Thứ Ba, 6 tháng 2, 2024

Những Cặp Từ Dễ Nhầm Lẫn Trong Tiếng Việt (tiếp theo) - Lê Trung Ngân

-Xịn xò hay xịn sò. Xịn sò là từ lóng được sử dụng phổ biến trong giao tiếp. Xịn sò có nguồn gốc từ tính từ “xịn”. Xịn xò thường được dùng để mô tả những đồ vật hoặc tiện tượng có giá trị cao. Những đồ vật hoặc hiện tượng này thường có chất lượng cao. Trong từ điển tiếng Việt chỉ có từ xịn sò. Vì vậy, chúng ta có thể kết luận xịn sò là từ đúng chính tả. Còn xịn xò là từ sai chính tả do cách phát âm tương tự nhau.
-Sa ngã hay xa ngã. Sa ngã là một động từ. Trong đó, từ “sa” có nghĩa sự rơi rớt, rơi rụng. Còn từ “ngã” là không cân bằng, thiếu sự vững vàng, không thể đứng vững. Động từ “sa ngã” này được dùng để chỉ những sự việc hoặc hành động hư hỏng. Đó là những hành động hoặc sự việc sai trái không phù hợp với đạo đức, thậm chí vi phạm pháp luật khi đứng trước cám dỗ. Còn từ “xa ngã”nếu tách nghĩa từng chữ, ta có từ “xa” có nghĩa là khoảng cách khá lớn từ điểm này đến điểm kia. Còn từ “ngã” có nghĩa là không vững vàng, không đứng vững. Vì vậy, khi ghép hai từ xa và ngã lại với nhau hoàn toàn vô nghĩa. Qua đó, chúng ta có thể thấy xa ngã là một từ vô nghĩa. Trong từ điển tiếng Việt chỉ xuất hiện từ sa ngã. Do đó, sa ngã mới là từ đúng chính tả.
-Sa đà hay xa đà. Sa đà là một từ tính từ được mượn từ Hán Việt. Theo đó, từ “sa dùng để chỉ lỗi lần, sự sai lầm. Còn từ đà dùng để chỉ sự lặp lại hoặc thêm một lần nữa. Khi kết hợp hai từ này lại tạo nên từ sa đà. Sa đà có thể hiểu là sự mê mẩn đến mức không thể kiềm chế đối với một sự vật hoặc hành động nào đó. Còn từ “xa đà”nếu tách nghĩa từng chữ, ta có từ “xa” có nghĩa là khoảng cách từ điểm này đến điểm kia. Còn từ “đà” có ý nghĩa là sự lặp lại. Chính vì vậy, khi kết hợp với từ đà thì xa đà hoàn toàn không có nghĩa.
-Sa hoa hay xa hoa. Xa hoa là tính từ mang nghĩa lối sống giàu sang một cách phô trương và lãng phí. Hành động xa hoa mang ý nghĩa tiêu cực, chỉ để khoe khoang sự giàu có và tài sản của mình. Còn sa hoa là một từ sai chính tả. Bởi từ “sa” được hiểu là mắc kẹt hoặc vướng vào một tình huống khó khăn (Ví dụ: cá sa vào lưới). Do đó, sa hoa là một từ vô nghĩa. Trong từ điển tiếng Việt chỉ có từ xa hoa mới đúng chính tả.
-Sa thải hay xa thải. Sa thải là từ Hán Việt nghĩa đen được hiểu là đãi cát. Đãi cát là hoạt động lọc bỏ những sạn, đá có trong cát. Chính vì ý nghĩa này mà người Việt biến tấu để sử dụng từ sa thải theo nghĩa bóng. Sa thải nghĩa bóng có nghĩa là loại bỏ những điều, những thứ xấu và giữ lại những điều tốt đẹp. Trên thực tế, từ sa thải thường được dùng để loại bỏ hoặc buộc những cá thể phải nghỉ việc do không đáp ứng được yêu cầu công việc. Còn xa thải nếu tách nghĩa thì từ “xa” được hiểu là nhận định về khoảng cách giữa hai vật, hai địa điểm… với nhau. Do đó, khi ghép từ “xa” với “thải” tạo nên từ xa thải thì không có nghĩa. Vì vậy, cụm từ xa thải là từ không có ý nghĩa và sai chính tả. Qua đó, có thể kết luận từ sa thải mới là từ đúng chính tả tiếng Việt.
- Sữa chữa hay sửa chữa. Sửa chữa là từ được sử dụng rất thông dụng. Sửa chữa có nghĩa là làm lại, khắc phục lại một vật hoặc một điều gì đó cho đúng. Từ sửa chữa thường được dùng để chỉ hành động khắc phục lại lỗi lầm, những chỗ sai sót. Trong tiếng Việt, có rất nhiều từ đồng nghĩa với sửa chữa như tu sửa, sửa sang… Còn từ “sữa” là một danh từ dùng để chỉ chất lỏng giàu dinh dưỡng được tiết từ tuyến vú hoặc chiết xuất từ các loại đậu. Vì vậy, “sữa” khi ghép với từ “chữa” là một từ vô nghĩa. Vậy sửa chữa là từ đúng. Còn sữa chửa là một từ không có nghĩa và sai chính tả.
- Suất phát hay xuất phát. Xuất phát là động từ, được hiểu đơn giản là bắt đầu khởi hành, bắt đầu đi hay bắt đầu một sự việc nào đó. Trong đó, từ xuất có nghĩa là ra. Còn “suất” có nghĩa là một phần được chia ra từ tổng thể. Từ “suất” thường được ghép với một số danh từ tạo thành những cụm từ như suất ăn, suất quà tặng… Nhưng khi từ “suất” kết hợp với “phát” lại không có nghĩa. Đây là một từ viết sai chính tả và không xuất hiện trong từ điển tiếng Việt.
- Củng cố hay cũng cố. Củng cố là cụm từ thông dụng và quen thuộc trong giao tiếp hàng ngày cũng như văn viết. Trong tiếng Việt, củng cố mang hai ý nghĩa. Nghĩa thứ nhất của củng cố là làm cho một vật, một điều gì đó trở nên bền chắc. Một nghĩa khác của cụm từ củng cố là ôn tập, ôn lại để nắm vững và nhớ kĩ hơn. Viết cũng cố thường do bị nhầm lẫn vì từ cũng cố là một từ không có nghĩa và sai chính tả.
- Dày vò hay giày vò. Dày: Đây là tính từ dùng để chỉ khoảng cách giữa hai mặt của một vật. Ví dụ: Chúng ta dùng từ dày để biểu thị độ dày của tấm ván gỗ. Tấm ván gỗ này dày 3 phân. Giày: Nghĩa thứ nhất của giày dùng để chỉ đồ dùng được sản xuất từ da, vải hoặc cao su. Giày nhằm mục đích bảo vệ bàn chân trong quá trình di chuyển. Nghĩa thứ hai của giày là chà đạp, không ngừng dẫm đi dẫm lại đến mức nát vụn. Vò: Đây là từ có hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất là danh từ vò dùng để chỉ những hũ lớn thường để đựng rượu. Còn nghĩa thứ hai của vò là động từ dùng để chỉ hành động chà xát, làm cho rối bời nhàu nát. Qua phần giải nghĩa của từng từ ở phần trên, chúng ta có thể thấy giày vò mới là từ đúng chính tả.
-Trao dồi hay trau dồi. Trau dồi là động từ dùng để diễn tả một hành động cố gắng rèn luyện. Nhằm mục đích nâng cao và hoàn thiện bản thân trong quá trình làm việc, học tập hay theo đuổi một lĩnh vực nào đó trong cuộc sống. Trao dồi là một từ vô nghĩa. Trong từ điển tiếng Việt hoàn toàn không có từ này. Vì vậy, khi sử dụng từ này trong cả văn nói lẫn văn viết đều sai chính tả. Đây chỉ là sự nhầm lẫn trong cách phát âm dẫn đến sự nhầm lẫn trong cách viết.
- Soi mói hay xoi mói. Từ soi có nghĩa là soi rọi hay soi chiếu ánh sáng. Từ này không mang ý nghĩa tiêu cực hay chỉ trích mà thiên về ý nghĩa hiện tượng hơn. Ngược lại, từ xoi có nghĩa là bới móc hay xét nét hành động, sự việc của một người nào đó. Đây là từ mang ý nghĩa tiêu cực thường dùng để chỉ trích một cách chỉ lo sự việc không liên quan đến mình. Từ mói là biến âm của từ bói. Mói được hiểu là phán xét, dò xét hay thăm dò. Qua phần trên, chúng ta có thể thấy xoi mói mới là từ đúng chính tả. Bởi chúng ta thường sử dụng từ xoi mói nhằm mục đích chỉ những hành động phán xét một hành động không liên quan đến mình. Hành động này mang nghĩa tiêu cực bới móc đời tư của người khác. Sở dĩ hai từ soi mói và xoi mói thường bị mọi người nhầm lẫn. Bởi cách phát âm “s” và “x” khá giống nhau. Nhưng từ đúng chính tả và thể hiện chính xác ý nghĩa nhất là từ xoi mói.


 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NGẮM HOA : Thơ Hưng Quốc Và Bài Họa Của Các Thi Hửu

NGẮM HOA ( Độc vận hoa) Hôm nay Phương Trượng dẫn xem hoa Đệ tử theo thầy ngoạn thưởng hoa Bước đến vườn hoa trông lắm cội Lại gần chậu kiển...