Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2021

TẠI SAO VĂN HÓA LỄ HỘI MIỀN NAM KHÁC MIỀN BẮC ?

 (Nguồn bài của Tiến sĩ Trần Công Tâm, sinh trưởng ngoài Bắc, có đường dẫn cuối stt này. Trích đăng, tạm chia ra hai kỳ) (*)

Kỳ 1: LỄ HỘI Ở MIỀN NAM KHÔNG "HIẾN TẾ" BẠO LỰC

Sự khác biệt trong văn hóa lễ hội Nam Bắc, theo tôi, có nguồn gốc sâu xa từ sự khác biệt văn hóa giữa xứ Đàng Trong và xứ Đàng Ngoài, vào thời Trịnh Nguyễn phân tranh (1600-1792).
Trong quá trình Nam tiến, đầu thế kỷ 17 khi đặt chân lên đất Thuận Hóa, Nguyễn Hoàng và các cộng sự đã cương quyết BỎ LẠI một vài truyền thống Thăng Long Lê Trịnh - gồm thói hư học khoa bảng (học chỉ vì bằng cấp để làm quan); thói trọng nông ức thương; thói cảnh vẻ cửa quyền của cư dân và thói độc tôn, độc ngã, độc quyền Tống Nho của sĩ phu Thăng Long …
* Yếu tố TÔN GIÁO VĂN HÓA:
Phải nói rằng Phật giáo Đại thừa ở Đàng Trong (gần với Phật giáo Đại thừa nguyên bản, không pha lẫn tín ngưỡng dân gian), khi vào Nam Bộ hòa nhập khá nhuần nhuyễn với Phật giáo nguyên thủy Theravada của người Khmer. Nhờ đó, PHẬT GIÁO miền Nam nói chung trở nên bao dung, giản dị và phát triển rộng rãi hơn, và làm tiền đề cho việc hình thành các khuynh hướng Phật giáo khác ngoài Phật giáo truyền thống.
Một trong những thể hiện tiêu biểu của Phật giáo thực nghiệp, là Phật giáo HÒA HẢO tại đồng bằng sông Cửu Long. Về nhiều phương diện, hoàn toàn có thể coi Phật giáo Hòa Hảo là một hình thức "Tin Lành trong Phật giáo".
Cũng do tính chất đa nguyên tín ngưỡng, dễ dung hợp và bao dung của văn hóa miền Nam, mà ngay cả CÔNG GIÁO ở xứ Đàng Trong, và sau này là Nam Bộ, cũng ít bị kỳ thị và áp chế hơn nhiều so với Đàng Ngoài, Bắc Bộ. Chẳng hạn, ở miền Nam không có phong trào “bình Tây sát Tả”! Nhờ đó, Công Giáo phát triển mạnh hơn, đặc biệt sau 1954, khi có thêm cộng đồng Công giáo di cư từ miền Bắc.
Có lẽ đó cũng là nguyên nhân tại sao ở miền Nam TỈ LỆ CÁC LỄ HỘI TÔN GIÁO trong toàn bộ tổng số các lễ hội CAO HƠN rõ rệt so với miền Bắc.
Điều này có thể nhận thấy qua so sánh cơ cấu lễ hội hai tỉnh Cà Mau (miền Nam) và Hải Dương (miền Bắc). Tỉnh Cà Mau có tổng số 119 lễ hội, trong đó lễ hội tôn giáo có đến 79, còn lễ hội dân gian chỉ là 40. Trong khi đó, tỉnh Hải Dương có tổng cộng 723 lễ hội, thì lễ hội tôn giáo chỉ là 7, còn lễ hội dân gian lại có số lượng rất lớn đến 715.

Ảnh hưởng mạnh mẽ của các tôn giáo đã góp phần HẠN CHẾ MÊ TÍN DỊ ĐOAN trong các tín ngưỡng dân gian, lại cộng thêm tính thực tế của người làm ăn, nên ở miền Nam KHÔNG có các lễ hội đặc trưng thuần túy nông nghiệp có tính chất hiến tế BẠO LỰC, gắn với các từ "Chém", "Đâm", "Chọi", "Cướp"...
Thay cho Chọi trâu Đồ Sơn, ở miền Nam có Đua bò An Giang với kết thúc “có hậu’’ cho các tay bò đua (không bị giết mổ xẻ thịt đem bán, mà được thưởng những khẩu phần ăn hậu hĩnh).
Đồng thời, ở miền Nam cũng KHÔNG có các lễ hội có tính chất tranh đoạt, đối kháng quyết liệt nhằm CƯỚP “miếng giữa làng” (ấn, phết) theo tinh thần cửa Khổng sân Trình truyền thống như ở miền Bắc.
Đó là điểm khác biệt nổi bật, đáng lưu ý - trong văn hóa lễ hội của người miền Nam, so với miền Bắc!
----------------------------------------------------------------------
* Kỳ sau: Nhiều lễ hội miền Nam tổ chức ăn uống, nghỉ ngơi miễn phí, không hỗn loạn - vì sao?
Hình ảnh: Lễ hội Đua bò An Giang diễn ra trong sự vui vẻ;
Kết thúc lễ hội Đồ Sơn là giết, xẻ thịt ngay lập tức những con trâu vừa được đem ra chọi, đem bán hốt bạc;



( FB Khuu Kim Hoa )

1 nhận xét:

  1. Lễ hội là theo truyền thống, nên mỗi miền có lễ hội khác nhau

    Trả lờiXóa

Góc Đường Thi : TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo (2)

Góc Đường Thi :                      TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo  (2)                                     Như ta đã biết, trong bài trước《T...