Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

Phỏng vấn cô Ái Liên (HLVYoga) trên HTV



 
Gui e link  bài phỏng vấn của cô Ái Liên trên HTV.http://www.youtube.com/watch?v=OLhS5aqDPKk

HLV:
 Kinh chao Quy vi, 
         Kinh chao Quy khan gia xem chuong trinh
      
 
MC
 :
         Hoi HLV chia se mot chut ve cong viec hien nay? Co duyen den voi Yoga va tro thanh HLV:
 HLV: 
 Hiện nay toi la mot HLV Yoga nhung thiên về đào tao cac HLV Yoga tuong lai.
         Truoc day toi la giao vien pho thong phai nghi mat suc vi nhieu chung benh:
 
         *Suy nhược thần kinh (ko ngu dc gan nhu thuc trang suot dem, ko tap trung chấm bài dc)
 
        * Suy nhược cơ thể (ko an dc, an ko biet ngon)
 
        * Đau cot song (dau tu xuong co den xuong cung) ko ngoi dc qua 30 phut.
        * Đau trĩ (bi chay mau khi di ngoai)
 
          Voi luong gv vao thoi đó 1983 toi ko co kha nang chua tri bang thuoc nen toi nghi den tap luyen Yoga de lay lai sk va toi da may man gap dc Ân sư la Thay Ng Minh Kính giang day theo pp cua BS Ng Khac Vien, ngay buoi tap dau tien toi da ngu dc mot giac ngu rat ngon ma den bay gio toi van cò nhớ, say me voi điều tuyet vời nay va cung ko còn con duong nào khac toi cham chi tap luyen theo dung huong dan cua Thay va tim hieu them ve Yoga và voi von Su pham san co dan dan Thay cho toi dung lop tinh den nay da 29 nam với kết quả là bệnh cũ lui dần đi, bệnh mới chưa xuất hiện.
 
MC:
        Hoi HLV co nguoi quan niem Yoga tuc la Thien. Dieu nay co dung hay ko?
HLV:
 
        Yoga la phuong tien tap luyen cua nguoi xua cach day hang ngan nam gom : van dong co the de thuc hien nhung tu thê hay Asana - tập Tho hay pranayama, thiền là Dhyana và định là Samadhi.
        Yoga lấy hình tương của thiên nhiên, công cụ lao động, hình dáng của con thú để đặt tên cho các tư thế: cái cây, đỉnh núi, hoa sen, cái cày, cái bào, chiếc ghe, con rắn, châu chấu, con rùa, con thỏ v...v...để tăng cường độ dẻo của cơ khớp.
       Thở bụng để tăng cường hệ tuần hoàn, tiêu hóa, trao đổi chất, thông khí tốt và xóa stress, ổn định hệ thần kinh.
       Có rất nhiều cách hiểu về thiền và nhiều cách tập thiền khác nhau, nếu cho rằng Thiền là dừng các tạp niệm, tâm chuyên chú quán sát vào một vấn đề để đạt đến sự hiểu biết sáng suốt, là phương pháp khoa học tập trung tâm trí một cách nhẹ nhàng, làm dịu hệ thống thần kinh trung ương cùng nhịp thở, nhịp tim và HA giúp tăng cường trí lực, trực giác nhạy bén, giảm stress vui vẻ và cởi mở.
 Trong Hatha Yoga ngoài phần luyện thân còn có luyện tâm hay luyện ý thì cách tập cũng có phần giống như vậy
MC:
       Chia sẻ cảm nhận so voi nhung mon TT ren luyen sk, Yoga la mon TT day tinh triet ly.
      Vay cot loi cua Yoga la nhu the nao?
HLV:
      - Các môn TDTT khác thường phấn đấu theo hướng "Nhanh hơn , cao hơn, xa hơn, nặng hơn, mạnh hơn" để đạt thành tích, trong Yoga thì trái lại phấn đấu để "Chậm hơn, thấp hơn, gần hơn, nhẹ hơn, mềm hơn" và để đạt được "chậm hơn, thấp hơn, gần hơn ..." thì ...  khó hơn nhưng an toàn hơn.
      - TDTT thường là hướng ngoại nhắm đến mục tiêu để đạt mục đích.
        Yoga lại hướng nội lắng nghe từng tế bào, từng mạch máu chuyển động trong cơ thể như vậy làm chủ được hơi thở mà làm chủ được hơi thở là làm chủ được cảm xúc nó sẽ giúp ta ứng xử hợp lý, đúng mức với những thăng trầm của cuộc sống.
      Cốt lõi của Yoga là hướng con người đạt đến "Thân tâm An Lạc", giúp con người thăng hoa trong cuộc sống.
MC:
       Hoi HLV co qua khó de ngo ra nhung triet ly thâm sau của Yoga ko? khi den phòng tập co duoc giảng day ve van de nay.
HLV:
 
       Để hiểu hết triết lý thâm sâu của Yoga có lẽ điều này dành cho các nhà nghiên cứu hay những đạo sư Yoga, trong những lớp học hay phòng tập Yoga  bình thường thi HV chỉ cần tập luyện để lấy lại sk nên HLV chỉ đề cập đến tính triết lý đơn giản như câu trả lời trên.
 MC:
 
       Chia se cam nhan da so moi nguoi khi tap deu cam nhan duoc nhung loi ich cua Yoga tac dong den ban than minh . HLV co the giai thich ro hon ve nhung loi ich nay?
HLV:
 
       Yoga có hằng trăm tư thế, cách tập của Yoga là kéo dài cơ khớp tối đa kết hợp với thở cơ hoành hay thở bụng
 "thót bụng - thở Ra , phình bụng - thở Vào" (có hơn 10 cách thở bụng) và tập đủ mọi chiều của cột sống : cúi - ngữa, nghiêng phải- nghiêng trái, vặn phải - vặn trái và một chiều hết sức đặc biệt là chiều đảo ngược cột sống (đầu ở dưới, chân ở trên) mà cột sống là cột trụ của sự sống ở tư thế này máu từ chân xuống tim, máu từ tim xuống não tác động mãnh liệt vào tuyến chủ là tuyến yên và các tuyến nội tiết khác giúp chuyển hóa và trao đổi chất triệt để nên làm trẻ hóa tế bào, tăng cường hệ tiêu hóa, tuần hoàn , thông khí tốt và ổn định hệ thần kinh.
       Một bí quyết nữa là sau khi tập pha Động từ 5 - 10 lượt để chuẩn bị cho pha Tĩnh là giữ yên tư thế trong thời gian từ 5 -10 hơi thở, ở pha này những chỗ xơ cứng đc kéo giãn tối đa và với lối thở đặc biệt của Yoga gây nên một áp suất lớn khiến máu "vọt" qua chỗ xơ cứng dễ dàng.
 
      Theo y lý Đông Phương thì "Thông tắc bất thống, thống tắc bất thông"  thông suốt thì ko đau, đau là ko thông suốt. Máu lưu thông tốt, thông suốt thì ko còn đau đớn nữa. 
 
      Trong khi tập tâm chuyên chú vào hơi thở nên thần kinh càng ổn định mà thần kinh ổn định thì các cơ quan nội tạng cũng được ổn định theo từ đó lấy lại được sk và phòng chống được một số bệnh mãn tính.
MC:
       Hoi HLV doc tren bao chi rat nhieu loai Yoga nao la hot Yoga, Yoga An độ, Yoga cuoi ... nhu vay dau moi la Yoga chinh thong?
HLV:
 
       Yoga xuất phát từ Ấn Độ cách đây hàng ngàn năm nên rất khó xác định thế nào là Yoga chính thống hay không chính thống.
     Hot Yoga là do nhiệt độ bên ngoài tác động vào cơ thể, nếu nhiệt độ quá nóng có thể gây vỡ hồng cầu.
    Cười là một "linh dược" để xóa stress "Một nụ cười bằng 10 thang thuốc bổ" điều này đã được khẳng định từ lâu. Cười do tâm lý thú vị bởi những chuyện vui, dí dỏm, ý nhị hay những tình huống bất ngờ, sự hài lòng v...v...
   Cười từ trong tâm, cười thoải mái v...v... thì tốt hơn là cười rán, cười gượng, cười ra nước mắt (đau khổ)
MC:
       Co nguoi cho rang tap Yoga se ko bao gio bi benh. HLV nghi the nao ve dieu nay?
HLV:
 
      
 SK của một người do nhiều yếu tố:
       1. "Gien" di truyền của bố mẹ
       2. Dinh dưỡng đầy đủ, bổ dưỡng, trong lành, an toàn vệ sinh thực phẩm.
       3. Môi trường sống tốt.
              Môi trường có 2 loại:
           *
 Môi trường tự nhiên: là nơi ở thoáng mát, yên tĩnh,  nguồn nước và không khí trong lành, cảnh quan ngoạn mục, nhà cửa rộng rãi tiện nghi, giao thông thuận lợi v...v...
           *
 Môi trường tâm lý, xã hội: là trong gia đình vợ chồng yêu thương nhau, anh em hòa thuận, con cái ngoan hiền, học giỏi, hàng xóm tốt, ban đồng nghiệp vui vẻ, hài hòa v ... v...
       4. Tập luyện bộ môn TDTT mình yêu thích đúng phương pháp, đủ liều lượng, phù hợp với thể trạng, tuổi tác v...v...   
 
       5. Làm việc, ngủ nghỉ, vui chơi cân đối, hài hòa
 
           Bệnh thì có nhiều loại bệnh:
              * Bệnh do vi trùng và siêu vi: lao, thương hàn, sốt rét, Zona v...v...
              * Bệnh do stress gây ra làm suy giảm và rối loạn chức năng, tổn thương thực thể, giảm sức đề kháng tạo cơ hội cho mọi loại bệnh khác xâm nhập
              * Bệnh do di truyền
              * Bệnh do bẩm sinh
           Yoga chỉ là một phương tiện tập luyện nhằm nâng cao thể trạng, cân bằng, ổn định nội tạng và thần kinh góp phần đẩy lui và phòng chống bệnh mãn tính.
MC:
 
       Hoi co phai Yoga chi danh riêng cho phai nu vi dan ong thuong nguoi rat cung ko du men deo de tap cac dong tac yoga?
HLV:
       Yoga dành cho mọi lứa tuổi, mọi giới tính. Nam do cấu trúc của cơ thể thì độ dẻo không bằng nữ nhưng nếu tập luyện thường xuyên vẫn đạt được độ dẻo tối đa, có những ĐT cần đến sức mạnh của đôi tay như "con công, con quạ" thì nam lại thuận lợi hơn.
MC:
 
      Nhieu nguoi quan niem rang tap luyen Yoga cung nhu dang tu luyen nen tuan thu nhung che do kieng khem tham chi an chay. Theo HLV dieu nay co nen hay ko?
HLV:
 
       Chay mặn đều được cả, miễn là thức ăn an toàn, bổ dưỡng và ăn uống hợp lý phù hợp với ý thích và thể trạng của từng người. Tuy nhiên những Đạo sư, những nhà Yogi đạt đến trình độ cao thường dùng thức ăn chay.
 
MC:
 
      Hoi như the nao dc xem la mot nguoi tap luyen Yoga thuan thuc?
HLV:
      Yoga có hàng trăm tư thế và có nhiều mức độ khác nhau từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, ta tạm phân là cấp 1 cấp 2, cấp 3 tùy độ khó và thời gian "giữ yên"  tư thế.
      Thực hiện tư thế còn phải quan tâm đến độ tuổi và thể trạng của từng người tập.
      Một người tập luyện thuần thục là khi thực hiện động tác trong cấp độ của mình một cách dễ dàng, chậm rãi, hơi thở đều, "giữ yên" được lâu trong khả năng cho phép và tâm ý hoàn toàn tập trung vào việc thực hiện động tác và khi giữ yên thì tập trung vào hơi thở và ghi nhớ những chống chỉ định khi thực hiện động tác.
MC:
 
      Dan dat vao phan tap luyen mot vaì động tác
MC:
 
      Chia se cam xuc sau khi tap
KM:
 
      Chia se that su ko de tap
      Hoi HLV bi quyet de co the tap luyen Yoga, làm sao để đạt được trạng thái tốt nhất??
HLV:
      Học hay tập bất cứ bộ môn nào cũng phải theo đúng nguyên tắc sư phạm là:
      * Đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
      * Chuyên cần tập luyện, tập đều đặn  "Văn ôn, võ luyện".
      * Không nôn nóng đốt cháy giai đoạn "Thái quá thì bất cập"
        Cần phải có đủ thời gian để cơ thể thích ứng dần với động tác
     Thí dụ: người bị huyết áp cao ko thể đứng cúi lưng mà đầu thấp hơn tim như người bình thường .
      Khi đứng cúi lưng đầu phải ngẩng cao hơn tim rồi dần dần cho đầu cao ngang tim ... rồi mới thấp hơn tim, hoặc ko thể nôn nóng tập cho bụng nhỏ ngay 5 cm trong vòng 1 tuần, điều này sẽ gây đau nhức cơ, mệt nhọc, choáng váng ... Chúng tôi hay nói vui là  "Mỗi ngày 1 li thôi" 1 li đây là 1milimet, thấp hơn 1 li, nhỏ hơn 1 li, giãn hơn 1 li ....
      Tập vừa sức mình là:
       * Khi tập cơ bắp vẫn mềm mại, ko co cứng
       * Hơi thở vẫn đều ko hổn hển
       * Thần kinh vẫn chỉ đạo tốt
         Nếu 1 trong 3 yếu tố này có vấn đề thì phải ngưng tập ngay, tập vừa sức thì mau "lên sức" tập quá sức thì "mất sức"
 
         Nếu người tập ý thức rõ đc " SK là tài sản quý nhất của đời người" thì sẽ yêu thích tập luyện để tăng cường vốn quý này lên với tinh thần tự nguyện, tự giác.
 MC:
 
        Hỏi HLV thiền có phải là tuyệt đỉnh của Yoga?
HLV:
        Thiền hay là Dhyana còn một mức độ cao hơn thiền nữa là Định hay là Samadhi đây là trạng thái
 hoàn toàn tập trung tư tưởng, tâm và thân hoàn toàn hòa làm một hay là "hòa nhập vào tâm thức của vũ trụ" hay là "nhập niết bàn" hay trở về với "bản lai diện mục" tức là khuôn mặt thật của chính mình trước khi đc cha mẹ sanh ra.
        Trong thực tế hiếm có người nào đạt tới đỉnh cao này.
MC:
 
        Hoi HLV nhieu nguoi tap Yoga nhu la mot mon van dong de giam can, gin giữ voc dáng, that su thi hieu qua nhu thế nào?
HLV:
 
        Nên tập luyện đúng phương pháp và dinh dưỡng đúng cách.
        Yoga với những tư thế đặc biệt như: cái cày, cái kiềng, cây nến, cây chuối giúp đưa máu từ chân xuống tim, từ tim xuống não nên tác động mãnh liệt vào tuyến Yên ở trong não, mà tuyến Yên là tuyến chủ, tuyến nhạc trưởng điều khiển các tuyến nội tiết khác.
        Béo phì có nhiều nguyên nhân:
        a. Do ăn nhiều, quá mức cần thiết thì phải điều chỉnh lại chất và lượng thực phẩm đem vào cơ thể
        b. Do rối loạn chức năng (tuyến giáp hoạt động kém)
        c. Do di truyền
        d. Do stress ...
        Yoga với những tư thế đặc biệt như: cái cày, cái kiềng, cây nến, cây chuối giúp đưa máu từ chân xuống tim, từ tim xuống não nên tác động mãnh liệt vào tuyến Yên ở trong não, mà tuyến Yên là tuyến chủ, tuyến nhạc trưởng điều khiển các tuyến nội tiết khác. 
 
         Dàn nội tiết này hoạt động hài hòa, nhịp nhàng sẽ tiết ra những hormon điều chỉnh lại tất cả những lệch lạc của cơ thể: giúp cơ thể cân đối, giữ thể trọng hợp lý, thân hình uyển chuyển, nhẹ nhỏm, da mịn màng tươi nhuận "Nhất dáng, nhì da"
 
        Ngoài vóc dáng cân đối, uyển chuyển các hormon này còn giúp xóa stress khiến lòng ta luôn bình an, thanh thản nét mặt luôn mềm mại, vui tươi.
        Khi quý bạn tập luyện đến một mức hấp thu đc đầy đủ sinh chất trong không khí thì "Tinh - Khí - Thần" sung mãn tự nhiên ăn ít, ngủ cũng ít đi nhưng người vẫn khỏe, làm việc vẫn tăng năng xuất.
 
       Người xưa giải thích về hiện tượng qua 2 câu:
               Khi mãn bất tư thực
               Thần mãn bất tư thụy
       (Khí đã đầy đủ rồi thì ko nghĩ đến ăn nhiều, Thần đầy đủ rồi ko nghĩ đến ngủ nhiều)
       Tinh - Khí - Thần là ba báu vật của loài người
       Ăn ít đi nên dễ giữ đc vóc dáng cân đối và điều này cũng giúp tiết kiệm được một lương lương thực đáng kể. Nếu cả thế giới này chịu tập Yoga có thể nạn đói phần nào đc giải quyết.
 
       Ngoài việc giữ gìn vóc dáng, Yoga còn giúp thăng hoa nhiều mặt trong cuộc sống: ăn ngon, ngủ ngon, yêu nồng nàn, "xả" dễ dàng ... 
 
MC:
       Hoi HLV am nhac co dc xu dung de ket hop trong viec tap luyen Yoga
 HLV:
         Để trình diễn những động tác Yoga, để động viên phong trào thì rất cần đến âm nhạc làm phương tiện để chỉ huy kỷ thuật, điều chỉnh tốc độ của động tác, giúp VĐV trình diễn bài tập đều, đẹp mắt thuyết phục người xem, làm tăng cảm xúc của VĐV và khán giả và âm nhạc dùng trong tập luyện Ypga thường là nhạc êm dịu, nhẹ nhàng, chậm rãi, du dương.
         Sau một buổi tập dùng âm nhạc (thường là nhạc thiền) để HV thư giãn thì sau khi dứt nhạc người tập cảm thấy thư thái nhẹ nhõm khỏe khoắn lại: âm nhạc hoàn toàn đạt được mục đích
 giúp người tập thư giãn.
         Nhưng nếu
 để tập thư giãn thì người tập phải lắng tâm vào hơi thở, nếu có nhạc thì tâm ý lại duyên theo tiếng nhạc mà bộ não không thể một lúc cùng làm 2 việc vừa theo dõi hơi thở vừa thưởng thức âm nhạc.
         
 Tập thư giãn thì người tập chủ động không cần có dụng cụ hổ trợ vẫn tự mình thư giãn được. Dùng âm nhạc để thư giãn thì phải lệ thuộc âm nhạc. 
MC:       
       Hoi HLV do tuoi nao nen tap Yoga ?
HLV:
 
       Yoga dành cho mọi lứa tuổi, mọi giới tính ko phân biệt nam, phụ, lão, ấu.
MC:
 
       Nhiều y kien trai nguoc nhau cho rang tre em ko nen tap Yoga. Quan diem cua HLV nhu the nao?
HLV:
 
      Bé mới sinh ra là đã thở bụng là lối thở đúng nhất mà Mẹ Thiên nhiên đã dạy để bé mau lớn.
      Khi bé tự biết lật ngóc đầu lên là tư thế "con rắn", 2 chân 2 tay vung lên giống như "chiếc ghe", nằm ngữa kéo chân lên bú ngón chân là động tác "nửa cái kẹp" cháu biết trườn là tư thế "con sâu" biết bò là tư thế "lưng mèo" lớn lên một chút cháu nằm xuống xoạc 2 chân như "chim phượng hoàng", nằm ngữa ưỡn người lên như "con cá", độ 2, 3 tuổi thì "trông em" hay là "đỉnh núi" (2 chân 2 tay chạm sàn, mông cao hơn đầu) rồi nhảy "lò cò" hay tư thế "cái cây", cháu "lăn lưng" chơi trò chơi cái "ghế xích đu" và rất thích mẹ cho chơi trò chơi "nhông nhông ngựa ông đã về" (đầu thấp hơn chân tiền thân của "cây chuối")
 
          Trong Yoga lại có một động tác gọi là "thai nhi" và các bé thực hành các động tác rất dễ dàng có thể ngay lần đầu đã thực hiện được tư thế "rắn hổ mang chúa", chim phượng hoàng v...v...
      Ngay khi còn ấu thơ Mẹ Thiên nhiên đã dạy cho các bé một vài động tác của Yoga rồi có thể dùng một số động tác đơn giản của Yoga phù hợp với tuổi của bé biến nó thành một trò chơi hay tập như một bài thể dục bình thường (ko tập giống như người lớn)
MC:
 
      Hỏi HLV có bài tập riêng cho từng nhóm người với thể trạng khác nhau hay ko?
HLV:
      Lý tưởng nhất là tập "Một Thầy, một trò" vì mỗi người là một cá thể khác nhau, tâm sinh lý cũng khác nhau, cùng một lúc mang nhiều chứng bệnh khác nhau.
      Cũng có thể tập cho một nhóm người có cùng chứng bệnh như: tiểu đường, HA cao, đau lưng, mất ngủ ... với thể trạng mỗi người khác nhau: người khỏe nhiều người khỏe ít, người yếu nhiều người yếu ít ... vì Yoga có nhiều cấp độ khác nhau tùy theo độ khó và thời gian giữ yên động tác, tạm chia ra là cấp 1, cấp 2, cấp 3 ...(như đã nói ở trên) người tập sẽ tự biết mình tập được ở cấp nào để tập "vừa sức mình" .
       Nhưng lý tưởng hơn nữa trong điều kiện của VN là cứ tập chung một nhóm người với nhiều thể trạng khác nhau, nhiều chứng bệnh khác nhau vì các cơ quan bộ phận liên quan chặt chẻ với nhau và tác động lẫn nhau, cơ quan bộ phận nào có vấn đề thì chú ý tập nhiều hơn, còn bộ phận khác chưa có vấn đề thì vẫn tập để phòng chống "Phòng bệnh hơn chữa bệnh".
       Tập kiểu này chi phí ... rẻ hơn, dễ đến lớp hơn, chia sẻ được với nhau nhiều hơn, vui hơn.
MC:
 
       Có  thể tập Yoga một mình mà ko cần HLV hay ko?
HLV:
 
       Buổi đầu nên tập với HLV giàu kinh nghiệm khi nào thành thuộc rồi mới có thể tập một mình.
MC:
 
       Hỏi HLV  co loi khuyen nao danh cho nguoi muon tap luyen Yoga?
HLV:
 
       Nên tuân thủ theo một số nguyên tập luyện của Yoga, tập vừa sức ko nôn nóng, đều đặn và chuyên cần bạn sẽ có báu vật quý nhất trong cuộc sống, cuộc sống sẽ thăng hoa và sẽ tránh được chuyện làm phiền ... người thân và BS.
       Xin chân thành cảm ơn Quý khán giả đã lắng nghe buổi trò chuyện hôm nay, cám ơn đài HTV7 đã nối nhịp cầu để bộ môn Yoga có cơ hội phát triển.
       Kính chúc sk toàn thể quý vị , xin kính chào "Thân tâm An Lạc"
(ảnh:Afamily)


 (st và chuyển : Từ Cảnh)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

GHÉT : Thơ Sông Thu Và Bài Họa Của Các Thi Hửu

GHÉT Em ghét anh nhiều, có biết không ? Người sao vô ý đến đau lòng Hôn nhau, mãi ước làn môi mọng Ngó mặt, hoài mơ ánh mắt nồng Lại bảo bồ ...