Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Từ Hi Thái hậu: Nhan sắc xưa...,đoàn tàu


Ngỡ ngàng nhan sắc của người đẹp hậu cung xưa

  Không khó để nhận ra sự khác biệt lớn về nhan sắc thực của cung tần mỹ nữ
TQ xưa với những gì thường thấy trên màn ảnh qua loạt ảnh này. 




Khi thưởng thức những bộ phim cổ trang Trung Quốc, hẳn người xem sẽ mê mẩn nhan
 sắc của những Hoàng Hậu, Phúc Tấn, cung tần mỹ nữ trong cung. Mới đây, giới
truyền thông Trung Quốc đã công bố một số bức ảnh chân thực về những cung tần mỹ
nữ trong triều đại nhà Thanh. Có thể, bởi tiêu chuẩn khác nhau về cái đẹp của mỗi thời
đại, nên những mỹ nhân trong chốn cung đình xưa có vẻ đẹp khác biệt so với những gì
được thể hiện trên màn ảnh thời nay. Trong ảnh là vẻ đẹp kiêu sa của phi tử chốn cung
đình được thể hiện trong phim truyền hình Trung Quốc.



Còn đây là nhan sắc thực của một phi tử thời nhà Thanh.

Nữ diễn viên Lưu Đào gây ấn tượng mạnh với khán giả truyền hình khi đảm nhiệm vai Cẩn phi -
phi tần của vua Quang Tự trong bộ phim “Kiến Đảng vĩ nghiệp”. 


Đây là một bức ảnh chụp Cẩn phi trong đời thực.
Nhan sắc quyền quý của một vị phúc tấn trên màn ảnh Trung Quốc.


Còn trong ảnh là nhan sắc của một vị Phúc Tấn thời nhà Thanh. Phúc tấn tức Phu nhân, trong triều
 đại nhà Thanh, Trung Quốc, Phúc tấn là chính thất của những Bối lặc, Quận vương, Thân vương,
và cả những quý tộc trong Bát Kỳ Mãn Châu.


Vẻ đẹp hiền dịu của Tình Nhi cách cách trên màn ảnh Hoa Ngữ.


Sự nhí nhảnh, dễ thương của Hoàn Châu cách cách trên phim.


Đây là những Cách Cách trong cung đình nhà Thanh xưa. 


Nhan sắc mặn mà và vóc dáng thon gọn sau khi sinh con của công chúa Quán Đàotrong bộ phim
“Mỹ nhân tâm kế”. 


Còn đây là hình ảnh chân thực của một phụ nữ quyền quý trong cung sau khi sinh. 
Vẻ xuân sắc của những mỹ nữ xưa. 


Bức ảnh nổi tiếng của Hoàng Đế Quang Tự và nàng Trân Phi xinh đẹp.

====================

Ngắm đoàn tàu siêu xa xỉ của 

Từ Hy Thái Hậu

Thứ Tư, 27/11/2013 - 19:00-

Nổi tiếng là người ưa kiểu cách, sống xa hoa, Từ Hy thái hậu trang hoàng cho
đoàn tàu “ngự dụng” của mình chẳng khác gì một cung điện thu nhỏ. 


Kể từ năm 1876, Trung Quốc đã có tuyến đường sắt đầu tiên. Đến đầu thế kỷ 20,
 nước này đã xây xong tuyến đường sắt dài 10.000 km. Tới năm 1902, bà hoàng
Từ Hy – người phụ nữ khét tiếng uy quyền của triều đình nhà Thanh mới lần
đầu tiên ngồi trên chuyến hỏa xa chuyên dụng của hoàng gia. 


 Chính xác là vào ngày 7/1/1902, “Lão Phật gia” và đoàn tùy tùng đã đi xe lửa từ
Bảo Định về đến ga Mã Gia Bảo, Bắc Kinh. Như vậy, 26 năm sau khi đường sắt
được xây dựng ở Trung Quốc, Từ Hy thái hậu đã chính thức xử dụng phương
tiện di chuyển mang hơi hướng công nghiệp hóa này.


Từ Hy nổi tiếng trong lịch sử phong kiến Trung Quốc là bà hoàng ưa kiểu cách,
thích lối sống xa hoa, quyền quý nhưng cũng rất thủ cựu. Thậm chí, khi ra ngoài,
 kiệu của bà luôn có 16 người khiêng. Dù là tới Thừa Đức, tỉnh Hà Bắc xa xôi,
bà vẫn duy trì thói quen ngồi kiệu xa xỉ ấy.


Nhưng vào một năm, vì phải đến Phụng Thiên (nay là tỉnh Thẩm Dương) tế tổ,
trong khi Phụng Thiên cách Bắc Kinh muôn dặm xa xôi, nên bà hoàng buộc lòng
 phải di chuyển bằng hỏa xa



Được biết, đoàn tàu dành cho Từ Hy được mua từ nước ngoài với chi phí không
 hề ít ỏi. Theo trang Huanqiu, đoàn tàu “ngự dụng” này gồm 16 toa, được sơn
màu vàng đặc trưng của hoàng thất. Nếu nhìn từ xa, đoàn tàu tựa như con rồng
vàng.



Trong số các toa, có một toa dành riêng cho Từ Hy thái hậu được chia làm hai
 gian lớn nhỏ


Gian bé kê một chiếc giường gỗ đỏ, ấy là phòng ngủ của bà hoàng. Gian lớn
được trải thảm, kê ngai vàng, là nơi Từ Hy triệu kiến quan viên trong đoàn. Đây
cũng được xem là một “triều đình” thu nhỏ trên tàu. 



rong 16 toa tàu có một toa dùng để chứa kiệu mà hằng ngày Từ Hy vẫn ngồi.
Vì sau khi đến Phụng Thiên, bà hoàng sẽ ngồi kiệu, nên đám tùy tùng buộc phải
 mang theo.


Hai chiếc kiệu của hoàng đế Quang Tự, hoàng hậu Long Dụ cùng đại thái giám
Lý Liên Anh, các đại thần trong đoàn và những quan viên đường sắt mỗi người
chiếm một toa. 




Còn lại 4,5 toa dành cho đám cung nữ, thái giám. Được biết, đoàn tàu mang số
hiệu 97318, được chế tạo tại Đức vào năm 1899 và chuyển về Trung Quốc làm
phương tiện di chuyển chuyên dùng của Từ Hy.
(st và chuyển:Annie)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

"Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024

  Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...