Nằm cách trung tâm Pattaya khoảng 10km có một ngôi đền mang tên The Sanctuary of Truth (Ngôi đền chân lý). Ngôi đền này độc đáo ở chỗ tất cả kiến trúc đều bằng gỗ, và không hề được đóng đinh để ghép các mảnh gỗ lại với nhau.
Ngôi đền này được xây dựng cách nay 34 năm, và theo như giới thiệu thì nó không bao giờ… hoàn thành. Lý do của việc không bao giờ hoàn thành bởi đền luôn luôn được tu sửa qua ngày tháng, để chống lại sự tàn phá của thời gian và thời tiết.
Đền Chân Lý được xây hoàn toàn bằng gỗ. Dù là kiến trúc khá đồ sộ: Cao 105m, 4 mặt hướng ra biển mà mỗi mặt đều có bề rộng 100m, nhưng đền Chân Lý không dùng bất cứ cây đinh nào để ghép nối các mảnh gỗ lại với nhau. Cũng vì làm bằng gỗ nên người ta luôn phải giúp nó chống lại mối, mọt, cùng sự ô-xi hóa.
Đền Chân Lý được xây hoàn toàn bằng gỗ. Dù là kiến trúc khá đồ sộ: Cao 105m, 4 mặt hướng ra biển mà mỗi mặt đều có bề rộng 100m, nhưng đền Chân Lý không dùng bất cứ cây đinh nào để ghép nối các mảnh gỗ lại với nhau. Cũng vì làm bằng gỗ nên người ta luôn phải giúp nó chống lại mối, mọt, cùng sự ô-xi hóa.
Đền Chân Lý cao khoảng 105m...
... đền có 4 mặt, mỗi mặt rộng đúng 100m, được làm hoàn toàn bằng gỗ
Người ta dựng nên ngôi đền bằng cách ghép các mối nối trên những mảnh gỗ, xếp chúng thành hình, theo phương thức tương tự như trò chơi ghép hình nổi tiếng Lego ngày nay.
Gỗ được dùng bên trong đền Chân Lý có thể là những gỗ nguyên khối (được đục, đẻo thành hình các vị thần), hoặc là gỗ ghép, trước khi những nhân công xây dựng nên ngôi đền phủ một lớp dung dịch đặc biệt lên gỗ, nhằm tránh sự ô-xi hóa của hơi nước từ biển thổi vào. Tất cả các công đoạn dựng nên đền Chân Lý từ cách nay 34 năm cho đến ngày nay được đồn rằng đều được thực hiện bằng phương pháp thủ công.
Gỗ được dùng bên trong đền Chân Lý có thể là những gỗ nguyên khối (được đục, đẻo thành hình các vị thần), hoặc là gỗ ghép, trước khi những nhân công xây dựng nên ngôi đền phủ một lớp dung dịch đặc biệt lên gỗ, nhằm tránh sự ô-xi hóa của hơi nước từ biển thổi vào. Tất cả các công đoạn dựng nên đền Chân Lý từ cách nay 34 năm cho đến ngày nay được đồn rằng đều được thực hiện bằng phương pháp thủ công.
Các công nhân chạm khắc theo phương pháp thủ công, trước khi những mảnh gỗ được ghép vào nhau
Một đặc điểm đáng chú ý khác ở đền Chân Lý đó là 4 mặt của ngôi đền cũng được xây dựng theo những sắc thái văn hóa khác nhau, từ văn hóa tín ngưỡng của người Thái Lan, Campuchia, Myanmar, cho đến văn hóa tín ngưỡng của người Trung Hoa, hoặc người Ấn Độ, Sri Lanka…
Đền Chân Lý càng thu hút ở chỗ nó mang hình ảnh hoàn toàn trái ngược với thành phố Pattaya ngay sát bên: Nếu như Pattaya ồn ào bao nhiêu thì ngôi đền này lại tĩnh lặng bấy nhiêu, nếu như Pattaya bây giờ toàn những khối nhà bê-tông thẳng tắp thì đền Chân Lý lại là một công trình 100% là gỗ, mà nếu không được tận mắt chứng kiến, nhiều người có lẽ vẫn chưa hình dung làm thế nào người ta có thể dựng nên một kiến trúc đồ sộ như thế, mà không cần dùng đến bê-tông, cốt thép?
Đền Chân Lý càng thu hút ở chỗ nó mang hình ảnh hoàn toàn trái ngược với thành phố Pattaya ngay sát bên: Nếu như Pattaya ồn ào bao nhiêu thì ngôi đền này lại tĩnh lặng bấy nhiêu, nếu như Pattaya bây giờ toàn những khối nhà bê-tông thẳng tắp thì đền Chân Lý lại là một công trình 100% là gỗ, mà nếu không được tận mắt chứng kiến, nhiều người có lẽ vẫn chưa hình dung làm thế nào người ta có thể dựng nên một kiến trúc đồ sộ như thế, mà không cần dùng đến bê-tông, cốt thép?
Sự giao thoa văn hóa thể hiện trên những nét hoa văn của ngôi đền. Như ở một góc là hình tượng của nữ thần Siva từ Ấn Độ hoặc các quốc gia Champa ngày trước...
... nhưng góc khác lại là sự mô phỏng theo phong cách văn hóa Angkor từ Campuchia
Theo Trọng Vũ - Dantri
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét