CUỘC TÌNH
TUYỆT ĐẸP CỦA KỲ NGOẠI HẦU CƯỜNG ĐỂ
____________________
Đôi dòng tiểu sử:
Kỳ Ngoại hầu Cường
Để (chữ Nho: 畿外侯彊柢; 1882-1951)
là Hoàng thân triều Nguyễn (cháu năm đời của Nguyễn Phúc Cảnh), và là một nhà cách mạng Việt Nam vào đầu thế kỷ 20.
Đức Ngoại Hầu tên thật là Nguyễn Phúc Đan
(阮福單), sinh ngày 11
tháng Giêng năm Nhâm Ngọ (tức 28 tháng 2 năm 1882)
tại Huế, là con của
Hàm Hóa Hương Công Tăng Nhu.
Ông là cháu đích tôn 6 đời của vua Gia Long, là cháu trực hệ
của Hoàng tử Cảnh. Do hoàng tử Cảnh mất sớm,
tổ phụ ông là Hoàng Tôn
Đán bấy giờ còn nhỏ tuổi,
ngôi vua truyền cho dòng thứ 2 là Hoàng tử Đảm,
tức vua Minh Mạng.
Đức Kỳ Ngoại Hầu mất ngày 06 tháng 4 năm 1951 ở Tokyo, Nhật Bản. Ông còn có
tên khác là Nguyễn Phúc Hồng Dân, Nguyễn Trung Hưng, Lâm Đức Thuận, Nam Nhất Hùng (Minami Kazuo). Có vợ Nhựt tên An Đằng Thành Hành (Aniò Shigeyuki).
Ảnh: Cường Để (bên trái) và Phan Bội Châu (bên phải) chụp năm 1907.
Ảnh: Cường Để (bên trái) và Phan Bội Châu (bên phải) chụp năm 1907.
Quá trình hoạt động:
Vì là dòng dõi chính thống trong hoàng tộc nên nhiều nhà ái quốc
như Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu đã có kế hoạch
liên lạc với gia đình ông để lập
lại ngôi vua, thay cho vua Khải Định vì vị
vua này hợp tác với thực dân Pháp. Tuy nhiên vì lý do tuổi già, cha ông từ chối,
nhưng giới thiệu ông thay mặt
gia đình tham gia phong trào. Biệt
danh Nguyễn
Trung Hưng (阮中興) của ông
có từ đó. Khi Phan Đình Phùng mất, khả năng đấu
tranh bằng lực lượng vũ trang cũng không còn, ông chuyển sang hoạt động
chính trị.
Sang Nhật Bản 1906-1910:
Năm 1906,
ông Cường Để trốn
sang Nhật
và cùng với Phan Bội Châu cổ động phong trào Đông Du.
Là một hoàng thân nhà Nguyễn, ông có tư tưởng
quân chủ lập hiến và nhận
làm người lãnh đạo Việt Nam Phục quốc Đồng minh Hội. Địa
bàn ảnh hưởng của ông mạnh
nhất trong giới giáo dân Cao Đài. Phong trào đó gọi là Phục Quốc Hội. Thời gian ở
Nhật ông giả dạng
là người Tàu hoặc Nhật và dùng một
số bí danh như Lâm Đức Thuận (chữ
Hán: 林徳順, Lin De Shun, Rin Toku Jun), Nam Nhất Hùng (chữ
Hán: 南一雄, Minami Kazuo) để
tránh sự theo dõi của nhà chức trách Nhật
và Thực dân Pháp.
Sang Trung Hoa và Xiêm La 1910-1915:
Năm 1910,
người Nhật do muốn
vay 300 triệu francs từ
chính
phủ Pháp nên chấp thuận
yêu sách của Pháp trục
xuất ông và Phan Bội Châu, cũng như các học
viên thuộc phong trào Duy
Tân tại Nhật. Ông phải rời
bỏ Nhật sang Trung Quốc và lưu lạc
một thời gian ở Xiêm và sang cả Âu Châu. Các học viên của
phong trào Duy Tân cũng theo ông sang Trung Quốc tiếp tục
hoạt động phản kháng Pháp, đa số sau này không trở về
Việt Nam mà trở thành công chức trong bộ máy chính quyền
ở Trung Quốc, hoặc làm quan nhỏ như
quan huyện ở địa
phương.
Trở lại Nhật Bản:
Năm
1915
ông trở về Nhật
Bản, cư ngụ
ở phường Ômori, Tokyo, giao du với những
chính khách Nhật như Inukai
Tsuyoshi, Kashiwabara
Buntaro, và Matsui Iwane. Những nhân vật này cũng tham gia hiệp
hội Kissaragi-Kai với chủ trương ủng hộ tinh thần
và tài chánh cho Cường Để. Vì trông cậy vào người Nhật,
ông ủng hộ quân đội Đế quốc Nhật Bản xâm chiếm
Việt Nam thời Đệ nhị Thế chiến vì nghĩ họ có thể giải
phóng đất nước khỏi tay thực dân Pháp.
Tuy nhiên sau đó vì thấy họ
không thật tình muốn giúp người Việt mà chỉ
muốn tranh giành ảnh hưởng với
các cường quốc Tây phương tại Á Đông, ông đã thất vọng.
Phong trào Cường Để:
Tại Việt
Nam những người đấu
tranh cho độc lập dân tộc đã hình thành nên phong trào Cường Để vào những
năm 1940 chủ yếu hoạt động ở miền
Trung gồm có cựu Thượng thư Bộ Lại
Ngô Đình Diệm, bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ, bác sĩ Lê Toàn, Vũ Đình Di, kỹ sư
Vũ Văn An. Tuy nhiên năm 1945 sau khi đảo
chính Pháp tại Đông Dương, người Nhật
không đưa Cường Để lên nắm
quyền nên phong trào Cường Để dần suy
tàn.
Qua đời:
Theo Di chúc ông dặn trao lại hài cốt
và các tài vật cho Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh vì đạo Cao
Đài đã từng mạnh mẽ ủng hộ hoạt
động cứu nước của ông.
Vì vậy, năm 1954,
một phần di cốt của ông
được người Nhật trao cho Giáo chủ Đạo
Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh là Đức
Hộ Pháp Phạm Công Tắc đem về Tây Ninh. Linh cửu Ông đang được
thờ tại Báo Quốc Từ gần chợ Long Hoa Tây Ninh. Năm 1957
phần thứ hai di cốt của ông
cũng được hồi hương. Tổng
thống Việt Nam Cộng hoà Ngô Đình Diệm đã cử
hành trọng lễ đón nhận. Phần
thứ ba di cốt được chôn trong mộ
phần của Đông Du học sinh Trần Đông Phong ở nghĩa trang Zōshigaya(雑司ヶ谷 霊園) thuộc
tuyến Toden Arakawa (都電 荒川線),
phường Toshima (豊島區
Toshima-ku, Phong Đảo khu).
Hổ thẹn vì không vận động
quyên góp đủ số tiền
cho Phong trào, Trần Đông Phong đã tự sát năm 1908. Cảm kích trước nghĩa khí đó, chính Hoàng Thân Cường Để đã xây mộ
phần cho ông và rồi mộ
phần đó lại được dùng làm nơi
an nghỉ cuối cùng cho lãnh tụ Việt Nam Phục quốc Đồng minh Hội.
Trong thời gian ông ở Nhật, Kỳ Ngoại hầu
đã kết hôn với Andō Shigeyuki
(安藤成行) con gái nuôi
của Thiên hoàng Chiêu Hòa.
CHUYỆN
TÌNH RẤT ĐẸP
CỦA KỲ NGOẠI HẦU CƯỜNG ĐỂ TẠI NHẬT
Nơi có những cây tùng xanh biếc
Tác giả: Trần Thùy Mai
Ando Chie cúi xuống, nhúng ngón tay vào chậu nước. Nước ấm vừa đủ tắm.
Nàng kéo màn che cửa sổ. Ngoài kia, một cây anh đào vừa nở, những nhành hoa rủ xuống trắng hồng.
- Xin ngài vào tắm kẻo nước nguội.
Giọng nàng nhỏ nhẹ và lễ phép.
Ngoài ba mươi tuổi, Chie mạnh khỏe và bầu bĩnh trong bộ kimono giản dị
màu lam. Là người giúp việc cho hoàng thân Cường Để, cô đến ở đây đã hai năm theo sự bố trí của đại tá Wanatabe.
Năm ấy hoàng thân đã ngoài năm mươi tuổi, dáng vóc nho nhã nhưng khuôn
mặt gầy đượm buồn. Ông chăm chú viết, những chữ Nho chân phương rất đẹp trên giấy trắng.
Thấy Chie, ông ngẩng lên, vẻ mặt ngần ngừ:
- Lại tắm. Ta mới tắm hôm kia...
Chie mỉm cười. Ông hoàng ViệtNam này rất lười tắm gội. Người Nhật vốn rất
sạch sẽ. Bao giờ cũng thế,
Chie rất cương quyết với
ông.
Chie đến gần, đặt tay lên nút áo ông. Chiếc áo năm thân màu nguyệt bạch với rất nhiều khuy vải. Ở Nhật đã hai mươi năm, ông vẫn mặc áo Việt. Những chiếc áo ông đem theo từ Việt Nam đã cũ nát từ lâu, chiếc áo này là do Chie phỏng theo áo cũ để may cho ông, kiểu áo Việt trên nền lụa Nhật.
Nhưng hôm nay, ông hoàng dường như trái tính hơn mọi ngày. Ông chùn lại, xua tay, ánh mắt đầy nghi kỵ:
- Để ta yên!
Từ lúc Chie mới đến đây, ông vốn đã không tin nàng. Ông không cho nàng sắp xếp thư từ giấy tờ trên bàn ông, dù chúng thường rất lộn xộn. Mỗi lần đau ốm, ông cố giấu không cho nàng săn sóc.
Chie là người do quân đội Nhật cử đến. Ông nghi kỵ nàng nhưng không thể từ khước nàng. Ông khư khư không cho nàng chạm tới đống thư từ, nhưng lại quá cần nàng thu dọn giường nằm bề bộn, pha cho ấm trà buổi sáng, khâu lại áo xống, cả ánh mắt cương quyết của nàng mỗi lần bắt ông đi tắm...
Nhưng hôm nay nhìn vẻ mặt ông, Chie lẳng lặng không nài ép gì nữa.
Nàng quay ra một lúc rồi trở vào với khay trà. Nàng đã quen, những lúc căng thẳng thế này chỉ có một ấm trà Tàu mới có thể làm ông dịu lại.
Bước qua ngạch cửa, nàng khựng lại. Kỳ ngoại hầu Cường Để, hoàng đích tôn đời thứ năm của vua Gia Long đang bưng mặt khóc.
Ando Chie vội vã đặt khay xuống án thư, chạy đến đỡ lấy mái tóc chớm bạc đang rũ rượi gục về phía trước. Tấm thân gầy mỏng của người đàn ông như muốn sụp xuống trong tay nàng.
- Điện hạ... hoàng tử...
Chie cứ nghĩ ông sẽ đẩy nàng ra. Nhưng lần này Cường Để chỉ ngẩng lên, mắt nhìn sững vào khoảng không trước mặt. Nàng nhẹ nhàng chặm những giọt nước ứa ra quanh đôi mắt thất thần. "Có chuyện gì...?".
Cường Để không kiềm chế được, khóc nấc lên: "Bác Phan mất rồi!". Tại Tokyo một buổi chiều tháng tư, Cường Để nhận được thư báo. Phan Bội Châu, người đã tìm đến ông khi ông mới hai mươi mốt tuổi, đã tôn ông làm minh chủ của phong trào Đông du chống Pháp. Người đã đón ông sang Nhật để tính chuyện phục quốc lâu dài. Việc Phan Bội Châu bị bắt ở Thượng Hải đã là một đòn quá mạnh đối với ông. Từ ngày ấy, ông không thôi cảm thấy lạc lõng, hoang mang; cảm giác thối chí thỉnh thoảng lại ám ảnh ông, ông phải hết sức chống lại.
Bây giờ Phan Bội Châu đã mất. Hơn ba mươi năm lưu vong trên đất Nhật, bao nhiêu ý chí, nghị lực của ông dường như được truyền từ sức mạnh tinh thần của con người này. Vậy mà giờ đây người ấy không còn nữa. Số phận đã bỏ rơi ông giữa một thế giới mênh mông xa lạ, trong cảnh tiến thoái lưỡng nan.
Không phải là chuyện có thể chia xẻ với Ando Chie, nhưng biết nói cùng
ai ở nơi lữ thứ này. Phong trào Đông du đã tan rã, Trần Đông Phong đã tự vẫn, Tăng Bạt Hổ, Nguyễn Siêu đã trốn đi, chỉ còn mình ông trơ trọi giữa trời cùng đất tuyệt.
Chie cố gắng an ủi ông, dù không biết người chết là ai. Nàng dìu ông vào giường, đắp chăn, buông màn cho ông.
"Để mặc ta" - Cường Để nói, xua tay, quay mặt vào góc tối.
Chie gật đầu, nàng ém màn vào dưới nệm, bước lùi mấy bước.
"Chie, đừng đi!".
Ông ta bíu lấy tay nàng. Chie cảm thấy tất cả nỗi cô đơn, hoảng loạn của người đàn ông. Nàng cúi xuống, lồng tay vào chăn, ôm lấy ông vỗ về, bất giác nàng cũng rơi nước mắt.
"Thiếp thương điện hạ lắm". Chie nói, những tiếng rất giản dị, nàng biết rõ Cường Để không giỏi tiếng Nhật, và nàng cũng không biết lời an ủi nào hơn. Nhưng linh cảm dạy cho nàng biết phải làm gì: nàng ghé nằm bên ông và ấp ủ ông bằng thân thể ấm áp của mình.
***
Đêm ấy trời mưa, khi trời sáng Chie cuốn màn, mở hé cửa sổ, nàng nhìn thấy những cành anh đào sũng nước. Nàng đặt chậu nước nóng cạnh giường, nhúng chiếc khăn bông trắng muốt rồi vắt thật ráo. Người đàn ông của nàng đã tỉnh giấc. Nàng cúi xuống, mỉm cười dịu dàng, lau mặt cho ông.
Kỳ ngoại hầu nắm lấy tay nàng, vẻ mặt ông lộ vẻ biết ơn. Chốc lát, ông quên người đàn bà này là người của quân đội Nhật. Ba mươi năm lưu lạc trên đất nước này, ông đã nhiều lần được chở che. Ông Innukai và Kashiwabara đã bảo bọc ông, thuyền trưởng tàu Yayomaru đã hết lòng che chở ông thoát khỏi sự truy lùng của mật thám Pháp. Đó là chuyện hai mươi, ba mươi năm trước. Lúc đó ông còn trẻ, chí khí còn hăng hái; gần mười năm nay, từ khi Innukai bị ám sát rồi, ông quá chật vật với cuộc sống, cô đơn, mệt mỏi. Phải nhận sự bảo trợ của lục quân Nhật là bất đắc dĩ, ông không thể không dựa vào người Nhật, nhưng ông biết Nhật và Pháp có thể bắt tay với nhau bất kỳ lúc nào. Ando Chie có phải là tai mắt của quân Nhật không? Ai biết đâu được. Dù sao lúc này bên ông chỉ còn có nàng thôi. Giờ phút này nàng đang dịu dàng lau mặt ông. Cảm giác được chăm sóc làm ông bùi ngùi ứa lệ.
Chie chuyển dần chiếc khăn nóng xuống cổ và ngực ông, nàng nhẹ nhàng
mở khuy áo để lau vai và lưng. Bỗng Cường Để buột miệng:
- Về ViệtNam ! Ước gì ta được về Việt Nam !
Chie khựng lại một giây, rồi nàng hiểu, nhẹ vỗ vào lưng ông như dỗ dành:
- Rồi ngài sẽ về, nhất định có ngày ngài sẽ về mà.
Ông hoàng lưu vong cảm thấy ấm lòng, ông siết chặt tay nàng như muốn cảm ơn. Trong lúc đó Chie lại thấy lòng âm thầm một nỗi buồn. Ông sẽ đi, sẽ xa nàng, chắc chắn sẽ có ngày ấy...
Cuối tháng, đại tá Wanatabe gặp Ando Chie ở Bộ Tư lệnh lục quân. Như thường lệ, Chie nói với ông về tất cả những sinh hoạt của Cường Để.
Wanatabe hỏi:
- Cô có thấy ông ta tiếp khách khứa từ xa tới không?
- Không ạ.
- Ông ta có nhận thư từ, tin tức gì từ ViệtNam
?
- Không ạ.
Chie trả lời, chắc chắn đến nỗi Wanatabe không hỏi thêm gì nữa. Ông ta nhìn Chie từ đầu đến chân như muốn đánh giá lại quan hệ giữa nàng và người ngoại quốc lưu vong ấy. Chie đỏ mặt, nàng hiểu cái nhìn của đại tá. Chắc chắn là ông ta rất khuyến khích việc nàng lên giường với người đàn ông kia, điều đó rất có lợi cho công việc. Chỉ có điều, ông ta không biết hôm qua nàng đã ủ ấm cho Cường Để, không phải với tư cách một nhân viên của lục quân Nhật, mà với tất cả tấm lòng của một người đàn bà.
Năm năm sau.
Chiến tranh khốc liệt trên khắp đất nước hoa anh đào. Những trận bom Mỹ dội xuống. Những ngôi nhà bằng gỗ và giấy cháy phừng phừng trong các góc phốTokyo
.
Đang mùa lá đỏ nhưng chẳng còn ai nghĩ đến lễ hội mùa thu... Chỉ còn những đoàn người tản cư dắt díu nhau chạy. Ando Chie gói quần áo vào hai chiếc tay nải. Vội vàng, nhưng nàng không quên những chiếc áo lụa năm thân, áo dài the, khăn xếp, và cả bộ bình trà Tàu nhỏ xíu.
- Ông ơi!
Chie gọi. Hoàng thân giật mình, quay ra. Hôm nay ông mặc Âu phục chỉnh tề. Trong cảnh chộn rộn củaTokyo , vẻ chỉnh
tề của ông trông thật lạc
lõng.
"Mình đi thôi, ông ạ. Mọi người đều tản cư về quê, chiều nay là chuyến chót".
Hoàng thân hốt hoảng:
- Nhưng ta còn phải chờ máy bay... Biết đâu ngày mai máy bay sẽ tới.
Chie nhìn ông, xót xa. Cuối tháng bảy, nội các Suzuki Kantaro đã tổ chức bữa tiệc linh đình đưa ông về nước. Sau ba mươi hai năm xa quê, cái tin được về nước làm ông bàng hoàng. Trong bữa tiệc linh đình tại khách sạn Đế Quốc, ông hân hoan từ giã hết các chính khách đã ủng hộ ông...Mãi đến lúc sắp ra sân bay Haneda, cầm gói thức ăn đi đường từ tay Chie, ông mới nhìn thấy vẻ buồn trong mắt nàng. "Đừng buồn Chie, ta về nước rồi sẽ tính chuyện đón nàng sang". Chie mỉm cười.
CỦA KỲ NGOẠI HẦU CƯỜNG ĐỂ TẠI NHẬT
Nơi có những cây tùng xanh biếc
Tác giả: Trần Thùy Mai
Ando Chie cúi xuống, nhúng ngón tay vào chậu nước. Nước ấm vừa đủ tắm.
Nàng kéo màn che cửa sổ. Ngoài kia, một cây anh đào vừa nở, những nhành hoa rủ xuống trắng hồng.
- Xin ngài vào tắm kẻo nước nguội.
Giọng nàng nhỏ nhẹ và lễ phép.
Ngoài ba mươi tuổi, Chie mạnh khỏe và bầu bĩnh trong bộ kimono giản dị
màu lam. Là người giúp việc cho hoàng thân Cường Để, cô đến ở đây đã hai năm theo sự bố trí của đại tá Wanatabe.
Năm ấy hoàng thân đã ngoài năm mươi tuổi, dáng vóc nho nhã nhưng khuôn
mặt gầy đượm buồn. Ông chăm chú viết, những chữ Nho chân phương rất đẹp trên giấy trắng.
Thấy Chie, ông ngẩng lên, vẻ mặt ngần ngừ:
- Lại tắm. Ta mới tắm hôm kia...
Chie mỉm cười. Ông hoàng Việt
Chie đến gần, đặt tay lên nút áo ông. Chiếc áo năm thân màu nguyệt bạch với rất nhiều khuy vải. Ở Nhật đã hai mươi năm, ông vẫn mặc áo Việt. Những chiếc áo ông đem theo từ Việt Nam đã cũ nát từ lâu, chiếc áo này là do Chie phỏng theo áo cũ để may cho ông, kiểu áo Việt trên nền lụa Nhật.
Nhưng hôm nay, ông hoàng dường như trái tính hơn mọi ngày. Ông chùn lại, xua tay, ánh mắt đầy nghi kỵ:
- Để ta yên!
Từ lúc Chie mới đến đây, ông vốn đã không tin nàng. Ông không cho nàng sắp xếp thư từ giấy tờ trên bàn ông, dù chúng thường rất lộn xộn. Mỗi lần đau ốm, ông cố giấu không cho nàng săn sóc.
Chie là người do quân đội Nhật cử đến. Ông nghi kỵ nàng nhưng không thể từ khước nàng. Ông khư khư không cho nàng chạm tới đống thư từ, nhưng lại quá cần nàng thu dọn giường nằm bề bộn, pha cho ấm trà buổi sáng, khâu lại áo xống, cả ánh mắt cương quyết của nàng mỗi lần bắt ông đi tắm...
Nhưng hôm nay nhìn vẻ mặt ông, Chie lẳng lặng không nài ép gì nữa.
Nàng quay ra một lúc rồi trở vào với khay trà. Nàng đã quen, những lúc căng thẳng thế này chỉ có một ấm trà Tàu mới có thể làm ông dịu lại.
Bước qua ngạch cửa, nàng khựng lại. Kỳ ngoại hầu Cường Để, hoàng đích tôn đời thứ năm của vua Gia Long đang bưng mặt khóc.
Ando Chie vội vã đặt khay xuống án thư, chạy đến đỡ lấy mái tóc chớm bạc đang rũ rượi gục về phía trước. Tấm thân gầy mỏng của người đàn ông như muốn sụp xuống trong tay nàng.
- Điện hạ... hoàng tử...
Chie cứ nghĩ ông sẽ đẩy nàng ra. Nhưng lần này Cường Để chỉ ngẩng lên, mắt nhìn sững vào khoảng không trước mặt. Nàng nhẹ nhàng chặm những giọt nước ứa ra quanh đôi mắt thất thần. "Có chuyện gì...?".
Cường Để không kiềm chế được, khóc nấc lên: "Bác Phan mất rồi!". Tại Tokyo một buổi chiều tháng tư, Cường Để nhận được thư báo. Phan Bội Châu, người đã tìm đến ông khi ông mới hai mươi mốt tuổi, đã tôn ông làm minh chủ của phong trào Đông du chống Pháp. Người đã đón ông sang Nhật để tính chuyện phục quốc lâu dài. Việc Phan Bội Châu bị bắt ở Thượng Hải đã là một đòn quá mạnh đối với ông. Từ ngày ấy, ông không thôi cảm thấy lạc lõng, hoang mang; cảm giác thối chí thỉnh thoảng lại ám ảnh ông, ông phải hết sức chống lại.
Bây giờ Phan Bội Châu đã mất. Hơn ba mươi năm lưu vong trên đất Nhật, bao nhiêu ý chí, nghị lực của ông dường như được truyền từ sức mạnh tinh thần của con người này. Vậy mà giờ đây người ấy không còn nữa. Số phận đã bỏ rơi ông giữa một thế giới mênh mông xa lạ, trong cảnh tiến thoái lưỡng nan.
Không phải là chuyện có thể chia xẻ với Ando Chie, nhưng biết nói cùng
ai ở nơi lữ thứ này. Phong trào Đông du đã tan rã, Trần Đông Phong đã tự vẫn, Tăng Bạt Hổ, Nguyễn Siêu đã trốn đi, chỉ còn mình ông trơ trọi giữa trời cùng đất tuyệt.
Chie cố gắng an ủi ông, dù không biết người chết là ai. Nàng dìu ông vào giường, đắp chăn, buông màn cho ông.
"Để mặc ta" - Cường Để nói, xua tay, quay mặt vào góc tối.
Chie gật đầu, nàng ém màn vào dưới nệm, bước lùi mấy bước.
"Chie, đừng đi!".
Ông ta bíu lấy tay nàng. Chie cảm thấy tất cả nỗi cô đơn, hoảng loạn của người đàn ông. Nàng cúi xuống, lồng tay vào chăn, ôm lấy ông vỗ về, bất giác nàng cũng rơi nước mắt.
"Thiếp thương điện hạ lắm". Chie nói, những tiếng rất giản dị, nàng biết rõ Cường Để không giỏi tiếng Nhật, và nàng cũng không biết lời an ủi nào hơn. Nhưng linh cảm dạy cho nàng biết phải làm gì: nàng ghé nằm bên ông và ấp ủ ông bằng thân thể ấm áp của mình.
***
Đêm ấy trời mưa, khi trời sáng Chie cuốn màn, mở hé cửa sổ, nàng nhìn thấy những cành anh đào sũng nước. Nàng đặt chậu nước nóng cạnh giường, nhúng chiếc khăn bông trắng muốt rồi vắt thật ráo. Người đàn ông của nàng đã tỉnh giấc. Nàng cúi xuống, mỉm cười dịu dàng, lau mặt cho ông.
Kỳ ngoại hầu nắm lấy tay nàng, vẻ mặt ông lộ vẻ biết ơn. Chốc lát, ông quên người đàn bà này là người của quân đội Nhật. Ba mươi năm lưu lạc trên đất nước này, ông đã nhiều lần được chở che. Ông Innukai và Kashiwabara đã bảo bọc ông, thuyền trưởng tàu Yayomaru đã hết lòng che chở ông thoát khỏi sự truy lùng của mật thám Pháp. Đó là chuyện hai mươi, ba mươi năm trước. Lúc đó ông còn trẻ, chí khí còn hăng hái; gần mười năm nay, từ khi Innukai bị ám sát rồi, ông quá chật vật với cuộc sống, cô đơn, mệt mỏi. Phải nhận sự bảo trợ của lục quân Nhật là bất đắc dĩ, ông không thể không dựa vào người Nhật, nhưng ông biết Nhật và Pháp có thể bắt tay với nhau bất kỳ lúc nào. Ando Chie có phải là tai mắt của quân Nhật không? Ai biết đâu được. Dù sao lúc này bên ông chỉ còn có nàng thôi. Giờ phút này nàng đang dịu dàng lau mặt ông. Cảm giác được chăm sóc làm ông bùi ngùi ứa lệ.
Chie chuyển dần chiếc khăn nóng xuống cổ và ngực ông, nàng nhẹ nhàng
mở khuy áo để lau vai và lưng. Bỗng Cường Để buột miệng:
- Về Việt
Chie khựng lại một giây, rồi nàng hiểu, nhẹ vỗ vào lưng ông như dỗ dành:
- Rồi ngài sẽ về, nhất định có ngày ngài sẽ về mà.
Ông hoàng lưu vong cảm thấy ấm lòng, ông siết chặt tay nàng như muốn cảm ơn. Trong lúc đó Chie lại thấy lòng âm thầm một nỗi buồn. Ông sẽ đi, sẽ xa nàng, chắc chắn sẽ có ngày ấy...
Cuối tháng, đại tá Wanatabe gặp Ando Chie ở Bộ Tư lệnh lục quân. Như thường lệ, Chie nói với ông về tất cả những sinh hoạt của Cường Để.
Wanatabe hỏi:
- Cô có thấy ông ta tiếp khách khứa từ xa tới không?
- Không ạ.
- Ông ta có nhận thư từ, tin tức gì từ Việt
- Không ạ.
Chie trả lời, chắc chắn đến nỗi Wanatabe không hỏi thêm gì nữa. Ông ta nhìn Chie từ đầu đến chân như muốn đánh giá lại quan hệ giữa nàng và người ngoại quốc lưu vong ấy. Chie đỏ mặt, nàng hiểu cái nhìn của đại tá. Chắc chắn là ông ta rất khuyến khích việc nàng lên giường với người đàn ông kia, điều đó rất có lợi cho công việc. Chỉ có điều, ông ta không biết hôm qua nàng đã ủ ấm cho Cường Để, không phải với tư cách một nhân viên của lục quân Nhật, mà với tất cả tấm lòng của một người đàn bà.
Năm năm sau.
Chiến tranh khốc liệt trên khắp đất nước hoa anh đào. Những trận bom Mỹ dội xuống. Những ngôi nhà bằng gỗ và giấy cháy phừng phừng trong các góc phố
Đang mùa lá đỏ nhưng chẳng còn ai nghĩ đến lễ hội mùa thu... Chỉ còn những đoàn người tản cư dắt díu nhau chạy. Ando Chie gói quần áo vào hai chiếc tay nải. Vội vàng, nhưng nàng không quên những chiếc áo lụa năm thân, áo dài the, khăn xếp, và cả bộ bình trà Tàu nhỏ xíu.
- Ông ơi!
Chie gọi. Hoàng thân giật mình, quay ra. Hôm nay ông mặc Âu phục chỉnh tề. Trong cảnh chộn rộn của
"Mình đi thôi, ông ạ. Mọi người đều tản cư về quê, chiều nay là chuyến chót".
Hoàng thân hốt hoảng:
- Nhưng ta còn phải chờ máy bay... Biết đâu ngày mai máy bay sẽ tới.
Chie nhìn ông, xót xa. Cuối tháng bảy, nội các Suzuki Kantaro đã tổ chức bữa tiệc linh đình đưa ông về nước. Sau ba mươi hai năm xa quê, cái tin được về nước làm ông bàng hoàng. Trong bữa tiệc linh đình tại khách sạn Đế Quốc, ông hân hoan từ giã hết các chính khách đã ủng hộ ông...Mãi đến lúc sắp ra sân bay Haneda, cầm gói thức ăn đi đường từ tay Chie, ông mới nhìn thấy vẻ buồn trong mắt nàng. "Đừng buồn Chie, ta về nước rồi sẽ tính chuyện đón nàng sang". Chie mỉm cười.
Ở Việt Nam , ông còn có người vợ
cả và hai con nay đã lớn. Người vợ mà
ông đã xa cách từ năm hai
lăm tuổi. Ông sắp về
với người đàn bà ấy. Nàng cảm
thấy buồn, nhưng nàng mừng
cho ông.
Ngày hôm ấy ông đi, rồi đến tối mịt lại quay về. Ông kể, trên sân bay, nhân viên Bộ Tham mưu lục quân Nhật và ký giả báo chí tề tựu để tiễn chân ông. Nhưng máy bay từ Sài Gòn không đến đón. Ông quay về, ngã vật trên giường, mắt mở trừng trừng nhìn lên cao...Chie tháo giày cho ông, lau mặt cho ông. Nàng nhỏ nhẹ bảo ông: "Ông ạ, đừng buồn, chắc máy bay bị trở ngại gì đó thôi, mai lại đến ấy mà!".
Từ đó hôm nào nàng cũng quấn sushi cho ông đem theo... Hôm nào ông cũng ra phi trường Haneda, hôm nào ông cũng trở về. Hơn năm hôm sau, nhân viên lục quân lẫn ký giả không còn ai đến nữa, chỉ còn ông ngày ngày một mình ngồi đợi. Lủi thủi tới, rồi lủi thủi về.
Và hôm nay, ngày cuối tháng bảy, bom B29 của Mỹ đã trút xuốngTokyo , ông vẫn còn nghĩ đến chuyện đến phi
trường chờ đợi.
Chie bảo ông:
- Mình phải đi thôi ông ạ! Phải chạy về quê, nếu không là chết.
- Đúng rồi, nàng cứ đi, ta ở lại, biết đâu...
Chie nắm lấy tay ông. Bàn tay ông gầy quá. Với mọi người, ông là một hoàng thân, được các cơ quan tiếp đón, các ký giả săn tin, được các nghị sĩ bảo trợ...Còn với nàng, đây là một người đàn ông tha hương, lạc lõng, túng thiếu, cô độc... Lúc này, nàng nhất định phải cứng rắn với ông, như những lúc bắt ông phải đi tắm vậy; nàng khoác tay nải lên vai ông và đẩy ông đi. Cường Để gượng lại, phản đối, nhưng khi bị đẩy đến cửa, dòng người tay xách nách mang chạy loạn đập vào mắt ông, và
ông hiểu ngay điều gì đang xảy ra.
Đêm đó trên chiếc xe bò lắc lư trong dòng xe qua vùng ngoại ô, ông nhìn thấyTokyo bốc cháy, lửa rực đỏ dưới
những lằn máy bay Mỹ vút ngang. Căn nhà mà lục quân Nhật cấp cho
ông đã cháy rụi.
Tháng tám, bom nguyên tử dội xuốngNagasaki
và Hiroshima ,
Nhật Bản
đầu hàng. Không còn ai đủ sức nghĩ đến vị hoàng tử lưu vong. Chỉ có một người đàn bà thầm lặng mỗi ngày làm thuê cho một xưởng than ở vùng quê để nuôi một người chồng lớn tuổi. Ando Chie lúc này không còn là nhân viên của lục quân Nhật nữa. Buổi sáng, nàng thức dậy nấu nước nóng cho chồng rồi tất tả đi; nàng vẫn thế, dù làm ở xưởng than nhưng lúc nào về nhà cũng rất sạch sẽ, còn chồng nàng vẫn vậy, rất lười tắm và suốt ngày ngồi chép những trang sách chữ Hán đã cũ nhàu.
Nhiều người hỏi sao ông chồng nàng chẳng làm việc gì mưu sinh, Chie chỉ cười. Ông ấy là một ông hoàng. Dù rất nghèo và chẳng hề có quyền uy. Ông chẳng làm được gì cho nàng cả, nhưng nàng yêu thương ông với tất cả sự trìu mến xót xa. Trong lúc ông thì đau đáu chỉ muốn về quê hương - nghĩa là rời xa nàng. Nhưng nếu ông không có giấc mơ hồi hương, liệu ông có còn là người đàn ông mà nàng thương yêu không?
***
Năm năm sau. Cơ hội về nước lại đến. Ando Chie lại chuẩn bị hành lý cho Cường Để lên đường. Nước Nhật đã trở lại thanh bình. Trước ngày Cường Để về nước, bạn bè làm tiệc tiễn đưa. Ký giả Báo Asahi cũng đến dự. Cụng ly mừng, nhà báo ngỏ ý muốn đưa tin chuyến trở về của vị hoàng thân sau gần bốn mươi năm biệt xứ.
Chuyến đi lần này bằng đường biển, từ cảngKobe đáp tàu Hải
Minh đến
Bangkok rồi theo đường bộ qua
Campuchia về Tây Ninh. Vì
sao phải về nước
qua cửa khẩu Tây Ninh? Vì Việt Nam
đang thời kỳ chiến tranh Việt Pháp, Pháp vẫn
còn đóng quân ở Nam kỳ. Nhưng Tây Ninh nằm trong lãnh địa của
Đức Giáo chủ Đạo
Cao Đài Phạm Công Tắc. Với sự bảo trợ của Đức Phạm Công Tắc,
ông có thể lên bờ an toàn.
Ký giả Asahi dặn dò:
- Khi ngài tới nơi rồi, xin điện ngay cho tôi biết.
Cường Để ngẫm nghĩ:
- Trong nước hiện đang chiến tranh, tin tức khó gửi. Có lẽ cứ tính theo hải trình, đến trung tuần tháng bảy thì bỉ nhân đã đến quê nhà, quý ông có thể đưa tin được rồi.
Ando Chie đưa ông đến bến cảng. Mùa thu, khí trời se lạnh. Tiếng quạ kêu vang sau những tàn cây lá đỏ. Ông đi rồi, Chie trở lại căn hộ hai phòng ở phố Ogikubo. Con đường bỗng dài hơn bao giờ hết. Ông hứa sẽ có ngày đón nàng sang ViệtNam . Lúc đó
nàng chỉ bảo: "Bao lâu cũng được". Đến bây giờ,
một mình trên con đường về nhà, nàng mới
thấm thía cả khoảng trống
chơ vơ trước mặt, rằng có thể nàng sẽ
mãi mãi một mình trên đoạn đường còn lại...
Nàng tiếp tục khâu những con búp bê vải - những con búp bê đã nuôi sống nàng và ông từ lúc về lạiTokyo .
Đến tối, chủ nhà, bà Hashimoto gõ cửa hỏi thăm nàng. Bà đem vào cho nàng một gói bánh dẻo.
"Trông em xanh quá. Tôi pha cho em một chén trà nóng nhé?".
Chie uống chén trà từ tay bà chủ nhà tốt bụng. Trà nóng làm nàng hồi tỉnh. Nhìn hộp bánh dẻo xinh xắn, nàng nhớ đến chồng. Ông ấy vẫn thích loại bánh này. Nhưng dùng trong khi uống trà Tàu - ông vẫn không quen với trà Nhật.
Bây giờ ông ấy đi đến đâu rồi nhỉ? Bà Hashimoto vuốt tóc nàng, dẫn nàng sang phòng làm việc của chồng bà, giáo sư Hashimoto Masukichi.
Trên vách, giữa những tủ sách đồ sộ là tấm bản đồ châu Á. Bà chỉ cho Chie xem chỗ nào là Nhật Bản, Thái Lan, ViệtNam . Chie chăm
chú nhìn. Chồng nàng đang ở trên vùng biển xanh xanh kia, ngoài khơi cái khối màu hồng
rất lớn mà bà Hashimoto bảo là nước Trung Hoa.
"Em đừng buồn, rồi ông ấy sẽ đạt chí nguyện, sẽ trở lại đón em sang, em phải gắng giữ sức khỏe nhé!" - Bà Hashimoto an ủi.
Chie mỉm cười, nàng cúi đầu thật thấp tỏ lòng cảm ơn bà chủ. Chiều hôm ấy nàng đến chùa Senso, bên chiếc đỉnh lớn nghi ngút khói nhang giữa sân chùa, nàng vớt nhẹ khói hương ủ vào nơi lồng ngực. Lần trong tay áo, nàng lấy ra số tiền nhỏ, đủ cúng dường để xin một lời nguyện cầu.
Vị sư già hỏi nàng cầu nguyện gì để ghi vào tấm thẻ gỗ trắng ngà. Nàng cúi đầu ngẫm nghĩ. Nàng muốn cầu nguyện những gì, chồng nàng sẽ có quyền uy, sẽ thành lãnh tụ, sẽ giàu sang, sẽ đón nàng về cùng hưởng cuộc sống cao sang? Cầu cho chồng nàng sẽ không quên nàng? Sẽ... Thực lòng nàng muốn gì?
Chie ngập ngừng một lát rồi se sẻ đọc cho vị sư già chép vào thớ gỗ:
- Tôi là Ando Chie...Cầu cho chồng tôi là Cường Để vượt sóng gió về đến quê nhà bình yên, sum họp với gia đình.
Vị sư già ngẩng nhìn nàng. Ông đã viết giúp cho thiện nam tín nữ hàng ngàn lời nguyện. Ông nhìn Ando Chie một lát như muốn hỏi điều gì, nhưng rồi lại thôi, cúi xuống cắm cúi viết.
Khi trở về nhà, nàng thấy giáo sư Hashimoto đang chờ trước cổng.
"Ando, có tin mừng cho cô đây". Ông đưa nàng tờ nhật báo Asahi. "Hoàng
tử ViệtNam đã về đến
quê nhà sau 32 năm ly hương".
Chie mừng rơi nước mắt.
Chiều hôm đó nàng làm món mì
Nhật và sushi cá hồi, mời ông bà Hashimoto để
tỏ lòng biết ơn.
Ông bà về rồi, còn lại một mình Chie trong căn hộ vắng lặng. Một đoạn đời đã chấm dứt, đoạn đời mới bắt đầu, một chặng đường dài hun hút mà nàng sẽ phải đi một mình.
Nàng giở tờ báo Asahi, đọc lại bài viết, rồi lật dần ra những trang sau: những mục tìm nhà, tìm việc.
Cuối tháng bảy, bỗng bà Hashimoto đập cửa căn hộ của Ando Chie, hốt hoảng:
- Ando, người ta vừa điện đến cho ông nhà tôi. Cô phải ra ngay cảngYokohama !
Chie cuống quýt, hai chân run cầm cập, lưỡi líu lại. Nhưng người phụ nữ Nhật dường như được trời phú cho một nghị lực phi thường, nàng kiềm chế thật nhanh cơn hoảng hốt, cầm lấy chiếc ô, chạy ra cửa.
Bà Hashimoto tốt bụng đã kịp thuê giúp nàng một chiếc xe ngựa.
Trên cảngYokohama
về chiều, có một ông già ngồi
trên chiếc ghế dài, ngẩn ngơ
nhìn quanh với đôi mắt vô hồn, mặc kệ bao nhiêu người qua lại. Chie chạy
lại gần. Sao mới có một
tháng mà chồng nàng đổi thay đến thế, y
phục nhàu nát, khuôn mặt gầy
tọp rám nắng, mái tóc bạc xỉn
đi và bê bết bụi.
- Ông ơi...
Chie cầm lấy tay chồng. Bàn tay ông gầy trơ xương, nhưng vẫn là bàn tay của ông, ông đang ở đây, bên nàng. "Ông ơi, sao ông lại về được?".
Chie hỏi, nhưng người đàn ông ngẩn ngơ nhìn mông lung, vẻ mặt sững sờ
tuyệt vọng, dường như không còn nhận ra gì chung quanh nữa. Ông chỉ không ngớt lẩm bẩm: "Không về được! Không về được nữa! Không về nữa!". Với Chie, về là về Nhật Bản; còn với ông, về là về ViệtNam .
Hơn một tháng Chie ra sức chăm sóc, Cường Để mới dần dần hồi tỉnh lại.
Ông kể với nàng: tàu Hải Minh bị trục trặc bánh lái nên đã ghé Thượng Hải một tuần. Trong khi đó, Báo Asahi đã đưa tin, và mật vụ Pháp biết được rằng chuyến tàu phải cập cảng Bangkok, đã điện cho Bộ Ngoại giao Thái. Vì quan hệ giao thương với Pháp, Chính phủ Thái đã không cho Cường Để nhập cảnh Thái Lan, buộc lòng phải theo tàu quay về Nhật Bản.
Cường Để không bao giờ còn trở lại như trước kia nữa. Tuyệt vọng, suy sụp, ông đã hoàn toàn là một ông già trái tính trái nết, đau ốm triền miên. Đôi khi, căm hận số phận, ông ném bất cứ cái gì vớ được vào vách. Chie phải cất bộ đồ trà ông đem theo từ ViệtNam
thật kỹ, mỗi
sáng pha trà xong nàng đứng
chờ ông uống xong, đem cất ấm
chén rồi mới dám dời mắt.
Cuối mùa thu có hai người khách ở ViệtNam sang ghé
thăm. Họ là hai chính khách
đang có thế lực, hứa sẽ tìm
cách đưa Cường Để về nước.
Khách về rồi, Chie dọn tách chén trên bàn, định bưng đi. Chợt ông níu tay nàng:
- Nàng ơi, nàng có tin ta còn về nước được không?
Chie đặt khay xuống, quay lại cầm cả hai bàn tay ông, vỗ về:
- Thiếp tin.
- Ta cũng tin vậy. Nghe nói chẳng bao lâu nữa người Pháp sẽ rút khỏi Đông Dương...
Chie lau những giọt mồ hôi đang ứa ra trên trán người đàn ông. Dạo này ông yếu quá, chỉ một cơn xúc động cũng đủ làm mồ hôi toát ra dầm dề.
Mấy hôm sau ông bồn chồn đến mất ngủ, lúc nào khỏe lại lật giở những thư từ, sách vở đã cất giữ từ bốn mươi năm trước, cả bức Thư huyết lệ của người Việt Nam mà ông viết khi mới ngoài ba mươi tuổi.
Ba mươi năm đã qua, sứ mệnh cứu nước không còn nằm trong tay thế hệ ông nữa rồi. Nhưng những bức thư cũ này sẽ mãi mãi là kỷ niệm rực rỡ nhất của đời ông.
- Nàng cất kỹ những giấy tờ này cho ta. Khi ta về nước, đồng bào nhất định sẽ hỏi đến.
Chie đặt chén thuốc xuống bàn rồi đỡ lấy những tờ giấy cũ vàng tên tay ông.
Bây giờ ông đã tin nàng thật sự, ông giao cho nàng những tờ giấy này, đối với ông nó còn quý hơn cả bạc vàng.
- Uống thuốc đi mình - Chie nhắc. Cường Để gật đầu, không đợi Chie nài ép dỗ dành như mọi lần, ông bưng chén thuốc đắng ngắt uống cạn.
Gương mặt đang rạng rỡ của ông bỗng nhăn nhúm lại, một cơn đau đang âm ỉ dưới sườn non chợt nhói lên.
Chie đỡ cái bát, tay kia vỗ nhẹ lên lưng chồng như muốn xoa dịu phần nào cái buốt nhói trong cơ thể ông. Tuần trước, bác sĩ Bệnh viện Nihon Ika Daigaku đã nói cho nàng biết, Cường Để đã mắc bệnh ung thư gan, ông chỉ còn sống nhiều lắm là ba tháng nữa.
Chie giữ kín tin dữ không cho ai hay. Nàng biết đây là lúc nàng phải mạnh hơn bao giờ hết.
Cường Để cố uống thuốc cho mau khỏi bệnh. Ông xem đi xem lại bức thư của mấy người Việt vừa ghé thăm tháng tám năm ngoái, bức thư hứa sẽ tìm cách vận động cho ông hồi hương. Mỗi lần đọc thư ông thấy khỏe hẳn lên như vừa uống một thang thuốc bổ.
Nhưng đến đầu tháng tư, sau nhiều cơn đau hành hạ, Cường Để cũng nhận
ra rằng mệnh của mình đã hết. Ông cố mở đôi mắt mệt mỏi, gắng nhìn thật kỹ những gì chung quanh: khung cửa sổ nhỏ, những chiếc áo Việt may bằng lụa Nhật treo trên vách, chiếc chậu đồng dưới chân giường, những vật dụng thường ngày của
cuộc sống lưu vong tạm bợ, giờ phút này ông nhìn chúng với ánh mắt bịn
rịn vô cùng.
Mắt ông dừng lại nơi khuôn mặt Chie đang nhìn xuống, vẻ thầm lặng và
nhẫn nhục đầy yêu thương. Ông quờ quạng nắm lấy tay nàng: Mình ơi, mình có phải là Phật Bà Quan Âm của tôi không? Đó là lần đầu tiên ông nói lời tri ân với nàng sau bao nhiêu năm chung sống. Nhưng nàng không hiểu gì cả, vì ông không biết là mình không dùng tiếng Nhật. Như một bản năng, mấy hôm nay ông chỉ nói toàn tiếng Việt.
Chie vẫn cúi nhìn, vẫn vẻ mặt âu yếm xót xa, nàng áp sát mình xuống thân thể còm cõi của ông, tay nắm lấy cả hai tay ông như muốn bảo:
- Đừng sợ, có thiếp đây, dù đi đến đâu ngài cũng không cô độc.
Cường Để dần thiếp đi. Lúc ấy là năm giờ 5 phút sáng mồng 6 tháng 4 năm 1951. Một mình Ando Chie úp mặt khóc lặng lẽ trên thi thể ông.
Ngoài cửa sổ, hoa anh đào đang nở. Hôm ấy là ngày đầu của lễ hội hoa anh đào trên đất Nhật.
Cửa mở ra, hai người đàn ông theo Ando Chie bước vào căn hộ. Đập vào mắt họ là những tấm hình của Kỳ ngoại hầu Cường Để trên vách. Vị hoàng thân trẻ măng hai mươi lăm tuổi ngày mới đến Nhật. Hội chủ Hội Đông du Phục Quốc, sinh viên trường Đại học Waseda, hình chụp với Thủ tướng Innukai, hình chụp với ký giả Asahi trong bữa tiệc long trọng tại khách sạn Đế Quốc...Tất cả là những trang đời đẹp nhất của Cường Để.
Còn hình ảnh buồn thảm những ngày chờ đợi trên sân bay Haneda, những
ngày chạy loạn nghèo túng cơ cực, ngày về tang thương trên cảng Yokohama... Những hình ảnh ấy giờ đây chỉ còn trong ký ức Chie mà thôi.
Ngày hôm ấy ông đi, rồi đến tối mịt lại quay về. Ông kể, trên sân bay, nhân viên Bộ Tham mưu lục quân Nhật và ký giả báo chí tề tựu để tiễn chân ông. Nhưng máy bay từ Sài Gòn không đến đón. Ông quay về, ngã vật trên giường, mắt mở trừng trừng nhìn lên cao...Chie tháo giày cho ông, lau mặt cho ông. Nàng nhỏ nhẹ bảo ông: "Ông ạ, đừng buồn, chắc máy bay bị trở ngại gì đó thôi, mai lại đến ấy mà!".
Từ đó hôm nào nàng cũng quấn sushi cho ông đem theo... Hôm nào ông cũng ra phi trường Haneda, hôm nào ông cũng trở về. Hơn năm hôm sau, nhân viên lục quân lẫn ký giả không còn ai đến nữa, chỉ còn ông ngày ngày một mình ngồi đợi. Lủi thủi tới, rồi lủi thủi về.
Và hôm nay, ngày cuối tháng bảy, bom B29 của Mỹ đã trút xuống
- Mình phải đi thôi ông ạ! Phải chạy về quê, nếu không là chết.
- Đúng rồi, nàng cứ đi, ta ở lại, biết đâu...
Chie nắm lấy tay ông. Bàn tay ông gầy quá. Với mọi người, ông là một hoàng thân, được các cơ quan tiếp đón, các ký giả săn tin, được các nghị sĩ bảo trợ...Còn với nàng, đây là một người đàn ông tha hương, lạc lõng, túng thiếu, cô độc... Lúc này, nàng nhất định phải cứng rắn với ông, như những lúc bắt ông phải đi tắm vậy; nàng khoác tay nải lên vai ông và đẩy ông đi. Cường Để gượng lại, phản đối, nhưng khi bị đẩy đến cửa, dòng người tay xách nách mang chạy loạn đập vào mắt ông, và
ông hiểu ngay điều gì đang xảy ra.
Đêm đó trên chiếc xe bò lắc lư trong dòng xe qua vùng ngoại ô, ông nhìn thấy
Tháng tám, bom nguyên tử dội xuống
đầu hàng. Không còn ai đủ sức nghĩ đến vị hoàng tử lưu vong. Chỉ có một người đàn bà thầm lặng mỗi ngày làm thuê cho một xưởng than ở vùng quê để nuôi một người chồng lớn tuổi. Ando Chie lúc này không còn là nhân viên của lục quân Nhật nữa. Buổi sáng, nàng thức dậy nấu nước nóng cho chồng rồi tất tả đi; nàng vẫn thế, dù làm ở xưởng than nhưng lúc nào về nhà cũng rất sạch sẽ, còn chồng nàng vẫn vậy, rất lười tắm và suốt ngày ngồi chép những trang sách chữ Hán đã cũ nhàu.
Nhiều người hỏi sao ông chồng nàng chẳng làm việc gì mưu sinh, Chie chỉ cười. Ông ấy là một ông hoàng. Dù rất nghèo và chẳng hề có quyền uy. Ông chẳng làm được gì cho nàng cả, nhưng nàng yêu thương ông với tất cả sự trìu mến xót xa. Trong lúc ông thì đau đáu chỉ muốn về quê hương - nghĩa là rời xa nàng. Nhưng nếu ông không có giấc mơ hồi hương, liệu ông có còn là người đàn ông mà nàng thương yêu không?
***
Năm năm sau. Cơ hội về nước lại đến. Ando Chie lại chuẩn bị hành lý cho Cường Để lên đường. Nước Nhật đã trở lại thanh bình. Trước ngày Cường Để về nước, bạn bè làm tiệc tiễn đưa. Ký giả Báo Asahi cũng đến dự. Cụng ly mừng, nhà báo ngỏ ý muốn đưa tin chuyến trở về của vị hoàng thân sau gần bốn mươi năm biệt xứ.
Chuyến đi lần này bằng đường biển, từ cảng
Ký giả Asahi dặn dò:
- Khi ngài tới nơi rồi, xin điện ngay cho tôi biết.
Cường Để ngẫm nghĩ:
- Trong nước hiện đang chiến tranh, tin tức khó gửi. Có lẽ cứ tính theo hải trình, đến trung tuần tháng bảy thì bỉ nhân đã đến quê nhà, quý ông có thể đưa tin được rồi.
Ando Chie đưa ông đến bến cảng. Mùa thu, khí trời se lạnh. Tiếng quạ kêu vang sau những tàn cây lá đỏ. Ông đi rồi, Chie trở lại căn hộ hai phòng ở phố Ogikubo. Con đường bỗng dài hơn bao giờ hết. Ông hứa sẽ có ngày đón nàng sang Việt
Nàng tiếp tục khâu những con búp bê vải - những con búp bê đã nuôi sống nàng và ông từ lúc về lại
Đến tối, chủ nhà, bà Hashimoto gõ cửa hỏi thăm nàng. Bà đem vào cho nàng một gói bánh dẻo.
"Trông em xanh quá. Tôi pha cho em một chén trà nóng nhé?".
Chie uống chén trà từ tay bà chủ nhà tốt bụng. Trà nóng làm nàng hồi tỉnh. Nhìn hộp bánh dẻo xinh xắn, nàng nhớ đến chồng. Ông ấy vẫn thích loại bánh này. Nhưng dùng trong khi uống trà Tàu - ông vẫn không quen với trà Nhật.
Bây giờ ông ấy đi đến đâu rồi nhỉ? Bà Hashimoto vuốt tóc nàng, dẫn nàng sang phòng làm việc của chồng bà, giáo sư Hashimoto Masukichi.
Trên vách, giữa những tủ sách đồ sộ là tấm bản đồ châu Á. Bà chỉ cho Chie xem chỗ nào là Nhật Bản, Thái Lan, Việt
"Em đừng buồn, rồi ông ấy sẽ đạt chí nguyện, sẽ trở lại đón em sang, em phải gắng giữ sức khỏe nhé!" - Bà Hashimoto an ủi.
Chie mỉm cười, nàng cúi đầu thật thấp tỏ lòng cảm ơn bà chủ. Chiều hôm ấy nàng đến chùa Senso, bên chiếc đỉnh lớn nghi ngút khói nhang giữa sân chùa, nàng vớt nhẹ khói hương ủ vào nơi lồng ngực. Lần trong tay áo, nàng lấy ra số tiền nhỏ, đủ cúng dường để xin một lời nguyện cầu.
Vị sư già hỏi nàng cầu nguyện gì để ghi vào tấm thẻ gỗ trắng ngà. Nàng cúi đầu ngẫm nghĩ. Nàng muốn cầu nguyện những gì, chồng nàng sẽ có quyền uy, sẽ thành lãnh tụ, sẽ giàu sang, sẽ đón nàng về cùng hưởng cuộc sống cao sang? Cầu cho chồng nàng sẽ không quên nàng? Sẽ... Thực lòng nàng muốn gì?
Chie ngập ngừng một lát rồi se sẻ đọc cho vị sư già chép vào thớ gỗ:
- Tôi là Ando Chie...Cầu cho chồng tôi là Cường Để vượt sóng gió về đến quê nhà bình yên, sum họp với gia đình.
Vị sư già ngẩng nhìn nàng. Ông đã viết giúp cho thiện nam tín nữ hàng ngàn lời nguyện. Ông nhìn Ando Chie một lát như muốn hỏi điều gì, nhưng rồi lại thôi, cúi xuống cắm cúi viết.
Khi trở về nhà, nàng thấy giáo sư Hashimoto đang chờ trước cổng.
"Ando, có tin mừng cho cô đây". Ông đưa nàng tờ nhật báo Asahi. "Hoàng
tử Việt
Ông bà về rồi, còn lại một mình Chie trong căn hộ vắng lặng. Một đoạn đời đã chấm dứt, đoạn đời mới bắt đầu, một chặng đường dài hun hút mà nàng sẽ phải đi một mình.
Nàng giở tờ báo Asahi, đọc lại bài viết, rồi lật dần ra những trang sau: những mục tìm nhà, tìm việc.
Cuối tháng bảy, bỗng bà Hashimoto đập cửa căn hộ của Ando Chie, hốt hoảng:
- Ando, người ta vừa điện đến cho ông nhà tôi. Cô phải ra ngay cảng
Chie cuống quýt, hai chân run cầm cập, lưỡi líu lại. Nhưng người phụ nữ Nhật dường như được trời phú cho một nghị lực phi thường, nàng kiềm chế thật nhanh cơn hoảng hốt, cầm lấy chiếc ô, chạy ra cửa.
Bà Hashimoto tốt bụng đã kịp thuê giúp nàng một chiếc xe ngựa.
Trên cảng
- Ông ơi...
Chie cầm lấy tay chồng. Bàn tay ông gầy trơ xương, nhưng vẫn là bàn tay của ông, ông đang ở đây, bên nàng. "Ông ơi, sao ông lại về được?".
Chie hỏi, nhưng người đàn ông ngẩn ngơ nhìn mông lung, vẻ mặt sững sờ
tuyệt vọng, dường như không còn nhận ra gì chung quanh nữa. Ông chỉ không ngớt lẩm bẩm: "Không về được! Không về được nữa! Không về nữa!". Với Chie, về là về Nhật Bản; còn với ông, về là về Việt
Hơn một tháng Chie ra sức chăm sóc, Cường Để mới dần dần hồi tỉnh lại.
Ông kể với nàng: tàu Hải Minh bị trục trặc bánh lái nên đã ghé Thượng Hải một tuần. Trong khi đó, Báo Asahi đã đưa tin, và mật vụ Pháp biết được rằng chuyến tàu phải cập cảng Bangkok, đã điện cho Bộ Ngoại giao Thái. Vì quan hệ giao thương với Pháp, Chính phủ Thái đã không cho Cường Để nhập cảnh Thái Lan, buộc lòng phải theo tàu quay về Nhật Bản.
Cường Để không bao giờ còn trở lại như trước kia nữa. Tuyệt vọng, suy sụp, ông đã hoàn toàn là một ông già trái tính trái nết, đau ốm triền miên. Đôi khi, căm hận số phận, ông ném bất cứ cái gì vớ được vào vách. Chie phải cất bộ đồ trà ông đem theo từ Việt
Cuối mùa thu có hai người khách ở Việt
Khách về rồi, Chie dọn tách chén trên bàn, định bưng đi. Chợt ông níu tay nàng:
- Nàng ơi, nàng có tin ta còn về nước được không?
Chie đặt khay xuống, quay lại cầm cả hai bàn tay ông, vỗ về:
- Thiếp tin.
- Ta cũng tin vậy. Nghe nói chẳng bao lâu nữa người Pháp sẽ rút khỏi Đông Dương...
Chie lau những giọt mồ hôi đang ứa ra trên trán người đàn ông. Dạo này ông yếu quá, chỉ một cơn xúc động cũng đủ làm mồ hôi toát ra dầm dề.
Mấy hôm sau ông bồn chồn đến mất ngủ, lúc nào khỏe lại lật giở những thư từ, sách vở đã cất giữ từ bốn mươi năm trước, cả bức Thư huyết lệ của người Việt Nam mà ông viết khi mới ngoài ba mươi tuổi.
Ba mươi năm đã qua, sứ mệnh cứu nước không còn nằm trong tay thế hệ ông nữa rồi. Nhưng những bức thư cũ này sẽ mãi mãi là kỷ niệm rực rỡ nhất của đời ông.
- Nàng cất kỹ những giấy tờ này cho ta. Khi ta về nước, đồng bào nhất định sẽ hỏi đến.
Chie đặt chén thuốc xuống bàn rồi đỡ lấy những tờ giấy cũ vàng tên tay ông.
Bây giờ ông đã tin nàng thật sự, ông giao cho nàng những tờ giấy này, đối với ông nó còn quý hơn cả bạc vàng.
- Uống thuốc đi mình - Chie nhắc. Cường Để gật đầu, không đợi Chie nài ép dỗ dành như mọi lần, ông bưng chén thuốc đắng ngắt uống cạn.
Gương mặt đang rạng rỡ của ông bỗng nhăn nhúm lại, một cơn đau đang âm ỉ dưới sườn non chợt nhói lên.
Chie đỡ cái bát, tay kia vỗ nhẹ lên lưng chồng như muốn xoa dịu phần nào cái buốt nhói trong cơ thể ông. Tuần trước, bác sĩ Bệnh viện Nihon Ika Daigaku đã nói cho nàng biết, Cường Để đã mắc bệnh ung thư gan, ông chỉ còn sống nhiều lắm là ba tháng nữa.
Chie giữ kín tin dữ không cho ai hay. Nàng biết đây là lúc nàng phải mạnh hơn bao giờ hết.
Cường Để cố uống thuốc cho mau khỏi bệnh. Ông xem đi xem lại bức thư của mấy người Việt vừa ghé thăm tháng tám năm ngoái, bức thư hứa sẽ tìm cách vận động cho ông hồi hương. Mỗi lần đọc thư ông thấy khỏe hẳn lên như vừa uống một thang thuốc bổ.
Nhưng đến đầu tháng tư, sau nhiều cơn đau hành hạ, Cường Để cũng nhận
ra rằng mệnh của mình đã hết. Ông cố mở đôi mắt mệt mỏi, gắng nhìn thật kỹ những gì chung quanh: khung cửa sổ nhỏ, những chiếc áo Việt may bằng lụa Nhật treo trên vách, chiếc chậu đồng dưới chân giường, những vật dụng thường ngày của
cuộc sống lưu vong tạm bợ, giờ phút này ông nhìn chúng với ánh mắt bịn
rịn vô cùng.
Mắt ông dừng lại nơi khuôn mặt Chie đang nhìn xuống, vẻ thầm lặng và
nhẫn nhục đầy yêu thương. Ông quờ quạng nắm lấy tay nàng: Mình ơi, mình có phải là Phật Bà Quan Âm của tôi không? Đó là lần đầu tiên ông nói lời tri ân với nàng sau bao nhiêu năm chung sống. Nhưng nàng không hiểu gì cả, vì ông không biết là mình không dùng tiếng Nhật. Như một bản năng, mấy hôm nay ông chỉ nói toàn tiếng Việt.
Chie vẫn cúi nhìn, vẫn vẻ mặt âu yếm xót xa, nàng áp sát mình xuống thân thể còm cõi của ông, tay nắm lấy cả hai tay ông như muốn bảo:
- Đừng sợ, có thiếp đây, dù đi đến đâu ngài cũng không cô độc.
Cường Để dần thiếp đi. Lúc ấy là năm giờ 5 phút sáng mồng 6 tháng 4 năm 1951. Một mình Ando Chie úp mặt khóc lặng lẽ trên thi thể ông.
Ngoài cửa sổ, hoa anh đào đang nở. Hôm ấy là ngày đầu của lễ hội hoa anh đào trên đất Nhật.
Cửa mở ra, hai người đàn ông theo Ando Chie bước vào căn hộ. Đập vào mắt họ là những tấm hình của Kỳ ngoại hầu Cường Để trên vách. Vị hoàng thân trẻ măng hai mươi lăm tuổi ngày mới đến Nhật. Hội chủ Hội Đông du Phục Quốc, sinh viên trường Đại học Waseda, hình chụp với Thủ tướng Innukai, hình chụp với ký giả Asahi trong bữa tiệc long trọng tại khách sạn Đế Quốc...Tất cả là những trang đời đẹp nhất của Cường Để.
Còn hình ảnh buồn thảm những ngày chờ đợi trên sân bay Haneda, những
ngày chạy loạn nghèo túng cơ cực, ngày về tang thương trên cảng Yokohama... Những hình ảnh ấy giờ đây chỉ còn trong ký ức Chie mà thôi.
*
Hai tay bưng bình tro, Ando Chie trao di cốt Cường Để cho hai con của
ông. Nàng cúi mặt thầm nghĩ: Thế là ngài sắp về nhà, giấc mơ cả đời của ngài giờ đây mới thành tựu. Ngài lên đường bình an, lần này thiếp không phải gói sushi cho ngài mang đi nữa rồi.
Người con trai cả của Cường Để đỡ lấy bình tro di cốt của cha. Mặt ông
đầy nước mắt. Ông ngạc nhiên thấy người đàn bà Nhật này vẫn bình thản, nét mặt trang nghiêm dịu dàng chỉ hơi phảng phất buồn. Nhưng người con trai thứ hai đứng cách đó vài bước thấy rất rõ đôi bàn tay của Chie sau khi trao xong bình tro. Đôi bàn tay ấy bấu chặt vào nhau, những móng tay quắp vào da thịt, rồi chúng run rẩy bấu víu lấy đôi tay áo kimono, và đến lượt thớ vải giằng co như sắp bị xé rách ra.
Khi hai người đàn ông đi rồi, Chie khép cửa, quỳ xuống sàn. Nàng lấy trong ống tay áo ra một mẩu xương và một nhúm tro nhỏ. Chie đã giữ lại cho mình một phần thân thể của chồng.
Nàng biết mình không làm trái với ý nguyện ông. Dù chẳng hiểu ông nói gì khi sắp mất nhưng nhìn vào mắt ông nàng biết, ông rất muốn ở lại với nàng. Hình như vào giờ phút ấy ông nhận ra mình sắp đi vào một cõi xa thăm thẳm, ở nơi ấy ông sẽ gọi cả trần gian này là quê nhà. Và ở quê nhà đó, một trong những gì giản dị và thân thương nhất chính là Chie...
Ando Chie mất bốn mươi năm sau, trước khi mất bà để lại di chúc muốn
được chôn cùng với nắm tro tàn của chồng bà là Kỳ ngoại hầu Cường Để. Nhưng cho đến nay lọ hài cốt của bà vẫn còn trong phòng mộ tập thể của nghĩa trang Zoshigaya, nơi có những cây tùng xanh biếc và tiếng quạ kêu man mác buồn trong những buổi sáng mùa xuân….......
Hai tay bưng bình tro, Ando Chie trao di cốt Cường Để cho hai con của
ông. Nàng cúi mặt thầm nghĩ: Thế là ngài sắp về nhà, giấc mơ cả đời của ngài giờ đây mới thành tựu. Ngài lên đường bình an, lần này thiếp không phải gói sushi cho ngài mang đi nữa rồi.
Người con trai cả của Cường Để đỡ lấy bình tro di cốt của cha. Mặt ông
đầy nước mắt. Ông ngạc nhiên thấy người đàn bà Nhật này vẫn bình thản, nét mặt trang nghiêm dịu dàng chỉ hơi phảng phất buồn. Nhưng người con trai thứ hai đứng cách đó vài bước thấy rất rõ đôi bàn tay của Chie sau khi trao xong bình tro. Đôi bàn tay ấy bấu chặt vào nhau, những móng tay quắp vào da thịt, rồi chúng run rẩy bấu víu lấy đôi tay áo kimono, và đến lượt thớ vải giằng co như sắp bị xé rách ra.
Khi hai người đàn ông đi rồi, Chie khép cửa, quỳ xuống sàn. Nàng lấy trong ống tay áo ra một mẩu xương và một nhúm tro nhỏ. Chie đã giữ lại cho mình một phần thân thể của chồng.
Nàng biết mình không làm trái với ý nguyện ông. Dù chẳng hiểu ông nói gì khi sắp mất nhưng nhìn vào mắt ông nàng biết, ông rất muốn ở lại với nàng. Hình như vào giờ phút ấy ông nhận ra mình sắp đi vào một cõi xa thăm thẳm, ở nơi ấy ông sẽ gọi cả trần gian này là quê nhà. Và ở quê nhà đó, một trong những gì giản dị và thân thương nhất chính là Chie...
Ando Chie mất bốn mươi năm sau, trước khi mất bà để lại di chúc muốn
được chôn cùng với nắm tro tàn của chồng bà là Kỳ ngoại hầu Cường Để. Nhưng cho đến nay lọ hài cốt của bà vẫn còn trong phòng mộ tập thể của nghĩa trang Zoshigaya, nơi có những cây tùng xanh biếc và tiếng quạ kêu man mác buồn trong những buổi sáng mùa xuân….......
Tác giả: TRẦN THÙY MAI
Sưu tầm: Phạm Mỹ Hoàn
Hồ Xưa: Sắp xếp, trình bày,
sưu tầm thêm tiểu sử của Đức Cường Để.
Sẽ được đăng lại
trong Tạp Chí ÁNH SÁNG PHƯƠNG ĐÔNG 16 sắp tới.
Năm 1954,đang học lớp trung đẳng(lớp 4 bây giờ )tại Đạo Đức học đường trong Tòa thánh TN,tôi được dư lễ đón tiếp một phần tro cốt Đức Kỳ Ngoại Hầu Cường Để
Trả lờiXóa@Hoa Pham học trường của người Pháp à bạn?
Trả lờiXóa