Thứ Tư, 11 tháng 3, 2020

FM974 Melbourne Vatican: Tòa Thánh - Biết Hay Không Biết Con Đường Nhóm Người Đức Quốc Xã Nazis Trốn Thoát

Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai 09/03/2020
      Sau thế chiến thứ hai, hàng ngàn quân Nazis đã an toàn trốn thoát tới một số nước vùng Nam Mỹ, qua con đường gọi là “đường chuột cống”, con đường mà phần lớn thường được sự giúp đở của một số linh mục Thiên Chúa giáo tòa thánh Vatican.
Năm 1948, ba năm sau thế chiến thứ hai chấm dứt, một sĩ quan cao cấp Đức quốc xã, đã trốn khỏi nhà tù Linz, Áo quốc. Franz Stangl, cựu sĩ quan SS – Hauptsturmfuhrer, chỉ huy trưởng toán quân biệt kích Sobibor, và cũng là quản đốc trại tù tập trung Treblinka, nơi ông là người đã giết gần một triệu người Do Thái. Băng qua thành phố Graz, Merano rồi Florence, ông ta tới La Mã và điểm cuối cùng là tòa thánh Vatican. Tại La Mã, giám mục Alois Hudal, người Áo, chào mừng người sĩ quan này “anh phải là Franz Stangl, tôi đã nghĩ là sẽ gặp anh” rồi đưa cho Frankz số giấy tờ giả, trong đó ghi cho phép người tội phạm chiến tranh Nazi đi đến Syria nơi gia đình của Franz chờ ở đó. Năm 1951, gia đình Frankz di dân sang Brazil, tại đây tên đồ tể của trại tù Treblinka, ẩn thân sống bằng nghề công nhân cho hảng xe Volkswagen ở gần thành phố Sao Paulo.
Frank Stangl là một trong số hàng ngàn quân Nazis và những người hợp tác với Đức quốc xã, với sự giúp đở của giáo hội Thiên chúa giáo, trốn thoát khỏi Âu châu qua con đường gọi là “đường chuột cống”, một số trốn từ Innsbruck, băng qua dãy núi Apls tới thành phố Merano hay Bolzano phía nam Tyrol, từ đó tới La Mã, và cũng từ La Ma họ ra đến thành phố hải cảng Genoa, Ý Đại Lợi. Franz chọn đường đi ngang Syria nhưng đa số người khác xuống tàu thẳng tới Nam Mỹ, hầu hết ở Á Căn Đình, là nước cuối cùng tuyên chiến với Đức quốc xã.
“Con đường chuột cống” không là con đường hình thành bằng những cấu trúc hẳn hoi mà là một con đường do nhiều thành phần nhỏ tạo nên, theo như lời của Daniel Stahl, một nhà sử gia của trường đại học Jena’s Friedrich Schiller, nó là sự hợp tác của nhiều cơ sở khác nhau rồi dần dà trở nên vửng chắc như vậy sau thế chiến thứ hai. Gần 90% nhóm Nazis trốn khỏi Âu châu được người ta tin là đã đi bằng ngả băng qua rặng núi Alps đến Ý Đại Lợi, đây là đoạn khởi đầu. Điểm dừng chân đầu tiên là phía nam vùng Tyrol của miền bắc Ý: tu viện Teutonic Order tại Merano, tu viện Capuchin gần Bressanone hay Franciscan gần Bolzano. Đám tội phạm chiến tranh này thường ẩn trốn trong các tu viện, vì đó, “con đường chuột cống” cũng còn được biết là “con đường tu viện” trong nhiều năm, ở đây họ thu nhận tiền bạc để tiếp tục thoát ra ngoại quốc, đôi khi có nhiều tên Nazis trú ngụ ngay bên cạnh nhà nạn nhân của họ trước đây.
La Mã là trạm dừng kế tiếp. Nhóm Nazis có thư của giáo hội trong tay, xác nhận lý lịch, được tổ chức Hồng Thập Tự Quốc tế (ICRC) cấp cho sổ thông hành, con số này lên tới khoảng 120 ngàn cho tới năm 1951. Theo lời của sử gia Stahl, người ta tin rằng, ngay cả trước khi chiến tranh chấm dứt, đã có sự sắp xếp một kế hoạch cho quân Nazis trốn thoát, điều này không đúng sự thật, chỉ là tin đồn truyền miệng, khi mà chính Franz Stangl, lúc đầu lang thang ở La Mã cũng chẳng biết phải làm gì nữa. Cái tên mà người ta thường nói tới là Alois Hudal, một giám mục người Áo, vị giám mục này là một cảm tình viên của Nazi trong thời kỳ chiếm đóng của Đức quốc xã và sau đó ông từng tuyên bố, rất nhiều người Nazis hoàn toàn không bị buộc tội gì cả, rồi cứu họ ra nhờ vào những giấy tờ căn cước giả mạo.
Sử gia Stahl nói thêm, rất là khó khăn và gian nan cho Franz Stangl và những người Nazis khác trốn thoát nếu không có sự bảo vệ của giáo hội Thiên chúa giáo. Danh sách của nhóm người cao cấp, nổi tiếng Nazis đã vượt thoát bằng “con đường chuột cống” rất dài, nhưng có thể nhắc tới một vài người tiêu biểu.
Adolf Eichmann: tên dùng sau ngày trốn được là Riccardo Klement, người phụ trách việc diệt chủng Do Thái trốn từ thành phố Bolzano đến Á Căn Đình năm 1950, nơi gia đình ông ta gặp lại nhau sau đó, để cám ơn giáo hội La Mã đã giúp mình, Eichmann đã theo đạo Thiên chúa giáo, làm thợ điện tại công ty xe hơi Daimler –Benz. Năm 1960, ông ta bị nhân viên tình báo Mossad của Do Thái bắt cóc, đem về Do Thái xử tội, Eichmann bị tử hình trong đêm 31 tháng 5 rạng ngày 1 tháng 6 năm 1962.
Josef Mengele: Là một bác sĩ tàn bạo nhất ở trại tù tập trung Auschwitz, trốn tới vùng phía nam Tyrol năm 1949, tại đây các người ủng hộ ông ta, cung cấp cho ông cuốn sổ thông hành mới với tên mới là Helmut Gregor, 38 tuổi, một người đạo Thiên chúa, làm nghề thợ máy, sinh ra ở làng Tramin ở nam Tyrol, chi tiết này đã giúp ông ta chứng minh có điều kiện để rời Ý. Vì là công dân nam Tyrolean, được xem là người thiểu số Đức cũng như người vô tổ quốc, ví vậy ông ta được cấp sổ thông hành của ICRC, Mengele sống ở Á căn Đình, Paraguay và Ba Tây ở đây, Mengele bị đột quỵ trong lúc bơi lội và chết chìm ngày 7 tháng 2 năm 1979.
Klaus Barbie: được biết tới với tên gọi là “tên đồ tể thành Lyon”, chỉ huy trưởng Gestapo thành phố Lyon, trốn tới Nam Mỹ, mang tên mới Klaus Altmann, một công dân Lỗ Ma Ni. Với sự giúp đở của CIA, Barbie có chiếu khán nhập cảng xứ Bolivia năm 1951 rồi tiếp tục nhận nhiệm vụ cho cơ quan tình báo ngoại quốc Mỹ và tình báo liên bang Đức (BND). Nơi ông ta sống chỉ được công chúng nói tới năm 1970, Bolivia dẩn dộ ông về Pháp năm 1983, ở đây Barbie bị kết án tù chung thân và sau đó chết torng nhà tù vì bệnh ung thư ngày 25 tháng 9 năm 1991.
Erich Priebke: một sĩ quan đại úy SS, người chịu một phần trách nhiệm cho vụ tán sát tập thể 335 thường dân trong vụ giết người ở hang Ardeatine gần La Mã năm 1944. Ông ta trốn khỏi Latvia đến Bariloche ở Á Căn Đình với tên mới Otto Page, chính quyền Á căn Đình dẩn độ ông ta về La Mã năm 1995. Ba năm sau, ông bị kết án tù chung thân và chết trong lúc bị quản thúc tại nhà ngày 11 tháng 10 năm 2013.
Walther Rauff: Rauff sáng chế ra lò hơi ngạt di động gắn trên các xe vận tải loại nhỏ, được sửa lại. Theo lệnh bắt giam, Rauff chịu trách nhiệm giết hơn 97 ngàn người Do Thái. Năm 1949, ông ta cùng vợ và hai con trốn đến thành phố Quito, xứ Ecuadoran bằng “con đường chột cống” rồi qua Chile. Chính phủ Tây Đức yêu cầu nước này cho dẩn độ về Đức năm 1963 nhưng bị từ khước vì theo luật của Chile, tội của Rauff đã không còn hiệu lực, Rauff trở thành một người chuyên sản xuất thực phẩm giàu có và chết vì bị đứng tim ngày 14 tháng 5 năm 1984.
Dù đã có đủ bằng chứng, dữ liệu về “con đường chột cống” nhưng câu hỏi vẫn chưa được trả lời sáng tỏ trong hơn 70 năm nay, là đức Giáo Hoàng Pius 12 có biết gì và biết như thế nào về chuyện này không. Đó chính là cái mà Hubert Wofl, một sử gia về giáo hội Thiên Chúa giáo tại trường đại học Munster muốn tìm ra. Cùng với chục người bạn dồng nghiệp trên khắp thế giới, ông lập kế hoạch sẽ dùng thời gian bốn tháng tới đây, truy lục lại tất cả tài liệu có được của tòa thánh Vatican, ngày 2 tháng 3 Vatican cho phổ biến các dữ kiện trong thời kỳ Giáo Hoàng Pius 12 lần đầu tiên. Theo sử gia Wofl, đây là một cơ hội ngàn vàng, có thể có câu trả lời nói trên, ông Wofl nói với báo DW, sẽ phải đọc và xem xét độ từ 300 ngàn tới 400 ngàn tài liệu với cả 1 ngàn trang cho mỗi cái.
Để có kết luận, công việc này cần tới nhiều năm, tuy nhiên, theo sử gia Wofl, ông chủ quan tin rằng, sẽ tìm ra những chi tiết cụ thể, xác thực về cái gọi là “con đường chuột cống”, thí dụ, có phải Giáo Hoàng đã trực tiếp ra lệnh lập nên hay chỉ lệnh chung chung là giúp đở những người không có giấy tờ tùy thân, hay có bằng chứng chắc chắn là Giáo Hoàng, đồng ý với ý kiến của CIA Mỹ “là một ý kiến hay nếu đưa được người theo quốc gia chủ nghĩa tới châu Mỹ La Tinh, vì đảng Cộng sản đang ra sức lật đổ chính quyền dân chủ tại lục địa này”.
Việc Giáo hoàng Pius, lo ngại chủ nghĩa cộng sản đã được ghi lại rõ trong nhiều tài liệu và có thể đó là điều mà các linh mục Thiên chúa giáo đứng ra giúp đở lập “con đường chuột cống”, trong ý tưởng, những gì mà người theo quốc gia chủ nghĩa làm trong thời kỳ chiến tranh, ít nhất họ cũng đã chiến đấu chống chủ nghĩa cộng sản vì thế, họ nên được bảo vệ trước những trừng trị có tính cách chinh trị. Chủ nghĩa cộng sản được xem là sự đe dọa lớn nhất cho giáo hội Thiên Chúa giáo.

Qua các tài liệu này, có thể sẽ minh chứng sáng tỏ rằng Giáo Hoàng Pius không biết gì cả về chuyện này như người ta không ngớt nghĩ vậy hay Ngài biết tất cả nhưng nhắm mắt làm ngơ, liệu Ngài có nhúng tay vận dụng sự việc hay biết rõ những người như Josef Mengele là ai, đó là những gì mà câu trả lời sẽ có, khách quan và xác đáng.
Thuyên Huy

1 nhận xét:

ĐỜI ĐÁ VÀNG ,TIẾC MÀU TRĂNG CŨ - Thơ Ngọc Ánh

ĐỜI ĐÁ VÀNG Em đếm thời gian trên ngón tay Thêm mùa Thu nữa đã tàn phai Thôi đừng nhắc lại câu vàng đá Làn tóc mây trời theo gió bay Anh hiể...