Thứ Năm, 28 tháng 7, 2022

Hết tê, mỏi, đau nhức chỉ bằng ấn, bóp, xoa

Phương pháp Chiropratic giúp các dây thần kinh được thư giãn. (minh họa: Unsplash)

Chiropractic là phương pháp thực hành y tế bổ sung để điều trị các vấn đề về hệ cơ xương, gọi là trị liệu thần kinh cột sống. Trọng tâm chính của nó là chăm sóc cột sống.

Hệ thống cơ xương được tạo thành từ cơ bắp, xương, khớp, sụn và gân, hỗ trợ cơ thể của một người trong việc di chuyển và bảo vệ các cơ quan khác.

Liệu pháp nắn chỉnh bằng tay

Theo truyền thống, trị liệu thần kinh cột sống dựa trên niềm tin rằng có khả năng giải quyết nhiều vấn đề xảy ra ở hệ thống thần kinh trung ương. Trong lịch sử, nhiều người tin rằng cột sốt bị sai lệch là do những bất ổn ở hệ thống thần kinh trung ương hoặc có liên quan đến yếu tố bẩm sinh. Các thao tác chỉnh chi có khả năng giải quyết vấn đề.

Bài viết trên Medical News Today giải thích, từ Chiropractic có nguồn gốc từ Hy Lạp. Theo đó, “chiro” theo từ cheir (nghĩa là tay) và “practice” theo từ praxis (nghĩa là thực hành). Hai từ này ghép lại, có thể hiểu đây là một phương pháp thực hành bằng tay để chăm sóc khớp xương.

Cũng theo bài viết này, vào năm 2009, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Chiropractic & Osteopathy cho rằng, đa số các tình trạng lệch đốt sống không có nguyên nhân bẩm sinh. Y học hiện đại thực hiện kỹ thuật nắn khớp xương dựa trên mô hình chăm sóc cột sống. Kỹ thuật nắn khớp xương, nếu được thực hành đúng, sẽ giúp người bệnh giảm đau, cải thiện chức năng cơ học của vùng xương bị tổn thương.

   Các bác sĩ sẽ sử dụng thao tác tay nắn chỉnh tạo ra lực tác động lên cột sống nhằm sắp xếp những sai lệch nhỏ nhất trong cấu trúc cột sống. (ảnh: Chirohaven.net)

Cho đến nay, tuy các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra bằng chứng khoa học để khẳng định điều này, nhưng trên thực tế, đã có nhiều bệnh nhân cải thiện được tình trạng sức khỏe nhờ các thao tác nắn chỉnh cột sống. Đồng thời cũng có một số bằng chứng khoa học cho thấy sự an toàn, hiệu quả của phương pháp trị liệu thần kinh cột sống.

Một số phương pháp điều trị bổ sung, như vật lý trị liệu, liệu pháp tập thể dục và các phương pháp điều trị y tế khác như sử dụng nhiệt lượng, kích thích điện, kỹ thuật thư giãn,…

Song song với quá trình điều trị, có thể bác sĩ sẽ đưa ra những tư vấn phù hợp về lối sống ảnh hưởng đến sức khỏe cơ xương khớp; thực phẩm và cách thức ăn uống…

Phương pháp Chiropractic vận hành dựa trên mối quan hệ chặt chẽ giữa cơ thể người và hệ thần kinh cột sống. Các bác sĩ sẽ sử dụng thao tác tay nắn chỉnh tạo ra lực tác động lên cột sống nhằm sắp xếp những sai lệch nhỏ nhất trong cấu trúc cột sống. Khi đó, các dây thần kinh cột sống như được “thư giãn”, áp lực trên đó sẽ được giải tỏa, cảm giác đau nhức của người bệnh sẽ giảm dần, khả năng vận động dần được cải thiện.

Phương pháp Chiropratic giúp các dây thần kinh được thư giãn. (minh họa: Unsplash)

Trị liệu thần kinh cột sống có hiệu quả không?

Cũng theo bài báo trên Medical News Today, có nhiều bằng chứng cho thấy Chiropratic có thể là một phương pháp điều trị hiệu quả trong các trường hợp:

Đau cổ: Theo đánh giá trong một tài liệu năm 2017, các can thiệp trị liệu thần kinh cột sống tại nơi làm việc có thể làm giảm chứng đau cổ do cơ học đối với các nhân viên văn phòng.

Đau thắt lưng: Một nghiên cứu năm 2016 tìm thấy bằng chứng cho thấy chăm sóc thần kinh cột sống có thể hiệu quả đối với chứng đau thắt lưng.

Đau ngực: Trị liệu thần kinh cột sống có thể được coi là một phương pháp chăm sóc ban đầu tốt cho những người bị đau ngực không đặc hiệu, cũng theo nghiên cứu năm 2016.

Ở một số quốc gia trên thế giới, trị liệu thần kinh cột sống được xem là thực hành y tế bổ sung hoặc một phần của y học chính thống. Tại Thụy Sĩ, trị liệu thần kinh cột sống được coi là một lĩnh vực trong ngành y. Người hành nghề phải trải qua các chương trình đào tạo chuyên sâu trước khi trở thành chuyên gia chăm sóc cột sống.

Bệnh nhân bác sĩ chuyên khoa Chiropractic nói gì?

“Tôi bị viêm tủy, liệt từ cổ trở xuống. Tám năm qua tôi, nhờ bác sĩ chăm sóc cột sống cho tôi, mà tôi khỏi bệnh.” (Khai H.)

“Bệnh tê tay kinh niên của tôi đã khỏi hẳn mà không cần giải phẫu nhờ bác sĩ. Suốt bảy năm nay tôi chưa từng bệnh quá một tuần.” (Nam Tran)

“Mệt mỏi, uể oải, tay chân bủn rủn dù mới ngoài 30 tuổi, vậy mà mình khỏi hẳn sau khi gặp bác sĩ. Bệnh đau xương khớp dai dẳng cũng đã tan biến.” (Thy L.)

(Ghi từ văn phòng bác sĩ Lê Khoa – Westminster, California)



1 nhận xét:

Mời Nghe và Xem Thơ,Nhạc : HỬNG HỜ : Thy Lệ Trang,LHN Và Các Thi Hửu

Kính mời quí anh , chị nghe bài hát mới có tên Hững Hờ . Nhạc được trích từ một nhạc phẩm không lời tên Indifference . Lờ...