Năm ngoái con ngựa Giáp Ngọ, người viết tìm thấy khá nhiều tài liệu liên quan đến “horse” để tham khảo, năm kế tiếp sau con ngựa là con dê, muốn tìm chữ “goat” coi bộ hơi hiếm, thôi thì có bao nhiêu xài bấy nhiêu vậy bạn nhá.
Goat mà không phải dê.
Khi bạn dùng cellphone “text” hỏi ai “How are you”, có bao giờ bạn nghe người đó trả lời “I feel goat” chưa? Người đó dùng một chữ viết gộp lại (acronym) với bạn đấy. Trong trường hợp này “goat” là “g.o.a.t.”, gộp tắt của 4 chữ “greatest of all time”, đại khái có nghĩa là “khỏe chưa từng thấy” chớ không phải “tôi cảm thấy dê” (Hả? Cái gì?). Hóa ra nó chẳng dính líu gì đến con dê cả. Chữ viết gộp G.O.A.T trở nên phổ thông kể từ khi ca sĩ hát nhạc rap nổi tiếng nhất tại Hoa Kỳ có nghệ danh Eminem hay tục danh Slim Shady (tên thật Marshall Bruce Mathers III) dùng trong một bài hát của anh có cùng tên với những câu mở đầu là:
Khi bạn dùng cellphone “text” hỏi ai “How are you”, có bao giờ bạn nghe người đó trả lời “I feel goat” chưa? Người đó dùng một chữ viết gộp lại (acronym) với bạn đấy. Trong trường hợp này “goat” là “g.o.a.t.”, gộp tắt của 4 chữ “greatest of all time”, đại khái có nghĩa là “khỏe chưa từng thấy” chớ không phải “tôi cảm thấy dê” (Hả? Cái gì?). Hóa ra nó chẳng dính líu gì đến con dê cả. Chữ viết gộp G.O.A.T trở nên phổ thông kể từ khi ca sĩ hát nhạc rap nổi tiếng nhất tại Hoa Kỳ có nghệ danh Eminem hay tục danh Slim Shady (tên thật Marshall Bruce Mathers III) dùng trong một bài hát của anh có cùng tên với những câu mở đầu là:
I’m a goat
and for those of y’all who don’t know what a goat is
it means the greatest of all time
and I consider myself one of those
so thank you very much, here it goes!
(khỏi cần dịch bạn cũng biết nó có nghĩa gì rồi, phải không ạ?)
and for those of y’all who don’t know what a goat is
it means the greatest of all time
and I consider myself one of those
so thank you very much, here it goes!
(khỏi cần dịch bạn cũng biết nó có nghĩa gì rồi, phải không ạ?)
Các album nhạc rap của Eminem là The Slim Shady LP, The Marshall Mathers LP và The Eminem Show đều là những thành công vang dội và đã mang lại cho Eminem 9 giải Grammy. Năm 2002, Eminem trở thành rapper đầu tiên đoạt giải Oscar cho bộ phim anh tham gia đóng vai chính với bài hát Lose Yourself. Sau khi tạm rời xa sân khấu vào cuối đợt tour năm 2005, Eminem đã cho ra album thứ 5 của mình là Relapse vào ngày 19 tháng Năm năm 2009, đánh dấu bước đầu trong sự trở lại của anh. Tính đến đầu 2011, Eminem đã bán được gần 90 triệu album khắp thế giới, và hơn 41 triệu album tính riêng tại Hoa Kỳ, trở thành rapper có số lượng album bán chạy nhất trong lịch sử. Eminem được các độc giả của tạp chí Vibe bình chọn là “the best rapper alive”. Tính đến cuối năm 2011, Eminem đã giành được 13 giải Grammy trong số 38 đề cử.
Cỏ râu dê.
Ngắm tấm hình này, bạn có thấy loại hoa xinh đẹp không. Hoa từng chùm trắng muốt nở bung có những sợi tua như lông măng. Đó là hoa dại mà người Việt mình gọi là cỏ râu dê, một thứ bụi cây thảo mộc giàu dược tính. Thật tội nghiệp, hoa đẹp thế mà bị mang tên xấu. Tên khoa học là Filipendula-ulmaria và các tên tiếng Anh dễ thương như meadowsweet, Queen of the Meadow, Pride of the Meadow, Meadow-Wort, Meadow Queen, Lady of the Meadow, Dollof, Meadsweet, và Bridewort. Nó có mùi thơm ngọt ngào nồng nàn làm sảng khoái tinh thần được mọi người ưa chuộng, kể cả nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhất. Hoa cỏ râu dê phơi khô được dùng làm chất xông hương (potpourri) để trong nhà thờ, phòng cô dâu… và được sử dụng như một loại hương liệu trong thực phẩm. Trong y học truyền thống Âu châu, cỏ râu dê được dùng để điều trị bệnh nhức đầu, viêm khớp, bệnh gút, nhiễm trùng dạ dày, hen suyễn và nóng sốt.
Ngắm tấm hình này, bạn có thấy loại hoa xinh đẹp không. Hoa từng chùm trắng muốt nở bung có những sợi tua như lông măng. Đó là hoa dại mà người Việt mình gọi là cỏ râu dê, một thứ bụi cây thảo mộc giàu dược tính. Thật tội nghiệp, hoa đẹp thế mà bị mang tên xấu. Tên khoa học là Filipendula-ulmaria và các tên tiếng Anh dễ thương như meadowsweet, Queen of the Meadow, Pride of the Meadow, Meadow-Wort, Meadow Queen, Lady of the Meadow, Dollof, Meadsweet, và Bridewort. Nó có mùi thơm ngọt ngào nồng nàn làm sảng khoái tinh thần được mọi người ưa chuộng, kể cả nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhất. Hoa cỏ râu dê phơi khô được dùng làm chất xông hương (potpourri) để trong nhà thờ, phòng cô dâu… và được sử dụng như một loại hương liệu trong thực phẩm. Trong y học truyền thống Âu châu, cỏ râu dê được dùng để điều trị bệnh nhức đầu, viêm khớp, bệnh gút, nhiễm trùng dạ dày, hen suyễn và nóng sốt.
Horny goat weed.
Horny goat weed, Cỏ sừng dê là một loại thảo dược có tên khoa học là Epimedium, với lá được dùng làm thuốc. Có tới 63 loài cỏ sừng dê được gọi bằng cái tên kỳ cục là “dâm dương hoắc” (yin yang huo) trong y học Trung Quốc. Nó còn có các tên Anh ngữ khác là barrenwort, bishop’s hat, fairy wings, rowdy lamb herb, randy beef grass.
Horny goat weed, Cỏ sừng dê là một loại thảo dược có tên khoa học là Epimedium, với lá được dùng làm thuốc. Có tới 63 loài cỏ sừng dê được gọi bằng cái tên kỳ cục là “dâm dương hoắc” (yin yang huo) trong y học Trung Quốc. Nó còn có các tên Anh ngữ khác là barrenwort, bishop’s hat, fairy wings, rowdy lamb herb, randy beef grass.
Chi Dâm dương hoắc là một chi thực vật thuộc Họ hoàng mộc. Chi này có khoảng 63 loài, phần lớn đều là đặc hữu của miền nam Trung Hoa, với một số loài phân bố xa tận châu Âu. Chi này có một số loài dâm dương hoắc có tính chất kích thích tình dục và được sử dụng làm thuốc. Cây này có nhiều loài khác nhau đều được dùng làm thuốc. Người ta dùng kéo cắt hết gai chung quanh biên lá, cắt nhỏ như sợi tơ to, rây sạch mảnh vụn rồi dùng. Người ta cũng dùng rễ và lá, cắt hết gai chung quanh rồi dùng mỡ dê, đun cho chảy ra, gạn sạch cặn, cho Dâm dương hoắc vào, sao qua cho mỡ hút hết vào lá, lấy ra ngay, để nguội là được. Hoặc rửa sạch lá, xắt nhỏ, phơi khô, sao qua, nếu tẩm rượu trước khi sao qua càng tốt.
Horny goat weed được sử dụng để chữa trị đau khớp, viêm xương khớp, mệt mỏi tinh thần và thể chất, mất trí nhớ, huyết áp cao, bệnh tim, viêm phế quản, gan bệnh, HIV / AIDS, bại liệt, chứng rối loạn máu gọi là giảm bạch cầu mãn tính, nhiễm vi khuẩn, loãng xương, và được dùng như một loại thuốc bổ. Cỏ sừng dê cũng được dùng cho các trục trặc hoạt động tình dục bao gồm cả rối loạn cương dương (ED) và xuất tinh ngoài ý muốn. Nó cũng được sử dụng để khơi dậy ham muốn tình dục.
Goatee (râu dê).
Người Việt mình hay bảo “nam tu nữ nhũ” với ý nói râu tiêu biểu cho phái nam và “núi đôi” tiêu biểu cho phái nữ. Nhưng đối với loài dê thì dê cái, dê đực gì cũng đều có râu cả.
Người Việt mình hay bảo “nam tu nữ nhũ” với ý nói râu tiêu biểu cho phái nam và “núi đôi” tiêu biểu cho phái nữ. Nhưng đối với loài dê thì dê cái, dê đực gì cũng đều có râu cả.
Râu cũng có nhiều thứ râu, cũng phải được chăm sóc o bế cắt tỉa gọn ghẽ mới đẹp. Râu để mọc bừa bãi trông bê bối không hấp dẫn tí nào, nhất là râu dê luôn dính liền với ý nghĩa không tốt. Nam diễn viên Brad Pitt 46 tuổi bắt đầu “nuôi” râu từ tháng 9 năm 2013 tới nay bị khách hâm mộ chê xấu, nhưng chàng có lý do chính đáng: chuẩn bị đóng phim mới trong vai đại tá Percy Harrison Fawcett, nhà thám hiểm người Anh đã mất tích ở Amazon vào năm 1925 trong một chuyến đi tìm kiếm một nền văn minh cổ đại.
Scapegoat: Dê tế thần
Dê tế thần theo nghĩa đen dĩ nhiên là một con dê bị dùng làm lễ vật tế thần. Thần thoại Hy lạp, La mã ghi lại Zeus- Jupiter chúa tể các vị thần, lúc sinh ra bú sữa dê pha với mật ong. Khi tế thần người ta phải dâng dê bò “barbecue” nguyên con, chắc là sau đó mọi người sẽ đánh chén. Vào thời cổ La Mã, trong lễ hội Lupercalia cử hành vào ngày 15 tháng Giêng đầu năm, các thầy tế dâng lên thần linh một con dê và một con chó để cầu cho mưa thuận gió hòa và mọi người được sạch tội. Da dê sau đó được chia ra từng mảnh nhỏ để các chàng trai mang trong mình như lá bùa giúp mùa màng tươi tốt. Phụ nữ La Mã cũng tìm đủ cách để chạm được tay vào miếng da dê tế thần vì họ tin tưởng rằng làm như vậy sẽ sinh nở dễ dàng hơn. Vì vậy, sau hội Lupercania, nhiều đôi trai gái nên duyên nhờ miếng da dê.
Dê tế thần theo nghĩa đen dĩ nhiên là một con dê bị dùng làm lễ vật tế thần. Thần thoại Hy lạp, La mã ghi lại Zeus- Jupiter chúa tể các vị thần, lúc sinh ra bú sữa dê pha với mật ong. Khi tế thần người ta phải dâng dê bò “barbecue” nguyên con, chắc là sau đó mọi người sẽ đánh chén. Vào thời cổ La Mã, trong lễ hội Lupercalia cử hành vào ngày 15 tháng Giêng đầu năm, các thầy tế dâng lên thần linh một con dê và một con chó để cầu cho mưa thuận gió hòa và mọi người được sạch tội. Da dê sau đó được chia ra từng mảnh nhỏ để các chàng trai mang trong mình như lá bùa giúp mùa màng tươi tốt. Phụ nữ La Mã cũng tìm đủ cách để chạm được tay vào miếng da dê tế thần vì họ tin tưởng rằng làm như vậy sẽ sinh nở dễ dàng hơn. Vì vậy, sau hội Lupercania, nhiều đôi trai gái nên duyên nhờ miếng da dê.
Trong Thiên Chúa Giáo, hình ảnh con chiên, con dê rất gần gũi với người Do Thái từ mấy ngàn năm nay. Đức chúa Giêsu chào đời trong máng cỏ tại một hang có nhiều dê, chiên, lừa… thở hơi ấm. Ngoài ra, hình ảnh con chiên, con dê hy sinh, nhận lãnh làm của đền tội cho dân Do Thái không một lời than van thực ra là hình ảnh của chúa Giêsu gánh nhận trên vai mọi tội lỗi của nhân loại, như lời tiên tri Isaia đã nói trước 700 năm: “Người đã gánh mọi tội ác, mọi yếu đuối trên mình”. Cũng chính vì sự so sánh này mà hàng ngày các giáo dân thường cầu nguyện “Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian, xin thương xót chúng tôi…”
Trong nghi thức tôn giáo Do Thái cổ xưa, vào Ngày Chuộc Tội (Day of Atonement, Yom Kippur), vị tư tế sẽ sát tế “con dê cho Chúa” làm lễ tạ tội cho toàn dân (con dê tạ tội). Sau một vài nghi thức thánh hiến trên bàn thờ, xác con dê tế hiến được đem ra ngoài trại xa mà đốt đi. Kế đến, người ta dẫn con dê thứ nhì tế hiến cho quỉ Azazel tới. Vị tư tế đặt hai tay lên đầu con dê này và “bàn giao” tất cả tội lỗi của toàn dân cho nó, dĩ nhiên là oan, nên người Việt mình còn gọi con dê tế thần là “oan dương”. Xong lễ, con dê này bị dắt vào sa mạc bỏ lạc lõng đói khát, số phận của con dê gánh tội coi như đã được định đoạt.
Scapegoat, Dê tế thần theo nghĩa bóng.
Danh từ “scapegoating” dùng để chỉ sự đổ tội cho người khác thay vì chấp nhận những hậu quả do hành động của chính mình. Người bị chọn làm vật tế thần, “scapegoat”, thường là một người hoặc một nhóm người thấp cổ bé miệng, dễ ăn hiếp và khinh miệt hơn. Hitler đổ thừa bác sĩ Eduard Bloch gốc Do Thái đã chữa trị dở khiến cho mẹ của Hitler là Klara chết. Từ ác cảm cá nhân, Hitler đổ lỗi dân Do Thái là một trong những nguyên nhân làm Đức thua trận năm 1918. Và Hitler đã giết 6 triệu người Do Thái trong Thế Chiến Thứ Hai như là những con dê tế thần. Dê tế thần có thể trong tất cả mọi giới: chính trị, tôn giáo, nghệ thuật, thể thao. Adam đổ lỗi Eve cám dỗ; Eve đổ lỗi cho con rắn. Stalin đổ lỗi Trotsky. Trả lời phỏng vấn của đài BBC cuối năm 2013, nhà văn Vũ Thư Hiên cho rằng ông và ông Nguyễn Kiến Giang -nhà lý luận về chủ nghĩa Marx, cựu đảng viên lão thành mới qua đời- cùng nhiều người khác bị bắt và bị bỏ tù trong vụ án “Xét lại chống Đảng” trước đây chỉ là những con dê tế thần của một âm mưu trong nội bộ Đảng Cộng sản khi đó, mà theo ông là để hạ uy tín của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Danh từ “scapegoating” dùng để chỉ sự đổ tội cho người khác thay vì chấp nhận những hậu quả do hành động của chính mình. Người bị chọn làm vật tế thần, “scapegoat”, thường là một người hoặc một nhóm người thấp cổ bé miệng, dễ ăn hiếp và khinh miệt hơn. Hitler đổ thừa bác sĩ Eduard Bloch gốc Do Thái đã chữa trị dở khiến cho mẹ của Hitler là Klara chết. Từ ác cảm cá nhân, Hitler đổ lỗi dân Do Thái là một trong những nguyên nhân làm Đức thua trận năm 1918. Và Hitler đã giết 6 triệu người Do Thái trong Thế Chiến Thứ Hai như là những con dê tế thần. Dê tế thần có thể trong tất cả mọi giới: chính trị, tôn giáo, nghệ thuật, thể thao. Adam đổ lỗi Eve cám dỗ; Eve đổ lỗi cho con rắn. Stalin đổ lỗi Trotsky. Trả lời phỏng vấn của đài BBC cuối năm 2013, nhà văn Vũ Thư Hiên cho rằng ông và ông Nguyễn Kiến Giang -nhà lý luận về chủ nghĩa Marx, cựu đảng viên lão thành mới qua đời- cùng nhiều người khác bị bắt và bị bỏ tù trong vụ án “Xét lại chống Đảng” trước đây chỉ là những con dê tế thần của một âm mưu trong nội bộ Đảng Cộng sản khi đó, mà theo ông là để hạ uy tín của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
“Scapegoat” còn là nạn nhân bị tập thể hoặc cấp trên đổ lỗi để gánh chịu trừng phạt. Vì muốn thoát hiểm an toàn, phủi tay tránh né trách nhiệm, biện minh cho hành động sai trái, tập thể hoặc cấp trên đó thường chọn người dưới quyền hay yếu thế làm vật hy sinh chịu tội thế cho mình. Đại úy Nguyễn Văn Nhung, sĩ quan tùy viên của trung tướng Dương Văn Minh, vâng lệnh nhóm đảo chánh bắn chết tổng thống Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu ngày 1-11-1963 để rồi sau đó bị làm dê tế thần, bị quy tội, bị tra tấn chết nhưng phao gian là chết do tự tử. Ngày nay trong nước xảy ra không ít những trường hợp dê tế thần tương tự khi công an nặng tay khiến người tình nghi tử vong trong lúc thẩm vấn. Nguyễn Tấn Dũng đổ lỗi cho Phạm Thanh Bình đã làm tập đoàn Vinashin sập tiệm; Bình bị bắt giam, bị xử án 20 năm tù nên đã thắt cổ tự tử.
Giáo sư Ron Rolheiser người Canada, tác giả của hàng chục quyển sách thần học và triết học cho rằng Scapegoat còn có thể hiểu một cách bình thường hơn trong giao tiếp hàng ngày; đó là tạo đồng minh bằng cách nói xấu một người thứ ba. Hãy tưởng tượng trong một nhóm bạn, A và B tuy không thân thiện nhau lắm nhưng đều cùng không thích X. Thế là A và B kết thân để tạo một liên minh loại bỏ X ra khỏi vòng bạn bè. Trong trường hợp này, X trở thành con dê tế thần. Dê tế thần thường là những người vắng mặt, không được ưa: một ông xếp khó chịu, một bạn học khó tính, một đồng nghiệp khó ưa, v.v. Đó là đặc tính của con dê bị tế thần. Chúng ta xây dựng mối giao thiệp với nhau bằng cách đẩy căng thẳng giữa chúng ta qua người khác. Khi loại trừ người đó khỏi nhóm mình, chúng ta tạo ra được mối quan hệ mới, một liên minh mới, nhưng như thế, sự hòa hợp giữa chúng ta dựa vào điều mà chúng ta cùng nhau chống lại hơn là dựa vào những gì chúng ta hướng đến.
Tất cả mọi nhóm, cho đến khi đạt được một mức độ trưởng thành nhất định, đều làm như thế cả. Và khi đối diện với căng thẳng trong đời sống riêng của mình, chúng ta cũng làm như thế. Cách xử thế này hoạt động như sau: Một buổi sáng, chúng ta thức dậy và, vì vô số lý do, chúng ta cảm thấy rối bời, nặng trĩu do một đống tạp nhạp chán nản, lo lắng, giận dữ. Vậy chúng ta làm gì đây? Chúng ta tìm một ai đó để đổ lỗi. Luôn luôn chúng ta nhanh chóng chọn được người (trong gia đình, nơi làm việc, một chính trị gia, hay một giới chức tôn giáo) để trút căng thẳng vào người đó. Một người mà chúng ta xem là khó tính, ngu đần, sai lầm về chính trị, hủ bại về đạo đức, hay xấu xa về mặt tôn giáo, người đó sẽ sớm phải lãnh gánh nặng căng thẳng và phẫn uất của chúng ta.
Hơn nữa, chúng ta không chỉ đẩy căng thẳng về phía một ai đó, mà chúng ta còn luôn “sát tế” nỗi căm phẫn mà chúng ta đang cảm nhận, chúng ta sẽ đẩy căng thẳng và giận dữ của mình về phía người đó không chỉ vì người đó khác chúng ta hay chúng ta xem họ là khó tính, ngu đần, biếng nhác, nhưng chúng ta làm thế, đặc biệt là vì chúng ta cảm thấy mình vượt trội họ về mặt đạo đức, chúng ta đúng, còn họ sai, chúng ta tốt còn họ thì xấu. Như thế phẫn uất mà chúng ta nhắm vào người đó được xem là một phẫn uất thánh thiện và cần thiết vì danh Chúa, vì sự thật và sự thiện, cũng như tất cả những việc hành hình bằng đóng đinh, treo cổ, và rút phép thông công vậy.
Randy Old Goat
Randy Old Goat có nghĩa là dê cụ, ông già dê, thằng cha dê xồm… Một ông già dê không nhất thiết phải có râu dê, nhưng có thể hay cười be he theo kiễu kép hài Văn Chung hay Thanh Việt. Một người để râu dê không nhất thiết có tánh dê xồm. Đại tướng Nguyễn Khánh được biết suốt đời chỉ có một vợ và 6 người con. Lại nữa, không phải ai tuổi Mùi cũng có tính dê hay máu dê. Những người tuổi con vật khác khi dê là vẫn cứ dê như thường.
Randy Old Goat có nghĩa là dê cụ, ông già dê, thằng cha dê xồm… Một ông già dê không nhất thiết phải có râu dê, nhưng có thể hay cười be he theo kiễu kép hài Văn Chung hay Thanh Việt. Một người để râu dê không nhất thiết có tánh dê xồm. Đại tướng Nguyễn Khánh được biết suốt đời chỉ có một vợ và 6 người con. Lại nữa, không phải ai tuổi Mùi cũng có tính dê hay máu dê. Những người tuổi con vật khác khi dê là vẫn cứ dê như thường.
Chẳng biết do đâu mà tiếng kêu be he của con dê lại bị liên kết với tiếng cười của mấy ông già dê cứ thấy đàn bà con gái là để lộ thái độ ve vãn và cử chỉ hành vi sàm sỡ. Câu nói “Let go you randy old goat!” có nghĩa như “Buông tao ra, đồ dê già mắc dịch!” Trong văn hóa Việt nam, hình ảnh con dê thường bị nhìn dưới một khía cạnh châm biếm cười chê. Dê đực có khả năng truyền giống rất mạnh là lẽ tự nhiên chứ nó có muốn như vậy đâu. Người ta ví những ông có máu 35 có tánh hay ve vãn đàn bà con gái với dê là oan cho nó. “Bươm bướm mà đậu cành bông. Ðã dê con chị, lại bồng con em” để chỉ các tay dê thứ dữ đó. Tính dê xồm dĩ nhiên là xấu rồi, bị người đời coi khinh vì không theo khuôn phép thuần phong mỹ tục. Bởi vậy người ta mắng dê xồm bằng 2 câu thơ là “Phượng hoàng đậu nhánh sa kê, Ông thần vật mấy thằng dê cho rồi!” Cho dù ông thần làm việc ô-vơ-thai đốp-bồ-síp (overtime double shift) đi chăng nữa cũng không thể vật hết người dê. Thế là dê xồm vẫn đi đầy đường, từ trong sở làm ra tới quán bia ôm, kể cả trong chòm xóm. Thiên hạ tức quá rủa tiếp “Dê xồm ăn lá khổ qua. Ăn nhiều sâu rọm, chết cha dê xồm!”
- Cô gái xinh đẹp ơi, em làm việc ở bệnh viện này à?
– Dạ, đúng rồi anh!
– Thế công việc chính của em là gì?
– Dạ, em tắm rửa rồi thay quần áo cho bệnh nhân ạ.
– Nếu anh vào nằm viện thì em cũng làm cho anh như thế chứ?
– Dạ, lúc nào em cũng sẵn sàng ạ.
– Vậy, làm sao anh tìm gặp được em khi vào viện nhỉ?
– Anh cứ hỏi thăm “Cô Mai nhà xác” là ai cũng biết và chỉ cho anh ạ!
– Hả…!?!?
– Dạ, đúng rồi anh!
– Thế công việc chính của em là gì?
– Dạ, em tắm rửa rồi thay quần áo cho bệnh nhân ạ.
– Nếu anh vào nằm viện thì em cũng làm cho anh như thế chứ?
– Dạ, lúc nào em cũng sẵn sàng ạ.
– Vậy, làm sao anh tìm gặp được em khi vào viện nhỉ?
– Anh cứ hỏi thăm “Cô Mai nhà xác” là ai cũng biết và chỉ cho anh ạ!
– Hả…!?!?
Get someone’s goat: đây là thành ngữ về dê thường dùng nhất với nghĩa bóng là làm cho ai bực mình, khó chịu, nổi sùng. Ví dụ:
– “I’m sorry. I didn’t mean to get your goat.” (Tôi xin lỗi. Tôi không cố ý làm cho bạn bực mình).
– “It really gets my goat when inconsiderate people litter.” (Tôi thật khó chịu khi thấy người bất lịch sự xả rác).
– “His wife’s constant whining gets his goat.” (Sự lải nhải càu nhàu của vợ hắn làm cho hắn bực mình).
Chữ “goat” dùng trong thành ngữ này là một ẩn dụ chỉ trạng thái an bình. Khi goat đang với ta, ta an hòa và ổn định. Khi goat của ta bị lấy đi, ta nổi sùng cáu gắt. “Get someone’s goat” thường không do một hành vi vô tình mà là một sự cố ý chủ mưu chọc giận.
– “I’m sorry. I didn’t mean to get your goat.” (Tôi xin lỗi. Tôi không cố ý làm cho bạn bực mình).
– “It really gets my goat when inconsiderate people litter.” (Tôi thật khó chịu khi thấy người bất lịch sự xả rác).
– “His wife’s constant whining gets his goat.” (Sự lải nhải càu nhàu của vợ hắn làm cho hắn bực mình).
Chữ “goat” dùng trong thành ngữ này là một ẩn dụ chỉ trạng thái an bình. Khi goat đang với ta, ta an hòa và ổn định. Khi goat của ta bị lấy đi, ta nổi sùng cáu gắt. “Get someone’s goat” thường không do một hành vi vô tình mà là một sự cố ý chủ mưu chọc giận.
Ví dụ:
Tí: “Mầy mới chửi tao hả Tèo?”
Tèo: “Mầy nói gì kỳ vậy? Tao chửi mầy hồi nào?
Tí: “Mầy mới chửi tao tức thì. Tao nghe rõ ràng mà còn chối!”
Tèo: “Trời đất! Tự dưng sao mầy dựng chuyện kỳ cục vậy?”
Tí: “Bây giờ mầy nói tao nói láo nữa hả?”
Tèo chịu hết nổi nên tức quá bỏ đi và lẩm bẩm. Tí nói vói theo:
“Đó thấy chưa! Mầy chửi tao rõ ràng!”
Tí: “Mầy mới chửi tao hả Tèo?”
Tèo: “Mầy nói gì kỳ vậy? Tao chửi mầy hồi nào?
Tí: “Mầy mới chửi tao tức thì. Tao nghe rõ ràng mà còn chối!”
Tèo: “Trời đất! Tự dưng sao mầy dựng chuyện kỳ cục vậy?”
Tí: “Bây giờ mầy nói tao nói láo nữa hả?”
Tèo chịu hết nổi nên tức quá bỏ đi và lẩm bẩm. Tí nói vói theo:
“Đó thấy chưa! Mầy chửi tao rõ ràng!”
“Tí has got Tèo’s goat.” Tí đã đoạt trạng thái an bình của Tèo, đã làm cho Tèo bực dọc khó chịu. Thế là có câu khuyên dành cho Tèo: “Don’t let him bother you, he’s just trying to get your goat.” (Đừng thèm để ý tới nó. Nó đang muốn chọc cho mầy nổi sùng đó).
Nguồn gốc của thành ngữ này vẫn còn là đề tài gây tranh cãi. Có người bảo nó bắt nguồn từ giới nuôi ngựa đua. Ngựa vốn là con vật dễ bị giao động, nổi chứng, trong khi con dê là con vật được biết rất trầm tĩnh nhu hòa. Vì vậy, trước ngày ngựa đua, người ta bỏ một con dê vào chuồng con ngựa sắp đua với mục đích sự hiện diện của con dê sẽ giúp làm dịu tính khí của con ngựa. Con ngựa trở nên gắn bó với con dê, một đứa bạn đồng hành hiền hậu và chịu đựng.
Thế là đối thủ trong cuộc đua tung đòn chơi bẩn, lén tìm cách bắt con dê đó đi. Sự vắng mặt của con dê có thể làm cho con ngựa đó cáu tính trở lại và sẽ trở chứng trong cuộc đua. Do đó khi một người than “Someone has got my goat” thì người đó ví mình như con ngựa đã mất dê, và mất điểm tựa ảnh hưởng nhu hòa.
Cách giải thích thứ nhì cho thành ngữ “Get someone’s goat” là có sự phát âm nhầm lẫn giữa chữ “goad” và chữ “goat”. Có thể thành ngữ đó phát sinh từ “Get your goad” dùng từ lâu bên Anh. “Goad” là một cây roi dài nhọn dùng để lùa gia súc. Ngày nay người ta thay thế món dụng cụ “goad” bằng “prod”.
Một giả thuyết khác cho rằng “goat” là tiếng lóng của tù nhân dùng vào đầu thế kỷ 20 để chỉ cơn giận.
Thành ngữ “to take the goat” có thể do dịch từ chữ Pháp “prendre la chèvre” với nghĩa lấy mất nguồn lợi. Đối với những nông dân nghèo, con dê của họ bị ăn cắp mất thì coi như họ mất nguồn cung cấp lương thực sữa và thịt dê. Tuy nhiên đây cũng chỉ là sự phỏng đoán diễn dịch mà thôi.
Một số thành ngữ châm ngôn khác
Để ám chỉ một người có mùi hôi cơ thể, người ta dùng thành ngữ “He got a goat under his arms”(Hắn có nguyên một con dê dưới nách hắn), nhưng nó không thịnh hành cho lắm.
Để ám chỉ một người có mùi hôi cơ thể, người ta dùng thành ngữ “He got a goat under his arms”(Hắn có nguyên một con dê dưới nách hắn), nhưng nó không thịnh hành cho lắm.
Put silk on a goat and it is still a goat: Dù có đắp lụa lên một con dê thì nó vẫn là dê.
It’s no use going to the goat’s house to look for wool: Đến nhà dê để tìm len cũng vô ích. Đến không đúng chỗ.
Don’t approach a goat from the front, a horse from the back, or a fool from any side: Đừng đến gần một con dê từ phía trước, một con ngựa từ phía sau, hoặc một kẻ ngốc từ bất kỳ phía nào. Các bạn biết tại sao rồi phải không. Con dê hay dùng sừng để húc; con ngựa hay dùng chân sau để đá; thằng ngốc thì chuyện gì nó cũng làm, chẳng biết đâu mà lường.
He who lets the goat be laid on his shoulders is soon after forced to carry the cow: Kẻ nào để yên cho người ta đặt một con dê lên vai thì sau đó thế nào cũng bị bắt cõng một con bò. Ý nghĩa câu này cũng tương tự như câu “Give him an inch and he will take a yard”, tương tự như câu “Được đàng chân, lân đàng đầu” của Việt Nam ta.
It doesn’t take a genius to spot a goat in a flock of sheep: Không cần phải là một thiên tài mới nhận ra một con dê trong một đàn cừu.
If you enter a goat stable, bleat; if you enter a water buffalo stable, bellow: Vào chuồng dê thì kêu be he; vào chuồng trâu thì kêu nghé ngọ. Nhập gia tùy tục, nhập giang tùy khúc.
Một số từ ngữ khác liên quan đến dê
Brush Goat: thuật ngữ dùng ở Mỹ để chỉ con dê đã nuôi trong nhiều năm ở mà không xác định thuộc giống loại nào. Những con dê này thường không cần được chăm sóc gì cả, chủ cứ thả rong chúng trong phạm vi nông trại cho chúng ăn dọn sạch bụi cỏ (brush).
Buck hay Billy: dê đực đã đủ trưởng thành về mặt sinh lý để giao phối và gây giống.
Buckling: dê đực còn trẻ chưa trưởng thành về mặt sinh lý để giao phối và gây giống.
Doe hay Nanny: dê cái đã đủ trưởng thành về mặt sinh lý để giao phối và gây giống.
Doeling: dê cái còn trẻ chưa đủ trưởng thành về mặt sinh lý để giao phối và gây giống.
Open: dê cái chưa mang thai.
Settled: dê cái đã mang thai.
Yearling: dê con từ một tới hai tuổi.
Kid: dê con dưới một tuổi.
Polled: dê không có sừng.
Chevon: Chevon là từ ngữ Pháp nghĩa là dê con, dùng để chỉ dê non còn bú hoặc mới vừa dứt sữa bị mang đi giết để lấy thịt.
Weaner hoặc Weanling: dê con dứt sữa.
Wether: dê đực đã thiến.
Brush Goat: thuật ngữ dùng ở Mỹ để chỉ con dê đã nuôi trong nhiều năm ở mà không xác định thuộc giống loại nào. Những con dê này thường không cần được chăm sóc gì cả, chủ cứ thả rong chúng trong phạm vi nông trại cho chúng ăn dọn sạch bụi cỏ (brush).
Buck hay Billy: dê đực đã đủ trưởng thành về mặt sinh lý để giao phối và gây giống.
Buckling: dê đực còn trẻ chưa trưởng thành về mặt sinh lý để giao phối và gây giống.
Doe hay Nanny: dê cái đã đủ trưởng thành về mặt sinh lý để giao phối và gây giống.
Doeling: dê cái còn trẻ chưa đủ trưởng thành về mặt sinh lý để giao phối và gây giống.
Open: dê cái chưa mang thai.
Settled: dê cái đã mang thai.
Yearling: dê con từ một tới hai tuổi.
Kid: dê con dưới một tuổi.
Polled: dê không có sừng.
Chevon: Chevon là từ ngữ Pháp nghĩa là dê con, dùng để chỉ dê non còn bú hoặc mới vừa dứt sữa bị mang đi giết để lấy thịt.
Weaner hoặc Weanling: dê con dứt sữa.
Wether: dê đực đã thiến.
Để kết thúc bài viết lan man này, người viết cầu mong quý bạn đọc năm Ất Mùi 2015 sống hiền lành thảnh thơi vô tư lự như dê (chưa chắc), biết hòa thuận nhường nhịn không như dê (cũng chưa chắc). Nếu có muốn cụng sừng nhau thì cũng trong tinh thần thể thao giao hữu thôi nha. Mời quý bạn đọc bài thơ Hai con dê qua cầu.
Bắt qua sông một cây cầu rất hẹp
Có một lần hai dê nọ cùng qua
Ngược chiều nhau nên kẹt đứng giữa cầu
Một con bảo: “Mầy phải lùi lại đã”
Con kia đáp: “Tại sao kỳ vậy hả?
Tôi bước lên cầu trước kia mà?”
- “Nhưng tao mạnh hơn mầy! Hãy tránh ra!”
>- “Tôi không tránh! Anh làm gì tôi chứ?”
- “Vậy mầy hãy cụng sừng đọ sức
Xem thằng nào ngán sợ thằng nào!”
- “Khoan! Nếu đứng đây ta lại đánh nhau
Chắc sẽ rớt xuống sông hết cả.
Thôi thì tôi đề nghị như vầy nhá
Tôi nằm xuống cho anh bước qua.”
Nhường nhịn nhau một chút thôi mà
Nhưng nhờ vậy cả hai còn sống sót.
(phỏng dịch truyện răn đời “Two Goats”)
Phan Hạnh.
Có một lần hai dê nọ cùng qua
Ngược chiều nhau nên kẹt đứng giữa cầu
Một con bảo: “Mầy phải lùi lại đã”
Con kia đáp: “Tại sao kỳ vậy hả?
Tôi bước lên cầu trước kia mà?”
- “Nhưng tao mạnh hơn mầy! Hãy tránh ra!”
>- “Tôi không tránh! Anh làm gì tôi chứ?”
- “Vậy mầy hãy cụng sừng đọ sức
Xem thằng nào ngán sợ thằng nào!”
- “Khoan! Nếu đứng đây ta lại đánh nhau
Chắc sẽ rớt xuống sông hết cả.
Thôi thì tôi đề nghị như vầy nhá
Tôi nằm xuống cho anh bước qua.”
Nhường nhịn nhau một chút thôi mà
Nhưng nhờ vậy cả hai còn sống sót.
(phỏng dịch truyện răn đời “Two Goats”)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét