EDITH
EVA EGER, NGƯỜI CON GÁI VÀ ĐIỆU VŨ OAN NGHIỆT
TRONG TRẠI TẬP TRUNG ĐỨC QUỐC XÃ AUSCHWITZ
Edith Eva Eger nhìn tấm
hình đen trắng phai màu, năm bà 16 tuổi,
trong bộ đồ tắm với nụ cười rạng rỡ, được bạn mình, cậu
con trai người Do Thái tên Imre, chụp chừng
vài tháng trước khi cuộc đời bà tưởng như chấm dứt, rồi thở dài, cũng giống như
nhiều người Do Thái khác, Imre đã không sống
sót trong cuộc diệt
chủng gây ra bởi
Đức quốc
xã 70 năm trước
đây.
Ngày sinh nhật năm 17 tuổi
của
Eger là ngày bị giam trong trại
tập trung Auschwitz. 70 năm sau, mới thoạt nhìn, dáng bộ
bà trông có vẻ yếu
ớt nhưng cho tới lúc bà nhanh nhẩu, biểu diễn cho người ký giả
mới quen một cú đá khiêu vũ
cao khỏi vai, thì người ta mới thấy Eger vẫn còn khỏe
mạnh hơn người ta tưởng. Đã 87 tuổi, bà vẫn hảnh diện
với những ký ức thời non trẻ
khi còn là một vũ công nhỏ
bé được huấn
luyện, để tranh tài thế vận hội trong đội thể dục của Hung Gia Lợi (Hungary). Nhưng sau
đó bà được bảo là phải đi tập dượt chỗ khác vì bà là người Do Thái và không được chấp thuận cho đi dự Thế Vận
hội. Giấc mơ đời bà tan ra từng mảnh vụn hoàn toàn khi nghe tin này. Eger là một
người Hung gốc Do Thái, đứa con gái nhỏ nhất trong số ba chị em, sống tại thành
phố Kosice, mà ngày nay là Slovakia. Cha là một người thợ may và mẹ là một công
chức của chính quyền Hung thời bấy giờ.
Theo lời bà Eger, chưa
tới tháng ba năm 1945, những ngày cuối của thế
chiến thứ hai, bọn lính Hung theo Đức quốc xã đến
nhà bắt cả gia đình bà. Người Do Thái ở Hung là
những người trong nhóm cộng đồng Do Thái tại đó bị Đức Quốc xã nhắm
tới. Gia đình bà bị
đưa tới một
trong số các trung tâm tạm giam trước khi, cuối cùng bị lùa lên xe lửa chỡ tới
trại tập trung Auschwitz ở Ba Lan, do Đức quốc xã chiếm đóng. Mẹ bà ôm bà trong
toa chỡ trâu bò nói rằng không biết mình sẽ
đi đâu, cái gì sẽ xảy
ra với mình nhưng con nhớ là, không ai có thể cướp đi những
gì mà con thấy và giữ
trong đầu mình.
Khi tới trại Auschwitz, tên bác sĩ người Đức Joseph Mengele, một trong những
sĩ quan y tế cao cấp của trại, đứng ở cuối hàng dài tù nhân Do Thái, quyết định
ai sẽ bị đưa vào các phòng
hơi ngạt và ai sẽ trở lại trại tù. Ông ta chỉ vào mẹ của bà, bảo bà đi qua phía bên
trái, Eger nắm tay đi theo, nhưng tên bác sĩ kéo bà lại và nói bà sẽ gặp lại mẹ
sau, mẹ bà chỉ đi tắm chút xíu thôi. Đó là lần cuối cùng bà nhìn thấy
cha mẹ mình. Họ
đã chết trong phòng hơi ngạt của trại Auschwitz cùng với
hơn 1 triệu người Do Thái khác. Đó không phải là lần chót, mà bà Eger gặp tên
bác sĩ SS có biệt danh là “Thiên thần
của sự
chết” ở trại tập trung Auschwitz. Một
ngày, bác sĩ Mengele đến dãy
nhà tù ở, cho biết
ông ta muốn có cái gì đó giải trí. Những người
đồng tù đề cử Eger biểu diễn làm vui cho tên này, người đã ra lệnh
giết chết cha mẹ mình. Bà bảo đám Đức
quốc xã hát bài Blue Danube khi bà nhảy theo vũ điệu
Waltz trước mặt tên tội phạm chiến tranh tàn bạo nhất của tội diệt chủng người
Do Thái.
Bà nhảy múa trong sự sợ
hãi, mắt bà nhắm
lại và tưởng tượng rằng bản nhạc bà nghe là nhạc Tchaikovsky
và mình đang khiêu vũ với bài
“Romeo & Juliet” tại đại hý
viện Budapest. Tên bác sĩ khá hài lòng và thưởng cho bà thêm phần
ăn bánh mì mà bà đã chia
cùng với mấy
cô gái bị giam, chung phòng giam ăn sau đó. Vài tháng
sau, chính các cô gái này đã
cứu sống Eger, khi bà gần như
ngã quỵ vì bệnh nặng
và đói
khát trong những ngày bị cưỡng bức lội bộ trên con đường tử thần xuyên quá Áo
quốc. Họ đã vòng tay nhau làm thành cái ghế để
Eger ngồi lên, rồi khiêng bà trên đường, nhờ đó mà bà không chết. Hơn hai thập
niên sau khi có cuộc diệt chủng, khiêu vũ vẫn còn là sự đam mê của bà Eger.
Trong căn nhà, đứng trên ngọn đồi nhìn xuống biển
Thái Bình Dương,
bà chưng không biết bao nhiêu là tượng hình người con gái đangkhiêu vũ. Mỗi chủ nhật bà đều nhảy lại
các bước nhảy theo tiếng nhạc mà những người lính Hoa kỳ đã tập
bà hát khi họ giải
phóng nước
Áo năm 1945.
Có lẽ ví ý chí muốn có một
cuộc đời trọn nghĩa, mà người con gái trẻ tên
Eger đã sống sót được
trước sự tàn phá khủng khiếp của thế chiến thứ hai và cuối cùng đời bà đã nở
hoa khi trở thành một
người di
dân trên đất nước Hoa Kỳ. Sau chiến tranh chấm dứt không lâu, bà Eger gặp và kết
hôn với một đồng hương Hung Gia Lợi gốc Do Thái, người đã từng
là kháng chiến quân chống
Đức Quốc Xã. Hai người cùng đứa con gái nhỏ di dân đến Hoa Kỳ sau khi sống
vài năm ở Hung Gia Lợi. Theo lời kể của người con gái lớn của Eger, bà rất e thẹn
khi cô ta lớn lên, nhưng mẹ cô, bà Eger đã thay đổi từ những năm 1970 sau một lần bà trở lại thăm trại
tập trung Auschwitz. Sau lần đó, bà thay đổi một cách thấy rõ, trước đó hình như luôn luôn nhìn thấy một chút gì u buồn, đằng sau đôi mắt bà nhưng rồi nó
biến mất không còn ở đó nữa. Nó đã trả
tự do lại cho bà và bà trở thành một người vui tươi như bây giờ.
Cũng cùng trong những năm 1970 bà Eger bắt đầu theo học ngành tâm lý. Nhiều
thập niên sau đó bà vẫn làm việc như một người
chuyên về tâm lý học tại một
số bệnh viện,
đồng thời cũng có phòng
khám riêng ở nhà tại
thành phố La Jolla. Bà chuyên về điều trị
những bệnh nhân bị bấn loạn
vì khủng hoảng
tinh thần. Theo lời
của bác sĩ Saul Levine, giáo sư tâm thần học tại trường
đại học California, San Diego, người biết và đã làm việc với bà Eger trong hơn 20 năm, Eger đúng là một
chuyên gia theo đúng định nghĩa của nó, bà đã dùng và đem những
kinh nghiệm của
chính mình áp dụng để giúp bệnh nhân vừa theo phương
cách điều trị của bệnh viện và vừa của cá nhân bà.
Trong suốt thời gian làm công việc của một
nhà tâm lý học, bà Eger cũng đã làm việc với quân đội Hoa Kỳ, điều trị những cựu quân
nhân Mỹ tham dự cuộc chiến Việt Nam, Iraq và A Phú Hản (Afghanistan). Đồng thời bà trợ giúp
việc thành lập các nơi lánh nạn cho giới phụ nữ là nạn nhân của bạo hành gia đình. Eger cho biết,
trại tập trung Auschwitz đã cho bà, một món quà tuyệt hảo
trong một
cách nhìn nào đó,
nhờ nó, bà đã hướng dẩn người khác có
được một ý muốn đứng lên và bền
chí.
Bà Eger cũng đã trở thành một người năng động nói chuyện với công
chúng, đặc biệt là các buổi nói chuyện có tên Ted Talk và đọc diễn văn tại nhiều
trường trung học và đại học ở Hoa Kỳ, mặc dù đôi khi giọng nói còn có hơi phát âm của người Hung Gia Lợi.
Eger nói với bệnh nhân rằng, tự yêu mình là tự săn sóc cho mình. Cái trại tập trung lớn
nhất là cái ở trong đầu của chúng ta.
Nhớ lại lần đầu tiên khi nghe Eger nói chuyện trước một số đông thính giả,
bác sĩ Levine nói rằng, bà là một sức mạnh của thiên nhiên đất trời. Bảy mươi
năm sau ngày Auschwitz được giải phóng, niềm hảnh diện và hân hoan to lớn nhất
của Eger, một trong những nạn nhân sống sót của cuộc diệt chủng tàn bạo này, là
ba đứa cháu của bà.
Bà cao giọng
mĩm cười, khi người ta hỏi tại sao, với
bà, đó là sự trả thù tốt nhất dành cho
tên đồ tể
Hitler mỗi khi bà nghĩ tới Auschwitz, trong lúc bà chỉ về hướng
một trong nhiều
tấm hình, chụp
nụ cười hồn nhiên và rạng rỡ của mấy đứa cháu, treo trên tường trong
văn phòng làm việc.
Thuyên Huy
Bài viết của mục Chuyện Thế Giới Trong Tuần, được đọc vào mỗi tối thứ hai hàng tuần, trong chương trình tiếng Việt của đài phát thanh FM974 Melbourne - Úc châu".
Bài viết của mục Chuyện Thế Giới Trong Tuần, được đọc vào mỗi tối thứ hai hàng tuần, trong chương trình tiếng Việt của đài phát thanh FM974 Melbourne - Úc châu".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét