Thứ Năm, 12 tháng 3, 2020
Những câu chuyện đãng trí về A. Einstein (1879 – 1955)
Einstein là một nhà vật lí nổi tiếng về tài năng nhưng cũng không kém về sự đãng trí, nhất là sự đãng trí trên những chuyến xe buýt.
1. Một lần trên xe búyt, nhà bác học Einstein bị rơi mất một mắt kính xuống sàn xe, đang lom khom tìm nhặt thì có một cô bé tinh mắt nhanh nhẹn nhặt lên và dúi vào tay ông. Ông cảm ơn cô bé và hỏi:
- Cháu gái ngoan, cháu tên là gì?
Cô bé trả lời:
- Thưa bố, tên con là Clara Einstein.
2. Người soát vé đang đi dọc theo hàng ghế để kiểm tra vé, đến lượt nhà bác học Einstein thì thấy ông hình như đang tìm kiếm thứ gì đó. Người soát vé liền hỏi :
- Thưa ngài! Ngài đang làm gì thế?
Nhà bác học ngẩng lên và nói có vẻ khó khăn:
- Tôi không tìm thấy vé của mình đâu cả, nó rơi mất đâu rồi đó.
Người soát vé nhìn giáo sư một cách ái ngại, rồi nói:
- Thưa ngài! Chính ngài đang ngậm chiếc vé của mình ở trong miệng.
Người soát vé tiện tay giật luôn chiếc vé trong miệng giáo sư ra xé rồi đưa cho giáo sư và bỏ đi. Mấy vị khách bên cạnh tò mò hỏi vì sao giáo sư lại không biết mình đang ngậm chiếc vé trong miệng. Giáo sư bèn cười mỉm trả lời:
- Vì chỗ vé tôi ngậm đã bị xé từ tuần trước.
3. Khi Einstein còn đang giữ vị trí giáo sư tại trường đại học, một hôm có một sinh viên đến gặp Einstein và nói rằng:
- Đề thi năm nay giống hệt đề thi năm ngoái.
- Đúng vậy. – Einstein trả lời – Nhưng đáp án thì không giống nhau đâu.
4. Trên chuyến tàu từ Châu Âu sang Mỹ, mọi người đều mệt mỏi vì bị sóng biển nhồi lắc. Riêng có một người gương mặt thật bình thản ngồi hút thuốc, nghe nhạc. Mọi người thêm thán phục khi biết được đó chính là Albert Einstein. Một người mạnh dạn hỏi:
- Thưa ngài, trong thuyết tương đối, nhiều và ít được hiểu như thế nào ạ?
- Ồ, có gì đâu. Đơn giản thế này nhé: mấy trăm cọng tóc trên đầu là ít. Nhưng trong một chén nước uống mà chỉ có vài ba cọng tóc cũng là nhiều.
5. Một lần vào quán ăn, Einstein quên kính nên không đọc được thực đơn, ông bèn nhờ người hầu bàn đọc hộ. Với cái nhìn đầy thông cảm, anh bồi ghé tai Einstein nói thầm:
- Xin lỗi, tôi cũng không biết chữ như ngài.
6. Có một lần, một nữ phóng viên Mỹ hỏi Albert Einstein:
- Giữa thời gian và vô tận có sự khác biệt nào?
Nhà bác học với giọng đôn hậu trả lời :
- Nếu tôi có thì giờ để giải thích cho cô sự khác biệt đó thì sẽ là sự vô tận trước khi cô hiểu điều đó.
7. Sau khi đề ra lý thuyết của mình. Einstein đi khắp các trường đại học ở Hoa Kỳ và giảng bài ở bất cứ nơi đâu ông đến. Ông đi với người tài xế tên là Harry, người luôn ngồi ở hàng ghế cuối, chăm chú nghe mỗi khi ông giảng bài. Một ngày đẹp trời nọ, sau khi giảng bài, Einstein rời thính phòng và đi ra xe. Người tài xế gọi ông và nói :
- Thưa giáo sư, tôi đã nghe bài giảng về thuyết tương đối của ông rất nhiều lần, và nếu tôi có một cơ hội, tôi hoàn toàn có thể giảng lại bài đó.
- Tốt quá – Einstein trả lời – Tuần tới tôi sẽ đi đến Dartmouth. Ở đó họ không biết tôi, anh sẽ là Einstein giảng bài, còn tôi sẽ là tài xế.
Và thế là Harry đã giảng bài một cách hoàn hảo, không sai một chỗ ngắt câu, còn Einstein thỏa chí ngủ ở hàng ghế cuối. Nhưng khi Harry rời khỏi bục giảng, một nghiên cứu sinh chặn anh lại và hỏi những câu hỏi chằng chịt tính toán và phương trình. Harry bình thản trả lời:
- Ôi! Câu hỏi này dễ lắm, dễ cực kì, để tôi đi gọi tài xế của tôi trả lời cho anh.
8. Albert Einstein nói về thuyết tương đối của mình, có một anh chàng hay nghi ngờ hỏi:
- Trí thông minh của người mạnh khỏe như tôi không thể chấp nhận những cái mà nó không nhìn thấy.
Einstein đứng yên lặng một lúc rồi trả lời:
- Được, điều đó có vẻ có lý lắm. Giờ ông đặt trí thông minh của ông lên bàn đây, và tôi có thể tin rằng ông có một bộ óc thông minh.
9. Một sinh viên không hiểu thuyết tương đối của nhà bác học Einstein, liền hỏi ông. Ông đáp như sau:
- Một hôm, tôi đi đường gặp một người mù, tôi hỏi anh ấy “Anh muốn uống một ly sữa không ?”. Người mù hỏi lại tôi:
- Sữa là cái gì ?
- Sữa là một thứ nước trăng trắng.
- Nước thì tôi biết, nhưng trắng là thế nào?
- Trắng là màu giống như lông con ngỗng.
- Lông thì tôi biết rồi, nhưng con ngỗng thì như thế nào?
- Ngỗng là một loại chim có cái cổ dài và cong.
- Cái cổ thì tôi biết, nhưng cong là thế nào?
Nhà bác học Einstein liền nắm cánh tay của người mù giang thẳng ra và bảo: “Thế này gọi là cong”. Người mù vui mừng bảo:
- Àh thế bây giờ tôi hiểu sữa là cái cánh tay cong cong lại giống như cái cổ con ngỗng.
10. Albert Einstein có lần nói với các nhà báo:
- Các ông đừng đặt vấn đề quốc tịch của tôi.
Những năm còn lại của cuộc đời tôi, theo giấy tờ thì tôi là người Mỹ. Nhưng, sau khi tôi chết, nếu như những lý thuyết của tôi đề ra là đúng thì người Đức sẽ nói tôi chính gốc là người Đức. Người Pháp sẽ nói tôi là công dân quốc tế. Nếu sau này có những chứng minh cho rằng lý thuyết của tôi đề ra còn có những thiếu sót thì người Pháp sẽ nói tôi đã từng là người Đức và người Đức sẽ nói tôi là một tên Do Thái.
(Sưu tầm trên Internet)
FB Hsg Nguyên
KKHoa chuyển
Tranh Helen Allingham
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Quần Đảo KERGUELEN
Hòn đảo xa xôi này là nơi sinh sống của một cộng đồng nhỏ, tạm thời gồm khoảng 45 đến 100 người, chủ yếu là các nhà khoa học, quân nhân và...
-
CON MỂN VÀ ĐIỀM BÁO KHÔNG MAY MẮN Con thú rừng có tên “ Mển ” hay“ Mang” , còn gọi là hoẵng , kỉ , là mộ...
-
Năm nào cũng vậy, do thức dậy sớm đi chợ sớm, nên má là người đầu tiên mở ngày ba mươi Tết ra. Không biết có phải số má cực, vía má cực kh...
-
Bối cảnh lịch sử: Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766–1820), tên tự Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồ...
Những nhà bác học đôi khi hay đãng trí
Trả lờiXóa