Ung thư từ ăn uống và "kẻ giết người giấu mặt'
- Trừ ung thư phổi ra, ung thư liên quan đến đường tiêu hóa, ăn uống tại Việt Nam đang chiếm vị trí đặc biệt nghiêm trọng do sự gia tăng nhanh chóng số người mắc cũng như số tử vong.
Dính ung thư vì những lý do khó tin nhất
Nhiều loại thực phẩm tươi, sạch nhưng do chế biến, cách ăn không đúng có thể sản sinh ra độc tố gây bệnh ung thư. Con người cũng có thể bị bệnh ung thư nếu lượng dinh dưỡng qua mỗi bữa ăn hằng ngày bất hợp lý, thiếu cân bằng.
Từ thực phẩm thiu thối đến ung thư 'ăn uống'
Còn bao nhiêu thực phẩm kém chất lượng, sử dụng hóa chất độc hại bị lọt lưới, xuất hiện trên bàn ăn của các quán nhậu, quán cơm bình dân…Và như vậy ngày càng nhiều người mắc bệnh ung thư".
|
Đây là thông tin do PGS.TS Phạm Duy Hiển, nguyên Phó giám đốc bệnh viện K, đưa ra.
Theo PGS Hiển, điều nguy hiểm hiện nay là nhiều người chỉ quan tâm đến những ngộ độc cấp tính nhìn thấy ngay, chứ chưa quan tâm đến những hậu quả tiềm tàng của việc đưa các loại thực phẩm chứa chất độc vào cơ thể thông qua quá trình ăn uống, sử dụng thực phẩm không đúng cách.
Ung thư đường tiêu hóa: Báo động đỏ
Hồi chuông báo động này được thể hiện trước tiên qua con số bệnh nhân mắc các loại ung thư liên quan đến đường tiêu hóa, ăn uống tại Việt Nam đang ở mức rất cao.
Cụ thể: Theo thống kê của Tổ chức ghi nhận ung thư toàn cầu, riêng với bệnh ung thư gan thì trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng trên 20.000 bệnh nhân mắc mới (con số này theo ông Hiển đánh giá là quá nhiều).
Các bệnh ung thư liên quan đến đường tiêu hóa, ăn uống ở Việt Nam đang gia tăng ở mức báo động (Ảnh: C.Q) |
Ngoài ra, mỗi năm có khoảng 18.000-19.000 người tử vong vì căn bệnh này.
Trong các loại ung thư liên quan đến tiêu hóa, đứng sau ung thư gan về mức độ phổ biến là ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng và ung thư thực quản.
Mỗi năm Việt Nam có từ 11.000-12.000 người mắc mới ung thư dạ dày và 8.000 người tử vong.
Với ung thư đại trực tràng và ung thư thực quản, con số mắc tương tự ung thư dạ dày nhưng số tử vong ở mức 6.000 người.
Ông Hiển cho rằng các chuyên gia khó có thể khẳng định một cách chính xác các yếu tố cụ thể để gây bệnh ung thư trên một người bệnh, nhưng có một điều chắc chắn rằng khi đưa những thực phẩm không đảm bảo (về vệ sinh cũng như cách chế biến gây độc hại) vào cơ thể thì các chất (vốn không có khả năng gây ung thư) sẽ biến đổi (do yếu tố nội sinh) thành những chất có khả năng gây ung thư cao.
Vị PGS lấy ví dụ về đồ nướng – loại thức ăn được rất nhiều người ưa chuộng tại Việt Nam. Ông cho biết khi nướng đồ ăn, nhiệt độ cao sẽ biến các axit amin ở trong thức ăn từ chỗ là gốc không gây ung thư thành gốc gây ung thư.
Nếu ăn thường xuyên đồ nướng (nhất là đồ nướng cháy) thì rõ ràng nguy cơ mắc ung thư sẽ cao hơn.
Ngoài ra, việc ăn quá ít rau xanh, hoa quả, không bổ sung đầy đủ các loại vitamin, khoáng chất, ăn thừa chất béo, đạm, ... là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư đại trực tràng.
Ở nước ta, ung thư đại trực tràng có dấu hiệu gia tăng đáng báo động (từ vị trí số 9 nhảy xuống vị trí số 4).
Thực tế từ các nghiên cứu của Viện dinh dưỡng cho thấy khẩu phần ăn của người Việt Nam rất mất cân bằng, thừa thịt và thiếu nhiều rau, quả.
Rượu, bia: “Kẻ giết người” giấu mặt
Ngoài chuyện sử dụng thực phẩm không đảm bảo, ông Hiển còn đặc biệt lưu ý đến vấn đề sử dụng rượu bia của người Việt Nam.
Uống rượu bia nhiều khiến nguy cơ mắc bệnh ung thư tăng cao (Ảnh: Intetnet) |
Theo ông Hiển, hiện nay, tại Việt Nam, theo thống kê có khoảng 20 triệu người mắc viêm gan B và viêm gan C, trong đó có khoảng 60-70% số này là người lành mang trùng gây bệnh.
Trong số 20 triệu người mắc viêm gan thì có khoảng 5% phải điều trị do có diễn biến cấp tính; 10-15% tiềm tàng nguy cơ xơ gan. Số này nếu không bị kích thích bởi rượu bia hoặc bị nhiễm độc thì sẽ kéo rất dài rồi mới đến giai đoạn viêm gan mãn, nhưng nếu bị kích thích thì quá trình này sẽ diễn ra rất nhanh và người bệnh sẽ sớm bước vào giai đoạn bị ung thư gan sớm do xơ gan.
Chưa bàn tới vấn đề chất lượng thực phẩm, ông Hiển cho rằng chỉ với việc thay đổi cách ăn uống hợp lý, khoa học thì mỗi người đã có thể “lái” con thuyền sức khỏe của mình sang một hướng tích cực hơn (như giảm ăn đồ nướng, đồ hun khói, giảm ăn thức ăn làm sẵn vì có chứa chất bảo quản, tăng cường ăn rau xanh, đặc biệt “kiềng” rượu bia và năng vận động, vv ...).
Minh chứng từ nước Mỹ đã cho thấy hiệu quả của những thay đổi này. Ông Hiển dẫn thông tin từ Tổ chức nghiên cứu ung thư toàn cầu: Khoảng 40-50 năm trước, bệnh ung thư dạ dày tại nước Mỹ đứng thứ 4 về mức độ phổ biến nhưng nay, nhờ việc thay đổi thói quen ăn uống, ung thư dạ dày ở nước này đã tụt xuống vị trí 16 trong danh sách về sự phổ biến của các bệnh ung thư.
Ông Hiển nhận định: Với tốc độ công nghiệp hóa và tình trạng an toàn thực phẩm, kiến thức và hành vi an toàn thực phẩm hiện nay tại Việt Nam thì trong vài năm tới, ung thư sẽ vượt qua tim mạch để “vươn lên” dẫn đầu danh sách những bệnh phổ biến.
Nguyên nhân gây bệnh ung thư 20% do yếu tố nội sinh (sẵn có bên trong cơ thể) và 80% do yếu tố ngoại sinh (ngoài môi trường).
Trong cơ thể con người có loại gen làm sản sinh tế bào, biệt hóa tế bào và đưa tế bào vào chu trình chết để thay thế bằng tế bào khác.
Nhưng sự tác động theo hướng tiêu cực của các yếu tố ngoại sinh (thức ăn, môi trường, lối sống, quan hệ tình dục) sẽ làm bất hoạt các tế bào, khiến chúng không được đưa vào chu trình chết để thay thế mà sẽ phát triển không có giới hạn, gây ra bệnh ung thư.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét