Samurai là niềm tự hào của cả dân tộc Nhật Bản. Tài năng, sự dũng cảm và lòng trung thành của họ là điều không phải bàn cãi. Dưới đây là một trong nhiều câu chuyện hay nhất nói về những phẩm chất ấy của họ – câu chuyện về 47 lãng nhân, một huyền thoại quốc gia của xứ sở hoa anh đào…
Khởi nguồn của tấn bi kịch
Câu chuyện khởi nguồn vào năm 1701 tại Nhật Bản dưới sự cai quản về hình thức của Thiên hoàng ở Kyoto nhưng thực quyền thuộc về đại tướng quân (Shogun) Tokugawa Tsunayoshi tại Edo. Để tỏ ý kính trọng Thiên hoàng, Tokugawa hàng năm dâng tặng cống vật tới Kyoto vào dịp năm mới, đổi lại Thiên hoàng cho khâm sai tới Edo. Năm đó, nhiệm vụ đón tiếp khâm sai được đại tướng quân giao cho hai thân tín trẻ là Naganori Asano, chúa tỉnh Harima và thành Ako cùng với Munehare Date, chúa tỉnh Sendai.
Chân dung lãnh chúa AsanoCái chết “oan” của vị lãnh chúa trẻ
Bước ngoặt câu chuyện tới khi Tokugawa cử Yoshinaka Kira – một vị quan lớn tuổi tới để trợ giúp hai lãnh chúa trẻ về lễ nghi đón tiếp. Thế nhưng Yoshinaka Kira lại là một tham quan kiêu ngạo, đòi hỏi cả Asano và Date phải hối lộ cho ông ta những món quà giá trị. Vì họ không đáp ứng, Kira tỏ ra khó chịu, thường xuyên lăng mạ và sỉ nhục cả hai. Date là người nổi giận trước, suýt nữa đã định giết chết Kira. May sao, quân sư đã khuyên can ông. Date sau đó đã hối lộ cho Kira một khoản cực lớn để ông ta đối xử với mình tử tế.
Chân dung tham quan Kira – khởi nguồn của tấn bi kịchNgược lại, Asano không hề làm giống như người bạn mình. Là một người cực kỳ trọng đạo đức, ông không chấp nhận được hành động hối lộ mà Kira yêu cầu. Hệ quả là Kira xúc phạm Asano rất nhiều lần, thậm chí còn gọi ông là “đồ con lợn”.
Asano chịu đựng điều này được trong 2 tháng. Cuối cùng, ngày 14/3 năm ấy, tại thành Edo, Asano đã dùng dao găm tấn công Kira, nhưng chỉ làm ông ta bị thương ở mặt.
Vụ tấn công Kira của Asano ngay trong thành EdoVào thời kỳ đó, hành động của Asano bị khép vào trọng tội: tấn công quan của đại tướng quân ngay ở thành Edo. Asano buộc phải thực hiện nghi lễ tự sát Seppuku, bị tịch thu tài sản, gia tộc bị truất quyền thừa kế và 321 Samurai dưới trướng ông trở thành “lãng nhân” (Ronin – Samurai mất chủ, con người trôi dạt). Trong khi đó, tham quan Kira vẫn nhởn nhơ, không bị xử tội gì.
Bia đá tưởng niệm nơi diễn ra vụ tấn côngKế hoạch báo thù và tâm nguyện được hoàn thành
Những người thân tín, nhất là các Samurai vô cùng bất bình vì cái chết oan của chủ nhân mình. 321 Samurai trở thành Ronin (lãng nhân) nhưng có 60 người còn lại kiên quyết chống lại, lên một kế hoạch trả thù cho chủ nhân của mình. Người đứng đầu kế hoạch là Oishi Kuranosuke – nguyên trưởng quân sư của Asano quá cố.
Oishi Kuranosuke – chỉ huy nhóm 47 lãng nhânĐể tránh khỏi sự nghi ngờ của Kira và vây cánh đồng minh, những lãng nhân này chia nhau ra, giả làm các thương nhân, nhà sư, thậm chí là kẻ nghiện ngập để chờ thời cơ trả thù cho chủ tướng Asano năm xưa. Sau hai năm, thời cơ đã tới với các lãng nhân. Trong số 60 người, Oishi Kuranosuke chỉ cho phép 46 người cùng với mình tấn công vào dinh thự của Kira. Đêm ngày 14/12/1702, 47 lãng nhân đột nhập vào nhà riêng của viên tham quan.
Cuộc tấn công diễn ra vào một đêm nhiều tuyết và vô cùng ác liệtTrong vòng 1,5 giờ đồng hồ, 47 lãng nhân đã đánh bại 61 vệ sĩ của Kira mà không hề bị thương một vết nhỏ nào. Họ bắt được Kira khi đang trốn trong một ngôi nhà phụ.
Kết quả, phần thắng thuộc về các lãng nhânNhóm lãng nhân yêu cầu Kira thực hiện nghi lễ Seppuku nhưng ông ta không chịu. Kết quả là y bị các lãng nhân chặt đầu, mang tới mộ của Asano để tế lễ. Trên đường đi, một lãng nhân được lệnh phái tới Ako báo tin kế hoạch trả thù đã thành công.
Nhóm lãng nhân được người dân vô cùng yêu quý, nể phụcTrong lúc nhóm Samurai “bị mất chủ” đem thủ cấp của Kira tới bái tế vong hồn lãnh chúa Asano, câu chuyện về cuộc trả thù của họ nhanh chóng được lan truyền. Người dân ca ngợi họ vì lòng trung thành, sự dũng cảm và tinh thần võ sĩ đạo. Thậm chí nhiều người còn mời nhóm lãng nhân nghỉ ngơi, uống nước trước khi tiếp tục hành trình.
Và cái chết thương tâm…
Khi tới Tuyền Nhạc Tự – nơi chôn cất lãnh chúa Asano, Oishi Kuranosuke tắm rửa sạch sẽ cho thủ cấp của Kira, sau đó bái tế chủ soái cũ. Hành động của nhóm 47 lãng nhân tới tai Tokugawa. Ông cũng cảm phục hành động của họ nên không biết phải xử trí ra sao. Cuối cùng, sau 47 ngày suy nghĩ, cân nhắc, ông ban cho họ lệnh tự xử và miễn tội cho lãng nhân trẻ nhất Terasaka Kichiemon – người đưa tin tới Ako.
Mộ của lãnh chúa quá cố Asano tại Tuyền Nhạc TựSau cùng, 46 lãng nhân còn lại tự chia thành 4 nhóm nhỏ, tất cả đồng loạt tự sát tại Tuyền Nhạc Tự, bên cạnh bia mộ của chủ soái Asano. Sau đó, họ được chôn cất bên cạnh người chủ cũ của mình. Về phần Terasaka, ông sống tới khoảng năm 1747 và sau khi chết, cũng được đem tới chôn cạnh các chiến hữu năm xưa.
Mộ của 47 lãng nhân tại Tuyền Nhạc TựTừ đó, huyền thoại về 47 lãng nhân kết thúc và trở thành một trong những câu chuyện nổi tiếng
thể hiện niềm tự hào tinh thần võ sĩ đạo của dân tộc Nhật Bản.Sưu tầm từ Internet-Trần Lâm Phát
Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013
Huyền thoại về 47 Samurai...
Huyền thoại về 47 Samurai trả thù và tự tử tập thể
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Mời Nghe và Xem Thơ,Nhạc : HỬNG HỜ : Thy Lệ Trang,LHN Và Các Thi Hửu
Kính mời quí anh , chị nghe bài hát mới có tên Hững Hờ . Nhạc được trích từ một nhạc phẩm không lời tên Indifference . Lờ...
-
CON MỂN VÀ ĐIỀM BÁO KHÔNG MAY MẮN Con thú rừng có tên “ Mển ” hay“ Mang” , còn gọi là hoẵng , kỉ , là mộ...
-
Năm nào cũng vậy, do thức dậy sớm đi chợ sớm, nên má là người đầu tiên mở ngày ba mươi Tết ra. Không biết có phải số má cực, vía má cực kh...
-
Bối cảnh lịch sử: Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766–1820), tên tự Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét