Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2022

:Fiji: Tống Cổ Công An Trung Cộng Ra Khỏi Phòng Họp Hội Nghị Các Đảo Quốc Thái Bình Dương

                                               FM974 Úc Châu 

                                                 CM.Blog

 

Hai tùy viên quốc phòng Trung cộng đã bị cảnh sát Fijian, đuổi ra khỏi phòng họp của Hội nghị Các Đảo Thái Bình Dương, nơi Phó tổng thống Hoa kỳ, Kamala Harris, đang nói chuyện trực tuyến qua màn ảnh. Hai người này ngồi chỗ có phiên họp của đại diện các nước về thủy sản, lúc bà Harris loan báo việc tăng cường sự tham gia của Hoa kỳ trong vùng, hành động được xem là đáp trả việc Trung cộng đang mở rộng ảnh hưởng tại vùng này những lúc gần đây.

Phó tổng thống Hoa kỳ, Kamala Harris

    Sự có mặt của hai tùy viên quốc phòng Trung cộng tại phòng họp cho báo chí, nhưng một trong hai người được cô ký giả Fijian, cô Lice Monova, làm việc cho báo the Guardian phát hiện và nhận ra, anh ta là nhân viên của tòa đại sứ Trung cộng. Cô Monova cho biết, sở dỉ cô nhận ra là vì đã tiếp xúc với anh ta ít nhất ba lần, kể cả lần có chuyến đi thăm Fiji của ngoại trưởng Trung cộng Wang Yi, tới Suva tháng rồi, lần đó cô đã bị nhân viên an ninh Trung cộng đuổi ra ngoài phòng họp báo và ngăn chận không cho đặt câu hỏi. Anh này là một trong những người đã đuổi cô và ra lệnh cho người khác đuổi một số ký giả ra ngoài, cô đã xông tới hỏi anh tới đây nhân danh nhân viên tòa đại sứ Trung cộng hay cơ quan Tân hoa Xã, vì đây là chỗ của báo chí, anh ta chỉ lắc đầu làm bộ không hiểu, không nói tiếng Anh.

    Monova báo động với những nhân viên Fijian, họ bảo cô nên báo với cảnh sát, và cảnh sát sau đó đã mời kèm hai người Trung cộng ra khỏi phòng, họ không trả lời gì hết với báo chí. Nguồn tin ngoại giao sau đó, xác nhận hai người bị đuổi, một là tùy viên quốc phòng và người kia là phụ tá đến từ Trung cộng, một bộ phận của tòa đại sứ Trung cộng ở Fiji. Sự việc xảy ra sau khi những can dự của Trung cộng trong vùng ngày càng tăng lên cao vài tháng vừa qua, trở thành âm ỉ cho tới kỳ hội nghị năm này. Đáng kể và đáng chú ý nhất là việc Trung cộng ký kết một thỏa ước có liên quan tới vấn đề an ninh của đảo quốc Solomon và chuyến thăm viếng ồn ào liên tục một vòng các đảo quốc Thái Bình dương của ngoại trưởng Trung cộng mà qua đó, giới quan sát thời cuộc tin rằng có hơn 50 thỏa hiệp đã được ký.

    Trung cộng không là thành viên của hội nghị Các Đảo quốc Thái Bình dương nhưng có Hoa kỳ. Các nước thành viên tham dự thường được mời dự buổi thảo luận hậu hội nghị, khi đó các nước sẽ lần lượt trình bày quan điểm dự án … nhưng lần này sẽ không được tổ chức trong suốt tuần lễ hội nghị để các đảo quốc có thời giờ nghỉ ngơi sau những áp lực địa chính trị hiện có. Người ta tin rằng, Trung cộng sẽ dùng diễn đàn hậu hội nghị, giới thiệu lại một bài bản mới, thỏa thuận kinh tế, an ninh mà Trung cộng đã trình bày cho 10 vị lãnh tụ các đảo quốc trong tháng rồi vốn đã bị bác bỏ.

Lice Monova

   Hoa Kỳ đã cho tăng tốc độ can dự của họ vào vùng Thái Bình dương vì những lợi ích mà Trung cộng đang nhắm tới, bao gồm việc tái mở cửa tòa đại sứ tại Solomon vừa được công bố vào tháng Hai và thêm một loạt hoạt động khác do phó tổng thống Harris loan báo hôm thứ Tư, kể cả mở hai tòa đại sứ mới, bổ nhiệm một sứ giả đặc biệt của tổng thống làm việc với hội nghị các đảo quốc Thái Bình dương và tăng gấp ba số tiền yêu cầu từ quốc hội Hoa Kỳ viện trợ cho các việc phát triển kinh tế và bảo tồn biển cả tới 60 triệu Mỹ kim mỗi năm trong 10 năm và đội quân tình nguyện giữ hòa bình tới Fiji, Tonga, Samoa và Vanuatu.

    Thủ tướng Fiji, ông Frank Bainimarama, cảm tạ việc tái can dự của Hoa Kỳ tại vùng này khi nói rằng, điều này rõ ràng cho thấy những cam kết của Hoa Kỳ chắc chắn nhiều hơn nữa như là một đối tác với vùng Thái Bình dương mà các đảo quốc đã từng có. Trong lời phát biểu của bà phó tổng thống Harris, bà đã dùng chữ “những tài tử xấu” trong vùng để gián tiếp ám chỉ hành động của Trung cộng.

   Ký giả và phóng viên báo chí tường thuật về chuyến đi của ngoại trưởng Trung cộng trong vùng Thái Bình dương cho biết, họ bị ngăn chận không cho thu hình quay phim hay hiện diện trong các buổi phát biểu, nói chuyện của Wang Yi và không được phép hỏi ông ta bất cứ một câu hỏi gì. Trong nửa vòng chuyến đi thăm tám đảo quốc torng vòng 10 ngày, Wang đã họp song phương tại Solomon, Kiribati, Samoa và Fiji, rồi lần lượt sau đó tới Tonga, Vanuatu, Papua New Guinea và Timor – Lester.

Fujian Police

   Lisa Movono, cô ký giả nhận diện nhân viên Trung cộng nói trên, làm việc cho tờ the Guardian, nói rằng, trong chuyến đi, khởi đầu tới Fiji, cô đã chứng kiến nhiều lần nhân viên an ninh Trung cộng tìm cách giới hạn khả năng quan sát, tường thuật sự việc. Báo chí ký giả được chấp thuận cho làm tường thuật chuyến đi của Wang Yi, gồm cả cô, bị rút giấy cho phép mà không có lời giải thích gì cả, cô và người thu hình bị cảnh sát Fijian ra lệnh ra khỏi phòng họp của khách sạn Grand Pacific ở Suva nơi họ đang chuẩn bị thu hình buổi gặp mặt giữa Wang và thủ tướng Fijian.

    Ngày Chủ nhật, trước đó một ngày, báo chí sắp đặt chuẩn bị thu hình lúc Wang tới cao ốc tổ chức hội nghị các đảo quốc Thái Bình dương gặp tổng thư ký của hội nghị, Henry Puna, đài ABC bị chận không cho thu hình dù đã đượcgiấy phép làm việc này, người có thẩm quyền của hội nghị can thiệp, cho đài ABC tiếp tục nhưng Movono nói rằng, nhân viên an ninh Trung cộng đứng quanh phía trước cố tình che lại, thêm nữa, cô Movono cũng cho biết, buổi họp giữa Wang và thủ tướng Fijian hôm chiều thứ Hai được Trung cộng bố trí và sắp xếp, ngay cả lúc dành cho báo chí cũng do nhà cầm quyền Trung cộng điều hành, giấy phép cho phép ký giả cũng do Trung cộng cấp phát, trong giấy phép họ ghi chú là không có đặt câu hỏi, khi có một số phóng viên lớn tiếng hỏi, nhân viên an ninh Trung cộng thét lớn bảo họ phải im lặng, không được hỏi.

    Khi có một phóng viên nào đó, la to hỏi câu hỏi, anh ta bị ra lệnh ra khỏi phòng và một nhân viên an ninh toan kèm anh đi ra trước khi một ngưới phóng viên khác nhảy ra bảo vệ anh phóng viên đó. Nơi đến đầu tiên của Wang là đảo quốc Solomon, Hiệp hội Báo chí Solomon, tẩy chay tường thuật hay thu hình vì họ cho rằng, nhiều ký giả bị ngăn không cho có mặt tại buổi họp báo của Wang, qua đó Trung cộng lấy lý do là vì hiện tình cơn dịch Covid Vũ Hán. Có hai câu hỏi được cho phép, một từ người ký giả Solomon hỏi ngoại trưởng Solomon và một từ báo chí Trung cộng hỏi Wang Yi. Tại Kiribati, Samoa và Fiji, cũng không có câu hỏi nào cho phép hỏi tại các buổi họp báo của các lãnh tụ chính trị khi loan báo kết quả của sự thỏa thuận.


Chinese Foreign Minister Wang Yi (Vương Nghị )

    Shailendra Singh, giáo sư báo chí học của trường đại học Nam Thái bình dương ở Fiji cho biết, việc truyền thông báo chí không được hiện diện hay đặt câu hỏi này, đã làm người ta thấy có nhiều câu hỏi cần phải nêu lên. Sự viếc ngăn cản, giới hạn báo chí làm nhiệm vụ của họ trong chuyến đi của Wang Yi thật sự có rắc rối đáng kể, nó đã đi ngược lại những nguyên tắc dân chủ của các quốc gia trong vùng và vai trò của truyền thông báo chí trong một xã hội tự do.

    Có phải chính quyền ở đây, Fiji và các đảo quốc lân bang, tìm cách ngăn chận truyền thông báo chí không được làm những gì mà họ đã làm phận sự theo tinh thần dân chủ hay đã làm theo yêu cầu của Trung cộng, cái gì sẽ xảy ra tới đây, báo chí sẽ bị ngăn chận, không cho phép nêu lên câu hỏi với giới chính trị gia hay lãnh tụ, đó là chiều hướng đáng lo ngại cần phải chận đứng.

Thuyên Huy

* Thông tin đăng lại bài viết của KANGAROO VIET Úc Châu.

 


Mời Xem : 

FM974 Úc Châu :Gia Nã Đại: Từ Hành Tinh Arctuira Xuống – Tự Xưng Nữ Hoàng Gia Nã Đại  

1 nhận xét:

Thơ XH : ( Ngủ ngôn,Đồng Âm ) EM MONG ANH VỀ :Lý Quang Nghĩa,Ngọc Ánh, Liên Bùi

Bài Xướng : [ Ngũ Ngôn ] Đồng Âm ♡♡ EM MONG ANH VỀ ♡♡ ☆♡☆ ♡ ĐÔNG về Anh ...