Thứ Tư, 17 tháng 2, 2021

Trung Quốc tuyên truyền sai sự thực về lịch sử đảo Bạch Long Vỹ [Vịnh Bắc Bộ] trên tờ The Diplomat


 Nghiên cứu Việt - Mỹ

Tháng 4 năm 2019, tờ The Diplomat ở Washington DC cho đăng bài “Hòn đảo trên Biển Đông mà Trung Quốc đã cho đi” của tác giả Trung Quốc Zhen-Gang Ji, tuyên truyền sai sự thật về lịch sử đảo Bạch Long Vỹ, mà không kiểm tra cẩn trọng về nội dung của bài.
Nhiều năm trước, Trung Quốc đã từng đột nhiên thổi một đợt tuyên truyền chủ quyền đối với đảo Bạch Long Vỹ. Năm 2010, ông Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch nước Việt Nam, đã đến thăm đảo và tuyên bố bảo vệ chủ quyền.
Khi đó, trên trang Wikipedia tiếng Anh, ai đó đã viết lại lịch sử hòn đảo, tuyên truyền giống những thông tin mà tờ The Diplomat đã đăng lại ở trên. Chúng tôi đã vào Wikipedia tiếng Anh để bổ sung các thông tin đúng đắn. Tuy nhiên, hiện nay, sau khi phát hiện ra bài tuyên truyền sai sự thật về lịch sử hòn đảo trên The Diplomat, chúng tôi vào Wikipedia kiểm tra lại, thấy nó lại được sửa giống như The Diplomat từ lâu.
Như vậy đợt tuyên truyền sai sự thực về đảo Bạch Long Vỹ đã âm thầm quay trở lại?
Đại khái, nội dung sai sự thật của bài trên The Diplomat:
1) Bạch Long Vỹ do Trung Quốc kiểm soát đến thập niên 1950s. (Sự thực là Việt Nam [và chính phủ thuộc địa Pháp] đã quản lý nó đến 1954. Hòn đảo này vốn không có dân cư. Năm 1927, Việt Nam phát hiện ra nguồn nước ngọt nên đưa dân lên đảo, lập đơn vị hành chính cấp xã. Vua Bảo Đại đặt chức “lý trưởng” để quản lý hòn đảo.)
2) Trung Quốc trao hòn đảo cho Việt Nam năm 1957 (Sự thực là sau 1954, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa [VNDCCH] không có thuyền chiến để ra tiếp quản hòn đảo, lúc đó do chính phủ Quốc Gia Việt Nam quản lý nhưng đã rút đi, cho nên VNDCCH đã nhờ Trung Quốc tiếp quản giúp. Năm 1957 thì Trung Quốc trả lại cho VNDCCH.
Bài báo có nhắc đến đường lưỡi bò do Trung Hoa Dân quốc vẽ năm 1947 có 11 đoạn, vốn bao gồm cả Vịnh Bắc Bộ, tức là có gom cả đảo Bạch Long Vỹ vào. Từ thập niên 1950s, Trung Quốc bỏ bớt 2 đoạn trong Vịnh Bắc Bộ để tỏ tình hữu hảo với Việt Nam.
Tuyên truyền sai sự thực về "sự hy sinh chủ quyền" đối với đảo Bạch Long Vỹ là một cách tuyên truyền cho tính "hợp thức" của đường lưỡi bò.
Dưới đây là toàn băn bài báo trên The Dipomat: The South China Sea Island China Gave Away.

1 nhận xét:

  1. Mối đe dọa an ninh trên Biển đông là rất hiện hữu, các nước cần đấu tranh mạnh mẽ chống lại các hoạt động phi pháp của Trung Quốc trên Biển đông

    Trả lờiXóa

FOULA - Hòn Đảo Xa vXoi6 Nhất Có Người Sinh Sống Ở Anh

  Hòn đảo biệt lập này chỉ có khoảng 30 người sinh sống và là hòn đảo xa xôi nhất có người sinh sống ở Anh. Foula là một trong những hòn đảo...