Thứ Năm, 2 tháng 4, 2015

Học ngoại ngữ là một phương cách tìm kiếm tự do

Xin chia sẽ với các bạn một góc nhìn khác của việc học ngoại ngữ...
Bài nầy minh copy lại từ blog THÔN SẤU.

Học ngoại ngữ cũng giống như leo lên một cái thang. Chân thang đặt dưới đất và thang bắc lên khoảng không gian vô tận.
Lúc đầu thì hăm hở trèo và có vẻ trèo …nhanh. Càng lên cao thì gió to, lạnh lẽo nên càng trèo càng oải và phải nhích từng tí một. Có lúc chẳng nhích được tẹo nào. Nếu chủ quan hoặc thối chí có thể tụt lùi vài bậc thậm chí ngã lộn nhào xuống đất.
Có lẽ trừ một vài bậc thiên tài (mà thiên tài thường hiếm) và những trẻ em sinh ra và được nuôi dưỡng trong môi trường đa ngôn ngữ, ít có người có thể dùng tiếng nước ngoài giống như tiếng mẹ đẻ. Nếu có ai đó dùng nó như tiếng mẹ đẻ thì trong trường hợp này rất có thể tiếng mẹ đẻ đã trở thành…ngoại ngữ.
Khi đọc nếu vướng từ ngữ có thể tra từ điển. Nhưng oái oăn từ ngữ là văn hóa. Trong nhiều trường hợp nếu không “tắm” trong không khí đó có hiểu nghĩa của từ cũng vô dụng. Những cách nói thiên biên vạn hóa của dân bản địa, thành ngữ, tiếng lóng, điển tích, điển cố trùng điệp là một trở ngại. Muốn đọc văn chương, triết học… thì không thể không tập chế ngự bản thân để…”làm thân” với chúng. Trong đời thường thì tên các món ăn, tên thuốc, tên địa danh, tên côn trùng, tên đồ làm bếp, gia dụng…cũng là một thử thách.
Hồi chưa biết một chút gì về ngoại ngữ thấy sách vở và lời đồn đại rằng nhà nghiên cứu A, học giả B, ông C, thầy X… thành thạo đến mấy ngoại ngữ. Nói ngoại ngữ như gió. Rất tin!
Nhưng sau này bắt đầu đổ mồ hôi học ngoại ngữ và tò mò tìm đọc sách của họ, quan sát con người họ ngoài đời thì thấy 99.9% là …huyền thoại. Nếu không là huyền thoại thì sao trong các trang sách họ viết mỗi khi trích dẫn từ sách nước ngoài, dù chỉ là liệt kê ở tài liệu tham khảo đều xếp sai vị trí tên và họ, thậm chí nhầm tên nhà xuất bản với tên tác giả. Đối với những người quan sát được thì thấy thật kì lạ! Có những người ở nước ngoài, đi du học 5, 6 năm nhưng chưa bao giờ thấy họ nói, viết, dịch thứ gì đó từ thứ tiếng của nước đó. Họ cũng chẳng có mối quan hệ gì với người nước đó. Trong khi nếu đi học thì nhu cầu kết bạn, giao lưu là hiển nhiên.
Tự nhiên ngồi ngẫm thấy khá thú vị. Xét về mặt triết học người trong trạng thái yếu đuối và “bất tự do” thường tạo ra các huyền thoại về anh hùng để nương tựa. Vì thế trong lịch sử các truyền thuyết, huyền thoại, thần thoại thường ra đời rất sớm và trong nhiều trường hợp cá biệt nó vẫn tiếp tục được tạo ra ở thời hiện đại.
Thú vị thay trong tiếng Nhật, khi diễn tả con người không có khả năng làm gì đó họ dùng cấu trúc “bất tự do” (不自由)VD:目が不自由(khiếm thị)、耳が不自由( khiếm thính)、英語が不自由(không biết tiếng Anh)…
Như vậy có thể hiểu, học ngoại ngữ và dùng nó là một cách để tìm kiếm TỰ DO!.
Ảnh từ Zing

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chúa Giêsu – Thiên Chúa giáng sinh - Tác giả: Nguyễn Hữu Đổng

  Chúa Giêsu là gì? Vấn đề này chưa được giới học thuật hiểu rõ. Bằng tư duy lịch sử giới, tác giả lý giải làm sáng tỏ Chúa Giêsu; đồng thời...