Sợ hãi là một vấn đề cá nhân, nhưng là một vấn đề quan trọng đối với hầu hết tất cả chúng ta. Tất cả chúng ta đã trải qua cảm giác sợ hãi, và tất cả chúng ta đều mong muốn thoát khỏi nó. Sợ hãi có thể đến một cách bất ngờ, nó có thể đơn giản là sự khống chế của bản năng sinh tồn của chúng ta, hoặc nó có thể là sự cam chịu từ từ đối với cuộc sống— sự từ bỏ những giấc mơ sâu thẳm nhất của chúng ta.
Ở đây chúng tôi muốn giúp bạn nhận dạng một số cảm giác sợ hãi phổ biến nhất mà con người thường gặp phải, và cung cấp cho bạn một số câu trích dẫn đầy cảm hứng để thắp sáng con đường chế ngự nỗi sợ hãi của bạn.
1. Sợ thất bại
Không ai muốn thất bại trong công việc, trong các mối quan hệ của chúng ta, hay với tư cách là cha mẹ. Chúng ta muốn mọi thứ chúng ta làm đều hoàn hảo. Tại sao phải bận tâm làm cái gì đó nếu tôi không thể làm tốt? Chúng ta luôn luôn nghe nói về những thành tựu vĩ đại nhất của con người trong sách vở, phim ảnh, truyền hình, và chúng ta muốn được giống như những anh hùng trên màn ảnh hay trong đời thường của chúng ta.
Nhưng không ai nói về sự thất bại. Vấn đề là, thất bại là một phần cần thiết của sự thành công. Tất cả những câu chuyện thành công đều có thất bại đi cùng. Nhưng điều xác định sự thành công của con người là lòng quyết tâm và sự sẵn sàng của họ cố gắng hết lần này đến lần khác, dù đó là bất kể cái gì.
2. Sợ bị đánh giá
Trong cuộc sống, con người có xu hướng phán xét chúng ta. Nhưng chúng ta không chịu trách nhiệm về những suy nghĩ của người khác, thay vào đó chúng ta có thể kiểm soát phản ứng của chúng ta. Nếu bạn đáp lại sự tiêu cực, tình hình sẽ chỉ tồi tệ hơn, nhưng bạn có thể lựa chọn không để cho nó làm phiền bạn. Theo cách này, thay vì nuôi dưỡng con quái vật tiêu cực, bạn sẽ bắt đầu một chuỗi suy nghĩ tích cực.
Thay vì vậy, tại sao không nắm lấy những lời bình luận tiêu cực về bạn, và thách thức chính bạn tìm ra những đặc điểm tốt nhất ở người khác — tập trung vào mặt tích cực của họ.
3. Sợ không tương xứng
Phổ biến cho một số người trong chúng ta nghĩ rằng chúng ta không đủ giỏi để nhận được công việc mà chúng ta hằng mơ ước, hoặc có được người trong mộng của chúng ta. Có lẽ cha mẹ và giáo viên của chúng ta đã nói với chúng ta khi còn là những đứa bé là chúng ta không giỏi chuyện này hay chuyện nọ. Và chúng ta đã tin vào điều đó.
Có lẽ họ đã được bảo những lời tương tự khi còn trẻ, và chúng ta tất cả có lẽ đang nuôi dưỡng cái chu trình luẩn quẩn giống nhau của việc củng cố tiêu cực. Vấn đề là, việc chúng ta giỏi như thế nào về cái gì thực sự không quan trọng. Câu hỏi đặt ra là, liệu chúng ta có đặt tâm hồn mình cho nó không? Phần còn lại sẽ đến qua sự rèn luyện.
4. Sợ Điều Chưa biết
Chúng ta sợ những cái mà chúng ta không thể nhìn thấy, có lẽ vì chúng ta sợ rằng điều xấu sẽ xảy ra. Theo một số triết lý phương Đông, cuộc sống được làm bằng các nguồn năng lượng tích cực và tiêu cực, và tất cả mọi thứ được giữ ở trạng thái cân bằng, giống như bóng tối và ánh sáng. Rõ ràng, chúng ta cần cái xấu để khen ngợi cái tốt và ngược lại. Vì vậy, tốt nhất là nên nắm lấy sự thực là những điều xấu phải xảy ra, và rằng thực sự điều này cũng không quan trọng lắm trong sự sắp đặt vĩ đại của vạn vật.
Điều quan trọng, tuy nhiên, là bạn làm gì khi những khoảnh khắc đó nảy sinh. Bạn có phải là loại người rút lui và không sẵn lòng chịu tổn thương trong quá trình này, hoặc là bạn là loại người đi cho tới cùng với sự thử thách, ra đến phía bên kia và học được một điều gì đó? Ngoài ra, những cái trông có vẻ rất đáng sợ có thể thực sự không phải là một vấn đề lớn trong sự sắp đặt vĩ đại hơn của vạn vật.
5. Sợ bị từ chối
Tất cả chúng ta đều muốn được yêu thương, hoặc bởi một người đặc biệt nào đó, cha mẹ của chúng ta, một nhóm bạn bè hoặc bởi những người cùng trang lứa. Chúng ta muốn được chấp nhận, nhưng đôi khi chúng ta không nhận được sự ủng hộ tinh thần và cần phải thú nhận nhu cầu cần được yêu thương của chúng ta, mà trông không giống như người thiếu thốn tình thương, hay ngớ ngẩn. Nhưng làm sao đây?
Nỗi sợ hãi này thực sự đến từ những nhu cầu ích kỷ của chúng ta. Chúng ta cần điều này và điều kia. Còn những gì người khác cần thì sao? Nếu chúng ta thực sự tập trung vào việc yêu thương những người xung quanh chúng ta, thì tình yêu sẽ đến với chúng ta một cách tự nhiên. Sẽ không có nhu cầu để được chấp nhận, vì tất cả tư tưởng của chúng ta sẽ tập trung vào việc yêu thương và chăm sóc. Chúng ta sẽ ngồi ở ghế của tài xế.
6. Sợ cô đơn
Chúng ta rất sợ cô đơn, như thể khi chúng ta sống một mình không có ai đến với chúng ta (điều này đi cùng với nỗi lo sợ bị đánh giá). Chúng ta sợ cái mà người khác có thể nghĩ về chúng ta, nhưng khi chúng ta ở một mình, chúng ta sợ những gì chúng ta thật sự thấy khi nhìn lại chính mình trong gương và không có ai khác ở đó để đổ lỗi cho những điều tiêu cực mà chúng ta nhìn thấy ở những người khác.
Trong trường hợp này, chúng ta phải có đủ can đảm để ghì chặt chính mình như những người bạn thân nhất của chính chúng ta. Nếu chúng ta được làm bằng một tâm trí và một cơ thể, thì chúng ta phải lắng nghe cơ thể của chúng ta, như chúng ta lắng nghe một người bạn rồi trả lời bằng trí óc của mình theo cách chúng ta làm trong một cuộc đàm thoại. Nói chuyện với chính mình thực ra khá là bình thường.
Tác giã: Olga Martinez
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét