TƯỞNG NHỚ NGUYỄN TRI PHƯƠNG.
Nguyễn triều danh tướng, đất Chi Long*
Rạng chiếu Tri Phương, ánh nhật đông
Thống lĩnh quân dân cùng máu Việt
Bảo toàn cương thổ của cha ông
Tinh thần bất khuất dòng Âu Lạc
Khí phách hiên ngang tiếng trống đồng
Tên tuổi khắc vào trang sử nước
Lưu truyền hậu thế những kỳ công.
Lý Đức Quỳnh
HỌA: KỲ TÍCH NGUYỄN TRI PHƯƠNG
Tưởng nhớ Đường Xuyên nơi Chí Long (*),
Đầu năm khách viếng thật là đông.
Trưng đầy bia đá lưu ghi tích,
Phảng phất hương trầm nhớ đến ông.
Ơn lớn dựng xây hình đúc tượng,
Hiếu Trung gương rạng khắc in đồng.
Tri Phương quan đại lo cho nước,
Sử sách vang truyền mãi nhớ công.
*
Ngàn năm hậu thế nhắc tên ông!
Kính Họa Vận : Tưởng Nhớ Vị Anh Hùng Dân Tộc
NHỚ MÃI ĐẠI THẦN "NGUYỄN TRI PHƯƠNG
Được lần ghé lại xứ Chi LongiVếng mộ đại thần lắm khách đông
Đá tạc văn truyền Trung hiếu tích
Bia đề sử chép rạng ngời công
Đống Đa cặp đối vinh danh liệt*
Đất mẹ hoành phi khắc nghĩa đồng
Vị nước quên mình nào tiếc phận
Muôn đời mãi khắc nhớ về Ông …
Mai Vân-VTT, 28/02/25.
*"Kia thành quách, kia non sông, trăm trận phong trần còn thước đất
Là trời sao, là sông núi, mười năm tâm sự với trời xanh".
NGUYỄN TRI PHƯƠNG, NHÀ CHIẾN THUẬT (*)
Chớ rẻ nông dân, ấy phục long! (1)
Tiếng tăm lừng lẫy khắp trời Đông.
Tinh thần dũng khí không thua giặc,
Vũ khí quân đông chẳng lại ông.
Bỏ ngỏ nhà hoang giao trẻ nhỏ,
Bao vây biển rộng dẫn mông đồng. (2)
Không hàng khoa bảng mà danh tướng,
Đại thắng quân Tây ghi chiến công.
Đỗ Quang Vinh
phụng họa
02-3-2025
Chú thích
(1) 伏龍 phục long= người tài chưa xuất hiện
(2) 艨艟 mông đồng= một loại thuyền trận tàu chiến ngày xưa
* Nguyễn Tri Phương xuất thân trong gia đình nông dân làm ruộng. Làm quan dưới ba triều vua, Nguyễn Tri Phương không chỉ là một vị quan có uy có thế mà ông còn được giao trọng trách điều binh khiển tướng trong nhiều trận đánh. Là một dũng tướng lặn lội đánh trận khắp ba miền đất nước Bắc, Trung, Nam… nhưng tên tuổi, tài năng và nghệ thuật quân sự của ông chỉ thực sự được khẳng định và lưu danh thiên cổ nhờ cuộc kháng chiến chống liên quân Pháp - Tây Ban Nha từ năm 1858-1860 trên mặt trận Đà Nẵng. TS Sử học Nguyễn Hữu Tâm, nguyên Giám đốc Thư viện Viện Sử học cho biết: “Nếu như các viên đại thần, viên quan đại thần của triều hầu hết đều xuất thân từ gia đình khoa bảng hoặc gia đình quyền quý thì Nguyễn Tri Phương lại xuất thân trong gia đình nông dân làm ruộng, là trường hợp khá đặc biệt trong lịch sử”.
Sau khi được cử làm Tổng thống quân thứ Quảng Nam (10.1858), Nguyễn Tri Phương đưa ra một phương lược phòng thủ và đánh địch chu đáo, thích hợp. Ông không chủ trương đối đầu trực diện để tránh sức mạnh hơn hẳn về vũ khí của địch, mà tiến hành bao vây, chặn chúng ngoài cửa biển, tích cực phục kích, không cho địch tiếp xúc với dân, thực hiện vườn không, nhà trống” Chủ trương trên khiến cho quân Pháp - Tây Ban Nha gặp nhiều khó khăn, không bắt được lính, không thu được lương thực. Một sĩ quan Pháp viết: Đất mà chúng tôi chiếm được thì dân đều bỏ đi cả, trừ một vài nhà tranh của người đánh cá. Tôi chưa hề thấy một con gà. Quân Pháp không tiến sâu vào được nội địa, vì thế chúng phải sử dụng những chiến thuyền nhỏ đánh vào các vị trí trọng yếu nằm ở các cửa sông của quân triều đình.
(https://vov.gov.vn/chu-
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét