mới".






Hà Lan.

Cũng như các quốc gia Tây Âu khác, lễ hội bắt đầu ở Hà Lan vào ngày 25 tháng 12 - đêm thánh Nicolas. Món quà của thánh Nicolas tặng cho ba chị em nghèo khổ qua chiếc ống khói và phong tục treo tất ở ống khói có thể được bắt nguồn từ câu chuyện này.

Mỗi năm thánh bổn mạng ở Amsterdam đi thuyền tới thành phố với người cộng sự của mình là Black Peter ăn mặc như một người Moor. Họ được đón chào nồng nhiệt. Mọi người trao đổi quà với nhau và họ náo nức chuẩn bị cho mùa Giáng sinh.



Chúng tôi giới thiệu thêm một số Biểu tượng Giáng Sinh, ý nghĩa & nguồn gốc các sự kiện về Lễ Giáng Sinh để các bạn cùng tìm hiểu:
Ở các nước phương Tây người ta thường tổ chức lễ Giáng Sinh hay còn gọi là Christmas Day vào ngày 25 tháng 12 để mừng ngày sinh của chúa Jesus từ năm 354 sau Công nguyên.


Trong đó ,từ "Christmas" có nghĩa là "Những thần dân của chúa cứu thế" bắt nguồn từ thuật ngữ của người Anh "Christesmasse". Theo như sách vở ghi lại ngày Chúa Giáng Sinh là ngày 06 tháng 1 nhưng về sau đã thay đổi thành ngày 25 tháng 12.
Với nước Anh mãi đến năm 1043 mới công nhận ngày 25/12 là Noel. Chữ Noel là pháp ngữ thoát thai từ Natalis tiếng Latinh, bắt nguồn từ tiếng Do Thái cổ có nghĩa là "sinh nhật".


Trước ngày Chúa ra đời người ta thường ăn mừng Đông chí (khoảng cuối tháng chạp khi mùa đông bắt đầu ngắn lại), vốn là lúc tái sinh của Trái Đất, thời gian Chúa sinh ra mang đến cho nhân loại niềm hi vọng mới và Thượng Đế sẽ giáng xuống trần gian qua thân xác 1 con người, Lễ Giáng Sinh không chỉ dành riêng cho người Thiên Chúa Giáo mà giờ đây nó đã lan rộng trong mọi tầng lớp như một lễ hội văn hóa.
Dưới đây là các biểu tượng của Giáng Sinh và ý nghĩa của chúng:



Vòng lá mùa vọng:


Đây là một vòng tròn kết bằng những cây lá thường xanh (evergreen) được đặt trên bàn hay treo cao để mọi người trông thấy, Cây thường xanh được trang hoàng lộng lẫy trong các bữa tiệc của dịp Đông chí nó là dấu hiệu cho thấy mùa Đông sắp kết thúc.
Trên vòng lá có đặt 4 cây nến, mỗi tuần đốt thêm 1 cây nến. Tục lệ trang hoàng vòng lá Mùa Vọng được khởi xướng từ những tín hữu Lutherans ở Đức vào thế kỉ XVI để nói lên sự giao tranh giữa ánh sáng và bóng tối.


Vòng lá dạng tròn nói lên tính cách vĩnh hằng và tình yêu thương vô tận của Thiên Chúa. Màu xanh lá nói lên niềm hi vọng trông chờ Đấng Cứu Thế đến cứu con người. Trên Vòng lá mùa vọng người ta để 4 cây nến, ba cây màu tím - màu của Mùa Vọng, còn cây thứ ba là màu hồng vì được đốt trong ngày Chúa Nhật màu hồng, hay Chúa Nhật Thứ Ba Mùa Vọng, còn gọi là Chúa Nhật Vui Mừng.




Cây Noel:

Người ta kể rằng vào thế kỉ thứ VII, một nhà tu người Đức, Thánh Bonifacedax thuyết phục các tu sĩ tại vùng Geismar rằng cây sồi không phải là một loại cây thiêng liêng.
Ông đốn một cây sồi và khi cây đổ, nó đè tan nát hết cả mọi vật, trừ một cây sapin trẻ và tuyên bố "Kể từ nay, ta gọi tên cây này là cây Chúa Hài Đồng Jesus".


Từ đó người ta trồng cây thông con để làm lễ Giáng Sinh. Người ta gọi "cây Noel" lần đầu tiên tại Alsace vào năm 1521. Năm 1560 những người theo đạo Tin Lành đã phát triển truyền thống cây thông Noel vào dịp Giáng Sinh, Cây Noel được thịnh hành nhất vào thế kỉ thứ 19 và đến nay trở thành loài cây không thể thiếu ở khắp nơi trên thế giới trong dịp lễ này. 

Thiệp Giáng Sinh:





Tấm thiệp Giáng Sinh đầu tiên trên thế giới, in năm 1843, của Họa sỹ J. Horsley

Bắt nguồn từ 1843 khi Sir Henry Cole, một thương gia giàu có ở Anh đã nhờ J. Horsley - một họa sĩ ở London thiết kế cho mình tấm thiệp thật đẹp để ông gửi tặng người thân và bạn bè. Vào Noel năm đó, Horsley trình làng tấm thiệp Giáng Sinh đầu tiên trên thế giới và sau đó in ra 1.000 bản.
(st và chuyển:Từ Cảnh)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

"Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024

  Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...